I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được.
- Gần 6 thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh bại các cuộc xâm lược.
- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng.
2. Về tư tưởng, tình cảm.
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.
- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc vai trò lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.
3. Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC.
- Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981).
- Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075-1077).
- Bản đồ các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.
- Bản đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).
- Tranh ảnh bài thơ: Nam quốc sơn hà.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Gợi mở, cá nhân, cặp.
- Đàm thoại, đặt vấn đề.
ìn vào cách tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta vào thế kỉ X, em có nhận xét gì ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung - chốt ý. Hoạt động 2: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỉ XI → XV. - Mục tiêu: + Tổ chức bộ máy nhà nước. + Luật pháp và quân đội. + Hoạt động đối nội và đối ngoại. - Thời gian: 27P - Đồ dùng dạy học: + Sơ đồ bộ máy nhà nước Lý – Trần – Hồ. + Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông. + Tranh ảnh: Chiếu dời đô, Vũ khí. - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV: Đàm thoại về sự thành lập vương triều Lý và sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. GV sử dụng: Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn khái quát sự kiện Lý Công Uẩn chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. (H.01). HS: Nghe, ghi nhớ. GV: Bộ máy nhà nước thời Lý, Trần Hồ được tổ chức như thế nào ? HS: Trả lời. GV : Nhận xét – chốt ý. GV Sử dụng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý – Trần – Hồ (Sơ đồ 02): Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời kì này ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – chốt ý. GV : Bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông được tổ chức như thế nào ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – chốt ý. GV sử dụng Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông (Sơ đồ 03): Em có nhận xét gì về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông và bộ máy nhà nước thời Lê sơ ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. B2: Hoạt động: Cá nhân. GV: Luật pháp ra đời nhằm mục đích gì ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung – kết luận. GV: Quân đội được tổ chức như thế nào ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung – kết luận. GV: Giới thiệu cho học sinh một số loại vũ khí thời kì này. (H.02) GV: Hoạt động đối nội và đối ngoại của nhà nước thời kì này ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung – kết luận. I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X. - Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Đông Anh - Hà Nội. ® Mở đầu thời kì xây dựng nhà nước độc lập tự chủ. - Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư, Ninh Bình. - Tổ chức bộ máy nhà nước: Thời Đinh, Tiền Lê chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban. + Về hành chính chia nước thành 10 đạo. + Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông. → Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế đã được hình thành tuy còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta. II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU THẾ KỶ XI ® XV. 1. Tổ chức bộ máy nhà nước. - Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay). - Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt. Þ Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Vua Tể tướng Đại thần Sảnh Viện Đài Môn hạ sảnh Thượng thư sảnh Hàn lâm viện Quốc sử viện Ngự sử đài * Bộ máy nhà nước Lý Þ Trần Þ Hồ. → Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn. * Bộ máy nhà nước thời Lê sơ. - Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh Lê Lợi lên ngôi hoàng đế để lập nhà Lê (Lê sơ). - Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn. - Chính quyền trung ương: Vua 6 Bộ Ngự sử đài Hàn lâm viện - Chính quyền địa phương: + Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, thừa ti, hiến ti). + Dưới đạo là: Phủ, Huyện (Châu), Xã. Þ Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh. 2. Luật pháp và quân đội. * Luật pháp: - 1042 Vua Lý Thánh Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên). - Thời Trần: Hình luật. - Thời Lê: Biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật. Þ Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước và một số quyền lợi chân chính của nhân dân. * Quân đội: Được tổ chức quy củ Gồm Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước Ngoại binh: Tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông 3. Hoạt động đối nội và đối ngoại. * Đối nội: - Quan tâm đến đời sống nhân dân. - Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người. * Đối ngoại: - Với nước lớn phương Bắc: + Quan hệ hòa hiếu. + Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. - Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh. 3. Tổng kết và hướng dẫn HS ở nhà: (3P). a. Củng cố: Câu 1: Những triều đại được xác lập ở thế kỉ X? A. Ngô, Đinh, Lê. B. Ngô, Đinh, Lý. C. Ngô, Đinh, Tiền Lê. D. Ngô, Đinh, Trần. Câu 2: Bộ máy nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê mang tính chất? A. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền sơ khai. B. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có bước phát triển. C. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hoàn chỉnh. D. Tất cả đều sai. b. Dặn dò – ra bài tập: Học bài cũ - trả lời các câu hỏi trong SGK. 3.2. Kế hoạch bài 18 (Tiết 24) CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được. - Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến động, khó khăn, nhân dân ta vãn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn thiện. - Nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy có nhiều mâu thuẫn trong vấn đề ruộng đất, nhưng những yếu tố càn thiết để phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như: Thủy lợi, mở rộng ruộng đất, tăng các loại cây trồng phục vụ đời sống ngày càng cao. - Thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên ngoài, thương nghiệp phát triển. - Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ. 2. Về tư tưởng, tình cảm: - Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được. - Thấy được sự hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay. 3. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét. - Rèn kĩ năng liên hệ thực tế. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC. - Tranh ảnh: Hệ thống đê “quai vạc” thời Trần; Lễ cày tịch điền; Gốm sứ Bát Tràng; Gốm Thổ Hà; Súng Thần cơ; Tiền thời Trần. - Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài... III. PHƯƠNG PHÁP. - Gợi mở, cá nhân, cặp. - Đàm thoại, đặt vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1. Khởi động: - Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 23. - Thời gian: 5P - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách thức tiến hành: GV: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông? Nhận xét? HS: Trả lời. GV: Nhận xét – đánh giá. 2. Bài mới: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Mở rộng, phát triển nông nghiệp. - Mục tiêu: + Bối cảnh lịch sử thế kỷ X – XV. + Biểu hiện sự phát triển. + Ý nghĩa. - Thời gian: 12P - Đồ dùng dạy học: + Tranh hệ thống đê quai vạc. + Tranh Lễ cày tịch điền. - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV : Bối cảnh lich sử Đại Việt thế kỉ X-XV? Bối cảnh đó có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. B2: Hoạt động: Cá nhân. GV : - Những biểu hiện của sự mở rộng và phát triển nông nghiệp từ thế kỉ X→ XV ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. GV khái quát sự phát triển của nông nghiệp thông qua: - Bức tranh: Hệ thống đê “quai vạc” thời nhà Trần (H.03) - Bức tranh: Lễ cày tịch điền(H.04) HS: Nghe, ghi nhớ. GV: Ý nghĩa của sự phát triển nông nghiệp ? HS : Trả lời. GV : Bổ sung – chốt ý. Hoạt động 2: Phát triển thủ công nghiệp. - Mục tiêu: + Thủ công nghiệp trong nhân dân. + Thủ công nghiệp nhà nước. - Thời gian: 13P - Đồ dùng dạy học: Tranh: Gốm sứ Bát Tràng, gốm Thổ Hà, một loại súng thần cơ, đồng thiền thời Trần. - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV: - Biểu hiện phát triển của thủ công nghiệp trong nhân dân ? - Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. GV dùng (H.05, 06): Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp trong nhân dân? HS: Quan sát - Trả lời. GV : Bổ sung - kết luận B2: Hoạt động: Cá nhân. GV : - Biểu hiện phát triển của thủ công nghiệp nhà nước ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Nhận xét – chốt ý. GV sử dụng (H.07. H.08): Em có nhận xét gì về sự phát triển của thủ công nghiệp đương thời ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung - kết luận. Hoạt động 3: Mở rộng thương nghiệp. - Mục tiêu: + Nội thương. + Ngoại thương. - Thời gian: 12P - Đồ dùng dạy học: Không - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV : Sự phát triển của nội thương ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. B2: Hoạt động: Cá nhân. GV :- Sự phát triển của ngoại thương ? - Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung – kết luận. GV: Em có nhận xét gì về thương nghiệp nước ta đương thời? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung – chốt ý. 1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp. * Bối cảnh lịch sử thế kỷ X - XV: - Thế kỷ X - XV là thời kỳ tồn tại của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. - Đây là giai đoạn đầu của thời kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất. Þ Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế. * Biểu hiện sự phát triển: - Diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ: + Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển. + Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang. + Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền. - Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang. + Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên. + 1248 Nhà Trần cho đắp đê “quai vạc” dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều: - Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp. * Ý nghĩa: - Nông nghiệp phát triển làm cho chế độ phong kiến được củng cố và phát triển. - Đời sống nhân dân được cải thiện. 2. Phát triển thủ công nghiệp. * Thủ công nghiệp trong nhân dân: - Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. - Các làng nghề thủ công ra đời như: Thổ Hà, Bát Tràng. - Việc khái thác các mỏ: Vàng, bạc, đồng... cũng có bước phát triển. - Nguyên nhân: + Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh. + Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển. * Thủ công nghiệp nhà nước: - Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: Tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến. - Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu. - Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: Đúc súng, đóng thuyền. 3. Mở rộng thương nghiệp. * Nội thương: - Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) - Trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công. * Ngoại thương: - Thời Lý - Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài. - Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các địa điểm buôn bán. - Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp. - Nguyên nhân của sự phát triển: + Nông nghiệp, thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển. + Do thống nhất tiền tệ, đo lường. - Nhận xét: Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. 3. Tổng kết và hướng dẫn HS ở nhà: (3P). a. Củng cố: - Những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp trong các thế kỉ X – XV. - Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thế kỷ XI – XV. b. Dặn dò : Học bài cũ - trả lời các câu hỏi trong SGK. 3.3. Kế hoạch bài 19 (Tiết 25) NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỶ X - XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được. - Gần 6 thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. - Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh bại các cuộc xâm lược. - Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự tài năng. 2. Về tư tưởng, tình cảm. - Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc. - Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. - Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc vai trò lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc. 3. Về kỹ năng Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp. II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC. - Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ I (981). - Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075-1077). - Bản đồ các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. - Bản đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). - Tranh ảnh bài thơ: Nam quốc sơn hà. III. PHƯƠNG PHÁP. - Gợi mở, cá nhân, cặp. - Đàm thoại, đặt vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1. Khởi động: - Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 24. - Thời gian: 5P - Đồ dùng dạy học: Không. - Cách thức tiến hành: GV: Những biểu hiện nói lên sự phát triển của thương nghiệp nước ta thời Lý – Trần - Lê? HS: Trả lời. GV: Nhận xét – đánh giá. 2. Bài mới: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung Hoạt động 1: Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. - Mục tiêu: + Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê. + Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077). - Thời gian: 10P - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tông lần thú I (981). + Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tông lần thú II (1075-1077). + Tranh bài thơ Nam quốc sơn hà. - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV : Nguyên nhân quân Tống xâm lược nước ta thời tiền Lê ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. GV sử dụng (bản đồ 01):Triều đình tổ chức kháng chiến như thế nào ? HS: Trả lời. GV: Bổ sung – chốt ý. GV : Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. B2: Hoạt động: Cá nhân. GV : Âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống lần II ? HS : Trả lời. GV : Bổ sung – chốt ý. GV sử dụng (bản đồ 02): Nhà Lý tổ chức kháng chiến như thế nào ? HS : Trả lời. GV : Bổ sung – chốt ý. GV sử dụng (H.09): Ý nghĩa bài thơ Nam Quốc Sơn Hà? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – chốt ý. Hoạt động 2: Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII). - Mục tiêu: Kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII). - Thời gian: 15P - Đồ dùng dạy học: Bản đồ các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII. - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV : Tóm tắt sự phát triển của đế quốc Mông – Nguyên HS : Nghe, ghi nhớ GV sử dụng (bản đồ 03): Nhà Trần tổ chức kháng chiến như thế nào? HS : Trả lời. GV : Nhận xét. B2: Hoạt động: Cá nhân. GV : Nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Bổ sung – chốt ý. Hoạt động 3: Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. - Mục tiêu: Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. - Thời gian: 12P - Đồ dùng dạy học: Bản đồ khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). - Cách thức tiến hành: B1: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV : - Tình hình nước ta cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV ? - Tình hình nước ta dưới sự thống trị của quân Minh ? HS : Trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. B2: Hoạt động: Cả lớp – cá nhân. GV sử dụng (bản đồ 04):: - Những thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn HS : Trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. GV: Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? HS : Suy nghĩ trả lời. GV : Nhận xét – kết luận. I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG. 1. Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê. - Nguyên nhân: Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. - Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến. - Thắng lợi lớn nhanh chóng thắng ngay ở vùng Đông Bắc khiến vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập. - Nguyên nhân thắng lợi : + Đoàn kết các tầng lớp nhân dân, vua tôi đồng lòng. + Có tướng Lê Hoàn dũng cảm mưu trí. 2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077). a. Nguyên nhân :Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, trước tình thế đó nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt. b. Diễn biến : Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. - Giai đoạn 1: + Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. + Năm 1075 Quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liên, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ. - Giai đoạn 2: + Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. + Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại tại bờ bắc của sông Như Nguyệt Þ ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh. II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN Ở THẾ KỈ XIII. - Năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo. - Các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước. - Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. + Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai (Ba Đình - Hà Nội)). + Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285. Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc. - Nguyên nhân thắng lợi : + Nhà Trần có vua hiền, tướng tài, triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ và đoàn kết nhân dân chống xâm lược. + Nhà Trần vốn được lòng dân bởi những chính sách kinh tế của mình Þ nhân dân đoàn kết xung quanh triều đình vâng mệnh kháng chiến. III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN. - Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. - Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo. - Thắng lợi tiêu biểu: + Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam. + Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động. + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước. - Đặc điểm: + Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. + Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao. + Có đại bản doanh, căn cứ địa. 3. Tổng kết và hướng dẫn HS ở nhà: (3P). a. Củng cố: - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. - Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. b. Dặn dò : Học bài cũ - trả lời các câu hỏi trong SGK. 3.4. Kế hoạch bài 20 (Tiết 26) XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được. - Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc, tiến lên. - Trải qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê sơ ở các thế kỷ X - XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long). - Nền văn hóa Thăng Long đã phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc. 2. Về tư tưởng và tình cảm: - Bồi
Tài liệu đính kèm: