Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động và thủ thuật mở bài trong các tiết dạy Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động và thủ thuật mở bài trong các tiết dạy Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở

- Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (Eliciting) hay nêu vấn đề cả lớp đóng góp ý kiến (Brainstorming).

- Liên hệ những vấn đề của bài củ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như:

+ Các câu hỏi có liên quan.

+ Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan.

+ Sử dụng một trong các hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp như: a short listening task, a riddle, a language game (Crosswords, noughts & crosses, guessing game, chain game, bingo, Kim’s game, network, lucky number .), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ.

- Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các cớ, lý do giao tiếp (Communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:

+ Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, ảnh, bưu ảnh )

+ Các mẩu chuyện có thật hay tự tạo.

+ Các bài tập hoặc câu hỏi. vv

 

docx 11 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 383Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động và thủ thuật mở bài trong các tiết dạy Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cả nước. Học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học để biết một ngôn ngữ mà quan trọng là vận dụng có hiệu quả ngôn ngữ đó vào giao tiếp, là công cụ để tiếp thu các thành tựu KHKT - CNTT, phục vụ công việc và cuộc sống. Mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Anh ở trường THCS là học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, tối thiểu và tương đối hệ thống về Tiếng Anh thực hành hiện đại, phù hợp với lứa tuổi; có kỹ năng cơ bản sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp đơn giản dưới dạng nghe - nói - đọc - viết; có sự hiểu biết khái quát về văn hoá của một số nước nói Tiếng Anh, đồng thời hình thành kỹ năng học tiếng và phát triển tư duy. Kỹ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng của quá trình dạy và học ngoại ngữ. Chỉ có kiến thức mà không có kỹ năng thì không có khả năng giao tiếp, ngược lại, chỉ có kỹ năng mà không có kiến thức thì khă năng giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được.
Với vai trò là công cụ và phương tiện giao tiếp phổ biến và quan trọng giữa các dân tộc trên thế giới, tiếng Anh trong các trường THCS đang là một môn học bắt buộc với nhiệm vụ là phát triển và hoàn thiện trình độ học vấn phổ thông góp phần đào tạo lực lượng lao động phục vụ vào công cuộc đổi mới chung CNH - HĐH đất nước. Để đáp ứng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo, mỗi giáo viên chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với lứa tuổi, với từng lớp học và tiết học cụ thể theo tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, nhằm phát huy tích tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ. Trong các tiết dạy Tiếng Anh, phương pháp giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học “Dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp”.
PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Là đối tượng học sinh khối 7, 8, 9 trong các tiết học Tiếng Anh ở các năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012 và đang được tiếp tục triển khai và áp dung trong năm học 2012 -2013 ở trường THCS.
PHẦN NỘI DUNG
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở THCS.
Thực tế cho thấy, một số học sinh còn lơ là trong việc học tiếng Anh vì cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ. Qua tìm hiểu ở một số tiết dạy thậm chí có một vài em không ghi bài, không tập trung vào bài giảng. Phải chăng do năng lực giảng dạy của giáo viên, kỹ năng tiếp thu bài của các em hay ta đã bỏ qua một mảng rất quan trọng nào đó trong quá trình dạy học? Làm sao để cho học sinh cảm thấy môn Anh không khó và có hứng thú học chính là tài năng của mỗi giáo
viên trong việc truyền đạt kiến thức, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động bài học trên lớp.
Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi mong muốn học sinh của mình say sưa, hứng thú với bài học, có thể tiếp thu và hiểu bài một cách chủ động và có hiệu quả nhất. Đặc biệt, các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Để có những giờ dạy thành công, để cho các tiết dạy ngoại ngữ đỡ phần nặng nề và nhàm chán, ngay ở bước hoạt động đầu tiên của một giờ dạy là hoạt động mở bài. Giáo viên phải gây hứng thú, khơi dậy lòng say mê, hào hứng cho học sinh ngay từ những phút đầu tiên ở phần mở bài đó (Warm-up hay còn gọi là Lead in). Theo Tiếng Anh, thuật ngữ “Warm-up” có nghĩa là “làm nóng lên”. Chúng ta phải tạo ra được một không khí học tập thuận lợi cả về mặt tâm lý lẫn nội dung cho các hoạt động dạy và học tiếp theo. Những hoạt động ở phần Warm-up này thường rất ngắn (khoảng từ 5 đến 7 phút) nhưng lại vô cùng quan trọng, góp phần đem lại hiệu quả cho các hoạt động trong suốt tiết học đó. Bằng cách mở bài, cùng một lúc chúng ta gây được sự chú ý, hứng thú của học sinh đối với bài học, ổn định được lớp, thiết lập không khí dễ chịu giữa thầy và trò, tạo môi trường thuận tiện cho bài học mới, đồng thời giúp cho học sinh chuẩn bị đựơc tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới. Xuất phát từ tầm quan trọng của phần mở bài, mỗi một giáo viên chúng ta nên phải cân nhắc, quyết định nên làm những gì và làm như thế nào để có thể thực hiện được mục đích của nó. Đây cũng là vấn đề mấu chốt của phần thiết kế cũng như phần tiến hành các hoạt động mở bài mà tôi muốn đề cập đến trong bản sáng kiến này.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
Khi thiết kế các hoạt động mở bài, chúng ta phải thiết kế được các hoạt động nhằm những mục đích sau:
Ổn định lớp học, cho phép HS có thời gian để thích nghi với bài mới.
Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
Gây hứng thú của học sinh đối với bài học, giờ học.
Giúp học sinh liên hệ những kiến thức đã học với bài mới.
Chuẩn bị kiến thức cần cho bài học mới.
Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
Tạo nhu cầu giao tiếp, hay mục đích cho hoạt động giao tiếp kế tiếp.
Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích và đặc thù của từng tiết dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn, thiết kế những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp, sao cho cùng một lúc nhằm phát huy tối đa tác dụng và cùng một lúc đáp ứng được nhiều nhiệm vụ và mục đích khác nhau, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất và thiết thực nhất. Giáo viên phải thường xuyên thay đổi hình thức, thủ thuật mở bài để tránh sự nhàm chán và gây hứng thú cho học sinh.
Sau đây là một số thủ thuật tôi thường áp dụng trong các tiết dạy và đã mang lại hiệu quả khá cao:
Chatting.
A short listening task.
A riddle.
A funny story.
Talk about yourself, about the weather, sports... .
Observe a picture then describe it.
Brainstorming.
Asking and answering.
A challenging task on vocabulary.
Language games: Crosswords, noughts & crosses, guessing game, chain game, bingo, Kim’s game, network, lucky number game ... .
Sau đây là một sô hình thức và thủ thuật vào bài:
Các hoạt động tạo môi trường thuận lợi cho bài học.
Để thiết lập không khí dễ chịu giữa thầy và trò ngay giờ phút vào lớp, giáo viên có thể dùng các thủ thuật sau:
Chào hỏi học sinh
Tự giới thiệu về mình.
Hỏi chuyện học sinh, làm quen.
Kể chuyện vui.
Ví dụ: ? Good morning / afternoon, class.
? How are you today?
May I introduce myself? My name is...... . I have been appointed to teach you English this year. I hope you’ll enjoy studying with me.
Now the first thing I want to do is to get your names.
Now I’d like to tell you a funny story. Do you want to listen to it?
Để tạo thế chủ động tự tin cho học sinh, giáo viên có thể thiết kế các hoạt động:
Thăm hỏi học sinh.
Chatting về một vấn đề mà các em thích thú và quan tâm, về một trận giao hữu bóng đá, một bộ phim hay... .
Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu, hay nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lại.
Ví dụ: Trước khi vào dạy tiết “Speak & Listen” của bài unit 2 - grade 8, tôi đã bắt đầu bằng thủ thuật “ Chatting” với nội dung sau:
? Do you have a telephone at home?
? How often do you make a phone call?
? Who do you often talk on the phone with?
? What would you say when you pick up the phone to answer it?
? What would you say if you are the caller?
....
Để ổn định lớp học tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách giáo viên bắt đầu ngay bằng một hoạt động học tập nào đó liên quan đến bài học. Chẳng hạn:
A short listening task.
Observing a picture then ask and answer about the picture.
A riddle.
A language game : crosswords, noughts & crosses, net work ... .
A challenging task on vocabulary.
Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới:
Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (Eliciting) hay nêu vấn đề cả lớp đóng góp ý kiến (Brainstorming).
Liên hệ những vấn đề của bài củ có liên quan đến bài mới, có thể bằng các hình thức khác nhau như:
+ Các câu hỏi có liên quan.
+ Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan.
+ Sử dụng một trong các hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp như: a short listening task, a riddle, a language game (Crosswords, noughts & crosses, guessing game, chain game, bingo, Kim’s game, network, lucky number ...), dùng vốn kiến thức và nội dung bài cũ.
Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các cớ, lý do giao tiếp (Communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:
+ Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, ảnh, bưu ảnh  )
+ Các mẩu chuyện có thật hay tự tạo.
+ Các bài tập hoặc câu hỏi. vv 
Một số ví dụ minh hoạ:
+ Short listening task:
Trước khi vào dạy tiết “Listen & read” của unit 11 - grade 8, tôi đã cho học sinh nghe một đoạn ngắn nói về danh lam thắng cảnh của Việt Nam và sau đó các em trả lời câu hỏi?
What is the text about?
+ Observe the picture, then describe it:
Để dạy tiết 1 của bài unit 4 - grade 8 “Our past”, trước hết, tôi cho học sinh quan sát tranh (trang 38) sau đó liệt kê ra tên các đồ vật mà không thuộc 100 năm về trước.
Now, look at the picture on page 38 carefully, and then list out the name of the things that do not belong to Viet Nam 100 years ago.
Now answer my questions, please.
? How could people live 100 years ago?
? How was the condition of life?
+ A riddle: Trước khi vào dạy tiết 1 của unit 12 - grade 8 “Vacations abroad”, tôi đã thiết kế 1 số câu hỏi về các địa danh nổi tiếng trên thế giới để cho học sinh hai đội cùng thi đua trả lời. Nếu đội nào có nhiều đáp án đúng thì đội đó sẽ thắng
Now, I have some riddles. You will listen to me carefully and then answer the question: What country is it?
The Capital of this country is Ottaoa	(Canada)
This country is famous for “The Opera House” (Australia)
The Status of Liberty is in this country.	(The USA)
This county is in Southeast Asia. It is famous for temples and dancces.
(Thailand)
This country is famous for Fushi Mount?	(Japan)
The Capital City of this country is London.	(Great Britain)
You can see The Great Wall in this country.	(China)
What is the name of the country where we can see the Piramids?
(Egypt)
Sau đây là một số ví dụ về thủ thuật sử dụng các trò chơi ngôn ngữ mà tôi đã áp dụng trong phần Warm-up ở các tiết dạy trong năm những năm qua:
+ Wordsquare: ( Unit 8 - Lesson 1 - grade 8)
- Giáo viên viết các từ lên trên poster. Gọi học sinh của 2 đội lên và khoanh tròn các từ có nghĩa ở trong table theo hàng dọc, hàng ngang hoặc hàng xiên. Lưu ý các từ đưa ra phải hợp với nội dung của tiết học.
E
X
P
E
N
S
I
B
O
A
M
D
N
U
V
E
U
B
O
I
S
V
E
A
I
C
D
R
T
R
Y
U
Y
L
E
T
L
L
A
T
S
M
R
Y
H
G
I
U
O
N
O
I
S
Y
F
B
P
T
F
D
E
L
U
+ Net work: ( Unit 5 - Lesson 3 - Grade 7)
Giáo viên yêu cầu học sinh của 2 đội lần lượt thay nhau lên bảng viết tên các môn học ở trường. Để tạo cơ hội cho nhiều em tham gia vào phần mở bài, giáo viên chỉ nên cho phép 1 em viết 1 từ.
English	Geography
Math
Technology
History	Biology
Subjects at
Literature
school
Fine art
Physics	Physical education
Chemistry
Computer science
+ Brainstorming: (Unit 4 - lesson 1 - grade 9)
Giáo viên yêu cầu học sinh của 2 đội lên bảng viết ý kiến của mình về vấn đề “Em đẫ học tiếng Anh như thế nào).
speak English to friends
read English stories
watch English TV
do exercises
How do you learn English?
read English newspapers
learn new words
learn El songs listen to the El radio programs
+ Guessing words: (Unit 7 - lesson 3 - grade 8)
Giáo viên đưa ra định nghĩa và học sinh của 2 đội đưa ra đáp án càng nhanh càng tốt. Đội nào có đáp án trước thì đội đó sẽ có điểm.
A place where you can buy everything	(Supermarket )
A place where you can buy vegettables and fruit	(fruit store)
A place where you can buy books	(Book store)
A place where you can come to eat	(Restaurant)
A place where you can come to see a movie	(Movie theatre)
A place where you can watch a soccer match	(Stadium)
A person who comes to the stores and buy things	(Customer)
A person who sells things at the stores	(store keeper)
+ Matching: ( Unit 2 - lesson 1 - grade 8 )
Giáo viên cho học sinh nối các vật với tranh (trang 18) với tên gọi của nó. Sau đó đưa ra định nghĩa về các đồ vật đó và yêu cầu học sinh nối đồ vật với định nghĩa.
Definitions: 1. to send fax
to find someone’s telephone number.
to write addresses and telephone numbers
to make a phone call in a street telephone box.
to leave and take messages.
to make phone calls everywhere you like.
+ Pelmanism : ( Unit 9 - lesson 2 – grade 7 )
buy
go
have
take
think
took
went
bought
thought
had
Cho học sinh của 2 đội chọn thẻ. Nếu 2 thẻ khớp nhau thì sẽ có điểm. ( ví dụ: buy - bought) Nếu không khớp lật úp lại như cũ và tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả các thẻ được lật ra. Nhóm nào nhiều điểm hơn là người chiến thắng.
+ Crossword: ( Unit 14 - leson 1 - grade 8 )
Giáo viên đưa ra 1 bảng ô chữ. Sau đó đưa ra các gợi ý trả lời. Học sinh của 2 nhóm sử dụng những gợi ý để tìm từ trong ô chữ.
What statue is a gift to Americans from the people of France?
What was built more than 4000 years ago by Egyptians?
What Chanel joins the Athletic and Pacific Ocean?
What is the world’s highest mountain?
What tower was built for the 100 anniversary of the French Revolution?
What structure can be seen from the moon?
Key : Liberty , Pyramids , Panama , Everest , Eiffel , Great Wall The key word: travel
+ Lucky numbers: ( Unit 2 - lesson 2 - grade 7)
Yêu cầu học sinh của 2 đội lần lượt chọn số và trả lời câu hỏi về bản thân.
What’s your family name?
How old are you?
LN
What’s your address?
What’s your telephone number?
What’s your date of birth?
Who do you live with?
LN
How old will you be on your next birthday?
LN.
How far is it from your house to school?
How do you go to school everyday?
+ Categories quiz: (Unit 1- Lesson 5 – grade 7)
Have Ss complete the sentences by using a noun Ex: His name is John Smith. So John is a ...(name)
Coffee is a .....	( drink)
A teacher is a .....	(job)
Viet Nam is a .....	(country)
Seven is a .......	(number)
A bus stop is a ....	(place)
The Nile is a ....	(river)
Nice to see you is a ....	(greeting)
Literature is a .....	(subject)
Everest is a ....	(mountain)
swimming is a kind of	(sports)
+ Noughts and crosses. ((Unit 4 - lesson 1 - Grade 7)
Trước khi vào bài học mới, để ôn lại cách nói thời gian, yêu cầu học sinh của hai đội hỏi và trả lời về giờ:
12.00
4.45
3.15
8.30
9.40
11.5
6.35
5.15
6.10
+ Kim’s game (Unit 3 - lesson 3 - grade 7) - Giáo viên đưa ra 8 bức tranh về nghề nghiệp. Học sinh quan sát chúng rất nhanh, chỉ trong 20 giây. Sau đó, học sinh của hai đội cố nhớ và lên bảng viết lại nghề nghệp của những người trong tranh.
Key: a doctor, a worker, a driver, a nurse, a farmer, a teacher, an engineer, a policeman
KẾT LUẬN
Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ THUẬT VÀO BÀI.
Với việc tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực, lấy phương pháp giao tiếp làm phương hướng chủ đạo, theo tinh thần “lấy người học làm trung tâm” nhằm phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, và đặc biệt là bản thân đã mạnh dạn áp dụng sử dụng các thủ thuật vào bài, vào các tiết học nhăm gây hứng thú cho các em đối với bà học ngay từ những phút đầu tiên của giờ học, nên kết quả học tập của các em trong vài năm qua có sự cải thiện đáng kể. Các em yêu thích và say mê với bộ môn Tiếng Anh hơn. Trong các tiết học, các em hứng thú hơn, mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập hơn, đựơc hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và có cơ hội để thể hiện mình nhiều hơn. Do đó, các kỹ năng ngôn ngữ Nghe - Nói - Đọc - Viết của các em được cải thiên rõ rệt. Thành công hơn là các em mạnh dạn hơn tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động học tập cũng như khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các tiết học tiếng Anh không còn xem là khó, nặng nề, nhàm chán như trước đây nữa. Từ đó, chất lượng bộ môn cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể ở học kỳ I vừa qua, trong 5 lớp tôi trực tiếp giảng dạy, có hơn 95% học sinh đạt yêu cầu.Trong đó, học sinh khá, giỏi chiếm trên 65 %.
Bản thân tôi cảm thấy tự tin và vững tâm hơn khi đứng trên bục giảng. Càng ngày tôi càng thấy yêu nghề, yêu các em học sinh hơn. Đây là chìa khoá, là kim chỉ nam giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy của mình.
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là điều mà mỗi một giáo viên chúng ta cần phải làm để đáp ứng với mục tiêu đào tạo cũng như với nhu cầu của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để có hiệu quả là điều mà mỗi giáo viên chúng ta nên suy nghĩ, trăn trở, phải đầu tư thời gian cũng như trí tuệ để tìm tòi, học hỏi và áp dụng một cách linh hoạt vào từng tiết học cụ thể. Việc thiết kế, vận dụng linh hoạt các thủ thuật vào bài nhằm gây được sự chú ý của các em học sinh, gây hứng thú đối với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra ôn lại được bài cũ, đồng thời giúp cho học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiên thức cần thiết cho bài mới là điều mà mỗi giáo viên chúng ta đang mong muốn, đang từng bước áp dụng và đem lại kết quả cao.
Trong thực tế, những hoạt động và thủ thuật dùng cho phần mở bài có thể cùng một lúc đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, chúng ta nên tìm cách sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài. Ví dụ, ngay khi bước vào lớp, chúng ta có thể bắt đầu bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem- solving), hoặc khai thác vốn kiến thức có sẳn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài củ và bài mới (brainstorming). Bằng cách đó, chúng ta đã cùng một lúc gây được sự chú ý, gây hứng thú đối với bài học, đồng thời cũng đã giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiêt cho bài mới.
Như đã được đề cập đến ở trước, mục đích của hoạt động mở bài là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài, đồng thời ôn luyện lại những kiến thức đã học có liên quan đến bài mới, hoặc để cho giáo viên chúng ta tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài
mới. Với ý nghĩa đó, phần mở bài đôi khi không có ranh giới cụ thể , mà luôn tiến hành phối hợp với phần giới thiệu ngữ liệu.
Đối với chương trình sách giáo khoa lớp 8, 9, chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật và bài tập có sẳn ở trong sách giáo khoa hoặc tự sáng tạo theo những thủ thuật đã nêu ở trên. Còn đối với chương trìng sách giáo khoa 6,7 , chúng ta có thể sử dụng các thủ thuật như:
Dựa vào tranh của mục đầu của bài, để hỏi, gợi ý về chủ đề mới.
Sử sụng tranh ảnh, bản đồ, vật thật tự chẩn bị thay cho tranh trong sách để gây hấp dẫn.
Khai thác các kiến thức có sẳn của học sinh.
Liên hệ thực tế của chính học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi với học sinh và thay thế các tình huống trong sách nếu cần.
Khi tiến hành phần mở bài, Mỗi giáo viên chúng ta cần chú ý:
+ Có thể sử dụng cả Tiếng Anh lẫn Tiếng Việt.
+ Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học sinh.
+ Quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp: Kích thích trí tò mò, yêu cầu đoán tranh, đoán câu trả lời .
+ Cần thay đổi hình thức mở bài để gây hứng thú cho học sinh.
Có rất nhiều hoạt động, thủ thuật để vào bài. Nhưng không có thủ thuật nào là tối ưu cho tất cả bài dạy mà quan trọng là sự chọn lựa, kết hợp linh hoạt giữa các thủ thuật vào từng tiết dạy từng bài học cụ thể sao cho cho bài học đạt hiệu quả cao nhất. Có những thủ thuật chỉ để đáp ứng một mục đích, nhưng lại có những thủ thuật cùng một lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Nhưng tất cả đều nhằm tăng thêm phần hứng thú, say mê với bộ môn, gây chú ý, hứng thú với bài học. Đồng thời giúp cho học sinh chuẩn bị tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới. Và mục đích cuối cùng là rèn luyện cho các em năng lực giao tiếp , biết sử dụng Tiếng Anh như là một công cụ giao tiếp dưới các dạng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Trên đây chỉ là một phần kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc tìm tòi và áp dụng các hoạt động, thủ thuật vào bài trong các tiết dạy Anh ngữ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên kết quả cũng chưa thực sự mỹ mãn. Vì đôi khi vẫn còn một số bất cập nhất định. Và chắc chắn vẫn còn nhiều thủ thuật vào bài kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_va_thu_thuat_mo_bai_t.docx