- Hình thức tiếp sức có ý nghĩa quan trọng, bởi vì luyện tập cho VĐV di chuyển nhanh trong sự phối hợp sức nhanh phản ứng. Định hướng và một số tố chất quan trọng khác đảm bảo sự di chuyển kịp thời đến vị trí và đạt được hiệu qủa( đón đỡ bóng chính xác, chuẩn về kỹ thuật và đúng thời điểm).
-Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền. Sức nhanh là tố chất tổng hợp bao gồm: Sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động tác độc lập, tần số động tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đỡ bóng cần giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Sử dụng các bài tập đòi hỏi phải thực hiện bằng những tín hiệu. Điều đó liên quan đến sự thực hiện các động tác mô phỏng không có dụng cụ.
- Chọn các bài tập sao cho khi hoạt động thực hiện ở tốc độ tới hạn và gần tới hạn ( phụ thuộc vào đối tượng luyện tập). Các bài tập như: Chạy tốc độ ở các tư thế khác nhau. Thay đổi đột ngột hướng di chuyển kết hợp thực hiện động tác là rất cần thiết.
- Trong bóng chuyền tốc độ co cơ có ý nghĩa đặc biệt. Hiệu suất thực hiện các động tác kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ co cơ ( bật cao tại chỗ, di chuyển đón đỡ bóng nhanh, đúng thời điểm). Cần áp dụng tổ hợp các bài tập hướng tới sự phát triển sức mạnh của cơ và tốc độ căng cơ.
- Các bài tập với vật nặng, các bài tập phát triển tĩnh lực, động lực, các bài tập chuyên môn liên quan tới các động tác kỹ thuật chủ yếu. Bởi vì: Tốc độ (sức nhanh) là một tố chất có tính tổng hợp cho nên các bài tập tiếp sức có ý nghĩa lớn trong việc huấn luyện bóng chuyền.
c đầu nhằm mục đích ứng dụng một số bài tập nhằm góp phần nâng cao khả năng di chuyển trong luyện tập và thi đấu bóng chuyền Đề tài này giải quyết các nhiệm vụ : xây dựng các khái niệm đúng về kỹ thuật di chuyển các bài tập di chuyển phương pháp di chuyển trong thi đấu bóng chuyền. 3 . Giới hạn đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trong đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Chuyên Lào Cai - Phương pháp huấn luyện kỹ thuật di chuyển cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Lào Cai. 4 . Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu trên Tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau. 4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu khhoa học: Trong quá trình nghiên cứu Tôi đã đọc nghiên cứu , tham khảo tài liệu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp quan sát sư phạm: Tôi đã quan sát các buổi học, và luyện tập của các học sinh trong đội tuyển bóng chuyền. 4.3. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm: Chúng Tôi kết hợp phiếu hỏi với phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo bộ môn, đưa ra các câu hỏi với học sinh. 4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các bài tập ứng dụng. 5 . Thời gian địa điểm: 5.1 Thời gian: - Nghiên cứu từ tháng 10 năm 2012. 5.2 Địa điểm: - Trường THPT Chuyên Lào Cai. B. NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Trong tập luyện và thi đấu thể thao t thÕ chuÈn bÞ vµ di chuyÓn lµ nh÷ng biÖn ph¸p c¬ b¶n, lµ c¬ së tiÒn ®Ò ®Ó thùc hiÖn tèt c¸c kü thuËt ®éng t¸c trong tËp luyÖn vµ thi ®Êu bãng chuyÒn. Muèn thùc hiÖn ®îc c¸c kü thuËt ®éng t¸c ®¸nh bãng tríc hÕt ngêi tËp ph¶i thùc hiÖn nhiÒu t thÕ kh¸c nhau vµ biÕt di chuyÓn trªn s©n. - Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền là phương pháp di chuyển của đấu thủ từ vị trí này đến vị trí khác, là khâu trung gian nối liền giữa tư thế chuẩn bị và tư thế đánh bóng. Di chuyển trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền có các cách sau: + Đi. + Chạy. + Nhảy. + Lăn ngã. - Xu thế bóng chuyền hiện đại cho thấy: Khi vận động viên thực các kỹ thuật thi đấu trên sân, yêu cầu vận động viên phải di chuyển nhanh, linh hoạt, nhạy cảm, có sự phán đoán bóng tốt. Điều quan trọng hơn hết khi thực hiện hoàn thiện động tác thì VĐV phải nắm vững kỹ thuật, biết cảm giác dùng sức tốt, phán đoán chính xác đường bóng của đối phương di chuyển tới.Trong suốt thời gian trận đấu VĐV phải thực hiện động tác liên tục, lượng vận động rất lớn, nhịp độ trận đấu luôn tăng. Phán đoán bóng nhanh và một vài yếu tô khác như diện tích sân không rộng, tốc độ bóng đi quá nhanh. Các tình huống thi đấu thay đổi liên tục trên sân làm cho trận đấu thực sự gay cấn, quyết liệt tạo cho VĐV tập trung chú ý cao độ, hoạt động của thần kinh căng thẳng phải liên tục di chuyển. Từ những đặc điểm trên đòi hỏi VĐV bóng chuyền phải có sự chuẩn bị toàn diện về thể lực, hoàn thiện các kỹ thuật và biết cách di chuyển để thực hiện các kỹ thuật động tác tâm lý tổng hợp. Sự di chuyển nhanh từ các tư thế xuất phát khác nhau để thực hiện các kỹ thuật trong bóng chuyền. Quá trình quyết định nhiệm vụ kỹ- chiến thuật liên quan chặt chẽ tới tốc độ và hoạt động tư duy. Hoạt động và tư duy của vận động viên bao gồm: Phân tích và đánh giá tình huống. + Xác định tình huống trận đấu. + Dự định phương án giải quyết. + Tôi ưu hóa. + Thông qua sự chỉ đạo thần kinh để quyết định. + Kiểm tra thực hiện các hoạt động của đồng đội và thống nhât giải quyết liên quan đến các mặt khác nhau của hoạt động thi đấu. - Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện viên, giáo viên cần phải nắm được nguyên tắc hệ thống trong cơ sơ lựa chọn bài tập và mối liên hệ tương hỗ giữa chúng khi tiến hành soạn thảo và đề ra các bài tập với mục đích tạo ảnh hưởng đên sự phát triển các tố chất và khả năng cần thiết của bài tập. - Nguyên tắc hình thành kỹ xảo động tác, tính đặc thù của bóng chuyền và tính logic của chu kỳ hóa quá trình giảng dạy, huấn luyện là toàn bộ công việc đã được xây dựng theo một trình tự nhất định. Giáo dục những tố chất và năng lực chuyên môn (phương tiện chuẩn bị thể lực chuyên môn): - Theo phương pháp thực hiện các bài tập đó có thể chia làm hai dạng: + Bài tập không có dụng cụ. + Bài tập với dụng cụ ( bóng đặc, bóng nhồi, bóng đá, bóng rổ). - Hình thức tiếp sức có ý nghĩa quan trọng, bởi vì luyện tập cho VĐV di chuyển nhanh trong sự phối hợp sức nhanh phản ứng. Định hướng và một số tố chất quan trọng khác đảm bảo sự di chuyển kịp thời đến vị trí và đạt được hiệu qủa( đón đỡ bóng chính xác, chuẩn về kỹ thuật và đúng thời điểm). -Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền. Sức nhanh là tố chất tổng hợp bao gồm: Sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động tác độc lập, tần số động tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đỡ bóng cần giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau: - Sử dụng các bài tập đòi hỏi phải thực hiện bằng những tín hiệu. Điều đó liên quan đến sự thực hiện các động tác mô phỏng không có dụng cụ. - Chọn các bài tập sao cho khi hoạt động thực hiện ở tốc độ tới hạn và gần tới hạn ( phụ thuộc vào đối tượng luyện tập). Các bài tập như: Chạy tốc độ ở các tư thế khác nhau. Thay đổi đột ngột hướng di chuyển kết hợp thực hiện động tác là rất cần thiết. - Trong bóng chuyền tốc độ co cơ có ý nghĩa đặc biệt. Hiệu suất thực hiện các động tác kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ co cơ ( bật cao tại chỗ, di chuyển đón đỡ bóng nhanh, đúng thời điểm). Cần áp dụng tổ hợp các bài tập hướng tới sự phát triển sức mạnh của cơ và tốc độ căng cơ. - Các bài tập với vật nặng, các bài tập phát triển tĩnh lực, động lực, các bài tập chuyên môn liên quan tới các động tác kỹ thuật chủ yếu. Bởi vì: Tốc độ (sức nhanh) là một tố chất có tính tổng hợp cho nên các bài tập tiếp sức có ý nghĩa lớn trong việc huấn luyện bóng chuyền. - Các bài tập nhằm phát triển năng lực thể chất cho VĐV tập chuyền bóng có thể chia làm các nhóm sau: + Các bài tập phát triển tôc độ di chuyển. + Các bài tập phát triển tốc độ trả lời. - Phát triển thể lực toàn diện, đặc biệt là thể lực chuyên môn. Do vậy bài tập lựa chọn phải được hệ thống hóa nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực chuyên môn tối ưu cho học sinh. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH ĐỘI TUYỂN Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức va khả năng thực hiện kỹ thuật di chuyển trong bóng chuyền của học sinh THPT Chuyên Lào Cai Tôi đã tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo giảng dạy thể dục và các thầy cô khác bằng các phiếu hỏi. Số phiếu phát ra 20 , số phiếu thu về kết quả thu được thể hiện ở bảng 1: Bảng 1. STT Nguyên nhận Ý kiến đánh giá Đồng ý Tỷ lệ % 1 Thể lực chung yếu, phản xạ chậm. 16 80 2 Tư thế chuẩn bị không đúng. 18 90 3 Động tác di chuyến không đúng kĩ thuật 14 70 4 Khả năng phán đoán bóng đến chưa chính xác. 9 50 5 Yếu tố tâm lý không ổn định. Thói quen thi đấu không nghiêm túc 14 70 6 Cảm giác không gian kém, xác định điểm rơi của bóng yếu. 7 35 Qua kết quả trên ta thấy các mục 1,2,3,5. được đồng ý với tỷ lện cao. Thông qua các quá trình giảng dạy và quan sát sư phạm các học sinh trong đội tuyển bóng chuyên nam 2 lớp khối 11 và 12. Tôi đã thống kê được những nguyên nhân yếu kém khi di chuyển thi đấu trong bóng chuyền của học sinh. Bảng 2: STT Nguyên nhân Số lượng SV Số SV mắc phải Tỷ lệ % 1 Thể lực chung yếu, phản xạ chậm. 14 10 71% 2 Tư thế chuẩn bị không đúng 14 11 78% 3 Động tác di chuyến không đúng kĩ thuật 14 9 64% 4 Khả năng phán đoán bóng đến chưa chính xác. 14 7 50% 5 Yếu tố tâm lý không ổn định. Thói quen thi đấu không nghiêm túc. 14 10 71% 6 Cảm giác không gian kém, xác định điểm rơi của bóng yếu. 14 6 42% Qua kết quả bảng 2 cho thấy những mục 1,2,3,5, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các mục khác. Dựa vào kết quả của phỏng vấn cà quan sát sư phạm Tôi nhận thấy các mục 1,2,3,5 chiếm tỷ lện cao từ đó xác định được4 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật đệm bóng đó là. + Thể lực chung còn yếu, phản xạ phối hợp vận động chậm. + Chưa nắm vững kỹ thuật cơ sở. + Động tác di chuyển không đúng kĩ thuật + Yếu tố tâm lý không ổn định, thói quen thi đấu không nghiêm túc. Từ kết quả so sánh giữa 2 phương pháp trên chúng tôi thấy ở nội dung: 1, 3, 4, 5, đều chiếm tỷ lệ cao. Xuất phát từ cơ sở lý luận chuyên môn và nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi xác định được 4 nội dung cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu, hình thành kỹ thuật di chuyển của học sinh đội tuyển bóng chuyền nam các khối lớp 11 và 12 từ đó đưa ra các giải pháp để huấn luyện kỹ thuật đệm bóng cho đội tuyển bóng chuyền nam THPT Chuyên Lào Cai. CHƯƠNG III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT DI CHUYỂN CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI. 1. Cơ sở lý luận chung về phương pháp luyện tập kỹ thuật. Những kỹ thuật của môn bóng chuyền là một hoạt động có tính chu kỳ, luôn thay đổi theo tình huống. Những kỹ thuật cơ bản xem ra có vẻ đơn giản nhưng không thể thực hiện hoàn thiện ngay từ những lần tập đầu tiên mà phải có những phương pháp để truyền thu kỹ thuật. Trong giảng dạy bóng chuyền có nhiều phương pháp song cần chú ý 3 phương pháp lớn đó là: + Phương pháp truyền thụ kiến thức: - Trưyền thụ lý luận, kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật cơ bản, lý luận chiến thuật.. - Phương pháp giảng giải; - Phương pháp trực quan. - Phương pháp phân chia. - Phương pháp hoàn chỉnh. - Phương pháp đề phòng và sửa chữa sai lầm. + Phương pháp giáo dục. - Phương pháp động viên thuyết phục: thông qua ngôn ngữ, động viên biểu dương. - Phương pháp đánh giá: Sau các giờ lên lớp cần phải có đánh giá nhận xét, trong khi nhận xét cần chính xác và thể hiện thưởng phạt công minh. + Phương pháp tập luyện: - Phương pháp lặp lại: lặp đi lặp lại trong cùng một giáo án, một chuỗi giáo án, một giai đoạn , . Mục tiêu chính là hình thành động tác và hoàn thiện động tác ở mức kỹ năng kỹ xảo. - Phương pháp lặp lại biến đổi: quá trình hoạt động kỹ thuật thể thao đòi hỏi kích thích - nâng cao - thích nghi rồi lại kích thích – nâng cao – thích nghi, quá trình diễn ra liên tục. - Phương pháp tập luyện vòng tròn. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp thi đấu. Để huấn luyện tốt cần phải biết vận dụng khéo léo và hợp lý các các phương pháp với nhau để học sinh có thể nắm được và vận dụng được các kỹ thuật vào trong thi đấu để đạt kết quả thi đấu cao nhất. 2. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật di chuyển trong bóng chuyền cho học sinh trong đội tuyển. Dựa trên những cơ sở lý luận chung, chuyên môn va phương pháp giảng dạy bóng chuyền. Tôi lưa chọn các phương pháp để huấn luyện kỹ thuật di chuyển cho học sinh. Xậy dựng khái niệm về kỹ thuật di chuyển: Bằng phương pháp phân tích làm mẫu , kết hợp phân tích giảng giải để học sinh nắm được cách thức thực hiện ky thuật di chuyển. Chia nhỏ kỹ thuật động tác từ tư thế chuẩn bị - các bước di chuyển – di chuyển thực hiện kỹ thuật – di chuyển trong thi đấu. Đưa ra các bài tập bổ trợ kỹ thuật: Chạy bền. Thực hiện chạy rể quạt. chạy 9-3-6-3-9. Nhảy dây nhanh. Các bài tập kỹ thuật động tác: Đứng tại chỗ tập tư thế chuẩn bị. Từ tư thế chuẩn bị di chuyển thực hiện các kỹ thuật Thực hiện nhiều bước di chuyển. Tập chạy rồi dừng lại, chạy tiếp hoặc đổi hướng di động. Tại chỗ thực hiện bật nhảy. Tại chỗ thực hiện bước xoạc hoặc lăn ngã Di động xoạc lăn ngã Để xác định cơ sở thực tiễn và khách quan, khi đưa ra những bài tập Tôi phỏng vấn kết hợp trao đổi trực tiếp với các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền để lấy ý kiến đánh giá lựa chọn các bài tập để nâng cao hiệu quả kĩ thuật di chuyển cho đội tuyển. Số phiếu phát ra: 20 phiếu; thu vào: 20phiếu. Bảng 3: Kết quả phỏng vấn các bài tập. STT Số người được hỏi ( 20 người) Tên bài tập BT bổ trợ BT kỹ thuật 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 1 Số người đồng ý 15 19 16 20 17 19 15 15 8 19 2 Tỷ lệ % 75 95 80 100 85 95 75 75 40 95 Qua kết quả phỏng vấn trên tôi nhận thấy các bài tập được các nhà chuyên môn quan tâm sử dụng nhiều hơn ở các phần trong giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật di chuyển đó là: * Bài tập bổ trợ: - Chạy rẻ quạt (chiếm 95%). - Nhảy dây nhanh (chiếm 80 %). * Bài tập kỹ thuật động tác. - Tập tư thế chuẩn bi( 100%) - Thực hiện nhiều bước di động (95%) - Di động xoạc lăn ngã (95%) - Phối hợp di chuyển với việc thực hiện các kỹ thuật (75%) Như vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi nhận thấy cần lựa chọn những bài tập hợp lý được nhiều người quan tâm, sử dụng đã đưa vào qúa trình thực nghiệm cho học sinh đội tuyển nâng cao hiệu quả kĩ thuật di chuyển cho học sinh đôi tuyển bóng chuyền. 