I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản thân là giáo viên tiểu học. Người gieo mầm xanh cho đất nước, người đem
lại hạnh phúc sự yên tâm cho mỗi gia đình. Trẻ em trước xã hội phát triển các em
được ăn học, phát triển toàn diện. Trước sự đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Đặc
biệt là chương trình đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Dạy học theo chương trình
GDPT mới phát huy năng lực và phẩm chất của người học. Các em tiếp cận môi
trường học tập hiện đại, tích cực đọc thông viết thạo, tính toán nhanh nhẹn, viết
đúng, viết nhanh rõ ràng là mục tiêu để các em phấn đấu. Là người đặt nền móng xây
những viên gạch đầu tiên cho ngôi nhà vững chắc, cô giáo lớp 1 tràn đầy nhiệt huyết,
là người tiên phong trong con đường đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học, sáng
tạo và đổi mới trong giáo dục. Tôi đến với Tây Nguyên bởi một cái duyên đó là tình
yêu nghề mến trẻ. Đã 11 năm bước vào nghề, thời gian chưa dài nhưng những niềm
vui nỗi buồn, những khó khăn vất vả, những thành tích đạt được cũng đủ để tôi vững
vàng, yêu nghề, tự hào về sự nghiệp trồng người mà tuổi thơ đã từng ao ước. Tôi
được phân công giảng dạy lớp 1, gặp rất nhiều khó khăn. Giảng dạy giữ vai trò và
trọng trách rất lớn để quyết định được kết quả học tập và hình thành rèn luyện đạo
đức để các em bước vào đời. Công tác trên vùng đất Cao Nguyên đầy nắng và gió.
Nơi có sự góp mặt của các dân tộc anh em dân tộc Tày, Nùng, ÊĐê, Thái, Dao,
Mường đến làm kinh tế mới. Các em đang gặp khó khăn về học tập, khó khăn về
cuộc sống gia đình, khó khăn về tinh thần và vật chất. Các em rụt rè và tự ti trong
giao tiếp, tiếng phổ thông còn hạn chế. Khả năng tiếp thu bài của học sinh dân tộc có
phần gặp khó khăn hơn với những học sinh thị trấn. Các em cảm thấy sợ khi học, còn
nhút nhát không muốn giao tiếp khi tới trường. Học sinh DTTS hay nghỉ học và đi
học không đều giáo viên gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Cách tổ chức dạy học
chưa thu hút học sinh, chưa có nhiều đồ dùng dạy hoc phong phú bắt mắt và các trò
chơi để các em thấy vui, tự tin học tập, phát triển năng lực bản thân nên cũng là lí do
học sinh không hào hứng và cảm thấy áp lực trước những buổi học các con không
thích các em lại nghỉ học.
bản cần thiết để chuẩn bị lên lớp 2 học sinh, giáo viên, lớp học ngoan nề nếp. Lễ phép đoàn kết giúp đỡ bạn Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 7 bè 100% học sinh lên lớp đọc viết nhanh nhẹn, thành thạo. Giáo viên yên tâm trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm. - Duy trì sĩ số học sinh, không có học sinh đi học không chuyên cần. 100% học sinh dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi. Học sinh ham học, hứng thú tự giác mạnh dạn trong quá trình học và đến trường đầy đủ. - Phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế khó khăn rút ra kinh nghiệm trong quá trình công tác chủ nhiệm ở vùng có học sinh con em dân tộc thiểu số. - Xác định được ý nghĩa của việc đi học đều, hình thành nhân cách đạo đức tốt cho các em. - Phối kết hợp gây dựng niềm tin và có sự phối hợp tốt giữa phụ huynh nhà trường và xã hội. Tuyên truyền xã hội hóa giáo dục để giáo dục là mối quan tâm và tầm quan trọng của mọi nhà. Đặc biệt là phụ huynh người dân tộc thiểu số. b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Giải pháp thứ nhất: Nắm bắt tâm lý, tính cách, sự nhận thức của học sinh DTTS nâng cao chất lượng và duy trì được sĩ số lớp. - Các em học sinh DTTS cũng giống như học sinh người kinh ở độ tuổi này các em tri giác chưa được sâu sắc còn dễ sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Các em học sinh DTTS cộng thêm một khó khăn về ngôn ngữ là tiếng phổ thông để diễn tả lại nội dung các em sẽ gặp nhiều khó khăn. Người giáo viên không chỉ dựa vào lời nói để đánh giá kết quả tri giác của các em mà phải hiểu nội dung em học sinh DTTS đó đang muốn diễn đạt, người giáo viên cần gợi mở thêm về ngôn ngữ để các em diễn tả hoàn chỉnh trọn vẹn và đầy đủ hơn nội dung bài học. - Hạn chế về khả năng nghe hiểu Tiếng Việt cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế khả năng chú ý của học sinh DTTS. Bởi một lẽ trong quá trình các em lắng nghe mà không hiểu hết lời giảng của cô giáo cũng làm sao nhãng sự chú ý của các em. Vì vậy mà giáo viên cũng phải chú ý tâm trạng và khả năng nghe hiểu của các em để điều chỉnh kịp thời về tốc độ lời giảng và có thể nhắc lại nhiều lần và diễn giải thêm hỗ trợ khả năng chú ý của các em, có thời gian quan tâm các trong giờ học. - Về khả năng ghi nhớ của học sinh DTTS vẫn không có gì khác biệt với học sinh cùng lứa tuổi nhưng ghi nhớ về nội dung dài là khó khăn lớn nhất về quá trình nhận thức của học sinh DTTS. Có khi các em không nhớ hết, có khi nhớ mà không diễn đạt được bằng lời thậm trí còn đọc vẹt là điều có thể xảy ra. Giáo viên hiểu được đặc điểm này và thông cảm cho các em không được nóng nảy, la mắng hối thúc các em mà phải kiên trì nhẫn lại, giúp các em hiểu và nhớ từng âm, từng vần từng câu, từng chữ. Các em học tập cảm thấy tự tin không bị áp lực. - Trí tưởng tượng của học sinh DTTS cũng hồn nhiên như học sinh khác nhưng các em gặp khó khăn về lời nói để diễn tả lại kết quả tưởng tượng của mình. Nên Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 8 giáo viên cần biết lắng nghe, phán đoán và kịp thời gợi mở giúp các em diễn đạt được được ý nghĩ của mình một cách trọn vẹn và đầy đủ - Khả năng tư duy của học sinh DTTS vẫn cao bằng với học sinh kinh nên học sinh DTTS vẫn tính toán nhanh và tính chính xác, các em chỉ gặp khó khăn với dạng kiến thức về nghe và chữ viết. Vốn Tiếng Việt ít ỏi lại không được sử dụng thường xuyên nên không phát triển được kĩ năng. Chính vì thế các em ngại giao tiếp bằng tiếng việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài. Điều này cũng đồng nghĩa làm kìm hãm sự phát triển tư duy ở các em. - Học sinh DTTS có một ưu điểm tốt là sớm có thái độ và thói quen tốt với lao động. Hầu hết các em đều giúp đỡ ba mẹ từ rất sớm ,các em thích tham gia những lần lao động nhỏ nhẹ của tập thể đông vui. Nhưng chính phụ huynh những bậc cha mẹ của các em lại xem nhẹ việc học tập hàng ngày đều đặn của các em nên ảnh hưởng chất lượng kiến thức và việc duy trì sĩ số, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh động viên kịp thời để các em học tập nề nếp hơn. - Giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học vốn đã khó rồi giáo dục tình cảm cho học sinh DTTS lại càng khó khăn hơn đặc biệt là học sinh lớp 1. Học sinh DTTS nhiều em chưa trải qua sự chăm sóc của bậc mầm non, các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ khi ra ngoài. Học Tiếng Việt với các em y như học ngoại ngữ là dạng ngôn ngữ thứ hai. Đến trường đến lớp với sự e ngại rụt rè. Chính vì vậy mà người giáo viên hết sức ân cần, vui vẻ tạo không khí vui nhộn tự nhiên để các em có một tâm lý thoải mái thì ham học tập đi học đều, học tập sẽ hiệu quả hơn. - Tóm lại để có sự hiệu quả trong giảng dạy và duy trì sĩ số học sinh,nhất là đối tượng học sinh là con em DTTS, người giáo viên càng phải cố gắng nỗ lực hơn nữa ,gần gũi yêu thương để hiểu được tâm lý, tính cách của các em, từ đó mới có những cư xử đúng mực, những biện pháp dạy học phù hợp để thu hút, giúp các em học sinh DTTS ham học mạnh dạn hòa nhập có tâm lý thoải mái thì các em thích đến trường đi học đều, tự tin trong giao tiếp và học tập. Giải pháp thứ hai : Tìm hiểu thông tin học sinh, phân hóa học sinh xây dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh Nhũng công việc quan trọng cần làm của một người giáo viên trước năm học mới. Những em học sinh DTTS nào đã qua chương trình mẫu giáo. Bao nhiêu em học sinh DTTS lưu ban năm cũ, những em nào tuyển mới. Bao nhiêu em học đúng độ tuổi? Bao nhiêu em dân tộc Ê đê? bao nhiêu em dân tộc Tày? Thái, Nùng, Kinh? Em nào nhà xa trường đi lại khó khăn. Em nào hoàn cảnh khó khăn? ...giáo viên phải nắm vững để lên kế hoạch giảng dạy,theo dõi độ chuyên cần và tiến bộ của các con. Xác định nhiêm vụ cho mình, tư tưởng lập trường vững vàng yên tâm công tác. Qua danh sách lớp và hồ sơ tuyển sinh và lấy thông tin hai chiều giáo viên phân loại học sinh xây dựng kế hoạch giảng dạy kèm cặp cụ thể như sau: Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 9 - Học sinh có kết quả học tập xuất sắc, khả năng tiếp thu tốt - Học sinh tiếp thu chậm, cần cố gắng, nhận thức chậm - Học sinh thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn - Học sinh hay nghịch ham chơi đạo đức chưa ngoan, cá biệt - Học sinh khuyết tật - Học sinh nào hay nghỉ học thường xuyên. Học sinh chưa được gia đình quan tâm Học sinh thuộc hộ nghèo và hoàn cảnh khó khăn: Vào cuộc họp hội đồng giáo viên đề xuất lên Ban giám hiệu, bên Đ ội về trường hợp các em thuộc hộ nghèo. Giáo viên trình bày hoàn cảnh các em học sinh DTTS qua tìm hiểu để tìm phương pháp giúp đỡ các em về mặt vật chất sách vở quần áo. Bản thân giáo viên chia sẻ động viên các em để tiếp thêm nghị lực các em cố gắng. Có thái độ thân thiện cảm thông hỏi thăm các em thường xuyên liên tục để biết xem các em có được ăn no mặc ấm đến trường không? VD: Sáng nay các em ăn gì trước khi đi học, về nhà em giúp gì cho bố mẹ mình? em học vào lúc nào trong ngày? Thái độ thân thiện một chút là giáo viên chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời chân thành ngây thơ của các em. Những lúc gần các em có hoàn cảnh khó khăn giáo viên thấy thương các em hơn và nảy ra nhưng phương án giúp đỡ các em cực kì hiệu quả mặc dù chỉ là phần quà nhỏ động viên các em. Những viên kẹo những lát bánh mì cũng ấm lòng nhân văn và tình cảm cô trò, nhìn được sự vui mừng trong những đôi mắt ấy. - Phối hợp với tổng phụ trách Đội kêu gọi lên các hội nhóm của các nhà từ thiện giúp đỡ các em, 2 năm gần đây Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt phân hiệu Buôn Dliêya các em được phát áo ấm mùa đông, được trợ cấp ăn trưa cho những học sinh ở xa, được nhận quà tết, được nhận học bổng học sinh nghèo vượt khó và học sinh lớp 1A5 của tôi được ưu tiên nhiều nhất . - Trao đổi với phụ huynh làm đơn miễn giảm trình lên ban giám hiệu xin miễn giảm tiền học. Lớp tôi 5 em thuộc diện khó khăn được nhà trường quan tâm miễn giảm. Đây cũng là động lực lớn để phụ huynh và học sinh yên tâm đến trường và gửi gắm con em. - Giáo viên luôn gần gũi không những áp lực cho phụ huynh và học sinh VD: Nhắc nhở nộp các khoản thu, nạt nộ HS khi không có đồ dùng dạy học rất nhiều tình huống khác thì người giáo viên luôn luôn cảm thông nhắc nhở nhẹ nhàng phù hợp với hoản cảnh. Có như vậy học trò tự tin trong học tập và đi học đều tâm trạng vui tươi mỗi ngày - Giáo dục các em trong lớp hòa đồng động viên giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn về tinh thần và bằng khả năng của các em. Giáo dục các em ý thức tiết kiệm không lãng phí vở, đồ dùng, phải biết chia sẻ gìn giữ giúp nhau trong học tập. Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 10 Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 11 * Đối với học sinh khuyết tật: Lớp tôi 1 em học sinh DTTS khuyết tật khó khăn ngôn ngữ. Em chậm phát triển hơn các bạn thiệt thòi hơn với mọi người. Vẻ bề ngoài các em chưa được nhanh nhưng trái tim ấy vẫn có sở thích vẫn thích chơi như bao bạn khác. Nhìn em bằng cả tình thương tôi gần gũi hỏi thăm gia đình tìm cho em người bạn thân nhất giúp đỡ em về tinh thần và học tập, tôi xếp em ngồi bàn đầu cho em tham gia vào các hoạt động học tập nhóm 2, nhóm 6 với nội dung nhẹ nhàng gợi mở để em có cơ hội học tập và thể hiện bản thân trước các bạn để em quên đi sự tự ti mặc cảm phấn chấn hơn trong học tập. Liên lạc cha mẹ học sinh để bố mẹ các em, lưu ý thông báo tình hình sức khỏe và học tập của em hằng ngày ở nhà. Các em đi học đều và đau ốm phụ huynh phải gọi điện xin phéo giáo viên. * Đối với học sinh chưa ngoan ham chơi cá biệt . Những học sinh có cá tính mạnh mẽ lớp tôi có hai em học sinh người dân tộc Ê đê nghịch hơn so với các bạn, đi học không đều. Tình trạng nghỉ học cũng hay xảy ra. Sau khi dạy các em một vài tuần đầu, tôi cảm thấy gặp trở ngại rất nhiều tưởng như chán nản. Nhưng bằng nghị lực sự kiên trì và ý thức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cam kết đầu năm học 100% số học sinh lên lớp hoàn thành chương trình lớp học. Thêm một chút bản tính hiếu thắng tôi cũng muốn thử sức chinh phục khó khăn. Kết quả gần hết 1 năm học 2 em bây giờ cải thiện tiến bộ, học tập kết quả khả quan với 2 em tôi đã tác động tình cảm dỗ dành rất nhẹ nhàng khi thì tôi nghiêm khắc một lát sau tôi lại tìm một vài điểm tốt khen khích lệ các em. Giao nhiệm vụ, thường xuyên gọi quan tâm các em trong giờ học, giao quyền quản lí nhóm, tổ, hoặc lớp để các em háo hức ít có thời gian chơi từng bước dần dần các em điều chỉnh bản thân. Nhận thức và ý thức với việc học tập ở trường và nề nếp lớp học, đi học chuyên cần hơn. * Đối với học sinh học nhận thức chậm hay nghỉ học, đi học chưa chuyên cần, gia đình chưa thật sự quan tâm Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 12 Để biết em học sinh DTTS đó học chậm như thế nào? Nguyên nhân từ đâu mà em kết quả học tập chưa cao? là do bản thân em ham chơi không tập trung, hay một phần do gia đình chưa thực sự quan tâm đến con em học tập ở nhà ở trường. Phần nữa do các em tư duy còn chậm chạp. Lớp tôi nhiều em chữ cái, chữ số chưa thuộc có em thuộc nhưng viết chưa được... em học toán nhanh, Tiếng Việt tiếp thu chậm bản thân tôi đã tính toán cân nhắc vạch ra kế hoạch cách dạy hiệu quả các em tiến bộ hơn, cô giáo cũng đỡ mệt hơn. + Trong giờ học tôi thường xuyên gọi các em với câu hỏi vừa sức, khen góp ý tạo động lực cho các em. + Giảng dạy cẩn thận chậm và chắc không lướt qua và đi quá nhanh làm các em lo lắng khi chưa hiểu hết bài. Lắng nghe những câu hỏi của các em không nóng giận chê trách các em. + Đầu giờ 15 phút hoặc giờ ra chơi gọi các em lên. Hỏi thăm quá trình học tập ở nhà có ai giúp đỡ không? Và khảo sát bài học bằng câu hỏi đố vui để các em thấy vui vẻ, không lo lắng, ham học tập hơn. + Tổ chức các cặp, nhóm và đôi bạn cùng tiến để các em bộc lộ với nhau giúp nhau trong học tập, cải thiện mối quan hệ bạn bè. + Thường xuyên trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh động viên tiếp thêm năng lượng để bố mẹ các em nhìn thấy niềm tin ở các con. Em nào còn chậm thì nhắc nhở tế nhị để cùng nhau phối hợp cho các em tiến bộ. + Không nên có thái độ phân biệt, chê bai các em, điều này làm các em thấy xấu hổ, chán học, nản chí trong học tập rèn luyện. Những lúc gần gũi nắn từng con chữ tình cảm cô trò lại gần gũi, các em thấy yên tâm khi được cô kèm cặp . Học sinh không cảm thấy sợ, lo lắng trong quá trình học. Các em mạnh dạn tự tin đi học chuyên cần và chia sẻ với cô những câu chuyện những bài học các con chưa hiểu hết. Các bạn trong lớp đoàn kết đôn đốc gọi nhau đi học đối với những em học sinh nhà gần nhau. Giúp nhau tiến bộ và hoàn thiện phẩm chất cho nhau. *Đối với em học tốt, nhanh nhẹn, tích cực trong hoc tập đi học chuyên cần Quán triệt tinh ý trong tất cả các môn học: em học sinh DTTS nào chữ đẹp, làm toán nhanh thông minh sáng dạ, em hát hay vẽ đẹp tìm ra học sinh có năng khiếu bồi dưỡng cho các em. Những bạn trong lớp hay đi học đầy đủ đúng giờ. Lớp tôi 10 em viết chữ đẹp tham gia cuộc thi chữ đẹp cấp trường và 8 em múa tham gia cuộc thi giai điệu tuổi hồng. Tham gia nhảy dân vũ cha cha cha do liên Đội tổ chức và các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu. Bản thân tôi là người mừng đầu tiên hơn cả phụ huynh các em. Để được thành quả như mong muốn bản thân tôi khơi dậy niềm đam mê hứng thú học tập động viên các em bằng món quà nhỏ qua các hội thi, qua thành tích các em làm được. Bằng những bông hoa thi đua khen những bạn đi học đều đúng giờ và thực tốt nội quy được các tổ trưởng theo dõi. Bằng viên kẹo thưởng nóng cho các con trong mỗi giờ học sôi nổi. Những gương mặt hân hoan. Nêu gương các em khác cố gắng. Thu hút học sinh về mình, lấy uy tín vị trí trong suy nghĩ các em. Kích thích sự hào hứng trong thi đua rèn luyện của học sinh lớp mình. Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 13 Giải pháp thứ ba : Giữ vững kênh thôn tin giữa giáo viên, phụ huynh, nhà trường xã hội hóa giáo dục, quan tâm, đôn đốc học sinh đi học đều nâng cao chất lượng dạy học và rèn luyện Người giáo viên giảng dạy tốt có thành tích trong dạy học, tâm huyết với học sinh ai là người công nhận đầu tiên. Phụ huynh, nhà trường và xã hội là ba mối quan hệ gắn bó sâu sắc trong nền giáo dục xưa nay. Trước hết công tác dạy học tốt công tác tuyên truyền vận động, công tác tổ chức. Ngoài việc trao đổi về học tập rèn luyện của các em ở trường thông qua bài vở các em học tập ở lớp giáo viên chấm chữa, nhận xét thường xuyên để học sinh và phụ huynh nắm được tình hình học tập con em của mình. Nhận xét đánh giá theo đúng thông tư 27 của chương trình giáo dục phổ thông mới dành cho khối lớp 1. Nhận xét thường xuyên và định kì, qua bài vở hàng ngày qua đợt thi kì 1 và cuối năm. Giáo viên là người nhận xét và trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh nhằm phối hợp để cùng nhau chăm sóc dạy dỗ kèm cặp con em mình, trao đổi kế hoạch dạy học và sự tiến bộ của các con. Ngoài ra người giáo viên tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia phong trào do ngành, nhà trường phát động như các cuộc thi của học sinh trong năm học. Tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh chi tiết, đề ra được kế hoạch dạy học nâng cao chất lượng học sinh lớp mình, hướng dẫn phụ phụ huynh cách dạy và kèm con em ở nhà nâng cao tốc độ đọc viết nói nghe, kĩ năng tính toán cho các em qua hai môn học quan trọng Toán và Tiếng Việt. Trong khi họp phụ huynh và trao đổi với phụ huynh giáo viên có thái độ thân thiện dễ gần, biết lắng nghe biết tiếp thu, sửa chữa và khéo léo tế nhị để phụ huynh người dân tộc thiểu số hiểu và tự tin phối hợp kèm học sinh ở nhà, đôn đốc nhắc nhở các con đi học chuyên cần và nghỉ học phải có lý do và xin phép cô khi cần thiết. Họ có suy nghĩ tích cực về môi trường giáo dục, họ thấy yên tâm vào chương trình đổi mới giáo dục, họ kiên trì dạy con có dịp bộc lộ suy nghĩ và tự tin thăm hỏi con em của mình. Giải pháp thứ tư : Thường xuyên khen, động viên, chia sẻ, góp ý sửa lỗi cho học sinh để thu hút học sinh ham học đi học đều và luôn có tinh thần cố gắng. Tục ngữ có câu “Mười đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng” từ xưa tới nay công tác khen thưởng động viên được áp dụng mọi mặt mọi lĩnh vực khác nhau. Trong nền giáo dục tiểu học khen thưởng giữ vai trò quan trọng đây là hình thức khích lệ động viên các em trong quá trình học tập. Các em lớp 1 rất thích được khen thích được nghe lời ngọt ngào. Ngoài giấy khen của ban giám hiệu nhà trường cuối năm học. Bản thân tôi đã tổ chức các hình thức khen các em trong tuần trong tháng bằng thư khen, hoa điểm tốt bằng món quà nhỏ để các em hào hứng phấn đấu thi đua với nhau trong học tập và rèn luyện. + Với cá nhân học sinh có tiến bộ trong học tập các tổ bầu ra, giáo viên bầu ra 1 em có sự tiến bộ trong tuần. Giáo viên trích tiền quỹ lớp mua món quà nho nhỏ như vở đồ dùng, bút thước tặng cho cá nhân học sinh có thành tích trong tuần. + Với cá nhân học sinh trong giờ học đóng góp xây dựng bài tốt giáo viên khen bằng lời hoặc tặng cho học sinh hộp màu, cục tẩy, cây bút, bằng tràng pháo tay... Đề tài: Những giải pháp duy trì sĩ số học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Người viết đề tài: Nguyễn Thị Hạnh 14 Luôn luôn động viên quan tâm học sinh tiếp thu còn chậm không được trách mắng làm tổn thương các em Vậy thôi chỉ một vài cử chỉ xoa đầu, những cái cầm tay nhẹ nhàng, hay những cái vỗ vai truyền thêm động lực, thêm một vài món quà nho nhỏ tất cả đem lại hiểu quả
Tài liệu đính kèm: