Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lê Văn Tám

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lê Văn Tám

5. Mô tả bản chất của sáng kiến

5.1 Tính mới của sáng kiến

5.1.1 Tình trạng của giải pháp đã biết

Qua nghiên cứu tại trường tiểu học Lê Văn Tám, về vấn đề làm việc nhóm, tôi

nhận thấy như sau:

- Một vài tổ trưởng chuyên môn chưa có kĩ năng điều hành nhóm. Thông thường

là tổ trưởng phổ biến kế hoạch, tổ viên biểu quyết.

- Hoạt động nhóm còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu.

- Nội dung, hình thức chưa phong phú, đa dạng.

- Sự hợp tác trong nhóm còn thiếu chặt chẽ.

- Phát sinh mâu thuẫn, chưa giải quyết kịp thời.

5.1.2 Giải pháp có tính mới2

Trên cơ sở các giải pháp đã biết, tôi tiến hành nghiên cứu kĩ về chuyên đề để

nắm những kiến thức cơ bản về Làm việc nhóm. Từ đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng

một số giải pháp mới trên cơ sở, nền tảng của những giải pháp đã biết. Nhằm

mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn, đặc biệt là sinh hoạt

chuyên môn theo định hướng Nghiên cứu bài học theo công văn

1315/BGD&ĐT ngày 16/4/2020, tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau:

- Kiện toàn nhân sự các tổ trưởng chuyên môn của trường.

- Nghiên cứu tài liệu học tập chuyên đề, lập kế hoạch và triển khai chuyên

đề “Xây dựng kỹ năng làm việc nhóm”.

- Triển khai nhiệm vụ cho các nhóm/ tổ chuyên môn.

- Các tổ chuyên môn triển khai kế hoạch làm việc của mình.

- Rèn kĩ năng giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong làm việc nhóm.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh trong quá trình các tổ

chuyên môn làm việc.

- Rèn các kỹ năng để quản lí nhóm hiệu quả.

- Tôn trọng các nguyên tắc làm việc nhóm.

- Tổ chức Chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài

học”.

- Các nhóm tổ chuyên môn báo cáo kết quả cũng như thực trạng làm việc

nhóm. Ban giám hiệu đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, trao đổi, rút kinh

nghiệm về vấn đề làm việc nhóm.

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1838Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lê Văn Tám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 viên phù hợp với năng lực, sở trường, đồng đều giữa 
các nhóm, đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả; Phân tích đặc điểm, nhiệm vụ của 
tổ, nhóm chuyên môn; Phân tích năng lực, sở trường của từng cá nhân trong 
từng nhóm; Lựa chọn tổ trưởng, tổ phó và các thành viên cho tổ chuyên môn; 
Đưa ra tập thể bàn bạc, thảo luận, có thể lấy phiếu tín nhiệm. Nhà quản lí biết 
5
động viên, tạo niềm tin khi giáo viên đồng ý nhận nhiệm vụ và dự đoán những 
giáo viên có thể gây trở ngại, khó khăn; tiến hành thuyết phục, phân tích để có 
sự thay đổi trong nhận thức để thống nhất quan điểm. 
Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, muốn thực hiện các hoạt động phong 
trào, cần đến các nhóm không cố định, nhà quản lí nên linh động tạo lập nhóm 
mới theo sở trường; Phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể để chuyên môn hóa các 
khâu, phát huy ưu điểm của mỗi cá nhân. Nhóm trưởng: có nhiệm vụ tìm kiếm 
các thành viên mới và nâng cao tinh thần làm việc; có khả năng phán đoán tốt 
năng lực và cá tính của các thành viên trong nhóm; biết cách tìm ra các cách để 
vượt qua những điểm yếu; có khả năng thông tin hai chiều; biết tạo ra bầu không 
khí hưng phấn và lạc quan trong nhóm. Các thành viên là người đảm nhận các 
vai trò: người góp ý, người bổ sung, người giao dịch, người điều phối, người 
tham gia ý kiến 
Ví dụ: Khi muốn thành lập một nhóm để thực hiện buổi sinh hoạt ngoại khóa 
cho học sinh thì đầu tiên người quản lý phải lựa chọn những người có năng lực 
chuyên môn về lĩnh vực đó và phải năng nổ nhiệt tình trong công việc; Dự kiến 
nhóm trưởng của nhóm, nhóm trưởng phải là người có uy tín, có khả năng tập 
hợp được mọi người trong nhóm, dẫn dắt cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ, khơi 
dậy tiềm lực của cá nhân, trợ giúp cho các thành viên trong nhóm, quản lý mọi 
hoạt động của nhóm, dẫn dắt cả nhóm đi đến mục tiêu đã đề ra. Do vậy, khi 
thành lập nhóm như trên, đòi hỏi nhà quản lý phải đánh giá khách quan, công 
bằng lựa chọn đúng người không vì tình cảm hay lý do nào đó mà lựa chọn con 
người không phù hợp sẽ dẫn đến thất bại. 
5.2.3.2 Nghiên cứu tài liệu học tập chuyên đề, lập kế hoạch và triển khai 
chuyên đề “Xây dựng kỹ năng làm việc nhóm”. 
Nhà quản lí tích cực nghiên cứu tài liệu về hoạt động nhóm, tra cứu thêm các 
thông tin về kỹ năng làm việc nhóm ở sách, báo và trên mạng,.... Ban giám hiệu 
cùng trao đổi để thống nhất kế hoạch; Phân công chuẩn bị nội dung, bài trình 
chiếu để tập huấn; Giải thích cho toàn thể giáo viên hiểu đây là một hoạt động 
chuyên môn bắt buộc do đó mọi người phải tham gia. 
Nhà quản lí triển khai kế hoạch tập huấn toàn bộ giáo viên biết để có kế 
hoạch hành động, chủ động nghiên cứu tài liệu, sắp xếp thời gian tham gia tập 
huấn; Lên kế hoạch làm việc nhóm và chia sẻ những kinh nghiệm về kĩ năng 
làm việc nhóm cho các nhóm trưởng nắm bắt thông tin và có kiến thức cơ bản kĩ 
năng trong làm việc nhóm; Rèn kĩ năng thuyết trình, triển khai kế hoạch rõ ràng, 
cho giáo viên thấy được sự cần thiết của hoạt động nhóm trong nhà trường. 
Hiệu trưởng thẩm định kĩ nội dung tập huấn và tài liệu. Lên kế hoạch dự trù 
kinh phí, đảm bảo tài liệu cho giáo viên. Ban giám hiệu tổ chức các hình thức 
tập huấn phong phú, hấp dẫn, nội dung thiết thực; Cuối buổi tập huấn cần cho 
giáo viên nêu những nội dung chưa rõ để giải thích cặn kẽ. 
5.2.3.3 Triển khai nhiệm vụ cho các nhóm/ tổ chuyên môn. 
6
Ban giám hiệu nghiên cứu các văn bản, ban hành quyết định phân công 
nhiệm vụ cho các tổ, tổ trưởng triển khai đến tổ viên; Có bảng phân công chi tiết 
cho từng tổ nhóm, phát đến tổ và các thành viên trong tổ chuyên môn; Thường 
xuyên theo dõi, đôn đốc các tổ và cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. 
Tổ trưởng phải nghiên cứu kĩ và triển khai đến tổ viên trong các buổi sinh 
hoạt của tổ chuyên môn. 
5.2.3.4 Các tổ chuyên môn triển khai kế hoạch làm việc của mình. 
Tổ trưởng khuyến khích và khơi dậy sự tham gia tích cực và chủ động của 
nhóm viên, giúp nhóm trưởng nắm bắt được thông tin, ý kiến, quan điểm của 
các thành viên. Ban giám hiệu tạo điều kiện cho mọi thành viên đóng góp ý 
kiến, giúp mọi người hiểu nhau hơn và phối hợp với nhau một cách dễ dàng 
hơn. 
Để họp nhóm thành công, các thành viên cần chuẩn bị đầy đủ nội dung có 
liên quan, thực hiện đúng giờ giấc và tích cực tham gia thảo luận. Các thông tin 
trong nhóm cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ, khoa học, không nên 
trùng lặp; các thành viên biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Tổ trưởng triển 
khai các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch cho các thành viên tổ nắm 
và tiến hành thực hiện. Trong quá trình thực hiện gặp khó khăn, bất cập tổ 
trưởng cần hội ý điều chỉnh kịp thời. 
Ban giám hiệu theo dõi, giám sát, đôn đốc và hỗ trợ các tổ khi thực hiện; Sau 
mỗi hoạt động cần đánh giá, rút kinh nghiệm; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức 
của giáo viên, vận động, thuyết phục giáo viên tham gia tích cực; Phát huy vai 
trò của đội ngũ giáo viên nòng cốt, giáo viên trẻ, giáo viên có uy tín trong tổ; 
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc; Đề xuất hỗ trợ kinh phí, 
khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho giáo viên; Đưa vào tiêu chí thi đua của 
tổ khối. 
5.2.3.5 Giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong làm việc nhóm. 
Trưởng nhóm cần hiểu rõ bản chất của sự xung đột, mâu thuẫn; nhận định rõ 
loại mâu thuẫn và tìm hiểu kĩ nguyên nhân; tìm hiểu và nâng cao khả năng vận 
dụng các phương pháp giải quyết các xung đột, mâu thuẫn; đưa ra hướng giải 
quyết phù hợp với từng đối tượng, từng vấn đề xung đột, mâu thuẫn; cần rèn 
luyện kỹ năng kiềm chế và làm chủ cảm xúc. 
Một trong những điều quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm cần có là phải 
biết cách giải quyết xung đột trong nhóm. Ngay cả đối với những vấn đề quan 
trọng, nếu biết xử lý một cách chuyên nghiệp sẽ ít gây ra tổn hại cho người khác 
hơn, không nên để những ý kiến bất đồng gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc 
nhóm. 
Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh giá và giải quyết 
các vấn đề trong nhóm cũng như những xung đột; Không nên ủng hộ những 
xung đột cá nhân hoặc chia bè kết phái khi xảy ra xung đột; Thay vào đó, các 
thành viên nhóm cần hướng đến một giải pháp chung. 
7
5.2.3.6 Theo dõi, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh trong quá trình 
các tổ chuyên môn làm việc. 
Ban giám hiệu sắp xếp sinh hoạt với tổ chuyên môn, dành thời gian hợp lí, 
trao đổi kịp thời với các thành viên trong tổ; Kiểm tra, giám sát, phúc tra việc 
thực hiện kế hoạch, nội dung họp tổ nhằm kịp thời phát hiện những bất cập, 
điểm yếu, mâu thuẫn, xung đột nhằm có biện pháp giải quyết kịp thời; Lắng 
nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, đề xuất của giáo viên. 
Ban giám hiệu quan sát, đánh giá một cách chi tiết, khách quan, đưa ra 
những góp ý kèm theo giải pháp thực hiện, động viên, khích lệ tổ chuyên môn 
làm việc; Cho giáo viên thấy được sự bình đẳng, dân chủ, sự sẻ chia trách nhiệm 
giữa Ban giám hiệu và tổ chuyên môn để tạo động lực cho giáo viên, từ đó họ tự 
tin, tích cực tham gia làm việc nhóm; Nêu cao nhận thức về tầm quan trọng của 
làm việc nhóm khi thực hiện công việc; Nhận xét nhẹ nhàng, dẫn chứng tích cực 
cho việc phối hợp tốt trong làm việc nhóm sẽ nâng cao hiệu quả công việc. 
5.2.3.7 Rèn các kỹ năng để quản lí nhóm hiệu quả. 
Tổ trưởng phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động cơ. Trong một 
nhóm với đa dạng các cá tính, tổ trưởng cần phải hiểu rõ để phân tích được điểm 
mạnh, điểm yếu của mỗi người và giao công việc phù hợp nhất với họ. Tổ 
trưởng giao việc đảm bảo sự cân bằng; kiểm soát và điều chỉnh kịp thời; gây 
dựng lòng tin; chặt chẽ trong công việc và thân mật với mọi người; nhắc nhở 
thường xuyên và kiểm tra – đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ. 
Người quản lí nhóm là người có bản lĩnh và năng lực, có kĩ năng giao tiếp, là 
một tấm gương cho các thành viên trong tổ. Vì vậy, tổ trưởng, tổ phó rèn kĩ 
năng tổ chức cuộc họp, tổ chức làm việc nhóm dựa trên những nội dung chuyên 
đề đã triển khai. Nhà trường tổ chức nhóm để giáo viên thấy được lợi ích của 
làm việc nhóm đem lại hiệu quả cho công việc, giúp cá nhân phát huy năng lực 
sở trường đồng thời được bổ sung, hỗ trợ những mặt bản thân chưa hoàn thiện từ 
đó giáo viên sẽ chủ động, tích cực làm việc nhóm. 
Người quản lí nhóm cần khuyến khích và phát triển cá nhân; Tạo điều kiện 
cho tất cả giáo viên trong tổ được tham gia, phát huy năng lực của mình qua các 
buổi sinh hoạt chuyên đề. GV nêu ý kiến đóng góp về những điểm mạnh, những 
điều cần khắc phục của các thành viên trong nhóm và các biện pháp khắc phục 
những hạn chế trên như: phương pháp giảng dạy, các hoạt động phong trào, hình 
thành phát triển năng lực và phẩm chất cho HS,... đưa ra các hình thức họp hiệu 
quả, nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. 
Tổ trưởng cần tạo mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm. Làm việc 
nhóm trong không khí cởi mở, thân thiện, dân chủ tập trung. Thay đổi hình thức 
nhóm tạo sự mới mẻ, hứng thú cho giáo viên tham gia, rèn kĩ năng giáo tiếp, 
thuyết phục, đàm phán khi làm việc nhóm. 
Người tổ chức nhóm phải linh động, bao quát nhóm, biết lắng nghe, xây 
dựng mục tiêu, tiêu chuẩn và quy tắc trong làm việc nhóm. 
5.2.3.8 Tôn trọng các nguyên tắc làm việc nhóm 
8
Nguyên tắc phân công và tổ chức công việc trong nhóm: Đảm bảo nguyên 
tắc tập trung dân chủ trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ; phân công nhiệm vụ 
phù hợp, phát huy tối đa khả năng và vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm đồng 
thời xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên sẽ là yếu tố quan 
trọng tạo nên thành công của nhóm; phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm, 
trưởng nhóm phải giữ vai trò là người duy trì việc thực hiện mục tiêu và giúp 
các thành viên đi đúng hướng, đem nguồn lực về khi cần thiết, khuyến khích 
mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải; đảm bảo công bằng, dân 
chủ trong phân phối quyền lực của các thành viên; việc phân công và tổ chức 
công việc trong nhóm luôn hướng tới mục tiêu của nhóm. 
Nguyên tắc giao tiếp, ứng xử trong nhóm: Tôn trọng lẫn nhau; biết lắng 
nghe; tạo sự đồng thuận; kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chung với mục tiêu riêng 
của từng thành viên trong nhóm; chia sẻ trách nhiệm và hợp tác với tinh thần 
đồng đội. 
5.2.3.9 Các nhóm tổ chuyên môn báo cáo kết quả cũng như thực trạng 
làm việc nhóm. Ban giám hiệu đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, trao 
đổi, rút kinh nghiệm về vấn đề làm việc nhóm. 
Ban giám hiệu tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá thực trạng làm việc nhóm. 
Các tổ trưởng báo cáo nhanh về tình hình hoạt động cũng như thực trạng làm 
việc nhóm. Thành viên bổ sung cho bản báo cáo của tổ, nêu những thuận lợi, 
khó khăn trong thực hiện kế hoạch. 
Nhà quản lí nhận xét, đánh giá đúng thực tế, khách quan, công bằng. Ghi 
nhận kịp thời những đóng góp tích cực của tổ/ thành viên đóng góp vào thành 
tích của tổ chuyên môn để biểu dương tạo động lực cho giáo viên; Trân trọng 
những giải pháp giáo viên đưa ra; Tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm 
phải tham gia tích cực. Nhà quản lí cần rút kinh nghiệm đối với những cá nhân 
chưa tích cực, thụ động bằng những dẫn chứng cụ thể, nhưng cần khéo léo 
không làm mất đoàn kết, cá nhân sẽ tích cực thay đổi sau khi được đánh giá. 
Yêu cầu các tổ nêu khó khăn và đề xuất cách giải quyết. 
5.2.3.10 Tổ chức Chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên 
cứu bài học”. 
 Thứ nhất, Ban giám hiệu triển khai chuyên đề và giúp giáo viên hiểu 
được: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dựa trên phân tích hoạt 
động học tập của học sinh không tập trung vào quan sát việc giảng dạy của giáo 
viên để đánh giá giờ học, xếp loại GV mà khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân 
vì sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn, đặt biệt đối với những học 
sinh có khó khăn trong học tập. Từ đó, giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội 
dung, tìm phương pháp dạy học phù hợp tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia 
vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo tất cả học sinh 
đều “được học” và “học được”; Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 
dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh tạo cơ hội cho tất cả giáo viên 
nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo 
9
trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, 
thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ; Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài 
học là giúp mọi giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau, góp phần làm thay đổi văn 
hóa ứng xử trong nhà trường. 
Thứ hai, cho giáo viên thấy được sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên 
môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học dựa trên 
phân tích hoạt động học của học sinh. 
ND so 
sánh 
Sinh hoạt chuyên môn truyền 
thống 
Sinh hoạt chuyên môn theo 
Nghiên cứu bài học 
Mục 
đích 
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo các 
tiêu chí. 
- Tập trung vào hoạt động dạy của 
giáo viên để phân tích, góp ý, đánh 
giá rút kinh nghiệm về nội dung 
kiến thức, phương pháp dạy học, 
cách sử dụng đồ dùng, phân bố thời 
gian. 
- Thống nhất quy trình dạy các dạng 
bài để bắt giáo viên thực hiện. 
- Tìm giải pháp để nâng cao chất 
lượng học tập của học sinh, không 
xếp loại. 
- Tập trung vào hoạt động học của 
HS. 
- Tạo cơ hội cho GV phát triển 
năng lực chuyên môn, tiềm năng 
sáng tạo của mình. 
Thiết 
kế 
bài 
dạy 
- Một giáo viên thiết kế theo ý 
tưởng cá nhân. 
- Thực hiện theo đúng nội dung, 
quy trình, các bước lên lớp theo quy 
định. 
- GV dạy và đồng nghiệp cùng 
xây dựng, góp ý kế hoạch dạy 
học. GV dạy minh họa thay đồng 
nghiệp thể hiện tiết dạy. 
- Thiết kế bài học đảm bảo mục 
tiêu, tạo điều kiện cho tất cả học 
sinh “được học” và “học được”. 
Dựa vào trình độ học sinh để lựa 
chọn nội dung, phương pháp, hình 
thức tổ chức cho phù hợp. 
Dạy 
minh 
họa 
- Giáo viên được phân công dạy 
minh họa. 
- Dạy theo nội dung kiến thức có 
trong SGK. 
- Thực hiện tiến trình giờ dạy theo 
đúng quy định. Dạy theo ý kiến chủ 
quan. 
- GV thực hiện đúng thời gian dự 
định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi 
đặt ra thường yêu cầu HS trả lời 
- Người dạy có thể tự nguyện hoặc 
do nhóm lựa chọn. 
- Có thể điều chỉnh các ngữ liệu 
dạy học phù hợp với nhu cầu học 
của học sinh. 
 - Thay mặt nhóm thể hiện ý 
tưởng của nhóm trong thiết kế. 
- Thực hiện tiến trình dạy học linh 
hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng 
của học sinh. 
10
theo đúng đáp án dự kiến trong giáo 
án (mang tính trình diễn). 
- Các hoạt động tổ chức dạy học 
chưa xuất phát từ việc học của HS. 
- Quan tâm đến những khó khăn 
của HS. Kết quả giờ học là kết 
quả chung của cả nhóm thiết kế. 
Dự giờ - Ngồi cuối lớp học, quan sát cử chỉ 
hành động của GV, ghi chép, quan 
sát cử chỉ, lời nói việc làm của GV, 
ít chú ý đến những biểu hiện thái 
độ, tâm lí, hoạt động của HS. 
- Tập trung xem xét giáo viên dạy 
có đúng tiến trình, nội dung, 
phương pháp đã thiết kế. 
- Đứng ở vị trí thuận lợi để quan 
sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, 
chụp ảnh, quay phimnhững 
hành vi, tâm lí, thái độ của HS để 
có dữ liệu phân tích việc học tập 
của HS. 
- Tập trung quan sát xem học sinh 
học như thế nào? Suy nghĩ, phát 
hiện khó khăn trong học tập của 
học sinh và đưa ra các biện pháp 
khắc phục. 
Thảo 
luận 
về giờ 
dạy 
- Những ý kiến thảo luận, góp ý 
thường không đưa ra được giải pháp 
để cải thiện giờ dạy. GV dạy trở 
thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ 
các thiếu sót. Dựa trên tiêu chí có 
sẵn, đánh giá mang tính mổ xẻ các 
thiếu sót, ý kiến góp ý thường mang 
tính chủ quan, áp đặt, đánh giá xếp 
loại giờ dạy của GV. 
- Tập trung nhận xét, phân tích hoạt 
động của GV (kiểm tra bài cũ, giới 
thiệu bài, cách trình bày bảng, ) 
 - Cuối buổi thảo luận người chủ trì 
tổng kết, thống nhất cách dạy chung 
cho các khối. 
- Không khí các buổi sinh hoạt 
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài 
học, những ý tưởng mới, những 
cảm nhận của mình qua giờ học. 
- Dựa trên kết quả học tập của học 
sinh để rút kinh nghiệm. Tập trung 
phân tích việc học của học sinh, 
đưa ra minh chứng cụ thể. 
- Người dự đưa ra các ý kiến nhận 
xét, góp ý về giờ học theo tinh 
thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe 
mang tính xây dựng; tập trung vào 
phân tích các hoạt động của HS và 
tìm ra các nguyên nhân. 
- Người chủ trì tóm tắt các vấn đề 
thảo luận, không đánh giá, xếp 
loại người dạy, không áp đặt ý 
kiến của mình và đưa ra các biện 
pháp hỗ trợ HS, gợi ý các nội 
dung cần suy ngẫm để mỗi giáo 
viên tự rút ra bài học. 
 - Không khí các buổi sinh hoạt 
11
chuyên môn nặng nề, căng thẳng, 
quan hệ giữa các GV đôi lúc thiếu 
thân thiện. 
chuyên môn nhẹ nhàng, cởi mở, 
tạo cơ hội cho nhiều người được 
trình bày ý tưởng cá nhân. 
Kết 
quả 
* Đối với học sinh: 
- Kết quả học tập chậm được cải 
thiện. GV quan tâm nhiều đến học 
sinh có năng khiếu. 
- HS chưa đạt chuẩn thường thiếu tự 
tin, tự ti. 
* Đối với giáo viên: 
- GV máy móc, thụ động, không 
dám thay đổi nội dung/ ngữ liệu 
SGK, ngại đổi mới. Phương pháp 
dạy học GV sử dụng thường mang 
tính hình thức. 
- GV ít có thời gian quan tâm đến 
học sinh. Quan hệ giữa GV và HS 
thiếu thân thiện, cởi mở. 
- Quan hệ giữa các GV thiếu sự cảm 
thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn 
nhau. 
*Đối với cán bộ quản lí 
- Cứng nhắc, theo đúng quy định 
chung. Không dám công nhận 
những ý tưởng mới, sáng tạo của 
GV. 
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí với 
GV là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, 
hành chính 
* Đối với HS: 
- Kết quả học tập của học sinh tiến 
bộ nhanh. HS tự tin hơn, tham gia 
tích cực vào các hoạt động học, 
không có học sinh nào bị “bỏ 
quên”. 
- Quan hệ giữa các học sinh trở 
nên thân thiện, gần gũi về khoảng 
cách kiến thức. 
* Đối với giáo viên: 
- GV bao quát và quan tâm được 
tất cả các đối tượng học sinh, nắm 
được trình độ tiếp thu của từng em 
học sinh, chủ động thực hiện 
phương pháp dạy học. 
- Quan tâm đến những khó khăn 
của HS, đặc biệt là HS chưa đạt 
chuẩn. 
- Tự nhận ra hạn chế của bản thân 
để điều chỉnh kịp thời. Quan hệ 
giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, 
cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn 
nhau. 
*Đối với cán bộ quản lí 
- Đặt bài học lên hàng đầu, đánh 
giá sự linh hoạt sáng tạo của của 
từng GV. Có cơ hội bám sát 
chuyên môn, hiểu được nguyên 
nhân của những khó khăn trong 
quá trình dạy và học để có biện 
pháp hỗ trợ kịp thời. 
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và 
GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ. 
Thứ ba, Ban giám hiệu triển khai, hướng dẫn cách thức tổ chức sinh hoạt 
chuyên môn theo hướng Nghiên cứu bài học. 
Các công việc chuẩn bị: 
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn; Hướng 
dẫn, gợi ý cho các tổ chuyên môn, GV lựa chọn chủ đề sinh hoạt chuyên môn; 
Tạo niềm tin cho giáo viên về những thay đổi tích cực của bản thân trong các 
12
buổi dự giờ sinh hoạt chuyên môn; Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất 
cho các tổ chuyên môn và giáo viên triển khai công việc; Thực sự coi sinh hoạt 
chuyên môn là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của học sinh 
và văn hóa nhà trường; Tìm hiểu đầy đủ thông tin, cách thức thực hiện mô hình 
sinh hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu bài học dựa trên phân tích hoạt động học 
tập của học sinh; Động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chuyên môn, GV tích 
cực đổi mới; Nên tham gia thiết kế, thảo luận về kế hoạch bài học (giáo án), dự 
giờ, suy ngẫm, phân tích bài học cùng GV. 
Tổ trưởng chuyên môn: Chủ động tham mưu với CBQL xây dựng kế 
hoạch triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học 
tập của học sinh; Khuyến khích GV đăng kí dạy minh họa, yêu cầu tất cả GV 
cùng tham gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích giáo viên vận dụng những điều 
đã học vào thực tế; Tổ chức cho GV tham gia thiết kế, thảo luận về kế hoạch bài 
học (giáo án) theo kế hoạch đã xây dựng, tổ chức dạy minh họa, dự giờ, suy 
ngẫm, phân tích bài học trên cơ sở phân tích các hoạt động của học sinh, tổ chức 
rút kinh nghiệm để từ đó cả

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_lam_viec_nhom_cho_doi.pdf