- Về phía học sinh: nhìn chung các em đều cho rằng nhà trường đã đảm bảo 4 yếu tố kể trên.
Tuy nhiên trong số 4 yếu tố cơ bản nhất để xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà phiếu khảo sát đưa ra thì yếu tố "Trường có cây xanh, thoáng mát, an toàn, có sân chơi cho học sinh'' là yếu tố cơ bản đầu tiên và cũng là yếu tố dễ nhận biết nhất nên có 70/80 số ý kiến lựa chọn (chiếm 88%) đứng ở vị trí thứ nhất. Ngoài ra quá trình tìm hiểu thực tế nhà trường khi điều tra, cùng với kết quả tự đánh giá của nhà trường mà chúng tôi tham khảo cũng thể hiện được sự đảm bảo của yếu tố trên.
Xếp thứ 2 là yếu tố "Nhà trường có phòng y tế, bãi tập, dụng cụ phòng cháy - chữa cháy, phương tiện phục vụ hoạt động VH - VN - TDTT, hoạt động vui chơi, giải trí" có 65/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 75%). Yếu tố này đã đảm bảo điều kiện "an toàn" trong nội dung "Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn" của phong trào. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà trường đến các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sức khoẻ, thể chất cũng như tinh thần của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các em được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, phát triển toàn diện.
Chương 2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHONG TRÀO "TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC" Ở TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.1.1. Vài nét khái quát về trường THPT số 2 Bảo Thắng Trường THPT số 2 Bảo Thắng mà tiền thân là trường phổ thông liên cấp 2+3 Tằng Loỏng được thành lập ngày 10/11/1990 theo quyết định số: 437/QĐ.UB ngày 24/8/1990 của UBND Tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những ngày đầu lúc mới thành lập trường chỉ có 3 lớp THPT với 64 học sinh, sau đó trường được nhận bàn giao thêm 5 lớp học sinh THCS. Đội ngũ giáo viên của nhà trường những ngày mới thành lập chỉ có 15 thầy cô giáo ( 02 cán bộ quản lý, 5 thầy cô chuyển từ trường PTTH Bảo Thắng vào, 3 thầy cô từ thị xã Lào Cai xuống và 5 thầy cô mới được tuyển vào ngành) do thầy Lý Văn Đại làm Hiệu trưởng. Sau 8 năm thành lập, năm học 1988-1989, do quy mô tăng mạnh và để phù hợp với quá trình phát triển của sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo, trường được UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định số: 199/1998/QĐ.UB ngày 18/8/1998, tách thành một đơn vị độc lập và đổi tên là trường PTTH Bảo Thắng 2. Tuy nhiên cũng phải mất mấy năm sau trường vẫn phải sử dụng chung cơ sở vật chất với trường THCS Tằng Loỏng. Đến năm học 2004-2005, sau nhiều năm đứng chân trên địa bàn thị trấn Tằng Loỏng, trường chính thức chuyển về địa điểm mới tại thôn Giao Bình, xã Xuân Giao để tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh của mình. Hiện nhà trường đó được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy và học. Với 2 dãy nhà lớp học cao tầng có đủ các phòng học bộ môn, phũng thực hành thí nghiệm. Một hệ thống sân chơi, bãi tập, một dãy nhà làm việc chức năng trên một diện tich đất hơn 3 hecta có thể đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập của thầy và trò nhà trường. Năm học 2013-2014 trường có quy mô 24 lớp, gần 800 học sinh và 64 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ các thầy giáo cô giáo của nhà trường hôm nay đều có những phẩm chất đạo đức tốt, say mê, tận tụy và có ý thức về nghề nghiệp, được học sinh mến mộ và các bậc phụ huynh tin tưởng. Những năm qua, mặc dự còn gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện Kinh tế - Xã hội và trình độ dân trí ở địa phương. Nhưng với tinh thần vượt khó và sự đoàn kết nhất trí cao, đội ngũ thầy cô giáo nhà trường qua các thế hệ luôn tích cực trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, dành hết tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người” cao quý. Chính vì thế, chất lượng giỏo dục của nhà trường ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều năm qua, nhà trường đó duy trì và ổn định tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 85 - 90%; tỉ lệ chuyển lớp đạt 90- 95%, tỉ lệ học sinh khá, giỏi hằng năm đạt 20- 25%, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 hằng năm ổn định từ 85% trở lên, năm học 2013- 2014 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh khối 12 là trên 98%, đây là những cố gắng, nỗ lực của cả thầy và trò nhà trường. 2.2. Nhận thức của cán giáo viên, học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng về phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 2.2.1. Nhận thức về khái niệm "Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được phát động nhằm khuyến khích học sinh giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, hiệu quả, làm cho học sinh thấy "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Tuy nhiên quan điểm về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" vẫn còn là một vấn đề trừu tượng, chưa có một khái niệm cụ thể. Nhưng có nhận thức được đúng về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mới có thể có những định hướng và cách làm đúng đắn góp phần thực hiện hiệu quả phong trào. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV - HS về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" chúng tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra với cùng một nội dung: "Thầy, cô (bạn) hiểu như thế nào là "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Nhận thức của GV - HS trường THPT số 2 Bảo Thắng về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" STT Các quan điểm GV Học sinh SL % SL % 1 Là trường học có chất lượng GD toàn diện, hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên phải thân thiện trong giảng dạy, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao nghề chuyên môn, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi lòng hứng thú, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong học tập cho học sinh, làm cho mỗi tiết học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. 0 0 7 9 2 Là trường có môi trường sống an toàn, lành mạnh, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau, phải có môi trường sống, xây dựng trường xanh - sạch - đẹp. Phải bài trừ mọi thái độ, hành vi không thân thiện: thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, quấy rối... dẫn đến hành vi bạo lực học đường... phải góp phần bài trừ bạo lực theo truyền thống tương thân, tương ái. 0 0 4 5 3 Là trường có cơ sở vật chất cần thiết phục vụ những nhu cầu thiết yếu: ánh sáng, nước sạch, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, các phương tiện phục vụ hoạt động VH - VN - TDTT. Các thành viên trong trường phải cùng lên án, bài trừ mọi tệ nạn xã hội, đảm bảo ATGT. 0 0 5 6 4 Là trường học tạo lập sự bình đẳng giới, giáo dục sự biểu biết cần thiết về giới tính trên tinh thần nhân văn, xây dựng và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam - nữ. 0 0 4 5 5 Trường giáo dục kĩ năng sống, giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện thân thể, biết bảo vệ sức khoẻ, biết sống khoẻ mạnh an toàn. 0 0 1 1 6 Phải là trường huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh, chính quyền đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhà trường, phải tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động của cộng đồng một cách phù hợp: lễ hội dân gian, kỉ niệm ngày lễ lớn, ngày truyền thống... 0 0 1 1 7 Tất cả các nội dung trên. 20 100 58 73 8 Ý kiến khác... 0 0 0 0 Nhận xét: Kết quả ở bảng 1 cho thấy phần lớn học sinh và giáo viên của trường THPT số 2 Bảo Thắng đều nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thể hiện: - Về phía học sinh: có 58/100 ý kiến (chiếm 73%) lựa chọn phương án 7 "Tất cả các nội dung trên". Điều này thể hiện học sinh có nhận thức tương đối toàn diện về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", nắm được đầy đủ về khái niệm này sẽ tạo điều kiện cho các em thực hiện có hiệu quả việc xây dựng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Có 22/80 ý kiến (chiếm 27%) lựa chọn 1 trong số các quan điểm về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Mỗi quan điểm đưa ra trong bảng trên đều phản ánh một phần về nội hàm của khái niệm nhưng chưa thật đầy đủ. - Về phía GV: Đây là lực lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Các giáo viên không chỉ là những người chỉ đạo, hướng dẫn học sinh thực hiện phong trào mà chính hành động của mỗi thầy cô sẽ vừa là tấm gương cho học sinh, vừa góp phần xây dựng phong trào. Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: tất cả các thầy cô được hỏi đều nhận thức đúng về khái niệm "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", thể hiện: 20/20 (100%) ý kiến lựa chọn đúng phương án 7 "Tất cả các nội dung trên". Sự nhận thức đúng đắn của các thầy cô giáo là cơ sở quan trọng để định hướng, tổ chức hiệu quả việc thực hiện phong trào ở trường THPT số 2 Bảo Thắng. 2.2.2. Nhận thức của học sinh về mục đích phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Để nắm được thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng về mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: "Theo bạn, Bộ GD & ĐT đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm mục đích gì?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Nhận thức của học sinh về mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" STT Các mục đích của phong trào SL % 1 Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. 3 4 2 Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2 3 3 Cả 2 nội dung trên 75 93 4 Ý kiến khác 0 0 Nhận xét: Việc hiểu rõ mục đích của phong trào xây dựng "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT sẽ định hướng cho HS chủ động thực hiện để đạt kết quả cao. Kết quả ở bảng 2 cho thấy: nhìn chung các em học sinh đều có nhận thức tương đối đầy đủ về mục đích của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thể hiện: có 75/800 (chiếm 93%) ý kiến trả lời đúng mục đích của phong trào gồm 2 nội dung do Bộ GD & ĐT xây dựng; có 5/80 (chiếm 7%) ý kiến lựa chọn 1 trong 2 nội dung trong mục đích của phong trào này. 2.2.3. Nhận thức của GV - HS trường THPT số 2 Bảo Thắng về cảnh quan nhà trường Phong trào "Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn" là một trong 5 nội dung lớn và quan tọng nhất của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Để đánh giá về cảnh quan nhà trường đã đảm bảo các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" hay chưa? Chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí tương ứng với 4 yêu cầu "xanh - sạch - đẹp - an toàn" trong nội dung của phong trào và đưa ra câu hỏi dành cho GV - HS: "Thầy, cô (bạn) đánh giá cảnh quan đã đảm bảo những yếu tố nào dưới đây?" Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Nhận thức của GV - HS về cảnh quan nhà trường STT Các tiêu chí về cảnh quan nhà trường GV Học sinh SL % SL % 1 Trường có cây xanh, thoáng mát, an toàn, có sân chơi cho học sinh. 20 100 70 88 2 Có hệ thống nhà vệ sinh đảm bảo và được đặt ở vị trí phù hợp. 20 100 60 75 3 Lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. 20 100 45 56 4 Có phòng y tế, bãi tập, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, phương tiện phục vụ hoạt động văn hoá - văn nghệ - TDTT, hoạt động vui chơi, giải trí... 20 100 40 50 5 Các yếu tố khác 0 0 0 0 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: theo đánh giá của cả giáo viên và học sinh thì cảnh quan trường THPT số 2 Bảo Thắng đã đảm bảo được các yếu tố để xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thể hiện: - Về phía học sinh: nhìn chung các em đều cho rằng nhà trường đã đảm bảo 4 yếu tố kể trên. Tuy nhiên trong số 4 yếu tố cơ bản nhất để xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà phiếu khảo sát đưa ra thì yếu tố "Trường có cây xanh, thoáng mát, an toàn, có sân chơi cho học sinh'' là yếu tố cơ bản đầu tiên và cũng là yếu tố dễ nhận biết nhất nên có 70/80 số ý kiến lựa chọn (chiếm 88%) đứng ở vị trí thứ nhất. Ngoài ra quá trình tìm hiểu thực tế nhà trường khi điều tra, cùng với kết quả tự đánh giá của nhà trường mà chúng tôi tham khảo cũng thể hiện được sự đảm bảo của yếu tố trên. Xếp thứ 2 là yếu tố "Nhà trường có phòng y tế, bãi tập, dụng cụ phòng cháy - chữa cháy, phương tiện phục vụ hoạt động VH - VN - TDTT, hoạt động vui chơi, giải trí" có 65/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 75%). Yếu tố này đã đảm bảo điều kiện "an toàn" trong nội dung "Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn" của phong trào. Điều này cho thấy sự quan tâm của nhà trường đến các điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sức khoẻ, thể chất cũng như tinh thần của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các em được bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, phát triển toàn diện. - Về phía GV: tất cả các giáo viên khi được hỏi đều đánh giá nhà trường đảm bảo đủ các yếu tố kể trên. Thể hiện: Có 20/20 ý kiến lựa chọn tất cả các nội dung (chiếm 100%). 