2.1 - Yêu cầu đối với bài tập bổ trợ kỹ thuật: - Bài tập 1: Chạy rẻ quạt. + Cách thực hiện: Chạy rẻ, quạt ở một bên sân, trên 2 vạch biên dọc, tính từ biên ngang đặt các quả bóng rổ, mỗi quả cách nhau 3m. Vị trí xuất phát ở điểm giữa của vạch biên ngang. Học sinh từ điểm xuất phát chạy tới chạm tay vào quả bóng gần nhất phía phải, sau đó chạy sang trái chạm tay vào bóng ở vị trí xuất phát, tiếp tục chạy sang trái chạm tay vào bóng gần nhất. Bài tập được tiếp tục thực hiện như vậy với những vị trí đặt bóng tiếp sau. Thực hiện theo trình tự từng người một. +Yêu cầu: người tập phải chạy tích cực với tốc độ cao. Bài tập 2: Nhảy dây nhanh: + Cách thực hiện: Chia đội tuyển thành các nhóm thực hiện nhảy dây tại chỗ yêu cầu tốc độ tăng dần và quy đinh định lượng( số lần và thời gian) +Yêu cầu: người tập phải chạy tích cực với tốc độ cao. 2.2 - Yêu cầu đối với bài tập kỹ thuật động tác: - Bài tập 1: các tư thế chuẩn bị + Cách thực hiện: Chia lớp ra thành hai hàng, thực hiện các tư thế chuẩn bị cao và tư thế chuẩn bị thấp. Tư thế đứng chuẩn bi thấp Hai chân đứng mở rộng hơn vai, hai gối khuỵu thấp, đùi và cẳng chân tạo góc nhỏ hơn 90o (tư thế ngồi xổm). Trọng lượng cơ thể dồn phần lớn lên chân sau (chân trụ), bụng hóp lại. Tư thế đứng chuẩn bị cao: Hai chân mở rộng bằng vai. Chân trước chân sau cách nhau khoảng nữa bước (chân nào trước là tuỳ thuộc vào vị trí đứng trên sân). Đùi và cẳng chân tạo thành góc khoảng 90o- 120o. +Yêu cầu: người tập phải đứng đúng tư thế tập trung quan sát bóng và sẵn sàng di chuyển hoặc thực hiện kỹ thuật. Bài tập 2: Thực hiện nhiều bước di động: + Cách thực hiện chia đội thành 4 nhóm đứng 2 bên sân. Thực hiện các bước di động dó là bước thường bước lướt, bước nhảy và bước chéo, bước xoạc. Bước thường quá trình thực hiện thân người gần giống như tư thế đánh bóng, mắt theo dõi bóng, tay co tự nhiên ở thắt lưng. Kết thúc giai đoạn di chuyển cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện. Bước lướt là phương pháp di chuyển một hay nhiều bước liền nhau. Di chuyển bằng bước lướt thì chân ở phía di chuyển về hướng cần thiết phải di động ra trước, chân kia bước tiếp theo, duy trì tư thế cơ bản. Có thể thực hiện nhiều bước liên tục chân nọ kế tiếp chân kia cho đến khi dừng lại trở về tư thế đánh bóng. Quá trình thực hiện động tác không thay đổi độ cao trọng tâm. Người ở tư thế tự nhiên, hai chân khuỵu, hai tay co tự nhiên, mắt theo dõi bóng, không căng cơ.Bước nhảy là phương pháp di chuyển có giai đoạn hai chân rời mặt đất, tuy là bước nhảy, nhưng trọng tâm cơ thể chỉ nâng lên ở mức độ cần thiết đủ để tạo cho bước nhảy được dài thêm. Khi thực hiện bước nhảy, chân bước trước co và nâng cao đùi, chân bước sau đạp đất bật nhanh, khớp gối đẩy cơ thể chuyển động theo hướng di chuyển hơi chếch lên cao. Lúc này chân bước trước duỗi vươn dài về hướng cần tới, hai chân rời mặt đất. Đánh bóng xong, chân sau co tự nhiên, chân trước chạm đất bằng mũi bàn chân, chân trước chạm đất chủ yếu bằng gót chân. Khi hai chân chạm đất cũng là lúc tư thế đánh bóng được thực hiện.Bước chéo là phương pháp di chuyển hai chân bước chéo nhau. Muốn di chuyển sang trái thì chân phải bước qua chân trái rồi chân trái bước tiếp, trọng tâm cơ thể chuyển nhanh sang chân vừa bước. Bước xoạc dài hơn bước thường. Khi thực hiện, chân trước bước theo hướng cần di chuyển, khi chân chạm đất thì khuỵu gối nhiều, chân còn lại duỗi tự nhiên hoặc hơi gập một chút ở khớp gối, người ở tư thế sẵn sàng đánh bóng. + Yêu cầu : Học sinh đội tuyển phải thực hiện thành thạo các bước di chuyển và phối hợp các bước di chuyển với việc thực hiện các kĩ thuật - Bài tập 3: Di động nhiều bước xoạc lăn ngã. + Cách thực hiện: Chia đội thành 2 nhóm 0 mỗi bên sân 1 nhóm phục vu tung bóng và 1 nhóm xếp hàng ở số 1,6,5 di chuyển các bước xoạc lăn ngã cứu bóng tung từ vị trí số 3. + Yêu cầu : Học sinh luyện tập nghiêm túc tập trung tránh chấn thương khi lăn ngã cứu bóng. - Bài tập 4: Phối hợp tư thế chuẩn bi di chuyển và thực hiện các kỹ thuật. + Cách thực hiện: Bài tập nay được sử dụng trong việc huấn luyện các kỹ thuật và phối hợp chiến thuật trong thi đấu. Học sinh quan sat bóng di chuyển và thực hiện các kỹ thuật đầu tiên là các kỹ thuật phòng thủ - tấn công- di chuyển chiến thuật. + Yêu cầu: Học sinh nắm vững các kỹ thuật di chuyển để phối hợp với việc thực hiện các kỹ thuật tấn công và phòng thủ để đạt hiệu quả thi đấu cao nhât. 2.3 Phương pháp tập luyện cho nhóm thực nghiệm: Trong quá trình giảng dạy vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ thực hiện 10 giáo án. Nội dung giảng dạy mang tính chất lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện bài tập. Những giáo án kỹ thuật lúc đầu chúng tôi phân tích từng yêu cầu yếu lĩnh kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật nguyên vẹn để áp dụng cho nhóm thực nghiệm. Đầu tiên chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ kỹ thuật sau phần khởi động chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di chuyển hợp lý của người học. Nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản về tư thế chuẩn bị các bước di động. Cảm giác đường bóng trong không gian. Đồng thời ổn định tính nhịp điệu động tác việc phối hợp các kĩ thuật với nhau. Chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ với sự lặp lại liên tục để sinh viên ổn định động tác những đường bóng cơ bản khi thực hiện. Đê tránh sự nhàm chán trong tập luyện, chúng tôi thay đổi bài tập bằng cách ứng dụng các bài tập kỹ thuật vào buổi học trong các bài tập mà chúng tôi đưa ra với sự thay đổi hợp lý trong từng giáo án nhằm tăng cường tính hưng phấn cho học sinh đội tuyển. Trong 10 giáo án mà chúng tôi áp dụng cho học sinh đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Chuyên Lào Cai. Các bài tập kỹ thuật thực hiện trong 10 giáo án để giúp học sinh đội tuyển hoàn thiện, thời gian còn lại chúng tôi cho áp dụng thi đấu để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tạo hưng phấn trong tiết tập luyện. Đồng thời tìm ra những kinh nghiệm xử lý tình huống trong đấu tâp. Khi lên lớp chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sửa đổi động tác sai cho sinh viên, đề ra yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong suốt quá trình ứng dụng bài tập cho nhóm thực nghiệm. Tiến trình giảng dạy cho nhóm thực nghiệm Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TT giáo án 1 2 3 4 5 5 7 8 9 10 Nội dung BT1 + + + + + Nội dung BT2 + + + Nội dung BT3 + + + + Nội dung BT4 + + + + + Nội dung BT5 + + + Nội dung BT6 + + + + + 2.4 Đánh giá bài tập cho nhóm thực nghiệm. - Để đánh giá một cách chính xác và khách quan cho kết quả kiểm tra cuối cùng. Chúng tôi kiểm tra giai đoạn đầu. Thông qua số liệu thu được xử lý, đánh giá trình độ khả năng của từng nhóm học sinh . Sau đó chia thành 2 nhóm với trình độ tương đương nhau. Nhóm A: là nhóm thực nghiệm gồm 10 Học sinh áp dụng bài tập được lựa chọn tiến hành lồng ghép giảng dạy. Nhóm B: là nhóm đối chiếu gồm 10 Học sinh học tập theo chương trình quy định thuần túy , chơi bóng tự do. + Hình thức kiểm tra: Để có hiệu quả trong các bài tập đã lựa chọn trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn 10 học sinh của đội tuyển bóng chuyền nam khối 10 và 10 Học sinh tập bóng tự do ở các lớp chia làm 2 nhóm có trình độ về chuyên môn tương đương nhau: Mỗi Học sinh thực hiện kỹ thuật động tác di chuyển bắt bóng phát số 6 vào ô số 3:10 quả.Tính số quả vào ô quy định mỗi quả được tính 1
Tài liệu đính kèm: