Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích hệ thống thi ảnh trong bài thơ đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích hệ thống thi ảnh trong bài thơ đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

Hình ảnh “khối vuông ru bích”

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được Thanh Thảo viết năm 1979 và nằm trong tập thơ Khối vuông ru-bích xuất bản năm 1985. Nhan đề tập thơ phần nào đã hé mở cho người đọc về quan niệm của Thanh Thảo về thơ hiện đại.

“Ru-bích – đó là cấu trúc thơ” bởi “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Ru-bích là trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp” (Thanh Thảo). Những khối vuông ru-bích nhiều sắc màu. Mỗi lần đưa tay để xoay các mặt của khối vuông ru-bích, ta lại có những mặt ru-bích mới với những sắc màu mới. Thật là khó để đưa tất cả những ô vuông cùng màu về một mặt. Có nghĩa là cấu trúc ru-bích là cấu trúc không cố định, nó biến đổi, linh hoạt sau mỗi lần xoay. Mượn cấu trúc ru-bích, Thanh Thảo sáng tạo nên Đàn ghi ta của Lor-ca, gồm 6 khổ thơ, trong đó không có bất kì một dấu chấm, phẩy nào, như thể bài thơ cũng là một cấu trúc ru-bích 6 mặt, dễ dàng xoay chuyển, ý nghĩa biến đổi linh hoạt tùy cách hiểu từng người. Do đó, người đọc trở thành người đồng sáng tạo với Thanh Thảo.

 

doc 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 858Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân tích hệ thống thi ảnh trong bài thơ đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
or-ca là nhắc đến một người nghệ sĩ lớn cả về âm nhạc và thi ca đồng thời cũng nhắc đến một người chiến sĩ kiên cường trong đấu tranh chống lại chế độ phát xít Phrăng-cô ở Tây Ban Nha đầu thế kỉ XX. Ông từng được mệnh danh là con sơn ca của xứ sở bò tót, là người nghệ sĩ dân gian luôn đồng hành cùng cây đàn ghi ta một nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha. Ông luôn có mặt trong những lễ hội văn hoá truyền thống để cất lên tiếng hát, tiếng đàn đầy khát vọng sống, khát vọng tự do và tình yêu đời thiết tha. Người nghệ sĩ lãng du ấy tồn tại trên đời như một cơn gió luôn khao khát bay xa. Ông là một trong những người nghệ sĩ đi tiên phong trong việc đổi mới, cách tân nghệ thuật ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Lor-ca là cái gai nhọn, sắc trong mắt chính quyền phát xít. Ngày 19 tháng 8 năm 1936, ông bị chính quyền phát xít giết hại và vứt xác xuống giếng. Sự kiện ấy khiến cả đất nước Tây Ban Nha đau đớn, bàng hoàng và bừng tỉnh như sau một cơn chấn địa kinh hoàng. Giới nghệ sĩ chân chính mất đi một người bạn lớn, một khối sáng tạo tuyệt vời, người dân Tây Ban Nha và những trái tim yêu chuộng hoà bình trên thế giới mất đi một điểm tựa tinh thần trên con đường tranh đấu. Nhưng sự mất đi của Lor-ca chỉ giản đơn là sự mất mát về thể xác, ông vẫn luôn có một chỗ đứng, một sức sống bất diệt trong muôn triệu trái tim trên thế giới. Ông là một biểu tượng vĩnh hằng về người nghệ sĩ, chiến sĩ chiến đấu đến cùng cho cái đẹp, cho tự do.
b. Về văn hóa Tây Ban Nha
Văn hóa Tây Ban Nha được nhân loại biết đến với những phạm vi ngỡ như có phần tương phản nhau. Đó là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Những biểu tượng này vừa sôi động, hào hùng vừa đắm đuối mê say mang trong nó cả cuộc sống cuồng nhiệt lẫn bóng dáng tử thần đã hình thành nên một phong cách Tây Ban Nha đặc thù. Khi sáng tạo thi phẩm “ Đàn ghita của Lorca” , Thanh Thảo đã nắm chắc những nét văn hóa đã trở thành biểu tượng không thể tách rời trong đời sống Tây Ban Nha đó. Hình ảnh đấu sĩ trở thành biểu tượng của niềm kiêu hãnh Tây Ban Nha. Nhưng không chỉ có thế, bài thơ bắt đầu bằng ngay chính ba biểu tượng văn hóa then chốt nhất của xứ sở của các đấu sĩ: tiếng đàn, áo choàng, âm thanh vũ điệu Flamenco.
Âm thanh đi ngay sau tiếng đàn. Có nghĩa đàn ghi ta đang chơi điệu Flamenco. Đây là điệu nhạc phóng túng, kết hợp cả tư thế nhảy, tiếng vỗ, tiếng búng ngón tay lẫn tiếng chân gõ nhịp trên sàn gỗ. Điệu Flamenco vừa là một thể nhạc và một điệu nhảy xuất phát từ vùng Andalusia của Tây Ban Nha. Nơi ấy cũng chính là quê hương của Lor-ca, nhà thơ được mệnh danh là “con họa mi xứ Andalusia”, là “nghệ sĩ hát rong của miền đất tự do Andalusia”. Không lâu sau, Flamenco lan rộng khắp đất nước Tây Ban Nha và trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước. 
Trong khi đàn ghi ta gần như phổ biến trên toàn thế giới, thì môn đấu bò hầu như không rời khỏi biên giới Tây Ban Nha (còn có ở Mexico). Cả ba biểu hiện văn hóa Tây Ban Nha này ít nhiều đều gắn với nhịp điệu, tiết tấu phóng khoáng, lãng tử của xứ sở Tây Ban Nha.
3. Căn cứ vào nét tương đồng giữa thế giới hình ảnh thơ của Lor-ca và hình ảnh thơ trong thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh thảo)
Người đọc sẽ gặp nhiều điểm tương đồng trong thơ Thanh Thảo và thơ Lor-ca. Có thể gặp một số hình ảnh như sau:
*Hình ảnh cây đàn ghita và khát vọng của nhà thơ
Thơ Lor-ca
Đàn ghi ta của Lor-ca
(Thanh Thảo)
Bài Ghi nhớ
“Khi tôi chết
nhớ chôn tôi với cây đàn ghi ta
dưới cát.
Khi tôi chết
giữa hàng cam
cụm húng.
Khi tôi chết
hãy chôn tôi, nếu các anh em mong muốn
trong chiếc chong chóng.
Khi tôi chết!” (Đan Tâm dịch)
-> ta thấy Lor-ca xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Đặc biệt rất siêu thực là khi ngỏ ý có thể được mai táng trong chiếc chong chóng
Bài Ghi ta khóc
Ghi ta bần bật khóc
Buổi sáng vỡ bình yên
Ghi ta bần bật khóc
Không thể nào dập tắt
Không thể nào bắt im.
Ghi ta khóc không ngừng
Thanh Thảo lấy cảm hứng kiêu hùng, lãng mạn từ bài thơ này để sáng tác nên Đàn ghi ta của Lor-ca. Hình ảnh đàn ghita xuất hiện ở nhan đề và lời đề từ của tác phẩm.
Có sự liên hệ nào đó giữa tiếng “ghi ta khóc” và “giọt nước mắt vầng trăng” của Thanh Thảo. Dẫu có đọc nhiều hay đọc ít Lor-ca thì Thanh Thảo vẫn cứ là người rất thấu hiểu Lor-ca và cũng là người đã xâm nhập được vào hồn cốt thi ca của thi nhân bậc thầy này.
*Hình ảnh về cái chết, và máu
Thơ Lor-ca
Đàn Ghi ta của Lor-ca 
Lor-ca làm nhiều bài thơ về cái chết
 Bài “Than thở về cái chết”
Trên bầu trời đen,
những con rắn nước vàng vàng nho nhỏ.
Tôi sinh ra đời với đôi con mắt
và lúc này, không con mắt, ra đi.
Hỡi Đức chúa của nỗi đớn đau lớn nhất!
Và kế đó,
một ngọn nến, một tấm chăn
trên mặt đất.
Tôi đã muốn tới nơi
những kẻ ngay lành tới.
Và tôi đã tới đấy, Chúa ơi!
Nhưng kế đó,
một ngọn nến, một tấm chăn
trên mặt đất.
 (Diễm Châu dịch)
Hình ảnh về cái chết của Lor-ca
“Tây Ban nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du”
Thi pháp liền kề, đối ngẫu và sắp đặt ngẫu nhiên ở đây rất giống với cách làm trong thơ Thanh Thảo. Ngay cả động tác ném quả chanh vào gió vẫn gợi trong ta hành động “ném lá bùa vào xoáy nước” của Lor-ca trong thơ Thanh Thảo.
*Vẻ đẹp các sắc màu
Thơ Lor-ca
Đàn Ghi ta của Lor-ca 
Bài “Cam và chanh”
Cam và chanh.
Tội nghiệp thằng bé
Đau tình!
Cam và chanh.
Tội nghiệp con bé
Thiệt là xinh!
Chanh.
(Mặt trời đùa
Với hoa cỏ màu xanh).
Cam.
(Trên ngọn sóng
Màu xanh).
Màu sắc tiếng đàn:
“..Tiếng ghi ta nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”
Căn cứ vào hệ thống hình ảnh liên văn bản, cá nhân người viết và chắc có lẽ mọi người sẽ có thể cảm nhận được nhiều điều, nhiều ý nghĩa trên một hình ảnh gốc. Đọc thơ Thanh Thảo viết về Lor-ca, chúng ta đâu chỉ xúc động trước hình tượng nghệ sĩ chân chính xả thân cho lí tưởng cao đẹp, mà còn biết được nhiều điều về thơ Lorca và sau đó là chính phong cách thơ Thanh Thảo.
II. Phương hướng tiếp cận hệ thống thi ảnh trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”:
1.Trình tự tiếp cận
Trong quá trình giảng dạy, tôi thực hiện việc tiếp cận tác phẩm theo hai hướng, linh hoạt thay đổi tùy từng đối tượng học sinh, đó là:
 -Tiếp cận hình ảnh theo hướng bổ ngang bài thơ, tức là dạy đến đoạn nào thì khai thác những hình ảnh trọng tâm ở đoạn đó.
 - Tiếp cận hệ thống hình ảnh theo nhóm:
 + Hệ thống hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng đàn ghi ta.
 + Hệ thống hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Lor-ca.
2. Cách thức tiếp cận
a. Phân loại hệ thống hình ảnh:
Trong bài thơ Đàn ghita của Lor-ca có hai loại hình ảnh
 Thứ nhất là hình ảnh ít nhiều gắn với cái thực, như “ Tây Ban Nha -áo choàng đỏ gắt”, “Tây Ban Nha-hát nghêu ngao”, cái thực ở đây là ở chỗ nó gắn liền với hình ảnh thực trong văn hóa Tây Ban Nha, hoặc một sự kiện nào đó trong đời Lorca. 
 Thứ hai là hình ảnh hoàn toàn tượng trưng siêu thực, như “tiếng đàn-bọt nước”, “tiếng ghi ta nâu” , “tiếng ghi ta xanh” , “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”Thanh Thảo kiến tạo những hình ảnh rất lạ, tạo mối liên kết giữa âm thanh và hình ảnh, ấn tượng và đầy gợi mở .
b. Các bước tiếp cận
 Tiếp cận thơ Thanh Thảo rõ ràng phải dựa vào đặc trưng hình ảnh thơ siêu thực - tượng trưng. Do đó con đường tiếp cận không thể là con đường thẳng, mà luôn có rất nhiều nhánh rẽ. Điều quan trọng là tìm được những hình ảnh, sắp xếp thành hệ thống, từ đó tái hiện những liên tưởng rồi tìm ra các tầng ý nghĩa khác nhau, bước cuối cùng là xâu chuỗi các ý nghĩa này lại trong một mối liên hệ nhất định.
 Với hình ảnh ít nhiều gắn với cái thực có thể thông qua tái hiện kiến thức (về văn hóa Tây Ban Nha và cuộc đời Lor-ca), để giúp học sinh dễ dàng nắm bắt ý nghĩa. Chẳng hạn như hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, học sinh sẽ phát hiện được áo choàng là áo khoác ngoài màu đỏ của các võ sĩ đấu bò tót ở Tây Ban Nha, như vậy hình ảnh Lor-ca được khắc họa trên nền tảng văn hóa quê hương mình. Học sinh sẽ nhận xét được sắc thái đặc biệt của màu “ đỏ gắt”, đó có thể còn là màu máu, điều đó gợi lên không khí khốc liệt của đấu trường chính trị Tây Ban Nha lúc bấy giờ, và chính Lor-ca là người đã phải đổ máu.
 Với hình ảnh hoàn toàn tượng trưng, siêu thực, giáo viên gợi cho học sinh thấy mỗi hình ảnh đó gợi liên tưởng đến điều gì, tái hiện hình ảnh và đi tìm ý nghĩa từng hình ảnh. Trong thế giới liên tưởng rất đa dạng đó, nhất định sẽ tìm được những mối liên hệ, liên kết. Từ đó học sinh sẽ tổng hợp được ý nghĩa và hiểu logic của hình ảnh là ở bên trong chứ không phải sự xa cách trong thế giới thực tại. Chẳng hạn như hình ảnh mở đầu thi phẩm : “những tiếng đàn bọt nước”, tôi gợi ý học sinh liên tưởng tiếng đàn ở đây gợi âm thanh đàn ghi ta. Một nhạc cụ đặc trưng của người Tây Ban Nha, sinh thời Lor-ca được mệnh danh là “con chim họa mi của xứ sở Andalusia”, do đó tiếng đàn ghi ta là biểu tượng cho khát vọng nghệ thuật và cuộc đời của Lor-ca. Bọt nước gợi sự mong manh, ngắn ngủi, tan vỡ đột ngột nhưng sinh sôi bất tận. Đó là một hình ảnh thị giác gợi cái hữu hạn mong manh, cái phù du trôi nổi. Cũng như âm thanh tiếng đàn, ở ý nghĩa vật chất, là cái tồn tại trong một khoảng hữu hạn của thời gian, vang lên rồi tắt. Cũng như đời người, sinh ra rồi lại mất đi. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được, với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, hỉnh ảnh “tiếng đàn-bọt nước” gợi cuộc đời ngắn ngủi nhưng bất tử của Lor-ca.
3. Những hình ảnh cần khai thác 
a.Hình ảnh “khối vuông ru bích” 
Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được Thanh Thảo viết năm 1979 và nằm trong tập thơ Khối vuông ru-bích xuất bản năm 1985. Nhan đề tập thơ phần nào đã hé mở cho người đọc về quan niệm của Thanh Thảo về thơ hiện đại. 
“Ru-bích – đó là cấu trúc thơ” bởi “Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Ru-bích là trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp” (Thanh Thảo). Những khối vuông ru-bích nhiều sắc màu. Mỗi lần đưa tay để xoay các mặt của khối vuông ru-bích, ta lại có những mặt ru-bích mới với những sắc màu mới. Thật là khó để đưa tất cả những ô vuông cùng màu về một mặt. Có nghĩa là cấu trúc ru-bích là cấu trúc không cố định, nó biến đổi, linh hoạt sau mỗi lần xoay. Mượn cấu trúc ru-bích, Thanh Thảo sáng tạo nên Đàn ghi ta của Lor-ca, gồm 6 khổ thơ, trong đó không có bất kì một dấu chấm, phẩy nào, như thể bài thơ cũng là một cấu trúc ru-bích 6 mặt, dễ dàng xoay chuyển, ý nghĩa biến đổi linh hoạt tùy cách hiểu từng người. Do đó, người đọc trở thành người đồng sáng tạo với Thanh Thảo.
b. Hình ảnh tiếng đàn ghi ta:
*Hình ảnh tiếng đàn được đặc tả trong bài thơ
Đàn ghi ta xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm như một sinh thể có dáng hình, màu sắc, có số phận, có cả máu và cái chết đẹp lấp lánh, huyễn hoặc đến ám ảnh.
Tiếng đàn có hình khối và sinh mệnh:
 +Những tiếng đàn bọt nước
 +Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
 +Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
 +Không ai chôn cất tiếng đàn
 Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
GV định hướng những hình ảnh, màu sắc, hình khối và âm thanh mà Thanh Thảo đã sử dụng, có khả năng gợi mở một bức tranh về tài năng và số phận của Lor-ca với sức ám ảnh lạ lùng.
+ “ tiếng đàn bọt nước”: Trước tiên giáo viên gợi ý học sinh liên tưởng đến đó là một hình ảnh bọt nước trong những cơn mưa rào hữu hạn mong manh, là cái phù du trôi nổi, đồng thời “bọt nước” hiện tan, tan lại hiện, mong manh nhưng không thể tiêu diệt, nó tồn tại mãi mãi trong mối quan hệ tự hủy và tái sinh, sinh sôi bất tận. do đó nước cũng gắn với sự trường tồn. Cũng như âm thanh tiếng đàn, ở ý nghĩa vật chất, là cái tồn tại trong một khoảng hữu hạn của thời gian, vang lên rồi tắt. Cũng như đời người, sinh ra rồi lại mất đi. Đó là liên tưởng đầu tiên lạ lùng, gợi nhiều ám ảnh và mang dự cảm không lành về tiếng đàn ghita của Lorca. Hình khối “tròn” gợi sự hoàn tất, “vỡ tan” gợi sự mất mát, một kết thúc của sự tồn tại mong manh, khi tiếng ghi ta vang lên những âm thanh cuối cùng của giai điệu cuộc sống cũng là khi sự sống đột ngột chấm dứt. Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện cuộc đời Lor-ca, rất ngắn ngủi và đau thương. Học sinh sẽ phát hiện được mối liên hệ giữa hai hình ảnh này với cuộc đời Lorca: cuộc đời ngắn ngủi mong manh như bọt nước, nhưng lại tồn tại lâu bền, bất tử với thời gian.
+ “ tiếng đàn ghi ta ròng ròng máu chảy” : là sự sống ở dạng đau thương và bi tráng nhất. “Tiếng ghi ta” là giai điệu , là sự sống của tâm hồn nhưng “ròng ròng máu chảy” lại gợi liên tưởng những vết thương đau đớn và sự sống đang hủy diệt tàn bạo nhất. Đây cũng là một cách liên tưởng rất tự nhiên và tất yếu từ thực tế cuộc đời Lor- ca. Nó cho thấy số phận đau đớn của Lor-ca và tiếng đàn của Lor-ca như trở thành một sinh thể có linh hồn, cũng bị “ chảy máu” tổn thương, tức tưởi, và đau đớn như chính con người.
+ “ không ai chôn cất tiếng đàn”: Đặt tiếng đàn bên cạnh hình ảnh “cỏ mọc hoang” là liên tưởng rất lạ, độc đáo. Sắc cỏ từng bừng xanh trong trường ca những người đi tới biển (Thanh Thảo):
 “Mười tám hai mươi sắc như cỏ 
 Dày như cỏ 
 Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ 
 Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt 
 Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất 
 Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên 
 Hơn một điều bất chợt 
 Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình 
 (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc) 
 Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc? 
 Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em...”
 Hình ảnh cỏ hoang gợi sức sống mãnh liệt, và sự lan tỏa không gì ngăn cản được, vừa là chứng nhân, vừa là sự tri âm của người lãng tử. Học sinh cần so sánh với câu thơ đề từ, để thấy được cây đàn của Lorca có thể bị chôn vùi, thể xác của Lorca có thể bị vùi lấp, song tài năng nghệ thuật, tinh anh trí tuệ, khát vọng tình yêu của Lorca luôn được trân trọng và lưu giữ bởi “tiếng đàn” ấy mang trong nó một sức sống, một sức mạnh vượt qua mọi không gian, thời gian, và trở ngại, để mãi ngân vang tiếng tơ của tình yêu của lí tưởng nghệ thuật cao cả, từ đó vẫy gọi để kết nối mọi cá nhân trong khát vọng vươn tới tự do và sáng tạo. Đây cũng là lời khẳng định giá trị của nghệ thuật vĩnh cửu: nghệ thuật nằm ngoài mọi quy luật của sự băng hoại chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.
Tiếng đàn có âm thanh: Li la li la li la
 Chuỗi âm thanh li-la li-la li-la hai lần xuất hiện trong tác phẩm khiến cho bài thơ có kết cấu của bản giao hưởng. Nếu chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở phần đầu như những nốt dạo đầu nhẹ nhàng có tác dụng tái hiện hình ảnh một người nghệ sĩ lãng du, điệp từ tiếng ghi ta dồn dập ở phần giữa giống như đoạn cao trào diễn tả giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor-ca thì chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở phần cuối tác phẩm là những nốt nhạc cuối cùng ngân vang viên mãn như sức sống bất diệt của Lor-ca.
 “Li la li la li la” cũng không đơn thuần chỉ là âm thanh tiếng đàn, mà còn gợi lên hình ảnh của loài hoa tử đinh hương ngọt ngào và quyến rũ của đất trời châu Âu mỗi độ xuân sangTất cả, tạo nên sự giao thoa kỳ diệu mà đầy gợi cảm giữa hình ảnh, mầu sắc, hình khối và âm thanh
Tiếng đàn có màu sắc 
 +Tiếng ghita nâu Bầu trời cô gái ấy
 +Tiếng ghita lá xanh biết mấy
 +Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghita màu bạc
 Giáo viên gợi mở để học sinh cảm nhận mỗi sắc màu trong câu thơ gợi đến hình ảnh nào, từ đó cảm nhận được ý nghĩa của tiếng đàn. 
 Màu “nâu”có thể là màu của vỏ đàn giản dị, mộc mạc, màu của đất đai quê hương đầy thân thương...đó là gam màu trầm đầy nỗi u buồn. Song khi gắn với “bầu trời cô gái ấy” thì “tiếng ghita nâu” đã là âm vang và màu sắc của tình yêu, tiếng ghita đã chứa đựng trong nó thế giới của những rung động tình yêu say mê đắm đuối. Lạ là ở chỗ âm thanh tiếng ghita lại mở ra một khoảng trời, một phần đời sống riêng tư với tình yêu dành cho “cô gái ấy” nghĩa là nó chứa đựng cái phần cuộc sống riêng tư mà cũng rạo rực say mê. 
 Tiếng ghi ta lá xanh tràn đầy nhựa sống, như tiếng gọi của cuộc đời đang tha thiết níu giữ một con người biết yêu cái đẹp. Và đây là tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy trước sự vùi dập, đập nát, huỷ hoại phũ phàng của thế lực tàn bạo. Qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tiếng đàn ghi ta đâu chỉ còn giản đơn là âm thanh mà nó đã hoá thành màu sắc: xanh, nâu; thành hình khối: tròn; thành chuyển động: ròng ròng, vỡ tan; thành thân thể và cái chết: máu chảy. Một tiếng đàn mà ôm trọn bao điều không dễ nói. ở tiếng đàn kia có một con người, một số phận đau thương và có thêm một trái tim đồng cảm đang dồn dập đập những nhịp đau.
 Hình ảnh chiếc ghi ta màu bạc khi Lor-ca đi về cõi siêu sinh cũng là một hình ảnh đặc sắc. Màu nâu muôn thủa của thùng gỗ ghi ta bỗng hoá thành con thuyền thơ lấp lánh, toả sáng, cùng người nghệ sĩ yêu đàn đi vào bất tử. Đàn còn chỉ là đàn nữa không hay đã đã hoá thành linh hồn, thành số phận?
 Từ sự cảm nhận cụ thể trên, học sinh sẽ thấy được điều rất đặc biệt, trong thơ Thanh Thảo không còn là tiếng đàn ghi ta bình thường nữa, mà trở thành một sinh thể có linh hồn, song hành với cuộc đời của Lor-ca. 
 c. Hình ảnh vầng trăng:
 Vầng trăng cũng là một hình ảnh thơ quen thuộc trong thơ. Do đó trước khi cảm nhận vầng trăng trong thơ Thanh Thảo, có thể yêu cầu học sinh đọc vài câu thơ viết về trăng trong thơ Việt Nam cổ điển và hiện đại, từ đó học sinh cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, biểu tượng cho cái đẹp, cho hòa bình, cho khát vọng của con người.
 Trong bài thơ này, trăng xuất hiện hai lần và mỗi lần mỗi vẻ:
 Lần đầu trăng xuất hiện là một vầng trăng chếnh choáng. Học sinh cần cảm nhận được sắc thái biểu đạt của từ láy này, hai tiếng chếnh choáng gợi cảm giác trăng như chao đảo, chênh chao, như ngất ngây, say đắm bởi tiếng đàn bọt nước miên man của người nghệ sĩ hay trăng được ngắm nhìn qua tâm trạng say đắm, ngất ngây của một tâm hồn nghệ sĩ yêu vẻ đẹp rạng ngời, lung linh, lấp lánh của thiên nhiên và của thơ ca?. Hình ảnh người kị sĩ đi dưới trăng, trên “ yên ngựa mỏi mòn” gợi liên tưởng đến giấc mơ hiệp sĩ của Đôn Kihôtê (Xecvantec), lại cũng gợi ra một ấn tượng lãng mạn, say đắm, một hình tượng đậm chất lý tưởng và chất nghệ sĩ.
 Lần hai, khi Lor-ca đã đi về cõi chết, vầng trăng một lần nữa lại xuất hiện nhưng buồn hơn, đẹp hơn và cũng ám ảnh, lay động lòng người hơn:
 giọt nước mắt vầng trăng
 lonh lanh trong đáy giếng
Ở đây trăng như khóc thương cho người nghệ sĩ, cho cái đẹp bị vùi dập, bị huỷ hoại một cách phũ phàng nơi đáy giếng. Bóng trăng in xuống đáy nước mà ngỡ giọt châu của vũ trụ, của thiên nhiên nhỏ xuống muôn năm để xót đau, thương tiếc một số phận oan khuất. Còn lời tôn vinh, ngợi ca nào hơn thế đối với một người nghệ sĩ?
d. Những hình ảnh gợi lên cuộc đời,số phận bi thảm của Lor-ca
*Hai hình ảnh có mối liên hệ tương phản, đối lập
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
Tây Ban Nha
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ
Cuộc đời của một Lor-ca chàng kị sĩ lãng du, đi khắp các miền đất nước tự truyền bá những sáng tác ngôn ngữ, tiếng nói giọng điệu chính con người mình. Lor-ca với tâm hồn thanh thản phong thái tự do như một người du ca, hát lên bài ca thơ do mình mình sáng tác
Dân tộc Tây Ban Nha đã choáng váng đến tột độ, đau đớn đến tột cùng và bàng hoàng đến ghê sợ, khi hiện thân của khát vọng, tự do và tinh thần chiến đấu không mệt mỏi cho lí tưởng cách tân nghệ thuật, cho sự ngợi ca cái đẹp Lor-ca bị sát hại tàn bạo.
->Sự trả giá bằng chính sinh mệnh của người nghệ sĩ thiên tài cho những khát vọng cách tân và sáng tạo nghệ thuật.
* Hình ảnh đề cập tới sự bất tử của Lor-ca
 “Chàng đi như người mộng du” : 
Mộng du có thể cảm nhận đó là trạng thái tâm hồn như thoát khỏi thế giới thực tại để sống và bay bổng trong một thế giới khác. Như vậy phải chăng Lor-ca đang đi vào hành trình của cõi bất tử, hay tâm hồn ông đang phiêu diêu trong thế giới của nghệ thuật. Hình tượng tiếng đàn và Lorca, đã vượt ra khỏi giới hạn vật chất của âm thanh và hình ảnh để trở thành biểu tượng tinh thần có sức sống bất diệt.
 Hình ảnh“giọt nước mắt vầng trăng/ long lanh trong đáy giếng”: Giáo viên gợi mở để học sinh cảm nhận được ý nghĩa biểu tượng của từng hình ảnh: “nước mắt”, “vầng trăng”, “đáy giế

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_tich_he_thong_thi_anh_trong_bai_t.doc