III. Mục đích yêu cầu của đề tài cải tiến:
1. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng cải tiến
Phần lớn các em học sinh thiếu khả năng tư duy phản biện. Thường chấp nhận các kiến
thức mà giáo viên truyền đạt. Việc học tập theo lối mòn và hiểu các vấn đề chỉ theo một chiều.
Nếu lật ngược vấn đề lại các em có phần khá bối rối trong cách giải quyết.
Hiểu rõ các nội dung mang tính lý thuyết nhưng chưa biết cách vận dụng các kiến thức
đã học để áp dụng vào thực tế. Nên chưa thấy được giá trị của các tri thức khoa học. Từ đó
chưa xác định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Dẫn đến các em chưa thật sự chủ
động trong nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu.
Khi gặp một vấn đề xảy ra, các em thường lúng túng, chậm chạp trong việc phát hiện
các nguyên nhân của vấn đề, chưa phân tích rõ và sâu sát vấn đề từ đó dẫn đến cách giải quyết
vấn đề chưa được thỏa đáng và triệt để.
Kỹ năng hợp tác nhóm đôi lúc còn lạc điệu, chỉ tập trung vào một số các em học sinh
trong nhóm mà chưa thật sự vận động tất cả các em cùng tham gia vào việc tạo ra sản phẩm
học tập
ng sống. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên : Giáo án, SGK, tranh vẽ hình 17.1- 17.5, máy chiếu hoặc ti vi. 2. Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. III. PHƢƠNG PHÁP: 12 - Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. - Vấn đáp tìm tòi, giải thích minh hoạ. - Dạy học tình huống, dạy học nêu vấn đề IV. THÔNG TIN BỔ SUNG: V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra sĩ số 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : thay bằng hoạt động khởi động. 3. NỘI DUNG BÀI MỚI TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Ôn tập kiến thức tiêu hóa; giới thiệu chủ đề hô hấp. Trò chơi: Ô CHỮ Gv chuẩn bị ô chữ kiến thức về tiêu hóa với từ khóa hàng dọc. Hs đoán từ khóa: Chủ đề nội dung bài học hôm nay GV dẫn dắt vào bài. Câu hỏi: Gv chuẩn bị và thiết kế sẵn trên slide khởi động Hoạt động 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC Mục tiêu: Giúp HS phát triển các năng lực nhận biết, hiểu các kiến thức cơ bản của nội 13 dung bài học bao gồm: - Khái niệm hô hấp ở động vật. - Bề mặt trao đổi khí - Các hình thức hô hấp. 3’ GV yêu cầu HS: ? Đánh dấu x vào câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật trog câu lệnh SGK. Hs đọc câu hỏi lệnh và chọn đáp án. Gv sửa đáp án, hoàn chỉnh kiến thức. Vậy hô hấp bao gồm các quá trình nào? HS đọc thông tin SGK trả lời. ? Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua bề mặt trao đổi khí gọi là gì? HS: hô hấp ngoài. Gv dẫn dắt, giới thiệu nội dung chủ yếu được đề cập đến bài này là hô hấp ngoài. I. HÔ HẤP LÀ GÌ ? - Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. - Hô hấp gồm: hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua bề mặt trao đổi khí. 5’ Gv chiếu hình 1 bề mặt trao đổi khí. ? Bề mặt trao đổi khí là gì? Đặc điểm gì của bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí? - HS nghiên cứu SGK trả lời. GV nhận xét, gợi mở cùng HS phân tích hình và hoàn chỉnh kiến thức. II. BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ - Bề mặt trao đối khí là bộ phận để oxy từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào và khí CO2 từ tế bào thoát ra ngoài. - Bề mặt hô hấp quyết định hiệu quả hô hấp. - Đặc điểm bề mặt hô hấp: + Diện tích bề mặt lớn + Mỏng và ẩm ướt + Nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí. 25’ Gv chiếu các bề mặt trao đổi khí đặt câu hỏi: ? Có các hình thức hô hấp nào? Hs dựa vào kênh hình trả lời được 4 hình thức hô hấp. Gv chiếu bảng kiến thức cần tìm hiểu: III. CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP Xem nội dung bảng phụ lục : Các hình thức hô hấp 14 Gv thực hiện vấn đáp tìm tòi đối với hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể, bằng hệ thống ống khí. 1. Gv hình trao đổi khí của trùng biến hình, thủy tức yêu cầu Hs hoàn thành kiến thức cột đại diện, môi trường sống, cơ quan hô hấp, đặc điểm trao đổi khí. Hs dựa vào kênh hình và SGK trả lời câu hỏi. Gv nhận xét, phân tích hình, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức. Gv chiếu hình 17.1 yêu cầu HS nhận xét: cơ quan hô hấp ở giun đất là gì? Hs: da Gv Da có đặc điểm gì giúp trao đổi khí? Hs dựa vào 4 điểm của bề mặt trao đổi khí trình bày. Phát triển tư duy: ? Thử đoán xem giun đất sẽ như thế nào nếu bị bắt để trên mặt nền khô ráo? Hs: Chết. GV: vì sao? Hs trả lời với sự gợi mở của GV Gv kết luận. 2. Gv chiếu hình 17.2 yêu cầu Hs hoàn thành kiến thức cột đại diện, môi trường sống, cơ quan hô hấp, đặc điểm trao đổi khí. Hs dựa vào kênh hình và SGK trả lời câu hỏi. Gv nhận xét, phân tích hình, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức. Phát triển tư duy: ? GV chiếu song song hình 17.1 và 17.2 ? Cơ quan hô hấp ở côn trùng có đặc điểm gì 15 khác với giun đất? Hs: quan sát hình với sự gợi mở của Gv trả lời câu hỏi. Gv kết luận, chốt kiến thức. 3. Gv chiếu slide hình hô hấp bằng mang yêu cầu hoàn thành các cột tương ứng. Gv nhận xét, bổ sung. Gv: Yêu cầu thảo luận nhóm (2 hs/ nhóm) trong 1 phút 30 giây để trả lời câu hỏi lệnh trang 73 (Gv cho HS xem hình 17.3, 17.4) Hs đại diện trình bày. Gv nhận xét, hoàn chỉnh nội dung. 4. Gv chiếu slide hình hô hấp bằng phổi yêu cầu hoàn thành các cột tương ứng. Gv nhận xét, bổ sung. Gv: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi lệnh trang 74 (Gv cho HS xem hình 17.5) Hs đại diện trình bày. Gv nhận xét, hoàn chỉnh nội dung. Câu hỏi phát triển tư duy: Gv chiếu hình trao đổi khí ở chim: Trong các động vật trên cạn thì chim là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất. Vì sao? Hs trả lời dựa vào sự gợi ý của Gv. Gv nhận xét, phân tích hình và hoàn chỉnh kiến thức. Gv kết luận chung. 3’ Hoạt động 3: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP Mục tiêu: Hs trả lời được các câu hỏi củng cố. Câu 1: Yếu tố nào chủ yếu quyết định hiệu quả trao đổi khí của động vật với môi trường? Bề mặt trao đổi khí. Câu 2: Ghép đúng các cột tƣơng ứng Cột A Cột B 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể A. hệ thống TĐK đưa oxi đến tận từng tế bào của cơ thể. 16 2. Hô hấp qua hệ thống ống khí B. có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều giúp ĐV lấy lượng oxi nhiều. 3. Hô hấp bằng mang C. ĐV bậc cao sống ở cạn có bề mặt trao đổi khí phát triển 4. Hô hấp bằng phổi D. gặp ở động vật đơn bào, ĐV đa bào bậc thấp. 1.D; 2. A; 3. B; 4.C Câu 3: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ƣu thế hơn ở phổi của bò sát lƣỡng cƣ: A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. B. Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn. C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. Câu 4: Chọn phát biểu sai: A. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. B. Ở côn trùng, hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa khí phân nhánh lớn dần tính từ ngoài vào trong cơ thể. C. Một trong đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xương là hoạt động nâng lên, hạ xuống của thềm miệng. D. Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua bề mặt cơ thể có ở các động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp. 3’ Hoạt động 4: VẬN DỤNG, MỞ RỘNG Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra liên quan đến tư duy biện luận và chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng 1. Khói thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến cơ quan hô hấp ở người? 2. Trong thời tiết mưa gió hiện nay, em cần làm gì để phòng chống bệnh cảm cúm. 3. Nếu em rủ bạn đi chơi, vô tình bạn em bị đuối nước em xử lý như thế nào? 4. DẶN DÒ : 1’ - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc mục em có biết. - Đọc trước bài 18 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu cấu tạo chung của hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn có chức năng gì? 2. So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. 3. Tại sao côn trùng có kích thước nhỏ, hệ tuần hoàn nhỏ nhưng hoạt động mạnh? VI. RÖT KINH NGHIỆM 17 PHỤ LỤC: BẢNG 1. CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP Hình thức hô hấp Đại diện Môi trƣờng sống Cơ quan hô hấp Đặc điểm trao đổi khí Ghi chú Qua bề mặt cơ thể ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp Nước, cạn chưa có Trao đổi khí trực tiếp qua bề mặt cơ thể. Riêng ở giun đất có cơ quan hô hấp là da. Bằng hệ thống ống khí Côn trùng Cạn Ống khí Ttrao đổi khí trực tiếp giữa tế bào và ống khí nhỏ nhất. Ống khí không có mao mạch. Bằng mang Cá, thân mềm, chân khớp Nước Mang Trao đổi khí diễn ra giữa các phiến nang với môi trường nước Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao. Bằng phổi Bò sát, chim, thú và người Cạn Phổi Trao đổi khí xảy ra ở các phế nang Sự thông khí thực hiện nhờ các cơ hô hấp. Chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: TUẦN HOÀN MÁU I. MỤC TIÊU: sau khi học xong bài này, HS phải 1. Kiến thức: - Hs đạt được các kiến thức cơ bản: biết thế nào tính tự động của tim, hệ dẫn truyền tim, khái niệm chu kỳ tim, nhịp tim, huyết áp, vận tốc máu 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng quan sát, trình bày ý kiến, rèn luyện ngôn ngữ - Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm 3. Thái độ : - Hs làm việc độc lập với các câu hỏi gợi mở, hợp tác nhóm để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn như: giải thích các vấn đề xoay quanh huyết áp và biện pháp duy trì sức khỏe tim mạch. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 18 1. Giáo viên : Giáo án điện tử, SGK, ti vi hoặc máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, học bài, đọc trước bài ở nhà. III. PHƢƠNG PHÁP: - Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. - Dạy học tình huống, dạy học nêu vấn đề IV. THÔNG TIN BỔ SUNG: V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra sĩ số 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : THAY BẰNG KHỞI ĐỘNG (3’) 3. NỘI DUNG BÀI MỚI Hoạt động của thầy và trò Nội dung III. Hoạt động của tim Gv sử dụng phương pháp trực quan – vấn đáp tìm tòi, nêu vấn đề để làm rõ nội dung. 1. Tính tự động của tim Hệ thống câu hỏi vấn đáp + ( Slide 5) Vì sao cắt rời tim cho vào dung III. Hoạt động của tim 1. Tính tự động của tim - Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim. - Do hệ dẫn truyền tim, gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. 19 dịch sinh lý tim vẫn hoạt động bình thường? + Thế nào là tính tự động của tim? Nguyên nhân tại sao tim có tính tự động? + (Slide 6) Hệ dẫn truyền tim bao gồm các cấu tạo nào? Cơ chế hoạt động như thế nào? HS dựa trên ảnh trực quan và gợi ý của Gv hình thành nội dung kiến thức 2. Chu kì hoạt động của tim Hệ thống câu hỏi vấn đáp + (slide 7, 8) Thế nào là chu kì tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? + (slide 9, 10) Nhịp tim là gì? Nhịp tim và khối lượng cơ thể có liên quan như thế nào? Các động vật khác nhau thì nhịp tim có giống nhau không? Tại sao? HS dựa trên ảnh trực quan, phân tích với sự gợi ý của Gv hình thành kiến thức. IV. Hoạt động của hệ mạch 1. Cấu trúc hệ mạch Gv đưa ảnh hệ thống mạch máu y/ cầu HS nêu được cấu trúc của hệ mạch HS quan sát slide 11 trả lời được y/cầu của Gv 2. Huyết áp Hệ thống câu hỏi vấn đáp (slide 12, 13) + Huyết áp là gì? + Huyết áp có mấy trị số? + Tại sao huyết áp lại có có 2 trị số: huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương)? + Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp HS dựa trên ảnh trực quan và gợi ý của Gv hình thành nội dung kiến thức TÌNH HUỐNG: Bạn Mỹ kiểm tra sức khỏe định kỳ, trên phiếu ghi Huyết áp: 75 – 115. Hỏi bạn Mỹ có bị bệnh về cao huyết áp không? 2. Chu kì hoạt động của tim - Chu kỳ tim: 1 lần co dãn nghỉ của tim. - Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ (0.1s) pha co tâm thất (0.3s) pha dãn chung (0.4s). - Nhịp tim: số chu kỳ tim/phút - Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. IV. Hoạt động của hệ mạch 1. Cấu trúc hệ mạch - Gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. 2. Huyết áp - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. - Huyết áp có 2 trị số: huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). - Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. - Huyết áp chịu ảnh hưởng bởi: lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu, 20 HS suy nghĩ trả lời. Đáp án: không. Vì trị số huyết áp biểu hiện bình thường trong giới hạn cho phép. HOẠT ĐỘNG NHÓM Gv y/cầu HS thảo luận nhóm trong 3 phút dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để giải quyết các tình huống tư duy sau: Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết giảm? Tại sao khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm? Tại sao người già hay bị cao huyết áp? Nghiên cứu hình19.3 và bảng19.2 SGK Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó. Gv nhận xét cho xem phim chứng nghẽn mạch máu do xơ vữa động mạch. Gv kết luận chung. 3. Vận tốc máu Hệ thống câu hỏi vấn đáp (slide 17, 18) + Vận tốc máu là gì? + Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch? + Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện trong hệ mạch? + Tại sao tốc độ máu chậm nhất ở mao mạch? HS dựa trên ảnh trực quan và gợi ý của Gv hình thành nội dung kiến thức 3. Vận tốc máu - Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây. - Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. - Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào. 4. CỦNG CỐ 21 5. MỞ RỘNG Gv mở rộng các vấn đề sau cho HS tìm hiểu. - Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? (xem video về tăng huyết áp – kẻ thù giết người thầm lặng) - Làm thế nào để có hệ tim mạch khỏe mạnh ???? 6. DẶN DÒ : 3’ Học sinh về nhà - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 85. - Chuẩn bị bài thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người: - Đọc trước cách đếm nhịp tim, cách đo huyết áp. - Kẻ bảng 21 SGK trang 93 vào bài thu hoạch thực hành VI. RÖT KINH NGHIỆM 22 KẾ HOẠCH BÀI HỌC: BÀI TẬP CHƢƠNG I I. MỤC TIÊU: sau khi học xong bài này, HS phải 1. Kiến thức: - Hệ thống được kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, thực nghiệm. - Rèn kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm 3. Thái độ : - Có thái độ khoa học, khách quan về các sinh lí trong cơ thể, vận dụng để bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe bản thân và cộng đồng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên : Giáo án, bài giảng điện tử, SGK hoặc ti vi. 2. Học sinh: SGK, làm bài ở nhà. Lập 4 nhóm nhỏ tham gia hoạt động ôn tập theo yêu cầu và hướng dẫn của Gv. III. PHƢƠNG PHÁP: Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ. Dạy học nêu vấn đề IV. THÔNG TIN BỔ SUNG: V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: Kiểm tra sĩ số 2. KIỂM TRA BÀI CŨ : tích hợp trong bài ôn tập. 3. NỘI DUNG BÀI MỚI TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Định hướng nội dung chuyên đề ôn tập. Trò chơi: Xếp tranh chủ đề Mỗi nhóm được bốc các mảnh ghép về các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Yêu cầu thực hiện hoàn chỉnh tranh và dán lên bảng. Thời gian: 120s 23 ? Gv đặt câu hỏi: Các bức tranh này đều nói lên một chủ đề. Đó là chủ đề gì? HS: trả lời. GV dẫn dắt vào bài ôn tập. Tranh: Gv chuẩn bị sẵn. 32’ Hoạt động 2: CHINH PHỤC KIẾN THỨC Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ các nội dung, thấy được mối liên quan kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Hs hệ thống và khái quát hóa kiến thức chương I. 10’ GV yêu cầu các nhóm HS: - Dựa vào hình 22.1: + Thể hiện một số quá trình trong cây. Hãy chỉ rõ quá trình gì xảy ra trong cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu. + Hãy viết câu trả lời vào các dòng từ a → e dưới đây. → nêu vai trò của mỗi quá trình. Tất cả đại diện 4 nhóm trình bày ý kiến thảo luận. Gv chấm chọn, cho điểm. Bổ sung: mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi trắc nghiệm về các quá trình chuyển hóa trong cơ thể thực vật. (Nội dung: file bài giảng) Các nhóm tiếp tục hoàn chỉnh câu 2: - Điền các chất cần thiết vào vị trí có dấu hỏi trong sơ đồ hình 22.2 → nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. Gv chấm chọn, cho điểm. Bổ sung: Các nhóm trả lời 2 câu hỏi trắc nghiệm về các quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật. (Nội dung: file bài giảng) I. Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật 1. Mối quan hệ dinh dƣỡng ở thực vật - CO2 khuếch tán qua khí khổng vào lá. - Quang hợp trong lục lạp ở lá. - Dòng vận chuyển đường saccarôzơ từ lá xuống rễ theo mạch rây trong thân cây. - Dòng vận chuyển nước và các iôn khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá. - Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin ở trên lớp biểu bì lá. 2. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp - Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp. Sản phẩm của hô hấp lại chính là các chất tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp. 24 25’ Gv cho thêm điểm cộng với các nhóm trả lời câu hỏi điểm thưởng. Gv khái quát, hệ thống nội dung chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật Gv tổng kết điểm cho các nhóm. GV cho các cụm từ đặc trưng về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. Nhiệm vụ của HS: nhóm các cụm từ có liên quan với nhau. Kết quả: Gv nhận xét, cho điểm GV vấn đáp cùng HS xây dựng hệ thống kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật Các nhóm hoàn thành các yêu cầu sau: 1. Điền dấu x vào các ô trống phù hợp ở bảng 22 SGK về các quá trình tiêu hoá cơ học hoặc tiêu hoá hoá học ở ĐV đơn bào, ĐV có túi tiêu hoá và ĐV có ống tiêu hoá. 3. Khái quát kiến thức chuyển hóa vật chất, năng lƣợng ở thực vật. Sơ đồ khái quát: II. Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật 1. Tiêu hoá ở động vật Quá trình tiêu hoá Tiêu hoá ở ĐV đơn bào Tiêu hoá ở ĐV có túi tiêu hoá Tiêu hoá ở ĐV có ống tiêu hoá Hô hấp Quang hợp Dinh dưỡng ni tơ Thoát hơi nước Sự vận chuyển các chất trong cây Sự hấp thụ nước và muối khoáng Chuyển hóa VCNL ở thực vật Hệ tiêu hóa Tiêu hóa nội bào Tiệu hóa nội bào và ngoại bào Tiêu hóa ngoại bào Hệ hô hấp Hô hấp qua bề mặt Hô háp bằng HT ống khí Hô hấp bằng mang Hô háp bằng phổi Hệ tuần hoàn Cân bằng nội môi Dịch TH Tim HT mạch máu Hở đơn Kín kép 25 2. Trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức tiêu hóa (Nội dung: file bài giảng) Gv cho điểm. Gv yêu cầu các nhóm hoàn thành các yêu cầu sau: - Cho biết cơ quan trao đổi khí ở thực vật và động vật? - So sánh sự trao đổi khí ở động vật và thực vật. Gv hoàn chỉnh kiến thức và cho điểm cho các nhóm HS * Gv yêu cầu các nhóm Hs trả lời: Tìm ra số phát biểu đúng về hệ hô hấp ở động vật, số phát biểu nào nói về sự trao đổi khí ở thực vật. GV tổng kết điểm cho 4 nhóm. Gv yêu cầu các nhóm hoàn thành các yêu cầu sau: - Cho biết hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở thực vật và hệ thống vận chuyển máu ở động vật? - Cho biết động lực vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở thực vật và máu ở động vật? - Quan sát hình 22.3 và trả lời: + Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường như thế nào? + Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể (với chuyển hóa nội bào)? Các nhóm thảo luận và trình bày. Gv nhận xét, cho điểm. * Gv yêu cầu các nhóm Hs trả lời: Tìm ra số Tiêu hoá cơ học x Tiêu hoá hoá học x x x 2. Hô hấp ở động vật - Cơ quan trao đổi khí ở động vật: bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi. - Cơ quan trao đổi khí ở thực vật: chủ yếu thông qua khí khổng (ở lá) và bì khổng (ở thân). Sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và động vật: - Giống: Lấy O2 và thải CO2 - Khác: + Thực vật: trao đổi khí qua quá trình hô hấp và quang hợp. + Động vật: nhờ cơ quan hô hấp (bề mặt cơ thể, mang, ống khí, phổi). 3. Hệ tuần hoàn ở động vật - Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), ôxi; thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, Co2) và nhiệt. - Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn. - Hệ hô hấp tiếp nhận ôxi chuyển vào hệ tuần hoàn. - Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxi đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. - Các chất dinh dưỡng và ôxi tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2. - Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài. 26 phát biểu đúng về chức năng của các hệ cơ quan ở động vật. Gv cho điểm thưởng. 5’ Hoạt động 3: VẬN DỤNG Mục tiêu: Hs vận dụng kiến th
Tài liệu đính kèm: