Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 5

- Trước hết tôi phân loại đối tượng học sinh viết chữ để tiện theo dõi về chữ viết của các em.

 Loại giỏi: Không

 Loại khá: 10 em = 36,1%

 Loại TB: 10 em = 36,1%

 Loại yếu: 8 em = 27,8%

 Trước thực trạng như vậy để chuẩn bị cho việc nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh. Bản thân tôi đã định hướng trước việc mình định làm, xác định đúng tư tưởng và hướng phấn đấu đất mà mình đã đặt ra.

 Xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể từng tháng, từng tuần thông qua sổ kế hoạch, ghi tên những em cần phụ đạo thêm để có biện pháp rõ ràng.

 

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2544Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a- đặt vấn đề:
I. Lời mở đầu
	Như chúng ta đã biết môn chính tả có một vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn cấp 1. Vì môn này có khả năng hỗ trợ tốt cho các phân môn tiếp cận (Toán, tập làm văn, từ ngữ, ngữ pháp). Đồng thời nó là môn học sinh có mục đich rèn luyện cho học sinh viết đúng chữ viết. Ngoài ra học bất kỳ môn học nào cũng cần đòi hỏi rèn luyện hai kỹ năng: Nói và viết. Muốn để cho một ngôn ngữ nào đó hoạt động có hiệu quả thì người dạy, người học phải làm tốt công tác chỉnh âm, chính tả.
	Việc nói, viết đúng chuẩn mực còn là cơ sở để ta đánh giá trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ của một con người. Thực chất của việc dạy học môn chính rả của chwong trình học sinh cuối bậc tiểu học phải đạt được các yêu cầu cơ bản về chính tả, nghĩa là không mắc lỗi phổ biến: Đọc đúng, viết đúng và hiểu đúng nghĩa. Như vậy tư phải nhận thức rằng nội dung các bài chính tả là rèn luyện kỹ năng viết của học sinh được nâng lên với mức độ nào? Giải quyết được những lỗi gì? Điều này đã ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp dạy học.
	Nhưng làm thế nào để chúng ta giáo dục và rèn luyện các em để dần có được kỹ năng viết thông, viết đúng theo yêu cầu. Đó là điều đáng quan tâm. Vì trong thực tế ta thấy một số sổ ghi điểm có nhiều học sinh, suốt từ đầu năm học đến cuối năm học điểm của môn chính tả là những con số 2- 3 thật “Đáng thương” đối tượng này thường được kết luận (Một cách vội vàng) là loại học sinh “Không có khả năng học chính tả” (? !).
	Song có thể nói hiện tượng này một phần do năng lực và sự phấn đấu của học sinh còn hạn chế, đồng thời cũng có phần do chất lượng của giáo viên chưa cao, biện pháp tích cực và chưa quan tâm đến đối tượng này.
	Với những yêu cầu trên là một giáo viên tôi thấy rõ nhiệm vụ chính, nhiệm vụ trọng tâm của mình là làm thế nào để học sinh có được kỹ năng viết thông, viết đúng theo yêu cầu. Đây là điều tôi luôn trăn trở trong suốt thời gian qua.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1) Thực trạng:
	Trong thời gian công tác tại trường tôi nhận thấy nhà trường rất quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là chất lượng chữ viết của học sinh xuất phát từ tầm quan trọng của bậc học, tôi nhận thấy việc dạy học nâng cao chất lượng chính tả vô cùng quan trọng.
	Là một giáo viên trong hiện tại 1 phần cũng muốn tìm hiểu về thực trạng của vấn đề trên nên tôi chọn đề tài (1 vài suy nghĩ về “Nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả lớp 5”) làm đề tài nghiên cứu.
2) Kết quả, hiệu quả:
	Với nhiệm vụ vinh quang và cao quý, năm học 2005 - 2006 tôi được ban giám hiệu phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 5C tôi khảo sát như sau
	Loại giỏi: Không
	Loại khá: 10 em = 36,1%
	Loại TB: 10 em = 36,1%
	Loại yếu: 8 em = 27,8%
	Như vậy qua khảo sát đầu năm tôi thấy kết quả tư duy của các em còn thấp, cần phải nâng cao chất lượng học tập của các em về môn chính tả.
	Từ thực trạng trên để công việc đạt kết quả tốt tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung và phương pháp nhằm làm giảm tỉ lệ học sinh yếu trong lớp đồng thời nâng cao chất lượng chữ viết của các em.
b- giải quyết vấn đề
I) Giải pháp thực hiện:
	- Đánh giá chất lượng của học sinh.
	- Cải tiến phương pháp giáo dục.
	- Tăng cường nội dung thực hành.
1) Tìm hiểu thực trạng.
2) Đổi mới nhận thức, soạn bài, giảng bài theo hướng đổi mới (ở lớp, ở nhà).
3) Đối mới hình thức dạy học.
4) Đổi mới phương pháp cách đánh giá nhận xét học sinh.
5) Xác định tính chất giữa thầy và trò.
6) Thăm hỏi và động viên gia đình học sinh tạo điều kiện cho học tập.
II) Các biện pháp thực hiện:
	- Trước hết tôi phân loại đối tượng học sinh viết chữ để tiện theo dõi về chữ viết của các em.
	Loại giỏi: Không
	Loại khá: 10 em = 36,1%
	Loại TB: 10 em = 36,1%
	Loại yếu: 8 em = 27,8%
	Trước thực trạng như vậy để chuẩn bị cho việc nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh. Bản thân tôi đã định hướng trước việc mình định làm, xác định đúng tư tưởng và hướng phấn đấu đất mà mình đã đặt ra.
	Xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể từng tháng, từng tuần thông qua sổ kế hoạch, ghi tên những em cần phụ đạo thêm để có biện pháp rõ ràng.
	Học hỏi kinh nghiệm của một số đồng chí có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, nhất là những đồng chí đừng cùng khối.
	Sử dụng linh hoạt các biện pháp thực hành hợp lý. Tăng cường các hình thức luyện tập cho các em thời gian ở lớp cũng như ở nhà
	Để xây dựng một kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn chính tả bản thân tôi cũng đề ra từng nội dung rèn luyện cho học sinh từ dễ đến khó. Từ những trường hợp có thể khắc phục trong vài tuần học đến những trường hợp cần có thời gian dài, không nôn nóng. Cần có thái độ bình tĩnh kèm theo tính khéo léo để hướng dẫn thuyết phục cho học sinh.
	Đối với học sinh để chất lượng học chính tả được nâng cao ngay từ buổi đầu tôi đã có biện pháp hướng dẫn các em như : xây dựng các phong trào “Vở sạch chữ đẹp, nét chữ, nét người”. Đối với giáo viên phải mẫu mực trong mọi việc: Cách trình bày bảng, nhận xét khi chấm bài
	Tuyên dương kịp thời khi các em viết tốt. Đối với những em còn viết sai
quá nhiều lỗi chính tả, chữ viết còn quá xâu. Tôi giao thêm bài tập về nhà cho các em luyện viết. Việc viết ở nhà cho các em được giáo viên thường xuyên kiểm tra
để rút ra những chỗ sai cho học sinh sửa sai.
	Ngoài ra tôi còn lên kế hoạch kiểm tra bài viết của các em, tuần này 5 em, tuần khác 5 em nhưng không theo một thứ tự nào nhằm tránh cho các em học đối phó. Bên cạnh đó nâng cao dần bài tập về nhà. Thông qua sổ liên lạc gia đình nhờ phụ huynh kèm thêm cho các em. Kiểm tra đôn đốc các em qua từng tiết học, buổi học. Để việc học ở nhà có kết quả, trước hết tôi yêu cầu học sinh phải có quyền vở ô ly ở nhà để luyện viết, nhằm nâng cap chất lượng chữ viết và để các em nắm vững luật chính tả khi các em viết chữ.
	Ví dụ: khi dạy bài chính tả (nghe viết).
	Bài viết: “Hoa học trò”.
	Bài này yêu cầu học sinh phải viết đúng các tiếng có phụ âm s/x, tr/ch, gh/g, ng/ngh, các bần ươn, ưn. ươi, oa, o và đánh dấu thanh ngã, hỏi
	Biết cách trình bày đoạn văn.
	Biết cách sử dụng dấu câu trong đoạn văn khi có câu cảm “hè đến rồi hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy”
	Khi dạy bài chính tả (nghe viết)
	Bài viết : “Việt Nam thân yêu”
	Học sinh biết cách trình bày bài viết theo thể thơ lục bát.
	Biết cách viết hoa các danh từ riêng: Trường Sơn, Việt Nam, Cửu Long
	Viết đúng các tiếng tr/ch, ngh/ng
	Viết đúng các tiếng có sử dụng dấu thanh hỏi và ngã.
	Với những biện pháp và hình thức nói trên hiệu quả tiếp thu bài của học sinh cao hơn mà sự chuẩn bị của giáo viên lại không tốn thời gian và tôi đã thu được kết quả như sau:
C- kết luận
1) Kết quả nghiên cứu:
	Tôi rất mừng là trong số học sinh còn yếu kém về chính tả đến nay các em
đã đọc thông viết thạo, các em đã nắm được luật chính tả, cách viết ng/ngh, ch/tr, s/x, r/gi/d Các vần iêu/ưu, iên, in, im, iêm. Cách viết các dấu thanh hỏi và ngã
	Xếp loại học sinh.
	Học sinh xếp loại:	Loại A: 13 em = 46,4%
	Loại B: 10 em = 36,1%
	Loại C: 5 em = 17,5%
	Bên cạnh đó có một số em viết chữ đẹp như: Linh, Đức Anh, Thảo, Thắng	
	Thông qua việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn chính tả. Đến nay đã đạt được kết quả như vậy, tôi thật sự vui mừng và bước đầu gọi là rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
2) Đề xuất, kiến nghị:
a) Đối với giáo viên: 
- Thay đổi phương pháp dạy theo hướng tích cực hoá phù hợp với các HS.
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, quan tâm đến các đối tượng của học sinh.
b) Học sinh:
	- Tích cực tự giác tìm tòi kiến thức mới trong học tập, có đầy đủ các đồ dùng dạy học.
	Xuân Thịnh, ngày 4 tháng 4 năm 2006
Người viết
Nguyễn Thị Cúc

Tài liệu đính kèm:

  • docsang' kien' co Cuc' Xuan Thinh1.doc