Sáng kiến kinh nghiệm Năng lực cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc của học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Năng lực cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc của học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Biết xác lập hệ thống câu hỏi khoa học

 “Tôi biết hỏi nghĩa là tôi biết dạy”

 Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ sẽ giúp học sinh nhận ra nhiều điều ẩn tàng sau hàng chữ. Hệ thống câu hỏi phải có chất văn, phải đề cập đến nội dung của bài đọc, phải là những câu hỏi “chìa khóa” kích thích học sinh tò mò, hứng thú suy nghĩa về tác phẩm.

 Các cách hỏi thường được sử dụng trong hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung - cảm thụ văn bản:

 - Câu hỏi nhắc lại nội dung (chi tiết, từ ngữ, hình ảnh) quan trọng.

 Ví dụ : Bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu.

 Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò yếu ớt? (nhắc cho học sinh nhớ lại thân hình chị bé nhỏ gầy yếu, người bự nhũng phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng).

 - Câu hỏi giúp học sinh thu thập thông tin. Khi đọc một bài Tập đọc, học sinh phải thu thập được những thông tin có trong nội dung bài học.

 + Quan sát để thu thập thông tin. Loại câu hỏi này giáo viên thường sử dụng các loại tranh ảnh cho học sinh quan sát sau đó đặt câu hỏi.

 Ví dụ: Bài: Trống đồng Đông Sơn

 Bức tranh vẽ gì? Màu sắc trong tranh vẽ như thế nào? Hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng như thế nào?

 + Thu thập thông tin bằng cách liệt kê.

 Ví dụ : Bài: Bè xuôi sông La

 Kể tên các loại gỗ viết trong bài thơ?

 + Thu thập thông tin bằng cách lựa chọn.

 Ví dụ: Bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ

 Em rút ra điều gì qua bài này? Lựa chọn ý đúng nhất:

 a. Cần phải cười thật nhiều.

 b. Cần biết sống một cách vui vẻ.

 c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.

 - Câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích nghĩa cho nội dung thông tin

 + Sau khi thu thập được nội dung thông tin có trong bài, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi mang tính chất so sánh phân tích để giải thích nội dung các thông tin.

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 3529Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Năng lực cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc của học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu căn cứ khi lý giải những cảm xúc, hành động của nhân vật. khả năng khái quát vấn đề chưa phát triển do vốn sống của các em còn nghèo, trình độ nhận thức còn hạn chế nên việc hiểu chưa sâu.
	Các em thường sa vào các chi tiết cụ thể, thiếu khả năng tổng hợp vấn đề. Chỉ sau khi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện theo một hệ thống câu hỏi mà cô giáo nêu ra, học sinh lớp 4 mới đến được sự khái quát hóa đúng đắn nội dung của bài.
	Học sinh lớp 4 chưa hình thành những hiểu biết về cuộc sống một cách có hệ thống và có sức bao quát nên không biết được lôgic của hiện thực, lôgic tính cách, lôgic các mối quan hệ xã hội. Vì hiểu lôgic tính cách của nhân vật nên các em thường rơi vào tình trạng cảm kích, chủ quan, thiếu căn cứ khi lý giải cảm xúc nhân vật. Còn khi trả lời câu hỏi thì các em không có vốn từ ngữ thích hợp nên không biết cách giải thích hành động, hiện tượng ,...
	Ví dụ: Các bài tập đọc được khảo sát
	+ Bài: Dế mèn bênh vực kẻ yếu (Tô Hoài)
	Giáo viên hỏi: Em hiểu thế nào về hành động của dế mèn?
	Học sinh trả lời: Dế mèn là con vật to, khỏe, oai vệ nên các con vật khác phải khiếp sợ và đầu hàng.
	Giáo viên giảng: Dế mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị nhà Trò yếu đuối bất hạnh. Từ đó thấy được ý nghĩa cao đẹp của tác giả Tô Hoài muốn con người sống phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn, thương người như thể thương thân.
	+ Bài: Người ăn xin (Tuốc – ghê – nhép).
	Giáo viên hỏi: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
	Học sinh trả lời: Có em không trả lời được. Có em nói là: Cậu bé cho ông lão được cầm tay.
	Giáo viên hỏi: Cậu bé đã cảm nhận được gì ở ông lão ăn xin?
	Học sinh trả lời: Có em không trả lời được. Có em trả lời: Cậu bé được cầm tay ông lão 
	Giáo viên giảng: Như vậy các em đã hiểu sai lệch ý nghĩa của tác phẩm mà tác giả muốn giới thiệu là tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Từ cái nắm tay đó cậu bé đã cảm nhận được tình cảm của ông lão và hiểu rõ hơn trong cuộc sống cái tình còn lớn hơn cả vật chất đó chính là lòng thương yêu giữa con người với con người.
	+ Bài: Nỗi dằn vặt của An–đrây–ca (Xu–khôm–lin–xki)
	Giáo viên hỏi: Câu chuyện cho thấy An–đrây– ca là một cậu bé như thế nào?
	Học sinh trả lời: An – đrây – ca luôn tự dằn vặt vì mình mua thuốc về muộn mà ông không sống nữa.
	Giáo viên giảng: nỗi dằn vặt của An–đrây–ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
	+ Bài: Chợ tết (Đoàn Văn Cừ)
	Giáo viên hỏi: Bài thơ tả cảnh chợ tết như thế nào?
	Học sinh trả lời: Cảnh chợ tết có nhiều cảnh đẹp về thiên nhiên, con người dân quê.
	Giáo viên giảng: Cảnh chợ tết có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.
	Qua thống kê sơ bộ khảo sát ở bốn lớp 4, trường tiểu học Võ Thị Sáu, phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ thì năng lực cảm thụ văn học qua phân môn Tập đọc như sau:
Lớp
Sĩ số
Số bài khảo
sát
Chưa văn
hiểu bản
Hiểu bản
văn
Cảm văn
thụ bản tốt
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
Số HS
Tỉ lệ
4A
22
4
3
13.64%
14
63.64%
5
22.73%
4B
20
4
3
15%
13
65%
4
20%
	2.4. Nguyên nhân
 	Khảo sát thực trạng năng lực cảm thụ văn học của giáo viên hiện nay cho thấy phần đông còn rất hạn chế. Giáo viên nhiều khi đọc nhưng chưa hiểu đúng nội dung, tinh thần văn bản, phụ thuộc nhiều vào chương trình và tài liệu học có sẵn được thiết kế thiên về lý thuyết theo một hệ thống chung cho mọi hoàn cảnh mang tính rập khuôn máy móc thiếu sự cảm thụ sáng tạo.
	Hoạt động của thầy và trò chỉ giới hạn trong bốn bức tường, lấy bàn giáo viên và bảng đen làm trọng tâm thu hút sự chú ý của mọi học sinh.
	Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên một phần do ảnh hưởng của phương pháp dạy học truyền thống đề cao hoạt động của người thầy. Thầy truyền thụ kiến thức chủ yếu thông qua phương pháp thuyết trình, giảng dạy. Học sinh không thể có kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt nếu không đổi mới phương pháp, cách cảm, cách nghĩ, không trau dồi, rèn luyện kĩ năng này.
	Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mọi giá trị truyền thống được chấp nhận. Mọi điều ghi trong sách là chân lý. Còn thầy đuợc xem là người hiểu biết mọi lĩnh vực, nói và làm đều đúng, là đỉnh cao không thể vượt qua. Hơn nữa trình độ giáo viên hiện nay không đồng đều, và thực tế không phải thầy cô nào cũng có khiếu văn thơ nên điều này cũng ảnh hưởng lớn đến năng lực cảm thụ văn bản của giáo viên do đó chất lượng dạy học cũng bị ảnh hưởng.
	Do cách dạy văn ở Tiểu học hiện nay chủ yếu là thầy trình bày kết quả cảm thụ của mình, học sinh nghe ghi nhớ và lặp lại. Thầy là khuôn mẫu, học trò chỉ có nhiệm vụ thừa nhận. Phần dạy đọc diễn cảm, cô cũng nói thay cho học sinh cần đọc thế nào, nhấn giọng,  ra sao.
	Quan niệm khuôn sáo, máy móc trong dạy văn dẫn đến định hướng sai có thể làm thui chột hứng thú văn học và khả năng sáng tạo của trẻ em, làm mất tính tự tin của trẻ cảm thụ văn chương phải là những rung động rất riêng của mỗi người, không thể đem những suy nghĩ, xúc động của người này áp đặt cho người khác.
	Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những nguyên nhân khác. Đó là cha mẹ các em chủ yếu là làm nông, kinh tế còn khó khăn, sự quan tâm đầu tư cho giáo dục còn hạn chế.
	Học sinh chủ yếu phụ thuộc vào tài liệu học có sẵn. Quan niệm như vậy có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mọi hoạt động giáo dục ở cấp học này càng chú ý tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên. Mọi cải tiến cũng thường chỉ làm cho hoạt động dạy và sự tiếp nhận thông tin có sẵn của học sinh. 
	Học sinh học tập thụ động, tư duy không được vận hành để chủ động nắm lấy tri thức nên tiếp thu không vững. Tính thụ động lâu dần thành thói quen sẽ hạn chế trình độ phát triển tư duy, phát triển nhận thức
	Năng lực cá nhân của học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát triển nên hứng thú học tập bị giảm sút.
	Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục ở bậc tiểu học nói chung, nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc nói riêng. Hơn ai hết, giáo viên cần có những biện pháp, phương án khắc phục các nguyên nhân trên.
	III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 	1. Mục tiêu của biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho giáo viên tiểu học
 	1.1. Kiến thức xã hội sâu rộng, nắm vững đặc trưng cơ bản của văn học.
	- Luôn trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn đó chính là tự rèn luyện mình để có kiến thức, biết và hiểu nhiều về thơ văn.
	- Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Cái “vốn” ấy trước hết được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua các hoạt động và quan sát hàng ngày trong cuộc sống. Ngoài vốn hiểu biết về cuộc sống còn tích lũy cả vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên.
	- Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Nắm chắc kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ ngữ và chữ viết Tiếng Việt.
 	1.2. Nắm vững bản chất và quá trình đọc, hiểu văn bản
	Như mọi hoạt động tâm lí khác của con người, cảm thụ văn học cũng là một hoạt động phân tích – tổng hợp của não, cũng đòi hỏi sử dụng các thao tác hoạt động trí tuệ : phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa  Theo nghiên cứu của Nikiphôrôva hoạt động này có ba cấp độ hay là ba phương diện:
	- Quá trình phân tích – tổng hợp chung khi đọc một văn bản bất kì: Ở đây có sự sắp xếp âm thành từ, từ thành câu, cũng như các quá trình tự động và vô thức ở người đọc. Quá trình này là nền tảng của cảm thụ văn học.
	- Sự cảm thụ có suy nghĩ kết hợp với các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, thiết lập các mối liên hệ và quan hệ, khái quát hóa. Về cơ bản, sự suy nghĩ của người đọc về tác phẩm diễn ra sau sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm, khi người đọc đã tái tạo được hình tượng tác phẩm và xác định được những quan hệ thẩm mỹ - cảm xúc nhất định với tác phẩm. Suy nghĩ này sẽ làm giàu có, sâu hơn, có ý thức hơn cho người đọc.
	- Quá trình phân tích – tổng hợp lại hình tượng (quá trình tưởng tượng). Đặc điểm của quá trình này là sự phân tích và tổng hợp hình tượng được thực hiện một cách vô thức, không phụ thuộc vào ý chí của người đọc. Ở đây, tình cảm đóng vai trò quan trọng.
	Sự kết hợp hữu cơ và quan hệ tương hỗ của các cấp độ trên là nét độc đáo của cảm thụ văn học.
	Việc nghiên cứu các cấp độ của cảm thụ cho thấy: Giáo dục văn học phải giúp học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm ở mức trở thành người đọc biết suy nghĩ.
 	1.3. Kĩ năng đọc diễn cảm tốt 
	Đọc diễn cảm là hình thức đọc có tính đặc thù, người đọc chuyển các văn bản viết thành văn bản âm thanh truyền đến cho người nghe không chỉ nội dung của văn bản mà cả cảm xúc chủ quan của mình về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
	Đọc diễn cảm là công việc quan trọng của người giáo viên nhờ vào nghệ thuật đọc khám phá ra nhiều thú vị mà đọc thầm không thể có được và không thể thấy được. Đọc diễn cảm là phương tiện chống lỗi học vẹt trong học được. Nó thể hiện tư tưởng tính chất của tác phẩm và sự đồng cảm của chính người đọc. Đây là sự nhập vai của tác giả và nhập thân với tác phẩm để đạt tới sự thanh lọc - đỉnh cao của toàn bộ quá trình đọc.
 	1.4. Biết xác lập hệ thống câu hỏi khoa học
	“Tôi biết hỏi nghĩa là tôi biết dạy”
	Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ sẽ giúp học sinh nhận ra nhiều điều ẩn tàng sau hàng chữ. Hệ thống câu hỏi phải có chất văn, phải đề cập đến nội dung của bài đọc, phải là những câu hỏi “chìa khóa” kích thích học sinh tò mò, hứng thú suy nghĩa về tác phẩm.
	Các cách hỏi thường được sử dụng trong hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung - cảm thụ văn bản:
	- Câu hỏi nhắc lại nội dung (chi tiết, từ ngữ, hình ảnh) quan trọng.
 	Ví dụ : Bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
	Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò yếu ớt? (nhắc cho học sinh nhớ lại thân hình chị bé nhỏ gầy yếu, người bự nhũng phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng).
	- Câu hỏi giúp học sinh thu thập thông tin. Khi đọc một bài Tập đọc, học sinh phải thu thập được những thông tin có trong nội dung bài học.
	+ Quan sát để thu thập thông tin. Loại câu hỏi này giáo viên thường sử dụng các loại tranh ảnh cho học sinh quan sát sau đó đặt câu hỏi.
	Ví dụ: Bài: Trống đồng Đông Sơn
	Bức tranh vẽ gì? Màu sắc trong tranh vẽ như thế nào? Hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng như thế nào?
	+ Thu thập thông tin bằng cách liệt kê.
	Ví dụ : Bài: Bè xuôi sông La
	Kể tên các loại gỗ viết trong bài thơ?
	+ Thu thập thông tin bằng cách lựa chọn.
 	Ví dụ: Bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ
	Em rút ra điều gì qua bài này? Lựa chọn ý đúng nhất: 
	a. Cần phải cười thật nhiều.
	b. Cần biết sống một cách vui vẻ.
	c. Nên cười đùa thoải mái trong bệnh viện.
	- Câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích nghĩa cho nội dung thông tin
	+ Sau khi thu thập được nội dung thông tin có trong bài, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi mang tính chất so sánh phân tích để giải thích nội dung các thông tin.
	+ Câu hỏi so sánh: Yêu cầu học sinh tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai hay một số đối tượng nào đó.
	Ví dụ : Bài: Trung thu độc lập
	Anh chiến sĩ tưởng tượng trong những đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập?
	+ Câu hỏi phân tích là những câu hỏi nêu tại sao? Như thế nào? . nhằm giải thích một số vấn đề nào đó cho nội dung thông tin.
	Ví dụ : Bài : Hoa học trò
	Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
	- Câu hỏi giúp đánh giá nhân vật, đánh giá thái độ, tư tưởng tình cảm của tác giả.
	Ví dụ: Bài: Những hạt thóc giống
	Hành động của chú bé Chôm có gì khác với mọi người? Vì sao?
	- Câu hỏi giúp học sinh đánh giá nội dung thông tin
	Câu hỏi đánh giá khái quát là câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế. (Em đã làm được gì?...), rút ra bài học (qua câu chuyện em có suy nghĩ gì về,), giải quyết các tình huống đặt học sinh trong tình huống để các em tự bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩa của bản thân trước nhân vật, tác phẩm, ... (nếu là em, em sẽ, )
	Câu hỏi gợi liên tưởng, tưởng tượng
	Ví dụ: Bài: Truyện cổ nước mình
	Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?
	- Câu hỏi về ý nghĩa của hình tượng và tác phẩm. Loại câu hỏi này giúp học sinh hiểu được chiều sâu câu văn bản.
	Ví dụ: Bài: Những hạt thóc giống.
	Theo em vì sao người trung thực là người đáng quí?
	- Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định kĩ thuật đọc tác phẩm ( giọng đọc của bài, của đoạn, nhịp điệu, ngắt giọng, )
	Hệ thống câu hỏi phải được sắp xếp hợp lý đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến khái quát sẽ được chi tiết hóa trong giờ học thành những thao tác, kĩ thuật, cụ thể hơn. Những thao tác, kĩ thuật này sẽ giúp học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học được tốt hơn.
	Ngoài việc lựa chọn phương pháp phù hợp giáo viên còn cần phải chú ý đến hệ thống câu hỏi, để giúp học sinh tìm hiểu bài và cảm thụ văn bản. Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, mặc dù đã được các tác giả cân nhắc, chọn lọc và đưa ra phù hợp. Song do khuôn khổ của sách giáo khoa, tác giả chỉ biên soạn những câu hỏi căn bản, mấu chốt. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần hay có thể bổ sung các câu hỏi phụ để dẫn dắt hoặc chia nhỏ câu hỏi cho học sinh dễ trả lời cũng như kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.	
 	2. Nội dung và cách thức nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học
 	2.1. Phương pháp dạy học của giáo viên 
	Giáo viên là người tổ chức điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức.
	Làm công việc hướng dẫn học sinh hoạt động để các em tự cảm thụ, tự nắm lấy tri thức, vì muốn học sinh hoạt động có kết quả giáo viên phải lao động công phu hơn. Cụ thể: Giáo viên phải chuẩn bị thiết kế một giờ học sao cho tất cả học sinh đều làm việc. Thiết kế này chú ý đến sự phát triển của cá nhân, của nhóm trên cơ sở sự phát triển chung của cả tập thể lớp. Khi điều khiển hoạt động của lớp học cũng phải xử lý nhiều tình huống một cách nhanh nhạy hợp lý.
	Chủ động lựa chọn nội dung tri thức phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của lớp học để phát triển năng lực của học sinh. Với tư cách là người gợi mở, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài, trong hoạt động học tập của học sinh, đánh thức trong các em những khả năng sáng tạo tiềm tàng.
	Tổ chức cho các em gặp gỡ tác giả thông qua tác phẩm để các em tự đi đến, tự cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm, tự tạo ra hạnh phúc.
 	2.2. Phương pháp tổ chức lớp học
	Vì điều kiện của đia phương và đặc điểm của học sinh trên địa bàn tỉnh DakLak nói chung và học sinh trường tiểu học Võ Thị Sáu đa số là người kinh quê vùng Bình Định các em chủ yếu sử dụng phương ngữ, là người giáo viên trước hết cần động viên giúp đỡ các em hòa nhập và tự tin trong giao tiếp. Trong giờ ra chơi, giờ ngoại khóa tổ chức nói chuyện với các em một cách cởi mở, hòa đồng. Thường xuyên mượn truyện, sách báo, vui chơi cùng các em. Trong giờ Tập đọc tích cực động viên, khen ngợi những cố gắng của các em mặc dù là nhỏ.
 	2.3. Phương pháp đọc – hiểu – cảm thụ văn bản
	Hướng dẫn học sinh đọc một cách tự giác, có ý thức dẫn đến đọc đúng hơn, trên cơ sở đọc đúng mới đọc nhanh và đọc diễn cảm được. Điều đó phụ thuộc vào bước đọc mẫu thật chuẩn, lột tả chính xác dụng ý nghệ thuật và nội dung bài đọc, giọng đọc lôi cuốn học sinh của giáo viên. Trong quá trình tìm hiểu bài, phần giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ bằng cách giải thích từ bằng những câu hỏi gợi ý để hiểu nghĩa của một số từ trong bài. Đó chính là chìa khóa giúp các em tự tin và nắm bắt nhanh hơn.
	Một số câu hỏi khó, trừu tượng giáo viên nên tách thành câu hỏi nhỏ hoặc gợi ý bằng các câu hỏi phụ hay nêu phương án trả lời dưới dạng nhiều hình thức như: lựa chọn, động não, điều tra v. v
	Khi học sinh hiểu được nội dung bài học thì hướng tiếp theo cho các em đọc diễn cảm từ đó đưa ra câu hỏi ở mức độ cao hơn giúp học sinh chiếm lĩnh được ý nghĩa của bài – đó chính là năng lực cảm thụ văn học.
 	2.4. Phương pháp nhận xét đánh giá
	Giáo viên chỉ là người đưa ra nhận xét cuối cùng, cần tôn trọng những ý kiến của học sinh, có thái độ nâng đỡ, khích lệ, thông cảm hướng vào cái tích cực của học sinh. Khi giao tiếp cần kịp thời đưa ra những lời động viên, kể cả khi các em trả lời sai chưa đúng với đáp án. Luôn tạo hưng phấn cho các em khi xây dựng bài. Ngoài ra còn tạo cho các em tinh thần thi đua hăng hái, xây dựng bài với thái độ tự tin vào bản thân.
 	3. Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học hiện nay
 	3.1. Đối với học sinh
 	a. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ
	Ngay từ hồi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông bà, cha mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học được tiếp xúc với những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa Tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là những biểu hiện ban đầu của hứng thú, cần gìn giữ và nuôi dưỡng để nó phát triển liên tục, mạnh mẽ đến mức say mê.
	Ta thử hình dung một học sinh chưa thích văn học, thiếu sự say mê cần thiết, nhất định em đó chưa thể đọc lưu loát và diễn cảm bài văn hay, chưa thể xúc động thật sự với những gì đẹp đẽ được tác giả diễn tả qua bài văn ấy. Muốn “cảm thụ” văn thơ, chính ta cũng phải có tấm lòng chân thật, có tình cảm thiết tha yêu quí văn thơ. 
	Có hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các em sẽ vượt qua được những trở ngại, cố gắng để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt.
 	b. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học
	Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh vốn sống của mỗi người. Cái vốn ấy trước hết được tích lũy bằng những hiểu biết và những cảm xúc của bản thân qua hoạt động quan sát hàng ngày trong cuộc sống.
	Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng rất quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì ta không thể làm giàu thêm hiểu biết về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, tập quan sát thường xuyên, quan sát bằng nhiều giác quan là một thói quen rất cần thiết của người học sinh giỏi.
	Quan sát nhiều, quan sát kỹ chẳng những giúp cho các em viết được bài văn hay mà còn tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.
	Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích lũy cả vốn kiến thức về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên. Hầu hết các bạn học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở tiểu học đều chăm đọc sách, đọc sách đến say mê. Mỗi cuốn sách có biết bao điều bổ ích và lý thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi học sinh.
 	c. Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt
	Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở tiểu học, các em cần nắm vững những kiến yhức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết Tiếng Việt (âm, thanh – chữ ghi âm, dấu ghi thanh, tiếng, các bộ phận của tiếng : Âm đầu, vần, thanh). 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_luc_cam_thu_van_hoc_qua_phan_mon.doc