Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập bộ môn Sinh học của học sinh thông qua tổ chức tốt các tiết thực hành trên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập bộ môn Sinh học của học sinh thông qua tổ chức tốt các tiết thực hành trên lớp

- Thí nghiệm nghiên cứu nhất thiết phải có phần đối chứng để kiểm tra kết quả thí nghiệm, giúp học sinh tìm được mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

 - Phải đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học của việc biểu diễn thí nghiệm như: Nơi bối trí thí nghiệm phải đủ ánh sáng, cả lớp phải quan sát rõ được, các thao tác thí nghiệm phải thành thạo, bảo đảm thí nghiệm thành công, dự đoán trước những thắc mắc của học sinh có thể đưa ra khi quan sát thí nghiệm, lường trước những thất bại có thể xảy ra để giải thích cho học sinh rõ nguyên nhân, tránh làm mất lòng tin đối với học sinh .

 - Trong dạy học sinh học có thể có những thí nghiệm dài ngày nên có thể bố trí ở vườn trường. Có loại thí nghiệm chỉ đòi hỏi thời gian ngắn có thể thực hiện ngay tại lớp.

 - Đối với thí nghiệm diễn tả cùng một bản chất hay cùng một quy luật trong những điều kiện khác nhau, giáo viên nên biểu diễn song song để cho hiệu quả cao hơn hình thức biểu diễn lần lượt từng thí nghiệm .

- Sau mỗi bài thực hành, cần cho học sinh viết thu hoạch để ghi nhớ lại những kiến thức của bài thực hành và ứng dụng vào thực tiễn đời sống cho hiệu quả. Giáo viên đánh giá kết quả tiết học qua bài thu hoạch của học sinh. Tùy từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi đánh giá, mở rộng vấn đề,

 

doc 16 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 728Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập bộ môn Sinh học của học sinh thông qua tổ chức tốt các tiết thực hành trên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. 
	2.2. Thực trạng dạy thực hành thí nghiệm ở các trường THPT hiện nay
Thực hành Sinh học là một trong những khâu rất quan trọng trong việc dạy bộ môn Sinh học. Nhưng hiện nay, việc thực hành Sinh học còn rất nhiều bất cập và hạn chế. Từ điều kiện thực tế, chúng tôi nhận thấy việc dạy và học thực hành Sinh học ở trường phổ thông chưa thực sự được quan tâm sâu sắc và cũng còn gặp nhiều khó khăn. Trang thiết bị và đồ dùng thí nghiệm thiếu hoặc chưa đảm bảo chất lượng, cũng với sự nhận thức chưa đúng đắn của giáo viên đã làm cho việc dạy thực hành Sinh học ở trường THPT không được diễn ra thường xuyên. Những bài thực hành với những thí nghiệm phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức học sinh, nhận thức của giáo viên còn hạn chế đã khiến cho hiệu quả sử dụng thực hành thí nghiệm trong nhà trường hiện nay chưa cao. 
Hiện nay hầu hết các bài thực hành thí nghiệm sinh học ở THPT trong chương trình và SGK được bố trí ở cuối mỗi chương chỉ mang tính chất củng cố minh họa cho các kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các bài học của chương trình dưới hình thức phần lớn là “bày sẵn” từng bước cho HS. Hơn nữa số tiết thực hành quy định trong chương trình và SGK cũng còn rất hạn chế. 
Do chương trình có sự phân phối ở một số bài chưa phù hợp với thực tế, tình hình của địa phương nên rất khó khăn cho giáo viên và học sinh tổ chức tiến hành thực hành. Có thể việc dạy thực hành vẫn được tiến hành đều đặn theo đúng nội dung chương trình nhưng nhiều khi chỉ làm qua loa, đại khái một cách đối phó nên không có hiệu quả cao.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng dạy thực hành
Từ thực tế trên về việc dạy các bài thực hành Sinh học ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy bài thực hành là một việc rất cần thiết trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học. 
2.3.1. Phân loại bài thực hành
Trước hết, giáo viên dạy thực hành cần phân loại được dạng bài thực hành để đưa ra cách thức tổ chức các khâu thực hành cho phù hợp. Căn cứ vào nội dung và tính chất của các hoạt động thực hành, có thể chia thành loại bài thực hành quan sát và thực hành củng cố.
*Loại bài thực hành quan sát là loại bài thực hành giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, được tiến hành đối với các nội dung mà học sinh chưa biết. Loại bài này thường được thực hiện trong các giờ lên lớp bài lí thuyết kiểu thực hành mà hiện nay được chuyển thành các tiết thực hành những nội dung kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo ngoài. 
Trong thực hành quan sát, GV đóng vai trò hướng dẫn từng bước các thao tác thực hành, hướng dẫn đến đâu học sinh làm theo đến đó và thực hiện theo từng nội dung riêng biệt, sau mỗi nội dung, hướng dẫn học sinh rút ra kết luận khoa học. Loại bài này có ưu điểm rèn luyện cho học sinh lối tư duy khoa học, đi từ thực nghiệm khái quát rút ra kết luận khoa học.
*Loại bài thực hành củng cố, minh hoạ là loại bài thực hành được thực hiện khi học sinh đã có vốn kiến thức lí thuyết nhằm giúp học sinh củng cố và kiểm chứng những kiến thức đã học. Loại bài này có tác dụng giúp học sinh khắc sâu kiến thức, có lòng tin vào những điều đã học. 
	2.3.2. Cách tổ chức dạy học bài thực hành
*Bước 1: Chuẩn bị - là bước quyết định sự thành công của bài giảng
- Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật, phương tiện thực hành; trả lời các câu hỏi chuẩn bị liên quan đến bài nội dung bài thực hành và nghiên cứu trước quy trình thực hành.
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Giáo án xác định rõ mục tiêu, các nội dung cần tiến hành trong giờ thực hành, cách hướng dẫn các thao tác thực hành khi thiết kế giáo án.
	+ Mẫu vật, dụng cụ thực hành đủ cho học sinh làm việc (có thể giao cho HS chuẩn bị nhưng phải kiểm tra), dự kiến chia nhóm HS.
+ Câu hỏi chuẩn bị liên quan đến nội dung bài thực hành; bài tập - báo cáo thực hành và các câu hỏi liên hệ, mở rộng.	
*Bước 2: Tiến hành giờ thực hành
 - Ổn định tổ chức lớp: Bố trí chỗ ngồi, phân phát dụng cụ và vật mẫu, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, hướng dẫn các thao tác thực hành:
+ GV nêu mục tiêu thí nghiệm (hoặc hướng dẫn học sinh phát biểu mục tiêu thực hành), phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm gì?
+ GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm, phải đảm bảo mỗi HS nhận thức rõ làm thí nghiệm như thế nào? Bằng cách nào? Học sinh có thể tự đọc quy trình thí nghiệm (nếu có sẵn trong bài thực hành) hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh. Sau đó học sinh tự kiểm tra các loại hóa chất thiết bị, mẫu vật xem có đáp ứng được với yêu cầu bài thực hành hay không.
*Chú ý: Giáo viên cần phải đặc biệt lưu ý cho học sinh những thao tác quan trọng có thể quyết định trực tiếp đến kết quả thí nghiệm hoặc để cho học sinh tự làm, nếu không thành công được cần giải thích nguyên nhân vì sao,  
Các thí nghiệm sinh học có thể là thí nghiệm định tính hay định lượng. Các thí nghiệm định tính thì không nên quá tiết kiệm nguyên liệu, sẽ khó quan sát kết quả. Các thí nghiệm định lượng thì cần chính xác hàm lượng các chất làm thí nghiệm mới có kết quả. Ví dụ: khi làm thí nghiệm tách chiết ADN, nếu cho ít dịch lọc hay ít chất tẩy rửa hoặc quá ít nước cốt dứa thì sẽ rất khó có kết quả khả quan.
	- Học sinh tiến hành thực hành - đây là hoạt động chủ yếu của giờ thực hành. 
	+ Học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã cho để thu thập số liệu. Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên thường xuyên theo dõi sự làm việc của các nhóm. 
	+ HS mô tả kết quả thí nghiệm quan sát thấy trong quá trình làm thí nghiệm. Sau đó xử lý số liệu và viết báo cáo thí nghiệm nộp cho giáo viên. Cuối buổi giáo viên có thể đưa ra các tình huống khác với thí nghiệm để học sinh suy ngẫm và tìm cách lý giải. 
*Bước 3: Tổng kết, đánh giá thực hành
 + Giải thích các hiện tượng quan sát được: đây là giai đoạn có nhiều thuận lợi để tổ chức HS học theo phương pháp tích cực. GV có thể dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo kiểu nêu vấn đề giúp HS tự giải thích các kết quả.
+ Rút ra kết luận cần thiết: GV yêu cầu HS căn cứ vào mục tiêu ban đầu trước khi làm thí nghiệm để đánh giá công việc đã làm.
+  Nhận xét công việc chuẩn bị và tiến hành thực hành của học sinh.
+  Thu báo cáo tường trình.
+  Thu dọn dụng cụ, mẫu vật và vệ sinh phòng học.
	2.3.3. Những điều cần lưu ý khi dạy thực hành 
	- Đối với môn sinh học việc chuẩn bị tốt đồ dùng, mẫu vật cho 1 tiết thực hành là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bài học. Trước khi vào tiết học, học sinh cần có sự chuẩn bị trước về mục đích yêu cầu bài thực hành, các kiến thức cần thiết đối với bài thực hành và các bước tiến hành thí nghiệm. Khi tiến hành biểu diễn thí nghiệm, giáo viên phải đặt vấn đề rõ ràng, giải thích cụ thể mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của thí nghiệm .
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi chép vào vở những hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hành thí nghiệm. Những tài liệu ghi chép được trong quá trình quan sát là rất cần thiết để học sinh có các dữ kiện làm cơ sở giải thích, khái quát rút ra những kết luận đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của bài đồng thời trả lời các câu hỏi và bài tập đề ra. Các câu hỏi và bài tập này phải được giáo viên nêu ra từ trước khi tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu của các câu hỏi này phải phù hợp với chủ đề của bài học để khi tìm lời giải đáp giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu bản chất của hiện tượng.
- Đối với 1 tiết thực hành, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động giúp học sinh tự tìm ra kết luận và ghi nhớ được kiến thức. Học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, sau khi đã nhận được mục đích, yêu cầu của tiết thực hành học sinh lập tức hoạt động nhóm để tiến hành các thí nghiệm tìm tòi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thí nghiệm phải đơn giản, vừa sức học sinh tránh những thí nghiệm quá phức tạp, tránh những yêu cầu quá trừu tượng. Hơn nữa thời gian cho thí nghiệm phải hợp lí để đảm bảo thu được kết quả thật sát thực tiễn.
- Thí nghiệm nghiên cứu nhất thiết phải có phần đối chứng để kiểm tra kết quả thí nghiệm, giúp học sinh tìm được mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. 
	- Phải đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học của việc biểu diễn thí nghiệm như: Nơi bối trí thí nghiệm phải đủ ánh sáng, cả lớp phải quan sát rõ được, các thao tác thí nghiệm phải thành thạo, bảo đảm thí nghiệm thành công, dự đoán trước những thắc mắc của học sinh có thể đưa ra khi quan sát thí nghiệm, lường trước những thất bại có thể xảy ra để giải thích cho học sinh rõ nguyên nhân, tránh làm mất lòng tin đối với học sinh .
	- Trong dạy học sinh học có thể có những thí nghiệm dài ngày nên có thể bố trí ở vườn trường. Có loại thí nghiệm chỉ đòi hỏi thời gian ngắn có thể thực hiện ngay tại lớp.
	- Đối với thí nghiệm diễn tả cùng một bản chất hay cùng một quy luật trong những điều kiện khác nhau, giáo viên nên biểu diễn song song để cho hiệu quả cao hơn hình thức biểu diễn lần lượt từng thí nghiệm .
- Sau mỗi bài thực hành, cần cho học sinh viết thu hoạch để ghi nhớ lại những kiến thức của bài thực hành và ứng dụng vào thực tiễn đời sống cho hiệu quả. Giáo viên đánh giá kết quả tiết học qua bài thu hoạch của học sinh. Tùy từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi đánh giá, mở rộng vấn đề, 
	2.3.4. Một số bài thực hành áp dụng trong chương trình Sinh học lớp 10
Tôi đã tiến hành một số bài dạy thực hành theo phương pháp trên tại trường THPT Chuyên Lào Cai và bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, xin được chia sẻ, trao đổi cùng với các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.
Bài 12: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
Đây là bài thực hành mang tính chất thực nghiệm, thí nghiệm được thực hiện ngay trong tiết học, giáo viên phải yêu cầu học sinh lưu ý chuẩn bị một số kiến thức trước tiết thực hành. Sau tiết thực hành giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi ứng dụng thực tiễn, mở rộng và học sinh viết thu hoạch.
*Một số kiến thức học sinh cần chuẩn bị trước tiết thực hành:
1. Thẩm thấu là gì? Phân biệt các loại môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương? 
- Thẩm thấu là cách vận chuyển nước thụ động, đó là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm chọn lọc. Mỗi tế bào đều chứa dung dịch nội bào có áp suất thẩm thấu nhất định và màng tế bào chất có tính thấm nước nên các phân tử nước có thể đi vào hay đi ra khỏi tế bào.
- Dung dịch ưu trương là dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn so với dịch nội bào nên áp suất thẩm thấu cao hơn và có sức hút dung môi nước lớn hơn.
- Dung dịch nhược trương là dung dịch có nồng độ các chất tan thấp hơn nên áp suất thẩm thấu thấp hơn và sức hút nước kém hơn
- Dung dịch đẳng trương là dung dịch có nồng độ chất tan bằng với dung dịch trong tế bào nên áp suất thẩm thấu bằng nhau và do đó sức hút nước cân bằng với dung dịch tế bào.
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đặt tế bào thực vật vào dung dịch ưu trương, nhược trương và đẳng trương?
- Khi đặt tế bào thực vật trong dung dịch ưu trương thì tế bào bị mất nước và khối tế bào chất bị co lại, nhăn nhúm và tách ra khỏi thành tế bào (co nguyên sinh).
- Khi đặt tế bào trong dung dịch nhược trương thì do nồng độ dịch bào cao hơn nên đã hút nước từ ngoài vào làm nguyên sinh chất trương phồng trở lại như lúc đầu, đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
- Đặt tế bào vào dung dịch đẳng trương thì không có hiện tượng gì xảy ra.
*Một số câu hỏi củng cố, mở rộng:
1. Tại sao phải thấm bớt nước ở tiêu bản? Nếu không thấm bớt nước sẽ gặp phải khó khăn gì?
2. Tại sao không nên dùng dung dịch đường hoặc muối có nồng độ quá cao?
3. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh có xảy ra ở tế bào động vật không? Giải thích.
4. Khi trồng cây thì môi trường đất phù hợp nhất là loại môi trường dung dịch đất có tính trương như thế nào?
*Các lưu ‎ý khi dạy bài thực hành này:
1. Đây là bài thực hành đầu tiên trong chương trình sinh học lớp 10 nên giáo viên trước khi hướng dẫn các em tiến hành các thí nghiệm trong bài cần phải hướng dẫn các em các thao tác cơ bản sử dụng kính hiển vi và thao tác làm tiêu bản.
	Qui trình sử dụng và bảo quản kính hiển vi:
	- Kỹ thuật lấy ánh sáng: Nếu là kính hiển vi dùng nguồn sáng ngoài thì cần điều chỉnh gương chiếu sáng; nếu là kính hiển vi dùng điện thì hướng dẫn các em vị trí công tắc và nút điều chỉnh cường độ ánh sáng
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính sao cho mẫu vật nằm đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.
- Quan sát: mắt nhìn vào thị kính (nếu là kính 2 mắt thì cần phải quan sát bằng cả 2 mắt), dùng tay điều chỉnh ốc sơ cấp (ốc to) sao cho quan sát thấy rõ vật cần quan sát. Lưu ý, không để cho tiêu bản chạm vào vật kính (có thể dùng ốc hãm, hoặc chỉnh ốc sơ cấp cho vật kính xuống gần chạm vào tiêu bản thì dừng lại rồi bắt đầu vừa quan sát vừa chỉnh vật kính lên cho tới khi quan sát rõ mẫu vật). Dể nhìn rõ nhất hình ảnh của mẫu vật co thể điều chỉnh ốc vi cấp (ốc nhỏ).
- Sau khi sử dụng cần lau kính bằng khăn sạch rồi chụp bao nilon hay cho vào hộp bảo quản. Luôn bê kính bằng 2 tay (một tay cầm, một tay đỡ phía dưới)
Cách làm tiêu bản tế bào thực vật:
- Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì hành. Để thí nghiệm quan sát được rõ cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào chồng lên nhau rất khó quan sát. 
- Đặt miếng biểu bì trên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, đậy lamen và quan sát cấu trúc tế bào. Lưu ý học sinh kỹ thuật đậy lamen để tiêu bản không bị lẫn nhiều bọt khí và vị trí của mẫu ở vị trí trung tâm của lam kính.
2. Giáo viên có thể mở rộng vấn đề bằng cách yêu cầu HS làm thí nghiệm đối chứng như sau:
Giết chết tế bào bằng cách hơ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn và lặp lại thí nghiệm, sau đó quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng. So sánh kết quả thí nghiệm trong 2 trường hợp mẫu không xử lý nhiệt và đã qua xử lý nhiệt. Từ kết quả so sánh yêu cầu học sinh rút ra kết luận về đặc điểm sống của tế bào.
3. GV nên thử làm trước thí nghiệm để xác định nồng độ dung dịch muối hoặc đường thích hợp.
Bài 15: THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
Đây là bài thực hành mang tính chất thực nghiệm, thí nghiệm được thực hiện trong tiết thực hành nên các nội dung thực hành không phải lúc nào cũng có thể tiến hành thành công; vì vậy giáo viên có thể chuẩn bị thí nghiệm trước bằng cách ghi lại hình ảnh kết quả tiến hành thí nghiệm mà giáo viên đã làm trước đó. Nếu gặp trường hợp làm thí nghiệm trên lớp mà không thành công giáo viên có thể cho học sinh quan sát qua đoạn phim có sẵn để thấy được kết quả thí nghiệm. Đoạn băng ghi đó cũng có thể sử dụng trình chiếu kết hợp với việc hướng dẫn thực tế của giáo viên trên lớp trong trường hợp lớp đông, tất cả học sinh không thể nhìn thực tế các thao tác mà giáo viên hướng dẫn tiến hành thực tế trên lớp. Điều này giúp cho tiết thực hành thành công hơn, và tất cả học sinh của lớp sẽ tập trung hơn và hứng thú hơn với tiết thực hành.
* Một số kiến thức học sinh cần chuẩn bị trước tiết thực hành:
1. Enzim là gì? Cơ chế hoạt động của enzim?
- Khái niệm: Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
- Cơ chế hoạt động của enzim
+ Enzim + Cơ chất " phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. 
+ Mỗi enzim chỉ xúc tác với một phản ứng. 
2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt tính của enzim?
- Nhiệt độ: mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa, phản ứng xảy ra nhanh nhất. 
- Độ pH: mỗi enzim cần một pH thích hợp ...
- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính enzim tăng dần nhưng đến lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim.
- Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh.
- Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim: một số chất hóa học ức chế hoạt động của enzim nên tế bào khi cần ức chế thì tạo ra chất ức chế đặc hiệu cho enzim đó. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim.
*Một số câu hỏi củng cố, mở rộng:
1. Tại sao với lát khoai tây sống ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và lát khoai tây chín lại có sự khác nhau về lượng khí thoát ra?
2. Cơ chất của enzim catalaza là gì? Sản phẩm tạo thành sau phản ứng do enzim này xúc tác là gì?
3. Tại sao có sự khác nhau về hoạt tính enzim giữa các lát khoai để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm và ở trong tủ lạnh?
4. Cho nước rửa chén bát vào dịc nghiền tế bào nhằm mục đích gì?Giải thích?
5. Dùng enzim trong quả dứa trong thí nghiệm này nhàm mục đích gì? Giải thích?
6. Có thể tiến hành thí nghiệm với một enzim khác thay thí nghiệm với enzim catalaza được không?
7. Thử thiết kế các thí nghiệm để chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
*Các lưu ‎ý khi dạy bài thực hành này:
1. Đây là một thí nghiệm rất khó thành công, đòi hỏi phải có những thao tác chuẩn xác và thật cẩn thận như: khi cho thêm dung dịch nước rửa chén vào dịch nghiền phải khuấy thật nhẹ tránh nổi bọt. Khi rót cồn vào ống nghiệm để chiết rút AND phải rót nghiêng theo thành ống thật nhẹ nhàng Những thao tác này GV cần thực hiện trước khi lên lớp.
2. Khi làm thí nghiệm tách chiết ADN, nếu cho ít dịch lọc hay ít chất tẩy rửa hoặc quá ít nước cốt dứa thì sẽ rất khó có kết quả khả quan.
	3. Thí nghiệm tách chiết ADN mất tương đối nhiều thời gian, vì vậy trong quá trình làm 2 thí nghiệm thì tiến hành thí nghiệm tách ADN trước, trong khi chờ kết quả thì tiến hành thí nghiệm với catalaza.
Bài 20: QUAN SÁT CÁC KÌ NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
* Một số kiến thức học sinh cần chuẩn bị trước tiết thực hành:
1. Quá trình phân chia nhân gồm những kì nào? Đặc điểm của NST, thoi vô sắc, màng nhân qua các kì ?
- Kỳ đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kỳ trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kỳ giữa: các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính ở 2 phía của NST tại tâm động.
- Kỳ sau: Hai cromatit tách nhau ra ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. 
2. Quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật diễn ra như thế nào? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Ở động vật: phần giữa tế bào thắt lại chia thành 2 tế bào.
- Ở thực vật: hình thành vách ngăn phân chia tế bào thành 2 tế bào mới.
3. Vẽ hình mô tả diễn biến của tế bào qua các kì của quá trình nguyên phân?
*Một số câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tiễn:
1. Trong quá trình làm tiêu bản rễ hành, để quan sát được các kì của nguyên phân rõ ràng nhất cần cắt ở phần nào của rễ? Vì sao?
2. Thuốc nhuộm nào được sử dụng để nhuộm rễ hành? Trình bày các bước tiến hành làm tiêu bản rễ hành?
3. Trong quá trình làm tiêu bản cần phải chú trọng thao tác nào? Vì sao?
*Các lưu ‎ý khi dạy bài thực hành này:
	1. Giáo viên có thể làm sẵn tiêu bản cho học sinh lên kính quan sát nhưng cách làm này không rèn được cho học sinh kĩ năng làm tiêu bản và các thao tác thực hành khác. Cách tốt nhất giáo viên nên chuẩn bị sẵn mẫu vật (rễ hành đã nhuộm), học sinh tự cắt mẫu vật và làm tiêu bản sau đó lên kính quan sát, yêu cầu mỗi HS phải làm được 1 tiêu bản đẹp, quan sát rõ.
	2. Trước khi học sinh làm tiêu bản, giáo viên cần hướng dẫn HS cắt ở vị trí gần chóp rễ để thu được các tế bào của mô phân sinh và hướng dẫn học sinh cách dàn đều mẫu, ... 
Bài 24: THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTILIC VÀ LACTIC
*Một số kiến thức học sinh cần chuẩn bị trước tiết thực hành:
1. Phân tích cơ chế, bản chất của quá trình lên men?
Lên men bao gồm đường phân và các phản ứng tái sinh NAD+ nhờ chuyển electron từ NADH đến pyruvat hoặc các dẫn xuất của pyruvat. Sau đó NAD+ có thể dùng lại để oxi hóa đường nhờ đường phân từ đó sinh 2 ATP theo con đường phophorin hóa mức cơ chất. Có nhiều kiểu lên men, chỉ khác nhau ở sản phẩm cuối cùng, hai kiểu phổ biến là lên men etilic (lên men rượu) và lên men la

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_bo_mon_sinh.doc
  • doc1. Bìa SKKN.doc
  • doc2. Mục lục.doc
  • doc3. Danh mục chữ cái viết tắt.doc
  • doc5. Tài liệu tham khảo.doc
  • docBáo cáo tóm tắt hiệu quả sáng kiến.doc
  • docĐơn đăng kí SKKN.doc