Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện cầu lông cho học sinh năng khiếu

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện cầu lông cho học sinh năng khiếu

- Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.v Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ.

 - Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 852Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp huấn luyện cầu lông cho học sinh năng khiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
I. Đặt vấn đề:...1
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm..1
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.1
3. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm3
4. Phương pháp nghiên cứu....3
5. Tổ chức nghiên cứu3
II. Giải quyết vấn đề...3
1. Huấn luyện kỹ thuật...4
a. Giai đoạn 1: Huấn luyện ban đầu...4
b. Giai đoạn 2: Huấn luyện đi sâu..4
c. Giai đoạn 3: Củng cố tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật.5
2. Huấn luyện chiến thuật..5
3. Huấn luyện thể lực.....................................5
a. Các bài tập phát triển sức mạnh.5
b. Các bài tập phát triển sức nhanh............................................................................7
c. Các bài tập phát triển sức bền................................................................................9
III. Kết luận..11
 PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CẦU LÔNG
 CHO HỌC SINH NĂNG KHIẾU
I. Đặt vấn đề:
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
 	- Trong xã hội hoá giáo dục hiện nay thì việc giáo dục thể chất cho học sinh luôn được sự quan tâm của các bộ, các ngành và toàn thể xã hội, từ đó đặt ra cho đội ngũ giáo viên dạy thể chất làm thế nào để thúc đẩy được sự phát triển thể lực cho học sinh. Ngày nay nhu cầu thi vào trường giáo dục thể chất của các em học sinh ngày càng nhiều, vì thế mỗi chúng ta cần phải nghiên cứu, áp dụng phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh, như vậy mới có hiệu quả cao.
	- Công tác giáo dục thể chất và rèn luyện sức khoẻ cho con người luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Mỗi dân tộc trong thời đại ngày nay. Một quốc gia giàu mạnh phải là một quốc gia có nền giáo dục thể chất phát triển. Vì vậy để thúc đẩy sự phát triển đó đòi hỏi phải có sự phát triển vững mạnh từ cấp cơ sở hay nói khác đi là ngay từ hồi phổ thông cần phải trang bị cho học sinh những phương pháp để thúc đẩy sự phát triển thể chất cho học sinh.
	- Trong những năm gần đây phong trào cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành Giáo dục và đào tạo đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buộc. Việc đưa môn Cầu lông vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục, mà còn giúp các em năng động, hoạt bát hơn trong quá trình học tập và rèn luyện. 
	Chính vì những lí do đó tôi mạnh dạn lựa chọn phương pháp huấn luyện Cầu lông cho học sinh làm đề tài nghiên cứu trong năm học.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
	- Nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, giúp các em nắm được các phương pháp tập luyện môn cầu lông và biết áp dụng vào thi đấu thực tế.
	- Qua phương pháp này giúp các em năng động, hoạt bát hơn trong quá trình học tập và rèn luyện.
3. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi cũng mạnh dạn đi vào giải quyết 3 nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ 1: Huấn luyện kỹ thuật.
+ Nhiệm vụ 2: Huấn luyện chiến thuật.
+ Nhiệm vụ 3: Huấn luyện thể lực.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Qua phuơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu ví dụ qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Ti vi, đài, sách báotừ đó tôi có kinh nghiệm để đúc kết các vấn đề có liên quan để xây dựng cho bài sáng kiến kinh nghiệm.
	- Phương pháp phỏng vấn: Sở dĩ tôi sử dụng phương pháp này là để học hỏi các cán bộ làm công tác thể thao có kinh nghiệm, từ đó tôi sẽ đúc rút được những bài học quý báu trong việc huấn luyện kỹ thuật Cầu lông cho học sinh.
	- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này nhằm tìm ra và áp dụng các bài tập phù hợp nhằm phát triển kĩ thuật Cầu lông cho học sinh 
5. Tổ chức nghiên cứu.
	 - Thời gian : Bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được tiến hành trong thời từ đầu tháng 09 năm 2013 đến cuối tháng 05 năm 2014.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THPT số 1 Văn Bàn.
- Đối tượng: Đó là các em học sinh năng khiếu của trường THPT số 1 Văn Bàn.
	- Trang thiết bị: Vợt cầu lông, quả cầu lông Hải Yến, cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Huấn luyện kỹ thuật.
	Quá trình huấn luyện được chia thành 3 giai đoạn tương ứng với quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo của vận động.
	- Giai đoạn 1: Huấn luyện kĩ thuật ban đầu tương ứng với việc hình thành các kỹ thuật ở mức độ thấp, thực hiện còn vụng về. 
	- Giai đoạn 2: Huấn luyện đi sâu, kĩ năng vận dụng được hoàn thiện được chính xác.
	- Giai đoạn 3: Giai đoạn củng cố, hoàn thiện kỹ thuật.
a. Giai đoạn 1: Huấn luyện ban đầu.
	- Ở giai đoạn này cần phải chia nhỏ kỹ thuật sau đó lắp ghép kỹ thuật, tiến tới phối hợp kỹ thuật.
	- Biện pháp chính trong giai đoạn này là: Tập luyện, phân chia rồi kết hợp lại.
	- Việc lắp ghép các khâu kỹ thuật là việc rất khó, yêu cầu cần phải cân nhắc thận trọng và chính xác phù hợp với từng học sinh nếu không sẽ dẫn tới sự sai lệch về nhịp điệu động tác.
	- Kết thúc giai đoạn có chương trình kiểm tra, giai đoạn này thời gian kéo dài 4 tuần.
b. Giai đoạn 2: Huấn luyện đi sâu.
	- Mục đích: Nâng cao trình độ tiếp thu động tác kỹ thuật lên một mức tương đối hoàn thiện đến từng chi tiết.
	- Nhiệm vụ: Học sinh phải hiểu được quy luật vận động của động tác, chính xác hóa các kỹ thuật của động tác, hoàn thiện nhịp điệu động tác tạo tiền đề thực hiện các động tác biến dạng khác nhau.
	- Trong giai đoạn này phương pháp tập luyện phối hợp các kỹ thuật là đặc điểm duy nhất của quá trình huấn luyện. 
	- Trong quá trình huấn luyện cần chú ý tới sở trường riêng của học sinh để xây dựng cho học sinh những động tác có nét riêng biệt có hiệu quả trong thi đấu.
c. Giai đoạn 3: Củng cố tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật ( giai đoạn thi đấu).
	- Mục đích: Nhằm đảm bảo tiếp thu và vận dụng các động tác đã hoàn thiện vào thực tiễn thi đấu có hiệu quả.
	- Nhiệm vụ: Củng cố kỹ xảo, sự biến dạng kỹ thuật áp dụng vào thi đấu. Hoàn thiện kỹ thuật sở trường xây dựng cho từng ca nhân lối đánh khác nhau.
2. Huấn luyện chiến thuật.
	- Giáo viên huấn luyện chiến thuật cho học sinh để học sinh biết nhìn nhận đánh giá, phân tích từng trận đấu để từ đó đưa ra biện pháp hợp lý cho từng trận đấu. Từ đó có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý và sẵn sàng bước vào trận đấu một cách tự tin.
	- Khả năng tư duy nhanh để đáp ứng kịp thời các tình huống trong thi đấu tạo ra thế chủ động cho bản thân.
	- Trong quá trình tập luyện, thi đấu Giáo viên phải phân tích, đánh giá khả năng của học sinh để từ đó rút ra kết luận cho từng học sinh trong quá trình tập luyện.
3. Huấn luyện thể lực.
a. Các bài tập phát triển sức mạnh.
	- Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.vVì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.vTừ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ. 
	- Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.
	- Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
	Bài tập 1: Ném cầu xa.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
	- Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông Hải Yến đứng đối diện nhau cách nhau 5 m.
	- Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang + 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 5m, giãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện.
	- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự.
	Đội hình tập luyện:
 € € € € € € € €
	 5m 
 € € € € € € € €
 €
 € € € € € € € €
	 5m 
 € € € € € € € €
Bài tập 2 : Lắc cổ tay.
	- Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỷ thuật đánh cầu .
	- Chuẩn bị : Vợt cầu lông mỗi học sinh một chiếc .
	- Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m 
	 Động tác 1: Đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1phút .
	Động tác 2 : Đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s
	Đội hình tập luyện .
€€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€
€
Bài tập 3: Bật cóc 4 bước.
	- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.
	- Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên gót chân, kiểng gót khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa. Nam tập 5 tổ; nữ tập 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.
	- Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật 4 bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại.
	Đội hình.
	€ € € € € € € € € €
	€ € € € € € € € € €
	€ € € € € € € € € €
	€ € € € € € € € € €
 €
b. Các bài tập phát triển sức nhanh.
	Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỷ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:
Bài tập 1: Nhảy dây.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỷ thuật đánh cầu.
	- Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn.
	- Cách tập: 
	+ Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “ chấn thuỷ” ( giữa xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân.
	+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không có bước đệm.
	- Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 3 tổ, nữ thực hiện 2 tổ. Từng hàng ngang luân phiên nhau để tập luyện.
	Đội hình tập luyện:
 € € € € € € € € € €
	€ € € € € € € € € €
	€ € € € € € € € € €
Hàng tập luyện à	€ € € € € € € € € €
 €
Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m.
	- Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.
	- Chuẩn bị: 
	+ Quả cầu lông: 10 đến 15 quả/ em ( có thể dùng cả quả cầu hỏng).
	+ Sân cầu lông đơn.
	- Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân cầu lông đơn. Có hiệu lệnh còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái.
	- Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ. Mỗi tổ 1 phút, nghỉ giữa các tổ là 1 phút.
	- Đội hình tập luyện:
 €€€€€€€€€€€€
 €€€€€€€€€€€€
 · · · · · · · · · · · · · · · Giỏ đựng cầu 
 Đừơng di chuyển 
	 €GV €€€€€€ €€€€€€ Người tập
 * * * * * * * * * * * * * * * Quả cầu 
Bài tập 3: Di chuyển lên xuống 5,6 m.
	- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.
	- Chuẩn bị: Sân cầu lông, lưới cầu lông.
	- Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải.
	 	 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái.
	Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân.
	Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập.
	Đội hình tập luyện:
	 €€€€€€€€€€€€
 €€€€€€€€€€€€
 € €
 € €
 Người tập € €
 € €	 € €
 Lưới	 
 €
	c. Các bài tập phát triển sức bền.
	Trong môn cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu cầu lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong cầu lông được thể hiện ở sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
	- Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền bật nhảy đập cầu.
	- Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hinh 4 hàng ngang giãn cách 1 sải tay
	Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40cm) trong thời gian 1 phút/ 1 tổ. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút. Đội hình:
€ € € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € € €
€ € € € € € € € € € €
€
Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân
	- Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.
	- Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 học sinh, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân.
 €€€€€€€€€€€€
 €€€€€€€€€€€€
 Người tập xuất phát 
€
	* Trước khi đưa các bài tập này vào huấn luyện, tôi đã khảo sát chất lượng ban đầu với 10 học sinh thì hiệu quả đạt được chỉ là 30%. Ví dụ: Cho 10 học sinh tập các bài tập như trên kết quả chỉ có 3/10 học sinh thực hiện được đúng kĩ thuật động tác. Nhưng sau khi áp dụng đưa các bài tập này vào huấn luyện thì hiệu quả đạt được là 80%. Cũng với bài tập như trên thì có 8/10 học sinh hiện được đúng kĩ thuật động tác.
Ngày soạn : Ngày.........tháng........năm.......
Ngày lên lớp: Ngày.........tháng........năm.......
GIÁO ÁN 
GIẢNG DẠY CẦU LÔNG
Áp dụng Tiết: Tiết 12-13-14-15- 16-17-18-19 Khối 10
 Tiết 14-15-17-18-19-20-21 Khối 12
I. Mục Tiêu.
 1. Kiến thức: Học cách thực hiện các bài tập thể lực chuyên môn. Các kĩ thuật cơ bản của môn cầu lông.
 2. Kĩ năng: Bước đầu nắm và thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác. Duy trì và nâng dần kĩ thuật.
 3. Thái độ: Học sinh tự giác, tích cực học tập.
II. Địa Điểm - Phương Tiện.
 - Trên sân trường THPT số 1 Văn Bàn.
 - Học sinh vệ sinh sân tập.
 - Giáo viên chuẩn bị còi, vợt cầu lông, quả cầu lông Hải Yến, cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy.
III. Tiến Trình Lên Lớp.
NỘI DUNG
Đ.LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP – TỔ CHỨC
I. Phần mở đầu.
1. Nhận lớp:
- Học sinh: Cán sự tập hợp và báo cáo sĩ số. 
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học, hỏi thăm sức khoẻ học sinh.
2. Khởi động:
- Khởi động chung: Bài tập phát triển chung 5 động tác. ( tay, chân, lườn, bụng, toàn thân).
- Khởi động chuyên môn: Xoay các khớp, ép dẻo, ép dây chằng dọc, dây chằng ngang, bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau.
II. Phần Cơ bản.
1. Hoạt đông 1: Học các bài tập thể lực chuyên môn.
- Chạy biến tốc, chạy đổi hướng từ 10-20m.
- Chạy tăng tốc 10-20m. 
- Chạy lặp lại 10-20m 
- Nằm sấp chống đẩy với cường độ nhanh.
- Bật cóc tiến, bật cóc lùi.
- Di chuyển 4 góc sân.
- Bật nhảy 2 chân tại chỗ trong 20s.
- Thực hiện bật nhảy đổi chân trước sau.
2. Hoạt đông 2: Học các kĩ thuật cơ bản của môn cầu lông.
- Cách cầm vợt.
- Cách giao cầu.
- Di chuyển đơn, đa bước.
- Đánh cầu thấp, cao thuận tay.
- Đánh cầu thấp, cao trái tay.
- Đánh cầu bỏ nhỏ.
- Đập cầu chính diện và chéo.
- Đẩy cầu bên thuận tay và trái tay.
- Đánh bạt cầu lao ngang.
* Củng cố: - Bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
- Kĩ thuật cơ bản của môn cầu lông.
III.Phần kết thúc.
- Thả lỏng, hồi tĩnh: Các cơ, khớp: Tay, chân, toàn thân.
- GV nhận xét giờ học : 
+ Ý thức học tập.
+Thực hiện kỹ thuật động tác cơ bản của môn cầu lông.
- Ra bài tập về nhà. 
+ Ôn luyện các bài tập đã học.
+ Luyện tập kĩ thuật cầu lông.
7 phút
1 lần
2x8N
2 lần
35phút
 10 phút
2 lần
2 lần
23 phút
2 phút
3 phút
 - GV và HS làm thủ tục nhận lớp. 
 €€€€€€€€
 ƒƒƒƒƒƒƒƒ
 €€€€€€€€
 € ƒƒƒƒƒƒƒƒ 
€ 
- GV cho học sinh khởi động.
€ € € € € € €
 ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ
€ € € € € € €
ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ ƒ 
€ 
- GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác 1 - 3 lần, sau đó, phổ biến kế hoạch tập luyện cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh tập luyện, dưới sự điều khiển của cán sự bộ môn.
- Đội hình tập luyện.
€€€4 €.........................................4 4 € 
€€€4 €.........................................4 4 € 
€€€4 €.........................................4 4 € 
€ 
- Giáo viên chú ý sửa sai cho Học sinh và phân đối tượng để giảng dạy sửa sai.
- Giáo viên cho học sinh thi đua giữa các nhóm tổ.
- GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác 1 - 3 lần, sau đó, phổ biến kế hoạch tập luyện cho học sinh.
- Đội hình tập luyện.
 €€€€€€€€
 ƒƒƒƒƒƒƒƒ
 €€€€€€€€
 € ƒƒƒƒƒƒƒƒ 
- Tập luyện 2 em một nhóm tập các kĩ thuật cơ bản của môn cầu lông.
 €
 €
 €
 €
€ 
- Giáo viên chú ý sửa sai cho Học sinh và phân đối tượng để giảng dạy sửa sai.
- GV gọi 1 - 2 HS lên thực hiện giáo viên chốt lại kỹ thuật đúng.
- HS tập trung 4 hàng ngang thả lỏng.
 €€€€€€€€
 ƒƒƒƒƒƒƒƒ
 €€€€€€€€
 € ƒƒƒƒƒƒƒƒ 
€ 
III. Kết luận.
1. Kết luận
	- Phương pháp huấn luyện môn thể thao này có tính khả thi cao đối với từng học sinh và giúp các em năng động, hoạt bát hơn trong học tập và rèn luyện đồng thời đây cũng là một đề tài có thể áp dụng đối với nhiều đối tượng học sinh khác nhau.
	- Đề tài của tôi còn nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, để tôi rút kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu lần sau được thành công hơn.
2. Đề xuất, kiến nghị
- Nội dung dạy cầu lông cần được quan tâm nhiều hơn trong các dịp bồi dưỡng hè. Cần có những giờ giảng mẫu của các giáo viên cốt cán, mà qua đó các giáo viên dự có thể đúc rút ưu, nhược điểm để hoàn thiện mình.
- Đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các hoạt động hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao hơn chất lượng giờ dạy, đồng thời rèn luyện thể lực cho học sinh được tốt hơn.
PhÇn phô lôc
1. Tài liệu tập huấn môn Cầu lông cho giáo viên thể dục thể thao.
2. Luật thi đấu Cầu lông của ủy ban TDTT 
3. Giáo trình huấn luyện cầu lông.
4. Sách hướng dẫn chương trình giảng dạy Cầu lông của ủy ban TDTT .

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_huan_luyen_cau_long_cho_ho.doc
  • docĐơn đề nghị.doc
  • docTóm tắt SKKN.doc