2.2.4. Nhận thức của giáo viên về vai trò của Hiệu trưởng nhà trường đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay Để đánh giá nhận thức của giáo viên trường THPT số 2 Bảo Thắng về vai trò của hiệu trưởng nhà trường đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Thầy, cô đánh giá hiệu trưởng nhà trường có ảnh hưởng như thế nào đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay?". Kết quả thể hiện ở bảng 4. Bảng 4: Nhận thức của giáo viên về vai trò của hiệu trưởng đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay STT Vai trò của hiệu trưởng SL % 1 Là người triển khai, giám sát, đôn đốc và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện phong trào. 0 0 2 Là người khơi dậy được nội lực và phát huy được nội lực của chủ thể và sự đồng thuận của các lực lượng bên ngoài nhằm phối hợp thực hiện hiệu quả của phong trào. 0 0 3 Là nhân tố quyết định sự thành công trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu phong trào đề ra. 0 0 4 Tất cả các nội dung trên. 20 100 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy: 100% giáo viên được hỏi đều đánh giá đúng về vai trò của người Hiệu trưởng nhà trường đối với việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT hiện nay. 2.3. Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của giáo viên và học sinh trường THPT số 2 Bảo Thắng. 2.3.1. Nội dung, cách thức thích hợp phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường THPT số 2 Bảo Thắng Để đánh giá về vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: "Phong trào xây dựng "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được thầy, cô (bạn) thực hiện như thế nào?". Câu hỏi này dành cho cả GV - HS. Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Thực trạng nội dung và cách thức thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" STT Nội dung và cách thức thực hiện GV Học sinh SL % SL % 1 Phong trào được triển khai từ đầu năm gắn với kế hoạch năm học của nhà trường. 20 100 70 88 2 Tổ chức Đoàn và các tổ chức khác trong trường kết hợp cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào. 20 100 60 75 3 Thường xuyên tuyên truyền về phong trào qua các buổi chào cờ, phát thanh, SHL. 20 100 72 90 4 Giáo viên và cán bộ nhân viên là tấm gương cho học sinh trong việc thực hiện phong trào. 20 100 44 55 5 Học sinh đã thực hiện tốt nội quy của nhà trường tích cực phối hợp cùng giáo viên thực hiện tốt nội dung của phong trào. 20 100 59 73 6 Nhà trường xây dựng mối quan hệ với địa phương nơi trường đóng, với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường. 20 100 64 80 7 Kết thúc mỗi năm học đều có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hỉnh, tổng kết phong trào thi đua. 20 100 69 86 8 Các lực lượng sư phạm trong nhà trường đoàn kết cùng nhau xây dựng mối quan hệ thân thiện. 20 100 55 69 9 Cán bộ quản lý GD - GV và nhân viên nhà trường thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, giám sát học sinh thực hiện các hoạt động của phong trào. 20 100 62 78 10 Các hoạt động khác... 0 0 0 0 Nhận xét: Các số liệu ở bảng 6 cho thấy: hầu hết GV và HS nhà trường đều đánh giá nhà trường đã thực hiện tương đối tốt nội dung và cách thức thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường mình. Cụ thể: - Về phía GV: tất cả các giáo viên khi được hỏi đều có chung ý kiến: nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung trên nhằm xây dựng "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". - Về phía HS: ý kiến của các em là khác nhau về các nội dung trong việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" của trường mình. Trong đó nội dung các em lựa chọn nhiều nhất là: "Nhà trường thường xuyên tuyên truyền về phong trào qua các buổi chào cờ, phát thanh, SHL", có 72/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 90%) đứng thứ 1. 2.3.2. Việc tổ chức hoạt động cho HS nhằm xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở trường THPT số 2 Bảo Thắng, chúng tôi đưa ra câu hỏi dành cho giáo viên với nội dung: "Nhà trường đã tổ chức các hoạt động nào cho HS trong nội dung của việc thực hiện phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"?". Kết quả thu được ở bảng 6. Bảng 6: Thực trạng tổ chức hoạt động cho HS của trường THPT số 2 Bảo Thắng STT Các hoạt động SL % TB 1 Tổ chức các buổi giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh. 20 100 2 Nhận chăm sóc một di tích lịch sử - văn hoá - cách mạng ở địa phương. 20 100 3 Tổ chức các hoạt động văn nghệ - TDTT, các buổi giao lưu giữa các khối lớp trong nhà trường và giữa các trường. 20 100 4 Tổ chức các trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt, giờ ra chơi, hoạt động tập thể của nhà trường. 20 100 5 Trồng cây vào dịp năm mới 20 100 6 Hoạt động khác 20 100 Nhận xét: Qua kết quả số liệu thu được ở bảng trên cho thấy nhà trường đã tổ chức tất cả các hoạt động trên trong nội dung xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Tuy nhiên, cùng với kết quả phỏng vấn trực tiếp với một số giáo viên và các em học sinh của cả 3 khối học trong trường cho thấy: Các hoạt động trên đều đã được nhà trường tổ chức nhưng ở những mức độ khác nhau. 2.3.3. Thực trạng các hoạt động của HS nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường - giữ gìn vệ sinh nhà trường Để có thông tin về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi: "Bạn đã tham gia vào những hoạt động nào sau đây để xây dựng và bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường"? Kết quả thể hiện ở bảng 7. Bảng 7: Thực trạng xây dựng và bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường của học sinh STT Các hoạt động của học sinh SL % 1 Bỏ rác vào đúng nơi quy định 57 71 2 Tham gia dọn vệ sinh nhà trường, không bẻ cành, hái hoa trong khuôn viên trường. 69 86 3 Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 80 100 4 Giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, không vẽ bẩn lên tường, bàn, ghế, khắc tên lên cây. 50 63 5 Nhắc nhở bạn bè và người xung quanh thực hiện tốt các nội dung trên. 40 50 6 Những hoạt động khác. 16 20 Qua kết quả ở bảng trên cho thấy: nhìn chung các em thực hiện tương đối tốt các hoạt động nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà trường. Trong đó: Hành động đầu tiên mà các em nhận thấy mình thực hiện tốt nhất là "Đi vệ sinh đúng nơi quy định" có 80/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 100%). Đây là hành vi tối thiểu mà các em cần phải làm khi tham gia vệ sinh nơi công cộng. Hoạt động thứ 2 là "Tham gia dọn vệ sinh nhà trường không bẻ cành, hái hoa trong khuôn viên trường " có 69/80 (chiếm 86%) ý kiến lựa chọn. Không chỉ ở kết quả tự đánh giá của các em mà qua quá trình khảo sát tại trường chúng tôi cũng quan sát và nhận thấy được ý thức thực hiện hành động trên là rất tốt. 2.3.4. Việc thực hiện nội quy, nề nếp và thái độ - tinh thần học tập của học sinh. Với câu hỏi: "Bạn đã thực hiện những nội dung nào dưới đây để góp phần xây dựng trường bạn trở thành "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"?". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8: Thực trạng thực hiện nội quy, nề nếp và thái độ, tinh thần học tập của học sinh STT Các biểu hiện của học sinh SL % 1 Mặc đúng đồng phục trường khi đến trường. 57 72 2 Đi học đầy đủ, đúng giờ, không bỏ tiết, trốn tiết. 74 93 3 Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao. 65 81 4 Có thái độ thân thiện với bạn bè, thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên nhà trường. 72 90 5 Tích cực học tập, chủ động, sáng tạo trong học tập 67 84 6 Có kĩ năng tự học 53 66 7 Có ý thức vươn lên trong học tập 64 80 Nhận xét: Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: hầu hết các em thực hiện tốt các nội dung được hỏi. Đứng thứ nhất là nội dung " Đi học đầy đủ, đúng giờ, không bỏ tiết, trốn tiết." có 74/80 ý kiến lựa chọn (chiếm 93%). Xếp thứ hai là nội dung "
Tài liệu đính kèm: