Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Sau các buổi học căng thẳng, tôi khuyến khích tổ chức cho các em các hoạt động vui chơi lành mạnh, các buổi giao lưu luyện tập thể dục thể thao để mang lại

niềm vui cho học sinh, tạo sự đoàn kết giữa các thành viên trong tập thể lớp. Trong các hoạt động phong trào, tôi luôn giành thời gian để tham gia cùng với các em.

Từ việc tham gia tích cực các hoạt động phong trào, các em có cơ hội thể hiện tài năng và niềm đam mê của bản thân, các em được thoải mái sáng tạo theo ý tưởng của mình, được rèn luyện về thể lực, sự nhanh nhẹn, linh hoạt. Đồng thời là môi trường để các em tự học hỏi, điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Giáo dục các em biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhiều hơn, tạo môi trường giáo dục toàn diện. Thêm vào đó, qua hoạt động phong trào giúp cho tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, niềm lạc quan, yêu đời, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong tập thể lớp.để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn, hiệu quả hơn.

Qua đó tôi nghĩ rằng việc động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, gắn bó. Thực tế là trong khi tham gia các hoạt động phong trào giữa giáo viên và học sinh có sự giao tiếp, trao đổi gần gũi thân mật như những người bạn, từ đó khoảng cách cô trò cũng được rút ngắn, giúp giáo viên và học sinh hiểu nhau hơn, tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa học sinh và giáo viên.

 

docx 67 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 291Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kỷ luật nhưng là kỷ luật kết hợp với tình yêu thương. Có như vậy thì người thầy mới không khắc những vết thương lên tinh thần của người học trò về sau này. Đừng làm các em học sinh rơi vào trạng thái thấy mình là kẻ “cá biệt”, kẻ hư hỏng và cô độc trong lớp rồi nảy sinh những phản ứng tiêu cực như sợ hãi, tự ti. Mục đích của việc làm này là “giơ cao đánh khẽ” và với mong muốn giúp học sinh có kỷ luật tốt hơn.
Ví dụ. Lớp tôi chủ nhiệm có em Phạm Bích Ngọc và Bùi Thị Hương Sen là những em học sinh nữ vốn thông minh, học giỏi, năng động. Một lần do xích mích với một bạn nữ khác trong lớp nên hai em đã dùng những lời lẽ thô tục để xúc phạm bạn, bêu xấu bạn trên mạng xã hội.Trước hành động đó buộc giáo viên chủ nhiệm phải thông báo cho phụ huynh hai em, cho các em viết bản kiểm điểm, bản tường trình và làm việc với ban đạo đức của nhà trường. Đồng thời yêu cầu các em nhận lỗi trước tập thể lớp. Nhưng cũng từ đó một số bạn trong lớp tẩy chay các em, sau đó một thời gian tôi thấy tính tình các em thay đổi hẳn, ít nói hơn, sống khép kín hơn, một số hôm không muốn đến lớp, lực học giảm sút. Tôi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết do các bạn trong lớp thường hay nói lời mỉa mai, xa lánh hai em. Biết được điều đó trong giờ sinh hoạt tôi đã nhắc nhở những bạn đó, tôi phân tích cho các học em học sinh trong lớp hiểu rằng lỗi hôm trước không hoàn toàn thuộc về hai bạn và yêu cầu các bạn trong lớp thay đổi cách ứng xử với hai bạn. Sau đó tôi gặp riêng Ngọc và Sen hỏi han, trò chuyện. Tôi nói “Cô biết các em cũng chỉ vì một phút nóng giận mà mất khôn, đã có những việc làm không đúng, bất cứ ai trong cuộc sống cũng từng đã nghĩ sai, làm sai, quyết định sai, ngay cả bản thân cô cũng vậy, nhưng điều quan trọng là các em hãy nhìn vào những sai lầm đó để có thể nổ lực và cố gắng hơn, học tập và rèn luyện tốt hơn để sửa chữa những lỗi lầm. Cô rất tin tưởng vào sự cố gắng của các em và mong muốn các em sẽ nỗ lực hơn nữa để các bạn thấy được sự thay đổi của các em”. Sau khi nghe được những lời tâm sự của tôi các em như thấy được sự quan tâm và tình cảm của tôi dành cho em là không hề thay đổi nên em đã cố gắng hơn. Kết quả đến năm lớp 12, em Ngọc tham gia cuộc thi tìm kiếm tài năng cấp trường đạt giải ba. Em Sen phấn đấu tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD và đạt giải nhì. Hiện nay hai em đang theo học tại trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng và trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi đi học, em Sen viết thư về tâm sự với tôi và cảm ơn tôi. Em viết “Nếu ngày đó em không được
nghe những lời tâm sự của cô thì giờ đây không biết em sẽ thế nào. Với em, cô là người mẹ thứ hai của em. Chúng em những đứa trẻ đang tập lớn, cứng đầu, luôn đề cao cái tôi của mình đã không tránh khỏi những giây phút bốc đồng, những hành động nông nổi khiến cô phải bận lòng suy nghĩ. Khi em phạm sai lầm, vấp ngã, cô là người đã giúp đỡ, đưa em trở lại là chính mình. Cô luôn là chỗ dựa bình yên và tin cậy, luôn bao dung và yêu thương em như những người thân yêu của mình. Nếu không có cô, em đã không có được thành tích cao trong học tập như ngày hôm nay. Em cảm ơn cô rất nhiều”
Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy, tiêu chí thi đua của lớp.
Mục đích của hoạt động này là nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc cho học sinh tham gia vào quá trình ra quyết định trong lớp học. Cụ thể là các em xây dựng nội quy, tiêu chí thi đua của tập thể lớp, quyết định chế độ khen thưởng và xử phạt trong các hoạt động học tập và rèn luyện. Học sinh được tham gia giám sát và thực hiện nội quy của lớp.
Việc học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp học có tác dụng:
Học sinh cảm thấy có trách nghiệm và thực hiện một cách tự giác hơn, mang lại hiệu quả cao hơn, giáo viên không cần nhắc nhở nhiều.
Học sinh rèn luyện cho mình khả năng bày tỏ suy nghĩ của bản thân, biết đưa ra các quyết định phát huy tính tập thể và tinh thần trách nhiệm của mình.
Giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định...
Ngay từ đầu năm học, tôi và học sinh cùng thảo luận để các em thống nhất về những mục tiêu, nội quy, tiêu chí thi đua, hình thức khen thưởng, xử phạt hàng tuần của lớp và sau đó thực hiện theo thỏa thuận. Các bước xây dựng nội quy lớp học, tiêu chí thi đua như sau:
Bước 1: GVCN thông báo trước lớp về nhiệm vụ của người học sinh, các hành vi học sinh không được làm, nội quy của nhà trường, tiêu chuẩn xếp loại thi đua về các mặt đạo đức, văn hóa, văn thể... của nhà trường.
Bước 2: Chia lớp thành nhiều nhóm thảo luận xây dựng nội quy, tiêu chí thi đua của lớp, trong mỗi nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Khi đến trường các em mong muốn điều gì?
Em muốn xây dựng tập thể lớp như thế nào? Em muốn điều gì ở bạn bè...
Bước 3: Mời các nhóm chia sẻ ý kiến với cả lớp về những điều học sinh mong muốn.
Bước 4: Tiếp tục yêu cầu học sinh thảo luận về những việc học sinh nên làm và không nên làm để xây dựng một tập thể lớp tốt.
Bước 5: Thống nhất nội quy, tiêu chí thi đua của lớp. HS thống nhất xếp loại thi đua theo tuần. Các tiêu chí sẽ được tính theo điểm. Mỗi học sinh được tặng điểm ban đầu 100 điểm/HS/tuần. Nếu học sinh thực hiện chưa tốt các nội quy, quy định của trường, của lớp sẽ bị trừ điểm. Những học sinh đạt điểm tốt, làm việc tốt, tích cực tham gia các cuộc thi... sẽ được cộng điểm.
Bước 6: Quy định về chế độ khen thưởng và xử phạt.
Học sinh và giáo viên cùng nhau thỏa thuận về chế độ khen thưởng và xử
phạt.
Sau đó tại cuộc họp phụ huynh đầu năm, GVCN thông qua nội quy, tiêu chí
thi đua của lớp và xin ý kiến của phụ huynh, đề xuất phụ huynh cùng hợp tác, nhắc nhở học sinh thực hiên.
Bước 7: Cam kết và thực hiện
Tất cả các học sinh trong lớp cam kết thực hiện nội quy đã xây dựng. Học sinh là người giám sát việc thực hiện nội quy.
Hàng tuần vào tiết sinh hoạt cuối tuần cho học sinh đánh giá việc thực hiện nội quy. Các tổ trưởng sẽ tổng hợp điểm của các thành viên trong tổ.
Trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Việc xây dựng nội quy và tiêu chí thi đua của lớp có ý nhĩa rất quan trọng, tạo nên một tập thể có kỷ luật, có ý thức tốt và đoàn kết.
BẢNG NỘI QUY – TIÊU CHÍ THI ĐUA HÀNG TUẦN LỚP 12 D1
Năm học: 2020 – 2021
Quy ước: 100 điểm/1 học sinh/tuần
A. Điểm trừ
TT
Danh mục
Điểm trừ
Ghi chú
1
Chuyên cần


1.1
Đi học chậm, chậm tiết (trống mà chưa vào lớp)
5


1.2
Vắng sinh hoạt tập thể (trường hợp đặc biệt phụ huynh phải xin phép)

10

1.3
Vắng học không lý do, bỏ tiết
15

2
Tác phong


2.1
Không sơ vin, đeo thẻ, thẻ không đúng tên
5

2.2
Không đồng phục
5


2.3
Nhuộm tóc (không phải màu tóc tự nhiên), trang điểm, nhuộm móng tay, chân.

15

3
Ý thức sử dụng tài sản chung



3.1
Cố tình làm hư hỏng tài sản 1 tài sản đồng thời phải sữa chữa, bồi thường

15


3.2
Vẽ, viết bẩn lên tường, bàn ghế, cánh cửa 1 lần ( phải khắc phục)

10


3.3
Không đăng ký gửi xe vẫn đưa xe đến trường 1 xe, để xe không đúng quy định, đi xe đạp trong khu vực trường (sân trường, trừ lối lê gara để xe)

15

4
Sinh hoạt tập thể


4.1
Ra tập trung chậm (khi đã dứt hiệu lệnh trống)
5

4.2
Cự li không đúng quy định 1 hàng dọc
5

4.3
Làm việc riêng khi hát quốc ca (hoặc không hát)
5

4.7
Sinh hoạt 15 lộn xộn
5

5
Hành vi, ứng xử


5.1
Đánh nhau trong hoặc ngoài trường.
50


5.2
Buôn, bán, sử dụng pháo, các vật dụng nguy hiểm trong hoặc ngoài trường

50

5.3
Sử dụng điện thoại không được giáo viên cho phép
30

5.4
Bỏ học ngồi quán
20

5.5
Ăn quà trong lớp
10

5.6
Vô lễ với CB, NV,GV, lừa dối GV
40

6
Thực hiện ATGT



6.1
Không đội mũ BH, đội mũ không cài quai, kéo theo xe khác, chở quá người quy định

40


6.2
Vi phạm ATGT( vượt đèn đỏ, cầm ô đi xe, đi hàng 3, 4, không có biển số,

40

6.3
Đi xe máy đến trường không đúng quy định
50

7
Học tập



7.1
Không làm bài tập hoặc không thuộc bài cũ (phải ở lại sau học thêm buổi chiều)

30

7.2
Làm bài tập không đầy đủ (thiếu 50%)
20

7.3
Trao đổi bài trong giờ kiểm tra
20

7.4
Sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra
50

7.5
Nói chuyện trong giờ học
20

7.6
Làm việc riêng trong giờ học
30

7.7
Nhắc bài (khi GV hỏi bài cũ)
15

8
Vệ sinh


8.1
Không làm vệ sinh trực nhật hoặc vệ sinh công cộng
20

8.2
Làm vệ sinh không sạch
10

9
Học sinh với hoạt động xã hội



9.1
Lập các trang mạng lấy tên trường, đăng tải thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến nhà trường, đến danh dự, nhân phẩm của thầy cô, bạn bè. Hoặc sử dụng mạng xã hội gây gỗ xích mích

30


9.2
Tổ chức tham gia các băng nhóm không lành mạnh( đã được xác minh)

30

B
Điểm cộng
Cộng


1.

Điểm tốt
Điểm 10
20

Điểm 9
15
Điểm 8
10
2
Làm việc tốt ( có minh chứng)
30

3
Tích cực tham gia các phong trào
20

4
Đạt giải các cuộc thi
30

5
Tích cực xây dựng bài
15

Lưu ý: Đánh giá xếp loại tất cả các hoạt động ở trường (Học chính khóa, học thêm, lao động, sinh hoạt tập thể)
Thỏa thuận, thống nhất về hình thức khen thưởng và xử phạt. (Trình bày ở phần giải pháp khác)
Đưa ra các hình thức khen thưởng và xử phạt phù hợp
Khen thưởng.
Khen thưởng giúp tạo động lực và cải thiện kết quả học tập của học sinh, là một biện pháp hiệu quả trong quản lí lớp học, giúp giảm thiểu các vấn đề về hành
vi. Khen thưởng còn là công cụ hữu ích để tạo dựng một cộng đồng lớp học tích cực.
Cô giáo Rita Pierson - một nhà tư vấn viên, một nhà giáo dục và một chuyên gia hàng đầu giải quyết các vấn đề giáo dục bằng những kinh nghiệm thực tế đã trải qua trong công việc làm một giáo viên đã đưa ra lời khuyên cho giáo viên rất ý nghĩa: “Hãy khuyến khích lũ trẻ và chúng ta sẽ thành công, hãy khen ngợi chúng từ những việc làm nhỏ nhất và đừng bao giờ dừng lại việc ấy bởi chúng ta là nhà giáo dục, chúng ta sinh ra để tạo sự khác biệt’’.
Thực tế trong cuộc sống, ai cũng thích được động viên và khen ngợi vì đây là sự công nhận về những việc đã làm được và tạo động lực cho việc thực hiện những hành vi tương tự. Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên đừng xem thường sức mạnh của lời khen vì lời khen của giáo viên trở thành động lực, đôi cánh để các em nổ lực hơn nữa, để các em tự tin và hứng thú

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_l.docx
  • pdfNguyễn Thị Luận-THPT Anh Sơn 1-Lĩnh vực chủ nhiệm.pdf