Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học để đưa chất lượng học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học để đưa chất lượng học sinh

Giải pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS.

* Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường

Tôi thường xuyên phối hợp với Đội, sao trong trường, từ đó hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức, góp phần phát triển nhân cách.

Ngoài ra, cùng Đội xây dựng cho các em một nề nếp sinh hoạt khoa học, đúng giờ, chính xác thông qua điểm mà Đội Sao đỏ chấm trong việc thực hiện tốt các quy định, nội quy của nhà trường.

* Phối hợp với giáo viên bộ môn

Bên cạnh đó việc phối hợp với giáo viên bộ môn cũng là việc làm cần thiết của GVCN để nắm bắt tình hình học tập của học sinh lớp mình cũng như quá trình thực hiện nội quy trong các giờ học.

 Từ đó, GVCN có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời, giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình. Thông qua phương pháp này GVCN có thể phân loại được tình hình học tập, đạo đức của từng em trong lớp mình.

* Phối hợp với cha mẹ học sinh

Một trong những yêu cầu quan trọng của công tác chủ nhệm lớp là phải có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức của các em. Tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh (bằng các hình thức điện thoại trực tiếp,dùng tin nhắn điện tử, sổ liên lạc). Có những trường hợp giáo viên chủ nhiệm phải đề nghị ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp quan tâm tạo điều kiện về vật chất tinh thần cho lớp hoạt động. Để làm được việc này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời liên lạc với phụ huynh khi có những tình huống nảy sinh. Qua đó tôi có thể thường xuyên trao đổi về kết quả giáo dục của học sinh cho phụ huynh các em. Và ngược lại qua thông tin của phụ huynh học sinh tôi cũng nắm được tình hình cụ thể của từng em để điều chỉnh các biện pháp giáo dục cho hiệu quả.

Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.

* Phối hợp với Đoàn Thanh niên địa phương

Vào thời gian hè, các em được trả về địa phương để sinh hoạt. Tôi cũng quyết định phối hợp cùng Đoàn phường tổ chức sinh hoạt cho các em. Tôi trao đổi với Đoàn phường tâm tư, nguyện vọng của từng em giúp Đoàn phường tổ chức sinh hoạt phù hợp, thiết thực cho các em. Từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp xã hội.

 

