Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh

Để hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp, thì không chỉ có bản thân học sinh

nỗ lực là đủ mà quan trọng nhất là vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Việc

từng bước rèn luyện nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô,

bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội. rất nhiều điều cần có sự tận tâm của

người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Đi đôi với việc nâng cao chất lượng học tập, công tác xây dựng nề nếp

cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo

viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy

học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Nề nếp học tập của học sinh lớp Một là

một trong những vấn đề quan trọng hơn hết. Muốn các em có nề nếp trong học

tập, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân

vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp Một được rèn nề nếp trong học tập

một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những

học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học

tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công

dân có ích cho đất nước sau này.

Chính vì vậy, việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp

Một là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên tiểu học cấp Tiểu

học.

Bản thân tôi công tác trong ngành sư phạm đã được 10 năm, và cũng 10

năm là một giáo viên chủ nhiệm lớp Một. Qua quá trình công tác và sự tích cực

tự bồi dưỡng, học tập các bạn đồng nghiệp, tôi đã có một số kinh nghiệm về

công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là kinh nghiệm rèn nề nếp cho học sinh lớp

Một.

Xuất phát từ những yếu tố trên, tôi xin chia sẻ sáng kiến: “Nâng cao hiệu

quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây

dựng nề nếp học tập cho học sinh”

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1237Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa các em còn mỏng manh, chưa bền vững. 
+ Tình cảm của các em ở cấp Tiểu học phải luôn được củng cố trong 
những hoạt động cụ thể. 
Dựa trên những hiểu biết về đặc điểm tình cảm của các em, người giáo 
viên chủ nhiệm có thể có những phương pháp trong việc giáo dục đạo đức, tình 
cảm cho các em tốt hơn. 
Tóm lại, trên cơ sở những lí luận về tâm lí học, người giáo viên chủ 
nhiệm sẽ có những kiến thức cơ bản để giải quyết được mọi vấn đề, nhằm giáo 
dục học sinh, đồng thời rèn luyện nề nếp học tập tốt nhất. 
1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp ban đầu cho học sinh lớp 
Một: 
- Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục trong nhà trường 
nhằm mục tiêu hình thành ở trẻ các giá trị đạo đức ứng với các nguyên tắt đạo 
đức, xây dựng cho trẻ những tính cách nhất định, giúp cho các em có nhận thức 
khoa học và hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã 
hội, với mọi người xung quanh, với cộng đồng và với chính mình. 
 6
- Việc xây dựng nề nếp cho học sinh cũng là việc giáo dục đạo đức cho 
các em. Đây là yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách của một con người. 
Trong trường học, giáo dục nề nếp, đạo đức là phạm trù giáo dục được đặt lên 
hàng đầu. Riêng, đối với học sinh tiểu học, giáo dục nề nếp tác phong, các em 
luôn được người thầy quan tâm. Bởi, bậc học này, độ tuổi các em còn rất nhỏ, 
các em dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ dàng nhiễm điều xấu. Chính vì 
vậy, ngay từ đầu lớp Một, người giáo viên phải biết dạy bảo, uốn nắn các em trở 
thành những những có nề nếp tốt và duy trì được nề nếp trong suốt cả quá trình 
học tập và rèn luyện của các em qua các cấp học, bậc học. 
 - Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi công phu, kiên trì, lặp đi 
lặp lại trong nhiều. Nhà giáo dục phải lưu ý đặc biệt đến việc làm sao cho học 
sinh trong quá trình lĩnh hội những yêu cầu giáo dục có thể chuyển hoá thành 
những yêu cầu của chính mình. Có như vậy những yêu cầu đạo đức từ ngoài 
đưa vào mới trở thành những nhu cầu bên trong của chính cá nhân học sinh, tạo 
được nề nếp ngay từ đầu cấp Tiểu học. 
1.3. Vị trí vai trò của giáo viên chủ nhiệm: 
 - Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số 
những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. 
 - Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, 
các hoạt động tập thể và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo 
dục đạo đức, lối sống và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình được 
quy định tại Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 
 - Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh, 
là người đại diện Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp 
học trong nhà trường. 
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình 
giáo dục, rèn luyện học sinh, là linh hồn của lớp học, là cố vấn đáng tin cậy dẫn 
dắt, định hướng, giúp học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân 
cách. 
 - Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp do giáo viên chủ nhiệm lớp 
quyết định. Sự phát triển toàn diện, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò quan 
trọng của giáo viên chủ nhiệm. 
 Như vậy, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng 
được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ 
động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp 
dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. 
2. Thực trạng của vấn đề: 
2.1. Thực trạng chung: 
a.Thuận lợi: 
 7
- Được sự quan tâm, động viên to lớn của ban giám hiệu nhà trường trong 
công tác chủ nhiệm lớp Một. 
- Bản thân cũng đã có kinh nghiệm chủ nhiệm nhất định, góp phần làm 
nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp qua các năm học. 
- Theo công văn số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2006 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp Một, 
qui định những tuần học đầu tiên một số môn học có những tiết làm quen với 
học sinh, ổn định nề nếp lớp Đây cũng là khoản thời gian giúp giáo viên xây 
dựng nề nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức 
tiếp thu những kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học. 
- Ngoài ra, bước vào lớp Một, các em còn được tham gia 01 tuần lễ làm 
quen. Trong thời gian này cũng là thời gian giúp người giáo viên chủ nhiệm xây 
dựng thói quen, nề nếp học tập, sinh hoạt cho các em. 
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập đầu cấp Tiểu học 
của con em mình. Bên cạnh đó, còn được sự quan tâm chung của các lực lượng 
trong và ngoài nhà trường. 
- Điều kiện Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 luôn là một trường học có đa số 
học sinh lễ phép vâng lời, nhà trường đặc biệt quan tâm đến nề nếp và chất 
lượng học tập của học sinh. 
b. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi, công tác chủ nhiệm lớp Một luôn gặp nhiều 
khó khăn. Có thể kể đến những khó khăn như sau: 
- Do sự thay đổi hoàn toàn về môi trường cũng như hình thức học tập, các 
em chưa kịp thời thích nghi, vẫn còn hoạt động vui chơi là chủ yếu. Chính vì 
vậy, nếu người giáo viên không khéo léo, những ngày đầu học tập sẽ gây áp lực 
cho trẻ, dễ làm trẻ chán và nghỉ học dài ngày. Đây là một trong những vấn đề 
nan giải mà các giáo viên thường gặp phải, gây khá nhiều khó khăn cho việc dạy 
học và giáo dục nề nếp cho học sinh. 
- Về mặt tâm lí học, tính cách của trẻ cũng chưa ổn định, chưa mang tính 
bền vững. Điều này tạo ra không ít trở ngại cho người giáo viên. 
- Trình độ nhận thức của các em cũng không đồng đều, làm cho người 
giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp trong việc giáo dục, rèn luyện nề 
nếp cho lớp học. 
- Một số đông gia đình các em do điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức 
còn nhiều hạn chế nên chưa có sự quan tâm nhiều và đúng đắn đến việc chuẩn bị 
và rèn luyện về nề nếp học tập ở nhà cho con em, cũng như phối hợp với giáo 
viên trong việc giáo dục học sinh ở trường, lớp. 
2.2. Thực trạng lớp 1A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1: 
Qua 2 tuần thực dạy, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập của học sinh 
lớp 1A kết quả như sau: 
 8
- Bước vào đầu năm học, các em thiếu nhiều kĩ năng cơ bản như chào hỏi 
giáo viên, giới thiệu bản thân, xếp hàng ra vào lớp, ngồi học chưa đúng tư thế, ... 
- Trong các tiết học, khả năng tập trung chú ý của học sinh còn hạn chế, 
chỉ khoảng 15-20 phút là các em không còn tập trung, bắt đầu làm việc riêng, ... 
- Ngoài ra, các em còn bở ngỡ với nhiều hoạt động mới lạ, như: đánh 
trống truy bài, xếp hàng, chào cờ, tập thể dục, múa hát tập thể giữa giờ, ... 
- Đặc biệt là các kĩ năng cơ bản trong học tập như: giơ tay phát biểu bài, 
trả lời câu hỏi, cách sử dụng bảng theo hiệu lệnh thước, cách cầm sách, tư thế 
viết bài, ... cũng đều mới lạ mà trẻ phải bắt đầu làm quen ngay từ vào lớp Một. 
- Một số kĩ năng trẻ lớp Một chưa có, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm 
phải rèn luyện như: chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, bảo quản đồ dùng dạy 
học, ... 
Cụ thể qua bảng khảo sát sau: 
STT Nhóm đối tượng học sinh Số lượng 
1 Nhóm học sinh không biết cách đưa tay phát biểu 20/24 HS 
2 Nhóm học sinh thường xuyên quên mang sách vở, đồ 
dùng học tâp. 
21/24 HS 
3 Nhóm học sinh không biết sắp xếp sách vở đồ dùng 
học tập ngăn nắp, khoa học, không biết cách bảo 
quản sách vở, đồ dùng. 
21/24 HS 
4 Nhóm học sinh thường xuyên không chuẩn bị bài 
trước khi đến lớp. 
21/24 HS 
5 Nhóm học sinh không có thói quen làm theo hiệu 
lệnh của giáo viên. 
24/24 HS 
6 Nhóm học sinh không biết cách đưa bảng con, đưa 
đồ dùng 
 22/24 HS 
Những khó khăn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: 
- Trước hết là do học sinh chưa có nề nếp học tập đúng đắn, phù hợp. 
 - Học sinh chưa có thói quen và một số kĩ năng trong hoạt động học tập. 
- Các em chưa tự ý thức việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, sử dụng 
bảng con, đồ dùng học tập... 
- Nề nếp sinh hoạt trong gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp 
học tập. 
 9
 - Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự chưa thấy hết vị trí, tầm quan 
trọng của việc xây dựng nề nếp học tập nên chưa quan tâm đúng mức, chưa 
chuẩn bị tâm lí, tư tưởng để học sinh bước vào lớp Một. 
Với thực trạng trên, tôi nhận thấy việc trước mắt cần làm là xây dựng cho 
trẻ một nề nếp học tập ngay từ mới vào lớp Một, như lời đúc kết của ông bà ta 
đã nói: 
“Uốn cây từ thuở còn non 
Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây” 
Nề nếp học tập ngay từ buổi đầu tiên sẽ là nền tảng cho một chặng đường 
học tập bậc Tiểu học và bước tiếp các cấp học khác để trưởng thành trở thành 
người chủ tương lai của đất nước. 
 3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề: 
3.1. Tạo các mối quan hệ tốt ngay từ ngày đầu: 
 - Trước hết, bản thân tôi cần xây dựng tốt mối quan hệ giữa thầy và trò: 
 + Phải niềm nở, vui vẻ và chân thành với các em. 
 + Thể hiện tình cảm dịu dàng, yêu thương, chăm sóc các em, tuy nhiên 
cần lưu ý vừa nhẹ nhàng nhưng cũng vừa cứng rắn, cương quyết để tạo cho các 
em luôn gần gũi, yêu mến thầy cô nhưng cũng tôn trọng thầy cô giáo. 
 + Tôn trọng, đối xử bình đẳng với tất cả học sinh, đặc biệt quan tâm đến 
mọi hoàn cảnh, tìm hiểu tâm lí và nhu cầu riêng của từng em học sinh. 
 + Ngoài ra, cần xây dựng cho bản thân những thái độ, đạo đức và hành vi 
đúng đắn với chuẩn mực. Điều này thât sự quan trọng vì trẻ trong lứa tuổi này 
luôn yêu thích cái tốt và bắt chước người mà trẻ “thần tượng”, chính vì thế, các 
em càng thêm yêu mến, tin tưởng tuyệt đối vào người giáo viên. Đây sẽ là điều 
kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giáo dục các em. 
Tóm lại với bản lĩnh cá nhân cùng với tình yêu trẻ, lòng bao dung, bản 
thân tôi luôn tạo được mối quan hệ tốt với học sinh của mình. Đây là việc làm 
mà tôi luôn đặt lên hàng đầu khi làm công tác chủ nhiệm. 
- Tiếp theo, cần xây dựng mối quan hệ tốt giữa trò với trò: 
+ Ngay từ ngày đầu, để thuận lợi cho công tác chủ nhiệm của mình, tôi 
xây dựng nên một mối quan hệ đoàn kết, thương yêu nhau trong tập thể lớp học 
với nhiều hình thức như: xây dựng vòng tay bè bạn, đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn 
học tốt, ... để các em gần gũi và biết giúp đỡ lẫn nhau. 
+ Việc sắp xếp vị trí ngồi cho từng thành viên cũng là vấn đề cần quan 
tâm. Sự sắp xếp đó còn thùy thuộc vào nhiều yếu tố như dựa vào đặc điểm của 
học sinh, khả năng học tập của các em, có thể dựa vào sở thích của các em (nếu 
giáo viên cảm thấy hợp lí), nhằm tạo cho các em sự thoải mái, cảm giác vui vẻ 
trước khi học tập. Việc sắp xếp chỗ ngồi còn được thay đổi theo thời gian cho 
thích hợp. 
 10
+ Tiếp theo, là lựa chọn ra những cán sự lớp có đủ năng lực để quản lí lớp 
học, hình thành nên các nhóm, tổ cho các hoạt động. Điều này sẽ giúp người 
giáo viên bớt nhiệm vụ quản lí lớp học, thay vào đó phát huy tính tích cực của 
ban cán sự lớp, sự nổ lực của các nhóm tổ. 
- Một mối quan hê mà người giáo viên chủ nhiệm còn phải thiết lập nữa là 
mối quan hệ với phụ huynh học sinh: 
+ Khi nhận lớp, bản thân tôi luôn chủ động tìm hiểu từng hoàn cảnh gia 
đình, tìm hiểu độ quan tâm của từng gia đình đối với việc học tập của các em. 
+ Tôn trọng, hòa nhã với tất cả các phụ huynh, không phân biệt đối xử 
hay kì thị phụ huynh dù ở hoàn cảnh nào. 
Với các mối quan hệ trên, qua các năm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn 
nhận được sự yêu thương từ phía học sinh, sự tín nhiệm từ phía phụ huynh học 
sinh và nhà trường. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho một kế hoạch giáo dục 
và rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm. 
3.2. Xây dựng trật tự và các quy định chung của lớp học: 
 - Bản thân tôi luôn quan niệm một lớp học đạt kết quả cao thì điều đầu 
tiên là phải trật tự, có nề nếp. Để giữ gìn trật tự lớp học, tôi đã sử dụng các biện 
pháp sau: 
+ Trong tiết học đầu tiên, tôi quy định luôn cho học sinh khi cô nói là trò 
phải tuyệt đối lắng nghe, có ý kiến cần giơ tay để xin phép nói, không được nói 
leo. 
+ Tôi luôn đề cao vai trò của Hội đồng tự quản lớp, phân công cho các 
Trưởng ban quan sát, bảo quản trật tự lớp học. Với tôi, những học sinh mất trật 
tự nhất đều được tôi phân công làm cán sự trật tự lớp học. Qua đó, các em vừa 
có ý thức sửa chữa vừa động viên giúp đỡ các bạn khác trật tự hơn. 
+ Cùng các thành viên trong lớp xây dựng các nội quy chung của lớp học 
ngay từ tuần lễ làm quen. Các nội quy đó vừa phù hợp với nội quy chung của 
nhà trường, Đội và phù hợp với lớp học. Sau khi đã thống nhất, giáo viên lưu lại 
bằng cách đánh máy, in cho từng thành viên một bảng để ghi nhớ. Sau này, cứ 
mỗi tuần đến tiết sinh hoạt lớp, Ban cán sự đánh giá chung tất cả các mặt hoạt 
động, tuyên dương khen thưởng những các nhân thực hiện đúng nội quy, phê 
bình những cá nhân chưa có ý thức trong việc thực hiện đúng nội quy đề ra. 
3.3. Xây dựng nề nếp học tập ở các môn học tại lớp: 
- Để xây dựng được nề nếp học tập, việc làm đầu tiên là người giáo viên 
cần nắm rõ khả năng học tập của từng em, phân loại nhóm học sinh để có giải 
pháp rèn luyện cụ thể. 
- Quy định chung về các loại đồ dùng học tập: 
+ Các loại sách giáo khoa luôn được bao bọc sạch sẽ, gọn gàng. 
 11
+ Các loại vở được quy định màu bao riêng để học sinh chưa đọc được chữ 
vẫn biết được tên các loại vở, chẳng hạn: vở Toán bao màu xanh da trời, vở Tập viết 
bao màu đỏ, vở Chính tả bao màu vàng, ... 
+ Các loại đồ dùng khác như viết, thước, màu tô để vào cặp ở một ngăn ngoài 
cùng dễ dàng lấy ra, cất vào. 
- Để giúp các em có ý thức bảo quản đồ dùng dạy học, tôi đưa ra một số giải 
pháp nhằm xây dựng nề nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập như sau: 
+ Hướng dẫn, uốn nắn cho học sinh cách cầm sách không bị bẻ gáy, không bị 
quăn góc, không viết, vẽ bậy vào sách. 
+ Khi viết, hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút đúng cách, 
không được ấn mạnh tay sẽ gãy ngòi, hoặc làm rách vở, không tỳ tay làm làm quăn 
mép vở,. 
 + Giáo viên thường xuyên kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh mỗi 
tuần hai lần. 
- Trước khi dạy các môn học, giáo viên cần quy định các kí hiệu cho từng 
môn học cụ thể, như: 
+ Cách lấy đồ dùng học tập theo đúng kí hiệu. 
+ Cách viết bảng, tay giơ bảng, hạ bảng theo hiệu lệnh thước. 
+ Các kí hiệu lấy bảng con (b), cất bảng (c), khoanh tay lên bàn (x), im 
lặng (!), ... 
+ Kí hiệu đánh vần, đọc trơn, phân tích. 
+ Khi giáo viên hay học sinh đọc bài, các học sinh khác phải dùng tay chỉ 
vào sách giáo khoa hoặc nhìn lên bảng. 
+ Rèn cho học sinh thói quen đọc bài nối tiếp theo dãy. 
+ Cách ngồi theo nhóm, làm việc nhóm bằng hiệu lệnh thước. 
+ Cách giơ tay phát biểu bài, cách trả lời câu hỏi: Thưa cô, ... 
+ Cách trình bày vở hợp lí cho từng môn học. 
- Trong các giờ sinh hoạt như hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt sao, 
chào cờ, giáo viên cần tiến hành cho học sinh theo các bước đúng quy trình, 
đúng nội dung, đảm bảo trật tự. 
Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt các nội quy và rèn luyện dần cho trẻ 
thực hiện các nộ quy trên sẽ tạo được nề nếp học tập tốt và hiệu quả giảng dạy 
rất cao, học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong từng 
tiết học, môn học. 
 3.4. Xây dựng nề nếp học tập ở nhà: 
 Xây dựng nề nếp học tập ở nhà là một phần quan trọng trong vấn đề 
hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp Một. 
 12
 - Một số nề nếp giáo viên cần hình thành cho trẻ như sau: 
 + Mỗi học sinh có thời gian biểu cho các buổi học ở nhà cụ thể ,mỗi học sinh 
phải tự thực hiện: “Chưa thuộc bài chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. 
 + Sắp xếp góc học tập riêng cho bản thân mình để thuận mợi cho việc học 
tập tại nhà. Nếu gia đình không có điều kiện thì khuyến khích các em sử dụng 
chung góc học tập với anh chị, em. 
 + Thói quen chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho ngày học hôm sau. 
- Để xây dựng nề nếp học tập tại nhà cho học sinh, tôi đã làm như sau: 
+ Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục trẻ tại nhà. 
+ Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc rèn nề 
nếp học tập tại nhà cho con em là góp phần nâng cao chất lượng học tập. 
+ Hướng dẫn phụ huynh học sinh các công việc cần làm để rèn nề nếp cho 
con em. 
+ Thường xuyên kiểm tra việc học tập tại nhà của học sinh, cũng như 
thông tin kịp thời tình hình học tập ở lớp của các em để phụ huynh học sinh có 
hướng giúp đỡ. 
3.5. Các nhóm giải pháp hỗ trợ cho việc rèn luyện nề nếp học tập: 
- Kết hợp với giáo viên bộ môn: 
 Ngay từ khi học sinh bước vào lớp Một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các 
em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn khác như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể 
dục nên việc rèn nề nếp cho học sinh lớp Một là rất thuận lợi. Giáo viên chủ 
nhiệm thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn khác để cùng rèn luyện,và 
giữ nề nếp học tập cho học sinh. 
- Kiểm tra nề nếp học tập của học sinh thông qua Hội đồng tự quản lớp: 
+ Hội đồng tự quản lớp phải có trách nhiệm trong việc hình thành, xây 
dựng nề nếp học tập cho lớp mình. 
+ Giáo viên chủ nhiệm quy định công việc mà Hội đồng tự quản lớp phải 
làm, như: 
 * Trưởng ban học tập và các nhóm trưởng: kiểm tra việc chuẩn bị bài ở 
nhà của các bạn vào đầu giờ truy bài, như: soạn sách vở đầy đủ theo thời khoá 
biểu, mang đủ đồ dùng học tập, ôn lại bài học hôm trước. 
* Trưởng ban trật tự: nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt nội quy của 
trường, lớp. Trường hợp các bạn vi phạm phải kịp thời báo lại với giáo viên chủ 
nhiệm. 
 - Kết hợp khen thưởng, tuyên dương kịp thời những học sinh ngoan và 
tặng phần thưởng cho các em. Nhắc nhở những em chưa tiến bộ cần biết học tập 
các bạn ngoan hơn mình. 
 13
- Song song với việc rèn nề nếp, người giáo viên chủ nhiệm cần rèn hành 
vi đạo đức cho học sinh qua các môn học. Điều này, bản thân tôi đã làm như 
sau: 
+ Bản thân tôi luôn luôn là người làm gương, là tấm gương sáng về đạo 
đức cho các em noi theo. Tôi quan niệm, một người thầy tốt sẽ sản sinh ra những 
học trò tốt. Hơn nữa các em trong giai đoạn này luôn bắt chước theo hình ảnh 
mà trẻ khen là tốt, đẹp. Những phẩm chất đạo đức như yêu thương, nhẹ nhàng, 
có ý thức học tập, tích cực trong các hoạt động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các 
em. 
+ Ngoài ra, ngay sau khi nhận lớp, giáo viên phải giáo dục thêm các em 
một số đạo đức chuẩn mực đúng đắn của một người học sinh như trang phục đến 
lớp gọn gàng, sạch sẽ, ý thức chào hỏi thầy cô trong trường, xin phép thầy cô 
khi ra vào lớp, vui chơi an toàn, lành mạnh, biết giúp đỡ nhau trong học tập, sinh 
hoạt,.. 
Như vậy, để rèn nề nếp học tập tốt cho học sinh không phải chỉ có một mà 
còn cần phải có sự kết hợp của nhiều giải pháp; không phải ngày một, ngày hai 
là người giáo viên chủ nhiệm có thể làm được mà đòi hỏi phải mất nhiều thời 
gian, sự tận tụy và tình yêu trẻ mới có thể đạt kết quả tốt. 
 4. Hiệu quả của đề tài: 
* Năm học 2017-2018: (Tổng số học sinh: 24 em) 
 Qua sự áp dụng các giải pháp hỗ trợ trên, đến cuối năm học, lớp 1A do 
tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả đáng kể: 
 - Về hình thành các thói quen cho học sinh, dựa vào bảng khảo sát ban 
đầu, nay thu lại được kết quả: 
STT Nhóm đối tượng học sinh Số lượng 
1 Nhóm học sinh biết cách đưa tay phát biểu 24/24 HS 
2 Nhóm học sinh mang sách vở, đồ dùng học tâp theo 
đúng thời khóa biểu. 
24/24 HS 
3 Nhóm học sinh biết sắp xếp sách vở đồ dùng học tập 
ngăn nắp, khoa học, biết cách bảo quản sách vở, đồ 
dùng. 
22/24 HS 
4 Nhóm học sinh thường xuyên chuẩn bị bài trước khi 
đến lớp. 
22/24 HS 
5 Nhóm học sinh có thói quen làm theo hiệu lệnh của 
giáo viên. 
24/24 HS 
6 Nhóm học sinh biết cách đưa bảng con, đưa đồ dùng 24/24 HS 
 14
 - Về kết quả môn học và các hoạt động giáo dục khác: 
 T. Việt Toán Đạo đức TNXH Âm nhạc Mĩ thuật Thủ công Thể dục 
 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
HT Tốt 13 56,2 14 58,3 14 58,3 14 58,3 13 56,2 14 58,3 14 58,3 13 56,2 
H Thành 11 43,8 10 41,7 10 41,7 10 41,7 11 43,8 10 41,7 10 41,7 11 43,8 
CHT 0 0 0 0 0 0 0 0 
+ Học sinh lên lớp thẳng: 24/24 em, tỉ lệ: 100%

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_l.pdf