SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập

SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập

Trong khi giảng dạy giáo viên chủ yếu dùng phương pháp đọc hiểu, dành thời gian giảng dạy lý thuyết quá nhiều vì vậy giờ thực hành ít, do đó học sinh thao tác trên máy còn chậm, học sinh nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh, ở lứa tuổi này học sinh thích sáng tạo vào khám phá thế giới xung quanh bằng máy tính, ở phần mềm này nên cho học sinh thực hành nhiều để tăng cường kỹ năng thao tác và sáng tạo trong các bài tập mà giáo viên giao, cũng như sự tìm tòi, khám phá để có sự sáng tạo linh hoạt trong bài học.

Phần mềm Encore 5 có giao diện bằng tiếng anh với những thuật ngữ âm nhạc mà học sinh chưa được làm quen nên phần lớn các em học sinh đề gặp khó khăn khi thao tác với phần mềm, đặc biệt là những em tiếp thu kiến thức còn chậm.

Phần mềm Encore 5 là phần mềm chưa có bản quyền chính thức, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình cài đặt, cũng như khai thác các chức năng của phần mềm, mặt khác phần mềm hay xảy ra lỗi trong đó có lỗi không lưu được bài làm của học sinh được dẫn đến học sinh dễ thất vọng và chán nản.

Kiến thức về môn âm nhạc của giáo viên và học sinh còn hạn chế nên việc giảng dạy và tiếp thu bài hiệu quả chưa cao.

Phòng máy chưa có loa nên việc giáo viên làm mẫu bài để cho học sinh nghe thử chưa thực hiện được, đồng thời một số tai nghe ở máy của học sinh bị hỏng nên học sinh không nghe được sản phẩm của mình do đó chưa gây được hứng thú cho học sinh khi thực hành.

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1566Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phần mềm Encore 5 tại trường Tiểu học Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong bậc tiểu học.
Phòng Giáo dục huyện Krông Ana đã thành lập Tổ Chuyên môn chuyên biệt tin học cấp tiểu học từ năm 2010. Hàng năm tổ Chuyên môn chuyên biệt thường xuyên tổ chức các buổi Chuyên đề, Tập huấn, đặc biệt là tổ chức các buổi thao giảng, dự giờ nhằm trao đổi học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên tin học trong toàn huyện để nâng cao chất lượng giảng dạy. 
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
Trường Tiểu học Hà Huy Tập đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh thực hành, nhưng số lượng học sinh nhiều. Vì vậy cũng gây một số khó khăn cho việc thực hành trên máy của học sinh.
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học, nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Đồng thời Tin học là một môn học mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông. 
Trong khi giảng dạy giáo viên chủ yếu dùng phương pháp đọc hiểu, dành thời gian giảng dạy lý thuyết quá nhiều vì vậy giờ thực hành ít, do đó học sinh thao tác trên máy còn chậm, học sinh nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh, ở lứa tuổi này học sinh thích sáng tạo vào khám phá thế giới xung quanh bằng máy tính, ở phần mềm này nên cho học sinh thực hành nhiều để tăng cường kỹ năng thao tác và sáng tạo trong các bài tập mà giáo viên giao, cũng như sự tìm tòi, khám phá để có sự sáng tạo linh hoạt trong bài học.
Phần mềm Encore 5 có giao diện bằng tiếng anh với những thuật ngữ âm nhạc mà học sinh chưa được làm quen nên phần lớn các em học sinh đề gặp khó khăn khi thao tác với phần mềm, đặc biệt là những em tiếp thu kiến thức còn chậm.
Phần mềm Encore 5 là phần mềm chưa có bản quyền chính thức, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình cài đặt, cũng như khai thác các chức năng của phần mềm, mặt khác phần mềm hay xảy ra lỗi trong đó có lỗi không lưu được bài làm của học sinh được dẫn đến học sinh dễ thất vọng và chán nản.
Kiến thức về môn âm nhạc của giáo viên và học sinh còn hạn chế nên việc giảng dạy và tiếp thu bài hiệu quả chưa cao.
Phòng máy chưa có loa nên việc giáo viên làm mẫu bài để cho học sinh nghe thử chưa thực hiện được, đồng thời một số tai nghe ở máy của học sinh bị hỏng nên học sinh không nghe được sản phẩm của mình do đó chưa gây được hứng thú cho học sinh khi thực hành.
Một vài em tiếp thu các kiến thức về môn Tin học còn chậm, các thao tác với chuột và bàn phím chưa nhanh nên khi thao tác với phần mềm chưa đạt hiệu quả cao.
Qua kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh tôi thấy nhiều em thao tác còn chậm, kỹ năng thực hành chưa tốt, đặc biệt là khi học phần mềm Encore 5, học sinh còn thụ động, còn e ngại, chưa mạnh dạn để làm các bài tập. Sau quá trình khảo sát trước khi tiến hành nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã thu thập số liệu như sau.
Bảng khảo sát học sinh lớp 4A, 5A trước khi áp dụng một số nội dung và hình thức của giải pháp (cuối năm học 2016-2017).
Tổng số học sinh được khảo sát: 50 học sinh.
+ Khả năng ghi nhớ lý thuyết
Trước khi sử dụng giải pháp (cuối năm học 2016-2017)
Đánh giá học sinh
Các bước thực hiện 
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Nắm vững
28
56%
Nắm chưa vững
22
44%
Chưa nắm được
0
0%
+ Kĩ năng thực hành (Kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím để hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa)
Trước khi sử dụng giải pháp(cuối năm học 2016-2017)
Đánh giá học sinh
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Tốt
28
56%
Khá
12
24%
Trung bình
10
20%
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	- Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thực hành trên phần mềm Encorre 5 một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm.
	- Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành các đề tài mở nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò, khám phá thế giới xung quanh, say mê, hứng thú, yêu thích môn học.
Trong đề tài này, tôi chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh học say mê hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Encore 5, linh hoạt trong khi sử dụng các thanh công cụ và nốt nhạc để giải quyết các bài tập một cách chính xác và khoa học. Từ đó học tốt phần mềm Erncore 5 nói riêng và môn tin học tiểu học nói chung.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Giải pháp 1: Lựa chọn phần mềm phù hợp và biết cách cài đặt phần mềm Encore 5.
Giáo viên cần phải biết lựa chọn và cài đặt được phần mềm vì trong quá trình sử dụng, phần mềm có thể bị lỗi và yêu cầu phải cài lại hoặc máy tính đang dùng gặp trục trặc, khi cài lại hệ điều hành sẽ mất hết các phần mềm đã cài đặt trước đó. Dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt Encore 5.0.3.
Phần mềm tải về từ trang  
+ Bước 1 : Cài đặt phần mềm :
- Nhấn chọn file Setup để cài đặt.
- Xuât hiện hộp thoại Setup, bấm chọn next
- Xuất hiện hộp thoại, bấm chọn I accept the agreemant, rồi chọn next
- Xuất hiện hộp thoại, bấm chọn next
- Nhấn Next chờ để quá trình cài đặt hoàn tất.
- Sau khi cài đặt xong, nhấn chọn Finish.
Bước 2: Bẻ khóa phần mềm
+ Copy key bản quyền
- Khởi động Encore 5.0.3.
- Chọn Help à About Encore 
- Dán key bản quyền và nhấn submit
Sau khi nhập phần mềm báo thành công, nhấn ok.
Việc cài đặt và bẻ khóa phần mềm thành công sẽ khắc phục lỗi không lưu được bản nhạc cho học sinh từ đó giúp học sinh hoàn thiện những bản nhạc đang làm dở ở những tiết học trước.
- Nếu cài đặt phần mềm chưa thành công, muốn cài lại thì phải gỡ bỏ hoàn toàn phần mềm. Có 2 cách gỡ phần mềm như sau:
+ Cách 1: Dùng một phần mềm hỗ trợ để gỡ bỏ (Một vài phần mềm miễn phí như : Your Uninstaller, Revo Uninstaller, IObit Uninstaller, )
+ Cách 2: Nếu không dùng phần mềm hỗ trợ thì khi gỡ cần phải chọn Remove encore, sau đó nhấn Unistall.
Nếu không gỡ bỏ được hoàn toàn thì khi cài lại phần mềm sẽ không sử dụng được và có thể sẽ phải cài lại hệ điều hành cho máy tính mới có thể cài được phần mềm.
	* Giải pháp 2: Sử dụng bộ sách giáo khoa, mạng internet để tìm hiểu phần mềm và phối hợp với giáo viên dạy môn âm nhạc trong trường củng cố một số kiến thức âm nhạc cơ bản cho học sinh.
	+ Cung cấp thêm cho học sinh những hiểu biết về tác dụng của phần mềm.
	Hiện này tôi đang giảng dạy theo bộ sách luyện tập tin học do nhóm tác giả Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải biên soạn, nhưng do bộ sách này không có sách hướng dẫn hay tham khảo dành cho giáo viên nên để hiểu thêm về các kiến thức cũng như phần mềm giảng dạy trong bộ sách này tôi phải tự tìm hiểu qua mạng sau đó chọn lọc và giảng giải cho học sinh ngay từ tiết học đầu tiên của chương Encore, giúp các em hiểu rõ thêm về tác dụng của phần mềm, từ đó tạo cho các em sự tò mò, hứng thú, hăng say khám phá phần mềm.
	Tôi đã giới thiệu cho học sinh một số kiến thức như:
	- Phần mềm Encore hỗ trợ người dùng nhận biết tên nốt nhạc trên khuông nhạc với khoá sol, giúp tập nghe nhạc, đọc nhạc, tập hát đúng nhạc. Học sinh ôn lại kiến thức về nhạc lí như: khóa sol, cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc và các kí hiệu thường gặp, dấu hoáĐiều đó giúp học sinh củng cố và tiếp thu vốn kiến thức âm nhạc cơ bản một cách sinh động và hiệu quả hơn.
	- Phần mềm Encore gây hứng thú cho học sinh: tích cực tự học, tạo không khí rộn ràng, sinh động, vui tươi. Khi không có nhạc cụ, có thể dùng Encore để đệm nhạc thay nhạc cụ cho học sinh hát đơn ca, tốp ca, đồng ca. 
	- Phần mềm Encore tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến hoặc sáng tác nhạc, phối hợp phần mềm Encore với đàn oocgan, giáo viên hoặc học sinh có thể chơi nhạc trên đàn oocgan rồi lưu vào thiết bị nhớ (đĩa mềm, CD hoặc USB), dùng phần mềm Encore đưa qua máy tính để in bản nhạc ra giấy. 
	- Tập đọc nhạc - Nhạc lí: Phần mềm giúp học sinh nghe tiết tấu, cao độ, các đoạn nhạc mẫu rồi đọc theo.
	- Phần mềm có những bản nhạc mẫu về các loại nhạc cụ phương Tây, các nhạc sĩ nước ngoài, các thể loại nhạc đàngiúp học sinh tự do khám phá, trải nghiệm.
+ Cung cấp một số kiến thức về nhạc lí cho học sinh
Để giảng dạy tốt chương trình Encore tôi đã tìm hiểu phần mềm qua mạng internet, bên cạnh đó tôi còn chủ động liên hệ nhờ sự giúp đỡ của giáo viên âm nhạc trong trường để hiểu sâu về kiến thức âm nhạc từ đó việc giảng dạy phần mềm Encore đã thuận tiện hơn rất nhiều, tôi đã tự tin truyền tải kiến thức âm nhạc trong phần mềm đến học sinh giúp việc tiếp thu bài của các em trở nên dàng hơn. 
Phần mềm Encore 5 có một số thuật ngữ âm nhạc mà học sinh đã học hoặc chưa được học, nên tôi đã tổng hợp một số kiến thức âm nhạc trong phần mềm để phối hợp giáo viên âm nhạc cùng giảng giải, củng cố cho học sinh trong các tiết học nhạc khi có thời gian. Đồng thời tôi đã tư vấn và khuyến khích giáo viên âm nhạc sử dụng phần mềm encore 5 vào việc giảng dạy của mình khi có điều kiện.Vì vậy tôi đã hạn chế được thời gian dạy lí thuyết và học sinh được thực hành nhiều hơn.
Một số thuật ngữ âm nhạc mà tôi đã tổng hợp và giới thiệu cho học sinh:
Cao độ: Là độ cao, thấp khác nhau của âm thanh, được biểu diễn bằng vị trí của nốt nhạc trên khuông nhạc.
	Trường độ: Là độ ngân dài, ngắn khác nhau của âm thanh, được biểu diễn bằng các dạng hình nốt.
- Dấu chấm dôi: là dấu chấm đứng sau một nốt nhạc, nhằm làm tăng giá trị trường độ của nốt nhạc đó lên gấp rưỡi.
Ví dụ:
- Nhịp là khoảng thời gian chia đều trong một bản
- Phách: trong một ô nhịp còn chia ra những khoảng thời gian nhỏ hơn, đều nhau gọi là phách.
Ví dụ:
Cường độ: Độ mạnh – yếu hay độ vang của âm thanh
Thể hiện trên bài nhạc bằng các dấu biến cường
Còn được thể hiện bằng chữ:
- Piano (p): nhỏ
- Forte (f): mạnh
- Crescendo (cresc): to lên
Dấu nối: dùng để nối 2 nốt nhạc có cùng cao độ. 
Mục đích: làm tăng thêm giá trị trường độ
Dấu luyến: dùng để nối 2 nốt nhạc khác cao độ. Tạo nên sự uyển chuyển trong giai điệu.
	Dấu quay lại: yêu cầu lặp lại một đoạn nhạc.
* Giải pháp 3: Dịch một số thuật ngữ âm nhạc bằng tiếng anh dùng trong phần mềm sang tiếng Việt, cung cấp một số phím tắt thông dụng cho học sinh dùng nhanh trong thực hành và yêu cầu học sinh ghi nhớ, điều này giúp học sinh nắm chắc lí thuyết và thực hành dễ dàng hơn.
- Notes: nốt nhạc
- Stems: đuôi nốt nhạc
- Tie: dấu nối
- Slur: dấu luyến
- Measures: nhịp, ô nhịp
- Tempo: nhịp độ
- Time Signature: số chỉ nhịp
- Key Signature: hoá biểu
- Barline Types: kiểu vạch nhịp
- Endings: khung thay đổi
- Staff (Staves): khuông nhạc
- Score Title: Tựa bài nhạc
- Staves per system: số dòng nhạc trong một hệ thống
- System per page: số hệ thống trong một trang
- Measure per system: số ô nhịp trong một dòng nhạc
- Lyric: lời ca
- Rest: dấu lặng
Trong quá trình thực hành nếu học sinh có từ tiếng anh nào trong phần mềm mà chưa hiểu rõ nghĩa thì tôi cho phép các em sử dụng google dich để dịch từ, điều này giúp các em ghi nhớ lí thuyết tốt hơn. Đồng thời để giúp học sinh thực hành nhanh hơn tôi hướng dẫn và khuyến khích các em sử dụng phím tắt dùng trong phần mềm.
 Một số phím và tổ hợp phím tắt thông dụng cho học sinh dùng nhanh trong thực hành.
A – công cụ chọn (Arrow)
E – công cụ xoá (Eraser)
R – dấu lặng (Rest)
P – công cụ kí âm (Pencil)
D – dấu chấm dôi (Dot)
[ – đẩy ô nhịp xuống
] – dồn ô nhịp lên
1 – nốt tròn
2 – nốt trắng
3 – nốt đen
4 – nốt móc đơn
5 – nốt móc đôi
6 – nốt móc ba
7 – nốt móc tư
 [Ctrl]+[U] - Đặt đuôi nốt nhạc quay lên 
 [Ctrl]+[D] - Đặt đuôi nốt nhạc quay xuống 
 [Ctrl]+[T] - Nối trường độ nốt nhạc 
 [Ctrl]+[Shift]+[T] - Nối trường độ các nốt nhạc cách nhau 
 [Ctrl]+[L] - Luyến nốt nhạc (trên) 
 [Ctrl]+[Shift]+[L] - Luyến nốt nhạc (dưới) 
 [Ctrl]+[M] - Nhóm/ tách nhóm các nốt cùng trường độ
* Giải pháp 4: Giáo viên phải linh hoạt khi sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đối với từng dạng bài.
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định kết quả học tập của học sinh. Trong thực tế đã có không ít thầy cô giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng song lại rất lúng túng trong việc truyền thụ những kiến thức đó cho học sinh.
Tin học là một môn học mang tính khoa học và ứng dụng điển hình. Việc giảng dạy lý thuyết môn Tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên. Không thể áp đặt kiến thức của giáo viên hay sách giáo khoa làm chuẩn. Với Tin học một khái niệm có thể có nhiều định nghĩa và nhiều cách hiểu khác nhau. Giáo viên cần chú ý đến cái lõi của kiến thức, đến kỹ năng sử dụng phần mềm và kết quả cuối cùng mà học sinh đạt được. Bản thân tôi khi mới dạy môn Tin học nhất là những phần mềm mới như Encore, tôi cũng chưa định hình được cách dạy như thế nào cho hợp lý, tôi đã sử dụng một vài phương pháp dạy học nhưng khi áp dụng vào môn việc dạy phần mềm này thì kết quả chưa cao. Từ khó khăn đó, tôi đã học hỏi từ các đồng nghiệp trong trường, giáo viên Tin học trong tổ chuyên biệt Tin học Tiểu học, các giáo viên Tin học khác về các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tôi đã áp dụng vào các tiết dạy học có hiệu quả và rút ra được một số kinh nghiệm khi giảng dạy phần mềm Encore như sau:
a. Đối với dạng bài lý thuyết
Phần mềm Encore sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh với những thuật ngữ âm nhạc đa dạng và trừu tượng nên học sinh gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ lí thuyết. Vì vậy giáo viên cần giới thiệu chung trước lớp bằng công cụ trình chiếu, sau đó yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, tìm hiểu kĩ các thuật ngữ tiếng Anh rồi cử đại diện nhóm giới thiệu các thuật ngữ này cho cả lớp. Đồng thời sau mỗi bài học, giáo viên củng cố lại kiến thức cho học sinh. Vì lý thuyết các bài thường liên quan đến nhau nên khi củng cố lại kiến thức, giáo viên cần xen kẽ cả kiến thức cũ và mới cho học sinh. Để củng cố lại kiến thức cho học sinh cuối bài, nên sử dụng hình thức trò chơi. Có nhiều trò chơi như: tổ chức thi Đố vui để học, thi Rung chuông vàng, trò chơi Trúc xanh, trò chơi Ai nhanh hơn Giáo viên Tin học có lợi thế nhiều về công nghệ thông tin nên khi thiết kế các trò chơi trên một số phần mềm ứng dụng sẽ dễ dàng hơn. Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn và bám sát trọng tâm bài dạy đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy, tránh những câu hỏi lan man, tùy tiện hoặc quá giản đơn. Quá trình này giúp học sinh nắm vững lí thuyết trong từng bài học.
Để chép được một bài nhạc trong phần mềm Encore, đòi hỏi học sinh phải nắm được các bước nhất định, có một số bước bắt buộc đối với mọi bản nhạc và có số bước có thể bỏ qua, vì vậy giáo viên cần cho học sinh nắm được cách kí âm một bài nhạc qua các bước. Để làm được điều này giáo viên cần hướng dẫn thao tác mẫu các bước chép nhạc thông qua từng bài nhạc cụ thể, tránh hướng dẫn thao tác một cách chung chung làm cho học sinh khó hình dung và nắm vững. Sau đây là cách hướng dẫn kí âm bài nhạc Bạn ơi lắng nghe.
Ví dụ các bước thực hiện chép bản nhạc: Bạn ơi lắng nghe
Bước 1 : Khởi động chương trình ứng dụng Encore
	Chọn Start\Progrgams\Encore\Encore 5 ( hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng Encore 5 trên màn hình desktop).
	Theo mặc định, chương trình mở kèm theo file Untiled-1 có 2 bè dùng cho đàn Piano, ta đóng file này đi.
Bước 2 : Tạo file mới với số bè, số khuông, số nhịp xác định
Trước khi hướng dẫn bước này cho học sinh, giáo viên nhấn mạnh, đậy là một bước không thể thiếu khi kí âm một bản nhạc. Giáo viên cần cho học sinh quan sát kĩ bản nhạc mẫu và nhận xét, bài nhạc có số lượng dòng kẻ nhạc trong một khuông nhạc là 1, số dòng khuông nhạc trong một trang là 3, sos ô nhịp trong một khuông nhạc là 3. Sau đó giáo viên mới đi vào hướng dẫn thực hiện thao tác cụ thể:
 Vào menu chọn File\New → xuất hiện cửa sổ
	Đánh dấu chọn vào dòng Single Staves (khuông đơn).
	+ Staves per System: số lượng dòng kẻ nhạc trong một khuông nhạc hay còn gọi là số bè (Đối với ca khúc, chỉ số khuông trùng với hệ thống, chọn số 1)
	+ System per Page: số hệ thống trên 1 trang là 3. (số khuông nhạc là 3)
	 + Measure per System: số ô nhịp trên 1 hệ thống là 3.
Nhấp OK hoặc Enter
	Bước 3 : Chọn số chỉ nhịp 
	Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét về số chỉ nhịp của bài hát, rồi mới hướng dẫn cách chọn số chỉ nhịp:
Vào menu chọn Measures \ Time Signature → cửa sổ
Sau đó chọn số chỉ nhịp cho bản nhạc và đánh số ô nhịp ở From measure: Đánh số vào 1 ô trắng đầu tiên và đánh số ô nhịp cuối là 8 vào ô sau chữ to hoặc nhấn chuột trái vào ô có mũi tên bên cạnh và nhấn OK. Tức là chọn từ nhịpđến ô nhịp (From measureto). Chọn số chỉ nhịp là . 
	Bước 4 : Xóa bỏ các nhịp thừa:
Trong bài hát trên ta thấy, có 3 khuông nhạc, trong đó 2 khuông nhạc đầu mỗi khuông có 3 ô nhịp, nhưng khuông nhạc cuối cùng lại chỉ có 2 mà ở bước 2 sau khi tạo bản nhạc thì mỗi khuông nhạc đều có 3 ô nhịp vậy nên ta cần xóa bớt 1 ô nhịp ở khuông nhạc cuối cùng. 
Để xóa ô nhịp ta nhấp chuột vào ô nhịp thừa cần xóa, vào Measures/ Delete measure.
Bước 5 : Chép nốt nhạc (Có hai cách)
+ Cách 1: Vào menu chọn Window \ Palette \ Notes → 
thanh công cụ Notes.
- Ghi nốt : nhấp chọn hình nốt trong thanh công cụ rồi nhấp 
vào vị trí nốt ấy trên khuông nhạc.
- Xoá nốt ghi sai ta dùng công cụ cục tẩy hoặc bôi đen như bên Word và nhấn phím delete trên bàn phím hoặc nhấn phím mũi tên xóa như Word. 
+ Cách 2: Dùng bàn phím: Phím số 1 là nốt tròn, số 2 là nốt trắng, số 3 nốt đen, số 4 là nốt đơn. Sau đó làm như cách 1.
Bước 6 : Ghi tên bài nhạc, tên tác giả.
	Vào menu Window \ Palette \ Graphic → thanh công cụ.
Nhấn chọn T để viết tên bài và tên tác giả Chọn L chép lời bài hát
	Kéo và thả chuột trên vùng làm việc
Đánh tên bài hát. Tên tác giả làm tương tự
 Vào menu Text \ Font → cửa sổ Font. Chọn tên Font, kiểu Font, cỡ Font và nhấp OK.
Chọn 
cỡ chữ
Chọn phông chữ
 Sau đó gõ tên bài nhạc, tên tác giả.
Bước 7 : Ghi lời
Vào Window \ Palette \ Graphic →công cụ Graphic. Nhấp chọn công cụ, mũi tên màu hồng hiện ra bên lề trái.
Vào menu Text \ Font → cửa sổ Font. Chọn tên Font, kiểu Font, cỡ Font và nhấp OK. Nhấp chuột vào ngay thân nốt nhạc cần chép lời. Gõ lời và dùng phím SpaceBar để di chuyển.
Như vậy với một bài nhạc cụ thể giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh nắm vững thao tác kí âm với các bước thực hiện theo trình tự để tạo nên bản nhạc đó.
b, Đối với dạng bài thực hành
Sau khi đã học sinh đã tìm hiểu và nắm được phần lí thuyết tôi thường tổ chức công việc thực hành trên lớp theo các mức sau: 
Mức 1: Đề nghị học sinh thực hành tại chỗ dưới sự giám sát trực tiếp của giáo viên để kiểm tra kỹ năng và sự hiểu bài của học sinh.
Sau khi học xong phần lý thuyết về các bước thực hiện, tôi yêu cầu học sinh thực hành trực tiếp, làm mẫu và nói về các bước thực hiện đó cho cả lớp cùng quan sát, đánh giá. Tôi thường chọn bất kì đối tượng học sinh nào đó trong lớp lên thực hiện, làm như vậy tất cả các em sẽ có tâm lí sẵn sàng được chọn nên sẽ có ý thức tự giác học và tập trung hơn trong mỗi bài học.
Mức 2: Học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa và giáo viên kiểm tra kết quả ngay trên máy của học sinh. 
Đây là việc làm thường xuyên của tất cả các giáo viên dạy Tin học, đặc biệt là giáo viên dạy tiểu học. Bởi, để kiểm tra được kỹ năng của học sinh thì giáo viên cần phải đi đến từng học sinh. Đối tượng học sinh tiểu học đôi lúc chưa thể tự giác học theo yêu cầu của giáo viên, các em có thể không tự giác thực hành hoặc tự ý làm hoạt động khác thay vì thực hành cùng bài mẫu của cả lớp. Khi giáo viên kiểm tra kết quả ngay trên máy tính của học sinh, sẽ phát hiện được những em có năng khiếu hoặc những em chưa thực sự hiểu bài, chưa thực hiện được các thao tác để có thể hướng dẫn lại kịp thời cho các em kiến thức của tiết học hôm đó.
Mức 3: Ra các đề bài (tùy vào đối tượng học sinh) để học sinh làm và thực thi ngay trên máy tính, đề bài mà giáo viên ra có thể là một bản nhạc bất kì trong sách âm nahcj mà các em được học. Có thể tiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN- ENCORE- LAN.doc