doc 18 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 871Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học để đưa chất lượng học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Các em được bố mẹ chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Sĩ số lớp là 37 học sinh là một sĩ số vừa đủ để kèm cặp các em.
- Phần đông các em được phụ huynh khá quan tâm vào việc học của các con.
 * Khó khăn:
 Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì tôi luôn lo lắng đó là các em ở lứa tuổi mẫu giáo mới lên làm quen môi trường mới, bạn bè mới, làm quen mọi thứ các em chưa ý thức được việc là lên cấp 1 khác hoàn toàn ở mẫu giáo chính vì thế đây là một khó khăn rất lớn đối với giáo viên chủ nhiệm, đòi hỏi giáo viên rất nhiều về thời gian cũng như công sức. Làm thế nào để giúp các em đi vào nề nếp ngay từ ban đầu. Chính vì thế tôi muốn viết sáng kiến cho năm học này để đánh giá một bước ngoặt cho các em: “Một số giải pháp trong công tác rèn nề nếp và tổ chức lớp học”
Cụ thể trong lớp tôi:
- Một số em còn đi học trễ, chưa thực hiện tốt nội quy của nhà trường và lớp học.
- Một số phụ huynh mãi làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em minh khoán trắng cho giáo viên.
- Các em chưa biết tự quản khi giáo viên chuyển tiết, cũng như khi giáo viên đi hội ý hoặc tiếp phụ huynh.
- Các em chưa biết soạn sách vở, chưa tự mình chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến hay quên sách vở đồ dùng, chưa chuẩn bị tốt bài trước khi đi học. 
- Một số học sinh chưa lễ phép khi gặp thầy cô, người lớn tuổi.
- Vẫn còn một số em chưa thuộc bảng chữ cái, một số em lười tập trung, hay làm việc riêng trong giờ học.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
Năm học 2019 - 2020, lớp tôi chủ nhiệm có 37 học sinh trong đó có 19 học sinh nữ. 
Qua khảo sát đầu năm để nắm bắt tình hình lớp, tôi nhận thấy:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát là 37 học sinh.
Nội dung điều tra khảo sát
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1. Em đi học trễ.
7
18,9
3
8,1
5
13,5
2
5,4
20
54
2. Em quên đồ dùng học tập ở nhà.
11
29,7
3
8,1
4
11
5
13,5
14
37,7
3. Em lễ phép, vâng lời thầy cô.
10
27
9
24,4
3
8,1
5
13,5
10
27
4. Em giúp đỡ bạn bè.
10
27
8
22
4
11
2
5,4
13
34,6
5. Em mất trật tự khi GV đi vắng
9
24,4
5
13,5
7
18,9
6
16,2
10
27
6. Tự giác xếp hàng khi nghe hiệu lệnh
11
29,7
8
22
7
18,9
5
13,5
6
16,2
7. Mặc trang phục đúng quy định
4
11
6
16,2
4
11
4
11
19
50,8
8. Em tập trung nghe cô giảng bài.
15
40,6
5
13,5
3
8.1
2
5,4
12
32,4
Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy số học sinh đi học trễ còn đông: 7 em. Học sinh quên đồ dùng học tập ở nhà còn khá nhiều: 11 em. Bên cạnh đó các em chưa chú ý nghe giảng là 15 em. Các em chưa có kĩ năng giúp đỡ bạn: 10 em. Chưa biết vâng lời thầy cô: 10 em. Chưa xếp hàng nghiêm túc, chưa tự giác làm theo hiệu lệnh 11em. Chưa biết giữ trật tự khi GV đi vắng, hoặc chuyển tiết: 9 em. Chưa tự giác mặc đồng phục theo quy định nhà trường: 4 em.
a. Mục tiêu của giải pháp
- Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin ( Điện thoại di động, Internet) đã tác động đến nhận thức và hành động của học sinh, nguy cơ tiềm ẩn của các tệ nạn xã hội có thể xâm nhập vào học đường khiến cho việc giáo dục đạo đức cho các em gặp rất nhiều khó khăn
- Nhiều học sinh chưa ý thức được, chưa hình thành thói quen chuẩn đạo đức, nhiều em còn đùa nghịch thô bạo hay đùa giỡn với bạn trong lớp. Có một số em chưa biết chào hỏi lễ phép với người lớn cũng như nhường nhịn nhau trong học tập.
- Khả năng tiếp thu của các em không đồng đều. Có em thì học quá nhanh, có em lại ngại học. Đây là do sự quan tâm, hướng dẫn nhắc nhở của phụ huynh. Mặt khác,cũng do trình độ học thức của phụ huynh khác nhau dẫn đến việc quan tâm của các em còn hạn chế.
- Có nhiều trường hợp hộ khẩu ở thị trấn, nhưng các em không sống tại thị trấn mà các em sống ở xã cách trường khá xa nên dẫn đến tình trạng đi học trễ. 
Từ những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhânđã nêu ra ở trên tôi nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng nề nếp và tổ chức lớp, tôi phải tìm giải pháp thay thế. Những giải pháp thay thế làm thế nào để đưa lớp của mình đi lên về cả năng lực và phẩm chất.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
a. Giải pháp 1: Nắm bắt thông tin học sinh
	Để làm tốt công tác xây dựng nề nếp lớp, người giáo viên chủ nhiệm cần nắm được các thông tin học sinh ngay từ đầu năm là rất cần thiết. Có được thông tin học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được hoàn cảnh của từng em, và phục vụ cho việc ghi chép hồ sơ học sinh được chính xác. Vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã làm phiếu ghi thông tin học sinh, Phát cho từng em và yêu cầu mang về cho bố mẹ ghi đầy đủ rồi hôm sau mang nộp lại cho cô.Mẫu phiếu như sau:
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH
1. Họvà tên học sinh:...
2. Ngày,tháng năm sinh: ............ Dân tộc: ..
3. Nơi sinh: .. Tôn giáo: ......
4. Chỗ ở hiện nay: ...
5. Họ tên cha: .. Năm sinh: .....
6. Nghề nghiệp: ... Điện thoại: 
7. Họ tên mẹ: ... Năm sinh: .
8. Nghề nghiệp: ... Điện thoại: 
9. Là con thứtrong gia đình
10. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
11. Môn học yêu thích:..................................................................................
12. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
13. Góc học tập ở nhà: (có ,không)...............................................................
14. Những người bạn thân trong lớp:............................................................
15. Sở thích:..................................................................................................
- Mục đích của việc điều tra là để nắm bắt thông tin cụ thể của từng em để có hướng giúp đỡ.
- Xếp chỗ ngồi học sinh: Tôi dựa vào năng lực, phẩm chất của các em, để xếp chỗ ngồi cho hợp lý như nam ngồi xen kẽ nữ, học sinh ngoan ngồi với học sinh chưa ngoan, kết hợp phân công đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ lẫn nhau.
b. Giải pháp 2: Bồi dưỡng và nâng cao trách nhiệm của các trưởng ban trong Hội đồng tự quản.
- Bầu hội đồng tự quản của lớp
Việc bầu chọn và xây dựng đội Hội đồng tự quản lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Nên trước tiên tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 4 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn sau khi nghe các bạn đọc bài diễn thuyết của mình.
- Sau khi hình thành các ban, tôi cho các em trong ban bầu chọn trưởng ban của mình.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em
Sau khi đã bầu chọn được ban cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em:
-Chủ tịch hội đồng tự quản (lớp trưởng) chịu trách nhiệm chung bao quát lớp, quản lớp khi cô có việc ra ngoài.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản (lớp phó) chịu trách nhiệm phụ trách ban học tập và ban thư viện
- Giám sát, nhắc nhở các tổ trưởng kiểm tra việc học của tổ mình. 
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; cùng học tập giúp đỡ các bạn học chậm học bài, làm bài.
- Điều khiển các ban trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp là các tổ trưởng, sau đó lớp trưởng ,lớp phó báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp hỗ trợ,giúp đỡ.
- Phó chủ tịch hội đồng tự quản (lớp phó) làm mọi việc khi Chủ tịch hội đồng tự quản (lớp trưởng) vắng mặt hoặc nghỉ học.
+ Lớp phó văn thể mĩ:
- Chịu trách nhiệm phụ trách văn nghệ, thể dục và vệ sinh.
- Theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
- Kiểm tra sau khi các bạn tưới cây, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp.
- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
- Thảo luận cùng các bạn trong ban những vấn đề mới, bài toán khó, bài thơ, sẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp nắm được.
c. Giải pháp 3: Xây dựng các nền nếp quy định chung để xây dựng tác phong
* Nề nếp học sinh
          - Vệ sinh cá nhân:
          + Rửa mặt sạch sẽ trước khi đến lớp.
          + Tay chân luôn sạch sẽ, móng tay, móng chân cắt ngắn.
          + Nam tóc cắt cao, nữ buộc tóc gọn gàng, không để tóc xõa khi viết bài, đầu tóc luôn gội sạch sẽ.
          + Quần áo sạch sẽ, gọn gàng.       
          + Che miệng mũi khi ngáp, khi hắt hơi.
          + Không khạc, nhổ bừa bãi.
          + Không xả rác trong lớp học, ngoài sân trường, cổng trường, không bỏ rác qua cửa sổ, phải bỏ rác đúng nơi qui định.
          + Luôn giữ sạch môi trường xung quanh.
* Nề nếp về đạo đức
          + Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường.
          + Biết xin lỗi khi làm việc sai.
          + Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình.
          + Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh.
          + Không nói tục, chửi thề, đánh nhau.
          + Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em.
          + Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không nhìn bài bạn khi làm bài kiểm tra.
          + Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để thông báo cho người mất biết.
          + Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường.
         + Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
+ Nghỉ học phải có giấy xin phép của phụ huynh.
* Khi đi học và ra về
          - Không đi học quá sớm, không được bám vào cửa sổ hoặc đứng trước cửa lớp khi lớp khác đang học.
          - Không mua đồ chơi, quà vặt ngoài cổng trường.
          - Khi nghe hiệu lệnh trống phải tập trung nhanh vào lớp, ổn định chỗ ngồi.
          - Khi ra về phải trật tự, đi thẳng ra cổng trường không được đứng trước cửa lớp khác khi lớp khác còn học.
* Nề nếp học tập
          - Đến lớp phải chú ý học, tập trung nghe giảng, tích cực xây dựng bài, tuân thủ theo mọi yêu cầu của cô.
          - Biết giữ gìn và sử dụng tốt các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, viết, thước, theo đặc trưng của bộ môn.
          - Tập vở phải có bao bìa, dán nhãn, biết trình bày vở sạch, đẹp.
          - Bài kiểm tra phải được cất giữ cẩn thận trong túi đựng bài kiểm tra.
- Học bài và làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
d. Giải pháp 4: Tổ chức hình thức thi đua có tuyên dương, khen thưởng
* Thi đua cá nhân
Dựa vào kết quả của sổ ghi chép cá nhân và việc tổ chức thi đua học tập, hàng tuần vào mỗi tiết sinh hoạt, tôi thường tổ chức cho lớp bình bầu thi đua các nhân tiêu biểu của nhóm, tổ. Từ đó, khuyến khích các em say mê chú ý vào việc học tập để không còn thời gian nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong giờ học.
* Thi đua đôi bạn cùng tiến
Mỗi bàn cho 2 em ngồi cùng nhau, xen lẫn trình độ để tiện cho việc giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập. Trong mỗi tiết học, tôi đều giành thời gian kiểm tra các em khó khăn về học ở các bàn, nếu các em đó hoàn thành tốt thì khen thưởng cả hai bằng hoa điểm tốt hoặc cờ thi đua, có tiến bộ thì khen ngay trước lớp sau khi làm bài xong. Cuối tuần, bàn nào có nhiều hoa điểm tốt hoặc cắm được nhiều cờ thì bàn đó được xếp giải cao. Phần thưởng có thể là một tờ giấy kiểm tra hoặc một cây bút chì
* Thi đua nhóm hợp tác tốt
Mỗi nhóm từ 4- 5 em, hình thức thi đua là các bài tập, yêu cầu thảo luận nhóm của tiết học, nhóm nào có tinh thần hợp tác tốt, kết quả thảo luận đúng thì nhóm đó được khen. Phần thưởng có khi là một hộp phấn, một tấm thiệp nhỏ có lời chúc mừng của GV để các em treo ở góc thi đua của nhóm mình. Trong lúc thảo luận, nhóm nào ồn ào, mất trật tự vì những chuyện ngoài lề thì nhóm đó sẽ không được tính điểm thi đua của buổi học đó.
Bằng hình thức thi đua này, tôi đã cuốn hút các em tham gia tích cực vào việc học mà không còn thời gian để làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ học. Đó cũng là thói quen để các em tự giác, tự quản trong các giờ học, hoạt động khác.
e. Giải pháp 5: Hình thành nhân cách thông qua giờ học đạo đức giờ học kỹ năng sống trong tiết học kỹ năng sống và các hoạt động ngoại khóa
Để định hướng cho học sinh những hành vi đúng trong sinh hoạt, quan hệ bạn bè, thông qua các tiết học Đạo đức và tiết dạy kỹ năng sống trên lớp, tôi muốn góp phần trong việc hình thành nhân cách của học sinh, bằng việc sử dụng xử lý các tình huống, trò chơi đóng vai Từ đó, các em biết tự sửa sai, học tập và làm theo gương tốt một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Trong các hoạt động ngoại khóa, tôi chú ý động viên kịp thời những suy nghĩ sang tạo và tính tích cực chủ động của các em, tạo tình huống để học sinh tự xử lí và thay phiên nhau điều khiển hoạt động.
Sau mỗi tiết Đạo đức hay mỗi hoạt động ngoại khóa, tôi thường giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, hướng dẫn các em liên hệ thực tế, nâng cao nhận thức HS sau buổi sinh hoạt để từ đó hình thành nhân cách tích cực cho các em.
g. Giải pháp 6: Phát huy tính tập thể trong các giờ học trên lớp
Trong giờ dạy văn hóa, tôi luôn chú ý đến những phương pháp phát huy tính tích cực của HS. Tôi luôn tạo ra không khí phấn khỏi, dân chủ trong giờ học để HS phát huy tính chủ động sang tạo trong bài học cũng như tính cách. Vì thế hình thức học tập hợp tác tôi luôn sử dụng. Qua việc hợp tác trong từng hoạt động, rèn được tính mạnh dạn, tự tin cho HS nhất là đối với các em khó khan về học, nhút nhát hay nhạy cảm. Tôi thường xuyên khuyến khích, tuyên dương HS có ý kiến phản hồi với câu trả lời hoặc bài làm của nhóm bạn, của bạn hoặc của GV. Mà để có phản hồi tích cực thì trong giờ học HS phải chú ý quan sát, lắng nghe và cùng làm việc.
h. Giải pháp 7: Coi trọng giờ sinh hoạt lớp, tập thói quen phê và tự phê
Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê. Trong mỗi tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm như:
+ Cán sự lớp: được đánh giá một cách vô tư về ưu điểm, khuyết điểm của các bạn.
Đầu năm học các em còn bỡ ngỡ chưa biết cách thức của một giờ sinh hoạt lớp như thế nào. Giáo viên chủ nhiệm tập cho các em thói quen về cách nhận xét bạn trong một tuần học cả về học tập cũng như đạo đức, nền nếp của lớp và các hoạt động khác.Từ đó các em biết nhận xét bạn về những ưu điểm, tồn tại của bạn trong tuần. Dần dần giáo viên tập cho cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Tôi thường xuyên thay đổi hình thức giờ sinh hoạt một cách linh hoạt. 
Bên cạnh đó, trong các giờ sinh hoạt lớp, tôi lồng ghép một số hoạt động giáo dục về quyền trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục về xâm hại tình dục ở trẻ em, tìm hiểu về lịch sử địa phương, nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo
y. Giải pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS.
* Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường 
Tôi thường xuyên phối hợp với Đội, sao trong trường, từ đó hình thành và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức, góp phần phát triển nhân cách.
Ngoài ra, cùng Đội xây dựng cho các em một nề nếp sinh hoạt khoa học, đúng giờ, chính xác thông qua điểm mà Đội Sao đỏ chấm trong việc thực hiện tốt các quy định, nội quy của nhà trường.
* Phối hợp với giáo viên bộ môn
Bên cạnh đó việc phối hợp với giáo viên bộ môn cũng là việc làm cần thiết của GVCN để nắm bắt tình hình học tập của học sinh lớp mình cũng như  quá trình thực hiện nội quy trong các giờ học. 
 Từ đó, GVCN có kế hoạch bồi dưỡng  kịp thời, giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình. Thông qua phương pháp này GVCN có thể phân loại được tình hình học tập, đạo đức của từng em trong lớp mình.
* Phối hợp với cha mẹ học sinh
Một trong những yêu cầu quan trọng của công tác chủ nhệm lớp là phải có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong việc giáo dục đạo đức của các em. Tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh (bằng các hình thức điện thoại trực tiếp,dùng tin nhắn điện tử, sổ liên lạc). Có những trường hợp giáo viên chủ nhiệm phải đề nghị ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp quan tâm tạo điều kiện về vật chất tinh thần cho lớp hoạt động. Để làm được việc này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời liên lạc với phụ huynh khi có những tình huống nảy sinh. Qua đó tôi có thể thường xuyên trao đổi về kết quả giáo dục của học sinh cho phụ huynh các em. Và ngược lại qua thông tin của phụ huynh học sinh tôi cũng nắm được tình hình cụ thể của từng em để điều chỉnh các biện pháp giáo dục cho hiệu quả.
Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và kiến nghị lên nhà trường giúp đỡ.
* Phối hợp với Đoàn Thanh niên địa phương
Vào thời gian hè, các em được trả về địa phương để sinh hoạt. Tôi cũng quyết định phối hợp cùng Đoàn phường tổ chức sinh hoạt cho các em. Tôi trao đổi với Đoàn phường tâm tư, nguyện vọng của từng em giúp Đoàn phường tổ chức sinh hoạt phù hợp, thiết thực cho các em. Từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp xã hội.
3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Sau một thời gian kiên trì áp dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy tình hình nề nếp và học tập của lớp có những thay đổi rõ rệt:
- Nề nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ hơn. HS tự giác trong công tác vệ sinh lớp học, chăm sóc công trình măng non, xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục,sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc hiệu quả (kể cả khi không có giáo viên chủ nh iệm)... mà không cần giáo viên nhắc nhở.
- Cán sự lớp đã tự giác làm việc. Mỗi em tự biết mình làm gì và trách nhiệm của mình là gì. Các em luôn tự nhắc nhở nhau, giúp đỡ nhau quản lý lớp khi không có giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn trong giờ học hay giờ chuyển tiết.
- Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn trong giao tiếp, học tập, mạnh dạn trao đổi những khó khăn vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm.
Nội dung điều tra khảo sát
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không bao giờ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1. Em đi học trễ.
0
0
5
13,5
2
5,4
30
81,1
2. Em quên đồ dùng học tập ở nhà.
0
0
4
11
5
13,5
28
75,5
3. Em lễ phép, vâng lời thầy cô.
0
0
3
8,1
5
13,5
29
78,4
4. Em giúp đỡ bạn bè.
0
0
4
11
5
13,5
28
75,5
5. Em mất trật tự khi GV đi vắng
0
0
5
13,5
6
16,2
26
70,3
6. Tự giác xếp hàng khi nghe hiệu lệnh
0
0
3
8,1
5
13,5
29
78,4
7. Mặc trang phục đúng quy định
0
0
3
8,1
6
16,2
28
78,4
8. Em tập trung nghe cô giảng bài.
0
0
5
13,5
5
13,5
27
73
Nhìn vào kết quả khảo sát, so với đầu năm, tôi nhận thấy, những giải pháp mà tôi áp dụng đã mang lại kết quả rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, lớp tôi thật sự đã đi vào nề nếp.
- Số học sinh đi học trễ và quên đồ dùng học tập ở nhà đã giảm, so với đầu năm không còn trường hợp nào vi phạm thường xuyên, chỉ có 2 đến 3 trường hợp thỉnh thoảng vi phạm.
- Các em tập trung nghe cô giảng bài tăng cao, đầu năm có tới 15 em không chú ý nghe giảng, đến thời điểm này chỉ có 3 em là thỉnh thoảng lơ là, chưa chú ý. Nhờ việc học có tiến bộ nên các em ham học hơn, đa số các em làm bài nhanh hơn. Các em biết vâng lời thầy cô, biết giúp đỡ bạn bè, hình thành tính đoàn kết cho các em.
- Các em đã biết tự giác tập trung thực hiện các nền nếp, quy định của nhà trường như xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục, chào cờ trật tự hơn. Đầu năm, có đến 11 em không chịu xếp hàng theo hiệu lệnh, hay tập thể dục nghiêm túc thì giờ chỉ còn 1- 2 em là chưa nghiêm túc cần sự nhắc nhở của ban cán sự.
- Các em cũng chấm dứt hiện tượng ồn ào khi không có giáo viên, hoặc khi chuyển tiết so với đầu năm là 9 em thì giờ đây chỉ còn khoảng 2 - 3 em. Dó một phần là nhờ hội đầu tự quản đã làm tốt công việc của mình.
Với những thay đổi trên, lớp tôi đã đạt được một số thành tích tốt như sau:
- Tích cực tham gia phong trào giúp đỡ người khó khăn: ủng hộ các bạn vùng bão lụt, nuôi quỹ heo đất, vv
+ Số tiền nuôi heo đất là: 378.000 đồng
+ Số tiền ủng hộ bạn học sinh trong lớp mẹ mất là: 4000.000 đồng (bốn triệu đồng) cùng giáo viên và học sinh trong trường đã làm cho em Nguyễn Thị Bích Nhi một sổ tiết kiệm 15000.000 (mười lăm triệu đồng)
Không có học si

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_cong_tac_ren_ne_nep_va_to_chu.doc