Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS

I. Cơ sở lý luận

1. Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là gì?

Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là dạy học theo hướng phát huy

tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, không phải là tập trung vào việc

phát huy tính tích cực của người dạy. Nói cách khác là chuyển cách dạy thụ

động, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm, học

sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo

nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học.

PPDH tích cực phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi

dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn;

tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

2. Tích cực học tập là gì?

Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng

cao về nhiều mặt trong học tập (L.V. Rebrova, 1975). Học tập là một trường hợp

riêng của nhận thức: “Một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được

thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N. Erdonive, 1974). Vì vậy, nói tới

tích cực học tập thực chất là nói tới tích cực nhận thức, mà tính tích cực nhận

thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học

tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Khác

với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức học tập

không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết về bản chất, quy luật của

các hiện tượng khách quan mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích

lũy được. Tuy nhiên, trong học tập, học sinh cũng phải “khám phá” ra những

điều mới đối với bản thân mình, dù đó chỉ là những khám phá lại những điều

loài người đã biết.

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1932Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tập cho học sinh. 
2. Tích cực học tập là gì? 
Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng 
cao về nhiều mặt trong học tập (L.V. Rebrova, 1975). Học tập là một trường hợp 
riêng của nhận thức: “Một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được 
thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.N. Erdonive, 1974). Vì vậy, nói tới 
tích cực học tập thực chất là nói tới tích cực nhận thức, mà tính tích cực nhận 
thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học 
tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Khác 
với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức học tập 
không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết về bản chất, quy luật của 
các hiện tượng khách quan mà nhằm lĩnh hội những tri thức loài người đã tích 
lũy được. Tuy nhiên, trong học tập, học sinh cũng phải “khám phá” ra những 
điều mới đối với bản thân mình, dù đó chỉ là những khám phá lại những điều 
loài người đã biết. 
Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được bằng 
hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua 
hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố 
gắng trí tuệ, đó là chưa nói đến tới một trình độ nhất định, thì sự học tập sẽ 
mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng có thể tìm ra kiến thức mới 
cho nhân loại. 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 3/12 
3. Các biểu hiện của tính tích cực học tập: 
Có nhiều trường hợp tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt động cơ 
bắp nhưng quan trọng là sự biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ, hai hình thức 
biểu hiện này thường đi liền với nhau. Theo G.I. Sukina có thể nêu những dấu 
hiệu của tính tích cực hoạt động trí tuệ như sau: 
- Học sinh khát khao tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, 
bổ sung câu trả lời cho bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu 
ra. 
- Học sinh nêu thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo 
viên trình bày chưa đủ rõ. 
- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học 
để nhận ra vấn đề mới và vận dụng vào thực tiễn. 
- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin 
mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn 
học. 
Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có những 
biểu hiện về mặt cảm xúc, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ 
hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học 
hoặc khi tìm ra lời giải cho một bài tập. Những dấu hiệu này biểu hiện khác 
nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở các lớp học sinh bé, kín đáo ở học sinh 
lớp trên. G.I. Sukina còn phân biệt những biểu hiện của tính tích cực học tập về 
mặt ý chí: 
- Tập trung chú ý vào vấn đề đang học 
- Kiên trì làm xong bài tập 
- Không nản trước những tình huống khó khăn 
- Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ cố làm cho xong 
hoặc vội vã gấp vở chờ lệnh ra chơi. 
4. Các cấp độ của tính tích cực học tập: 
Có thể phân biệt tính tích cực ở ba cấp độ khác nhau, từ thấp lên cao: 
- Bắt chước: Học sinh tích cực bắt chước hoạt động của giáo viên, của bạn 
bè. Trong hoạt động bắt chước cũng phải có sự gắng sức của thần kinh và cơ bắp 
- Tìm tòi: Học sinh tìm cách độc lập giải quyết nhiệm vụ hay bài tập nêu 
ra, mò mẫm những cách giải khác nhau để tìm ra lời giải hợp lí nhất 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 4/12 
- Sáng tạo: Học sinh nghĩ ra cách giải mới độc đáo hoặc xây dựng những 
bài tập mới, hoặc cố gắng lắp đặt những thí nghiệm mới để chứng minh bài học. 
Tất nhiên mức độ sáng tạo của học sinh là có hạn nhưng đó chính là mầm 
mống để phát triển trí sáng tạo về sau. 
 II. Cơ sở thực tiễn 
 Từ nhiều năm nay, việc học ngoại ngữ, nhất là đối với môn Tiếng Anh 
ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt 
buộc trong các trường học. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt 
chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải luôn hoàn 
thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn, mà cả về phương pháp dạy học 
và thủ thuật dạy học. 
Trong qúa trình dạy học, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, 
lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo 
của thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ 
năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được. Vì vậy, 
nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp 
học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế, và khi đã coi trọng vị trí hoạt 
động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực chủ 
động của người học. 
Là một giáo viên Tiếng Anh ở trường THCS, tôi luôn trăn trở là dạy làm 
sao cho trò hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì vậy, 
tôi thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề 
chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề, song người thầy phải làm thế nào để 
nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và 
khắc sâu được vấn đề. Nhất là làm sao để thu hút các em vào hoạt động học tập, 
từ đó tạo ra ấn tượng tốt đối với các em để các em đi đến với bộ môn một cách 
tự nguyện, hứng thú chứ không là một sự áp đặt, ép buộc học sinh. 
 Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số “Phương 
pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS”. 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 5/12 
B. BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 
Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của hoạt động 
học, được cuốn hút vào các hoạt động học do giáo viên tổ chức, hướng dẫn qua 
đó học sinh tự lực khám phá những điều chưa biết. Từ đó học sinh nắm được 
kiến thức kỹ năng mới, nắm được phương pháp tìm ra kiến thức kỹ năng đó, bộc 
lộ phát huy tiềm năng sáng tạo. Theo phương pháp này, giáo viên cần thực hiện 
một số việc sau: 
Biện pháp 1: - Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết 
học tiếng Anh, lợi ích của việc học Tiếng Anh để tạo động cơ học tập. Ví dụ, khi 
giỏi tiếng Anh học sinh có thể xem phim, nghe nhạc, đọc báo bằng tiếng Anh, 
có thể tra cứu các tài liệu quốc tế. Trước mắt môn Tiếng Anh là một trong 
những môn học bắt buộc thi tuyển sinh vào lớp 10 đối với các em và trong 
tương lai nếu có vốn tiếng anh tốt các em sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm với 
mức lương cao. 
Biện pháp 2: Truyền đạt và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, 
và cách truyền đạt của giáo viên. Giáo viên không chỉ truyền đạt tri thức còn 
phải hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh, và cách truyền đạt của giáo viên 
sẽ quyết định việc học sinh có thích học môn này hay không. Khi đã tạo cho học 
sinh cảm giác thích thú, việc học trở nên rất dễ dàng. Hứng thú học tập là yếu tố 
hàng đầu quyết định đến chất lượng và kết quả học tập của học sinh. Có 
hứng thú học tập mới khiến học sinh yêu thích môn học, nhiệt tình tham gia 
giờ học và không ngại khó tìm tòi và nâng cao hiệu quả học tập. Ngược lại, khi 
không không có động cơ học tập rõ ràng và hứng thú học tập kém, học sinh sẽ 
thiếu tự tin, ngại khó và có nhìn nhận không đúng hướng về môn học. Do vậy, 
vai trò của giáo viên là ngoài truyền đạt kiến thức, cần tích cực tìm tòi đổi mới 
các biện pháp nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, thu hút các em chủ 
động đến lớp, chủ động nghe giảng, tích cực tham gia các hoạt động trên lớp và 
tự học nhiều hơn, thường xuyên nâng cao nhận thức về sự cần thiết học tập tiếng 
Anh và bồi dưỡng phương pháp học tập tiếng Anh. 
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò. Bên cạnh 
việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, việc 
thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa người dạy và người học, 
giữa học sinh với học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu 
không khí thân thiện dễ chịu trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả người 
dạy và người học. Đây là điều quan trọng làm cho học sinh cảm thấy yêu thích 
môn học và tiết học. Các biện pháp cụ thể như nhớ tên, nhớ mặt học sinh ngay 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 6/12 
những tiết học đầu tiên, hiểu mức độ tiếp thu của học sinh, phân loại đối tượng 
học sinh để có sự bố trí phù hợp Ngoài ra, còn cần có khả năng biết tự kiềm 
chế, khả năng đồng cảm với học sinh, khả năng làm việc kiên trì, tỉ mỉ, khả năng 
biết tổ chức quá trình dạy học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gây căng 
thẳng cho học sinh. 
Biện pháp 4: Khuyến khích học tập theo nhóm và tăng cường thảo luận. 
Trong khi học tập nếu có tính tương hỗ lẫn nhau sẽ tốt hơn là biệt lập. Làm việc 
cùng với những người khác sẽ hứng thú hơn và tăng thêm cơ hội học tập lẫn 
nhau. Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên 
trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập trung. Được tổ chức một 
cách khoa học, học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở 
trường, tinh thần và kỹ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm. Trong giờ 
học Tiếng Anh, biện pháp này đã tạo nên một môi trường giao tiếp tự nhiên, 
thuận lợi, đó là hoạt động giao tiếp nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh 
nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đưa ra 
nhiều tình huống ngôn ngữ hoặc câu hỏi thảo luận, yêu cầu người học làm việc 
theo nhóm để giải quyết các tình huống hoặc trả lời các câu hỏi được đưa ra. 
Đây là hoạt động rất hữu ích, bởi học sinh vừa có thể giúp đỡ nhau trong vấn đề 
sử dụng ngôn ngữ, vừa có thể học hỏi kiến thức lẫn nhau thông qua việc trao 
đổi, thảo luận. 
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích 
cực, năng động, sáng tạo của người học. Đối với người dạy, phương pháp 
giảng dạy có thể được coi là phần quan trọng nhất để tạo nên hứng thú cũng như 
hiệu quả học tập cho người học. Phương pháp giảng dạy dễ hiểu, lôi cuốn, sáng 
tạo sẽ luôn là những yếu tố tích cực tác động đến thái độ học tập của người học. 
Giáo viên cần có thái độ cởi mở, thân thiện với người học để khoảng cách giữa 
người dạy và người học được rút ngắn lại góp phần làm tăng hứng thú học tập 
cho người học. Trong quá trình giảng bài, người dạy cần tăng cường đặt câu hỏi 
và khuyến khích học sinh đặt câu hỏi để tạo sự tập trung, chú ý và khơi gợi hứng 
thú muốn tìm hiểu, muốn làm rõ nội dung kiến thức. Ngoài ra, giáo viên cần tập 
trung vào các kỹ năng giao tiếp tổng hợp, đa dạng, tạo cho học sinh cảm nhận về 
một phương pháp học tập tiếng Anh mới, năng động hơn, sáng tạo hơn. Tổ chức 
cho học sinh tham gia các hoạt động giao tiếp thường xuyên bằng tiếng Anh, 
làm việc theo theo nhóm, theo từng cặp đôi,Tập trung vào các chủ đề hoặc các 
vấn đề quen thuộc, dễ hiểu đối với học sinh, có thể điều chỉnh vấn đề trong sách 
giáo khoa cho phù hợp với học sinh, hoặc bổ sung kiến thức xã hội cần thiết. 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 7/12 
Biện pháp 6: Sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hiện đại phục vụ hoạt 
động dạy học đặc biệt là thời gian này phòng chống dịch Covid-19. Thiết bị bao 
gồm các phương tiện dạy học, hệ thống loa đài, máy tính, màn chiếu, Internet, 
kết hợp sử dụng một số phần mềm học tập và giảng dạy trực tuyến như zoom, 
google meet, microsoft office 365, google form, quizizz, jumper story..... Cơ sở 
vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại là một trong những nhân tố quan trọng 
góp phần làm tăng sự hứng thú học của cho học sinh. Trong thời đại 4.0 việc sử 
dụng CNTT, thiết bị hiện đại trong giảng dạy môn Tiếng Anh là một trong 
những thứ không thể thiếu để giáo viên áp dụng phương pháp dạy học nhằm 
phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
Biện pháp 7: Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh như sử 
dụng trò chơi trong dạy và học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. 
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi 
trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật 
chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có 
sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi trong học tập để hình thành kiến 
thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. 
Trong các phương pháp trên, dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp 
gây nhiều hứng thú cho người học nhất nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của 
người dạy. Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức 
độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực 
hiện phương pháp. 
Sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học được áp dụng theo các mức độ 
sau: 
 Mức độ 1 - Sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho người 
học chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh trước 
khi học tập. 
 Mức độ 2 - Sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ 
chức trò chơi để học sinh tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng. Ví 
dụ: Giáo viên dạy ngoại ngữ chia lớp thành 2 dãy tham gia trò chơi “đố vui để 
học” bằng cách yêu cầu học sinh một dãy lần lượt nêu danh từ số ít để học sinh 
dãy còn lại biến đổi sang danh từ số nhiều. Hay giáo viên chia lớp thành 3 dãy: 
Dãy 1 đọc động từ bất quy tắc dạng nguyên thể, dãy 2 đọc dạng quá khứ, dãy 3 
đọc quá khứ phân từ. Cả 3 dãy lần lượt đọc sẽ tạo thành một bản nhạc đơn giản 
nhẹ nhàng nhưng dễ nhớ. 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 8/12 
 Mức độ 3 – Sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ chức 
chơi để học sinh trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó người học tự khám 
phá nội dung học tập. 
 Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên ba loại trò chơi là trò chơi 
khởi động, trò chơi kích thích học tập và trò chơi khám phá tri thức với những 
đặc điểm được phân biệt trong bảng dưới đây. 
 Phân biệt ba loại trò chơi trong dạy học: 
Loại Khởi động Kích thích học tập Khám phá tri thức 
Mục 
tiêu 
Tạo hưng phấn 
trước khi học 
Kích thích tính tích 
cực học tập 
Khám phá tri thức 
Tác 
dụng 
Thư giãn, kích 
hoạt tâm thế học tập 
Học hào hứng, 
sôi động 
Trải nghiệm, tạo tình 
huống có vấn đề 
Đặc 
điểm 
Chơi ra chơi, học ra 
Thao tác chơi là hình 
thức học tập 
Thao tác chơi là nội 
dung học tập 
Yêu 
cầu 
Trò chơi đa dạng 
Sử dụng kĩ thuật, 
công nghệ 
Sáng tạo 
Trong 3 loại trò chơi nêu trên, trò chơi khám phá tri thức có tác dụng cao 
trong việc kích thích tính tích cực của người học trong việc khám phá tri thức. 
Việc tổ chức trò chơi khám phá tri thức về thực chất là thực hiện phương pháp 
dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động 
nhận thức học tập của học sinh. 
Giáo viên cần xây dựng và sử dụng trò chơi một cách độc đáo để lôi cuốn 
học sinh suy nghĩ, tìm tòi tri thức, không để xảy ra sự trùng lặp gây nhàm chán 
(do giáo viên khác đã sử dụng, hoặc tiết học trước đó đã thực hiện trò chơi này), 
học sinh sẽ không tích cực tư duy trong quá trình thực hiện trò chơi. 
Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu nhược điểm, không có tính vạn 
năng. Việc sử dụng phương phải phù hợp với nội dung học tập, đặc điểm đối 
tượng, mục đích dạy học Sự lạm dụng phương pháp tổ chức trò chơi sẽ gây 
nhàm chán, thậm chí phản tác dụng. 
 “Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong 
hoạt động dạy học do có tác dụng khơi dậy nhiều hứng thú cho người dạy lẫn 
người học đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học nhẹ nhàng 
mà hiệu quả. Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước 
khi học, đến việc học dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập 
từ trò chơi. Sử dụng trò chơi khám phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kỹ năng sư 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 9/12 
phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy từ khâu xây dựng, lựa 
chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học tư duy, phát hiện 
tri thức từ trò chơi. Những nỗ lực sử dụng trò chơi trong dạy học bậc THCS 
không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà 
còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó làm tăng hứng 
thú, động cơ học tập của học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của 
nhà trường. 
C. KẾT LUẬN 
Qua quá trình giảng dạy Tiếng Anh THCS cùng với sự trải nghiệm, bản 
thân tôi đã vận dụng một số phương pháp nhằm tạo cho các em hứng thú và tự 
tin trong học tập. Tôi thấy kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, lớp học 
sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Giờ nào, tiết nào tôi cũng động 
viên được hầu hết các học sinh trong lớp tham gia hoạt động. Những lớp tôi dạy 
theo phương pháp này đều có kết quả tốt. Bản thân tôi cũng nắm chắc được 
điểm mạnh, yếu của từng học sinh, rút ra và cần bổ sung cho các bài học trong 
giáo án của mình một số vấn đề sau: 
- Quan tâm nhiều hơn nữa đến động cơ, thái độ học tập của học sinh, giúp 
học sinh đánh giá đúng đắn sự cần thiết của Tiếng Anh cho tương lai của các em 
để từ đó học sinh có thể xác định được động cơ, thái độ học tập tích cực. 
 - Không gây áp lực đối với học sinh yếu, học sinh lười học, thay vào đó 
động viên, khuyến khích để học sinh tự giác học. 
 - Thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác nhau theo mức độ khó tăng dần 
và phù hợp với từng nhóm học sinh. 
 - Đánh giá đúng thực lực của học sinh để từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp. 
 - Tạo thói quen tư duy bằng Tiếng Anh, hạn chế việc chuyển đổi ý tưởng từ 
tiếng Việt sang Tiếng Anh. 
 - Động viên khuyến khích học sinh kịp thời với những tiến bộ của học sinh 
trong học tập. 
 - Trang bị thêm một số đồ dùng tự làm để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu 
kiến thức mới. 
 - Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tư rèn, liên hệ trao đổi với đồng 
nghiệp trong giảng dạy. 
 - Không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và có 
phương pháp sư phạm tốt, chủ động sáng tạo, luôn cải tiến phương pháp luyện 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 10/12 
tập bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp cho từng nội dung bài học để gây 
hứng thú và động viên tất cả học sinh nhiệt tình luyện tập. 
Khi dạy học môn học này ở cấp THCS, giáo viên biết lựa chọn phương 
pháp phù hợp sẽ giúp cho học sinh tiếp cận và bước đầu sử dụng ngôn ngữ thứ 
hai thật chuẩn và chính xác, tạo tiền đề cho những lớp học, cấp học sau này 
được tốt hơn. 
D. BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHỨNG 
Bảng 1: Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học Lớp 
Sỹ số 
HS 
Tính tích 
cực, chủ 
động của 
HS 
Hăng hái 
phát biểu 
 ý kiến, 
sáng tạo 
Tính tự 
giác, thái 
độ học 
tập tốt 
Sự hiểu 
và vận 
dụng bài 
học 
SL % SL % SL % SL % 
2019 – 2020 
7A 42 12 29 15 37 13 31 20 48 
7C 36 5 14 8 22 7 19 10 28 
7D 38 8 21 12 32 10 26 13 34 
Bảng 2: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Năm học Lớp 
Sỹ số 
HS 
Tính tích 
cực, chủ 
động của 
HS 
Hăng hái 
phát biểu 
 ý kiến, 
sáng tạo 
Tính tự 
giác, thái 
độ học 
tập tốt 
Sự hiểu 
và vận 
dụng bài 
học 
SL % SL % SL % SL % 
2019 – 2020 
7A 42 30 71 35 83 40 95 38 90 
7C 36 15 42 17 47 20 56 22 61 
7D 38 25 66 28 74 30 79 31 82 
“Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Tiếng Anh THCS” 
Trang 11/12 
E. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 
Để áp dụng được phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi một số yêu 
cầu sau: 
1. Đối với giáo viên: Giáo viên không những phải có trình độ chuyên môn 
sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, nghiệp vụ, phương 
pháp mà còn phải có hiểu biết biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết 
định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_gia.pdf