Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 - Trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 - Trung học cơ sở

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn Ngữ văn là môn học cực kì quan trọng trong hệ thống Giáo dục và

Đào tạo nước ta. Bởi vì dạy Văn là dạy cách ứng xử, dạy cách làm người. Ngữ

văn là công cụ đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Đối tượng học sinh ở bậc phổ thông nói chung và học sinh ở Trung học cơ

sở nói riêng rất hồn nhiên, trong sáng. Các em như vùng đất phù sa màu mỡ phì

nhiêu. Người giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những

hạt giống tốt để thu hoạch những hoa thơm, trái ngọt cả về tri thức và đạo đức.

Với môn Ngữ văn, hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ riêng nội dung ý

nghĩa sâu sắc từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó, mà học sinh

cần phải có được những kĩ năng cần thiết để làm văn một cách thành thạo. Mặt

khác, Văn học từ lâu đã là một bộ môn khoa học xã hội hay, song lại là một môn

học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết. Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ

môn Ngữ văn, ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách

giáo khoa, sách giáo viên, chúng tôi còn phải rất quan tâm đến phương pháp rèn

kĩ năng làm văn cho học sinh.

I. Lí do chọn đề tài :

Đã từ lâu, tôi rất quan tâm đến kiểu bài Nghị luận trong chương trình Ngữ

văn. Đây là một kiểu bài khó trong chương trình Tập làm Văn của cấp Trung học

cơ sở. Tôi đã để tâm nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm rèn cho học sinh một số

kĩ năng để các em làm tốt hơn một bài văn nghị luận. Đặc biệt, trong năm học

này, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, năm học đầu tiên học

sinh được làm quen với kiểu bài nghị luận. Với học sinh lớp 7, tư duy lô-gic, tư

duy trừu tượng của các em còn non nớt, không muốn nói là còn hạn chế thì việc

học và làm văn nghị luận đối với các em là một việc vô cùng khó khăn. Với các

em, tôi đã rất băn khoăn trăn trở để tìm ra những cách khác nhau, trong đầu tôi

luôn đặt câu hỏi cho mình : Phải làm thế nào để giúp các em nắm được và thực

hành tốt được những kĩ năng của kiểu bài nghị luận, để các em có thể viết được

những bài văn nghị luận đạt yêu cầu ?

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 808Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, giỏi lớp 7 - Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng rèn luyện như trên, bài thơ này lại tạo ra một hình 
tượng đau đớn của việc giã gạo và sự trong trắng của hạt gạo khi đã giã xong 
rồi. (2) Bài thơ không che giấu sự đau khổ của quá trình rèn luyện và chỉ ra sự 
thành công qua những bước gian nan. (3) Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí 
Minh”. (4) Vì không những Bác đã tự khuyên mình mà đã thực hiện được trung 
thành những lời tự khuyên đó. (5)“Thơ suy nghĩ của Bác” chính là “thơ hành 
động”. 
Đoạn văn trên được trình bày theo cách quy nạp. Gồm 5 câu: 4 câu đầu 
triển khai phân tích ý nghĩa tư tưởng rèn luyện của bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” 
rồi từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, diễn đạt ý chính của đoạn: 
nhận định chung về thơ Bác. 
c. Các thao tác nghị luận thực sự: 
- Giải thích: hiểu theo nghĩa chung là làm cho người đọc hiểu ý kiến, luận đề, 
luận điểm. 
- Chứng minh: là làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng và lí lẽ đã được khẳng 
định trong thực tiễn. Khi chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (con số, sự việc, 
sự kiện) dùng lí lẽ hoặc kết hợp cả dẫn chứng và lí lẽ. 
- Bình luận: là bày tỏ ý kiến riêng của một vấn đề, đánh giá bản chất, ý nghĩa của 
vấn đề, khẳng định tính đúng sai, mở rộng vấn đề để giải quyết một cách triệt để 
và toàn diện. Khi bình luận thường kết hợp cả bình và luận. Để vấn đề đưa ra 
bình luận được chặt chẽ và có sức thuyết phục đối với người đọc. 
II. Quy trình làm một bài văn nghị luận (Các bước tạo lập văn bản nghị 
luận) 
*Bước 1: Xác định yêu cầu của đề 
1.Tầm quan trọng: 
- Xác định yêu cầu của đề tức là tìm hiểu đề để nắm vững đúng yêu cầu của đề về 
hai phương diện: cách thức nghị luận và nội dung nghị luận. Đây là công việc 
quan trọng có ý nghĩa quyết định trước tiên đối với sự thành bại của một bài văn 
nghị luận. 
- Tìm hiểu tốt sẽ tránh được tình trạng lạc đề, xa đề, thừa hoặc thiếu ý. 
2.Công việc cần làm: Xác định 
- Cách thức nghị luận: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 12
+ Là phải xác định được dạng đề xem yêu cầu nghị luận theo cách nào: chứng 
minh, giải thích hay kết hợp cả chứng minh và giải thích. 
+ Để xác định được yêu cầu về phương diện này ta căn cứ vào phần chỉ dẫn của 
đề bài. 
+ Tuy nhiên không phải bao giờ đề bài cũng chỉ dẫn rõ cách thức nghị luận. Dạng 
đề này cần căn cứ cấu trúc ngữ pháp của đề mà suy ra yêu cầu, cách thức nghị 
luận. 
-Nội dung nghị luận: Để xác định yêu cầu này, ta thường tự đặt ra câu hỏi: 
+ Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? Đây là câu hỏi để xác định luận đề. 
+ Nghị luận đến đâu? Câu hỏi này xác định phạm vi, mức độ nghị luận và tư liệu 
dẫn chứng. 
+ Nghị luận để làm gì? Câu hỏi này xác định mục đích của vấn đề nghị luận. 
+ Viết cho ai? Đây là câu hỏi xác định đối tượng giao tiếp. 
*Bước 2: Lập dàn ý: 
1.Tầm quan trọng: 
- Lập dàn ý là phác thảo những nội dung cơ bản dự định triển khai. Nhờ lập làm ý 
mà người viết có thể bao quát, xây dựng luận điểm, luận cứ, tư liệu, dẫn chứng 
 tránh được sót ý, lặp ý hoặc không cân đối giữa các luận điểm, tránh lộn xộn, 
thiếu mạch lạc. 
2. Các bước tiến hành: 
a. Tìm ý – lập ý: Tức là tìm ý và xác lập ý lớn, ý chính; từ đó lập ý nhỏ, ý phụ. 
Nói cách khác, xác lập luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và các luận cứ để giải quyết 
vấn đề. 
 Phương pháp đặt câu hỏi: 
Ví dụ: Đối với bài chứng minh, giải thích: cần nêu hệ thống câu hỏi: 
- Vấn đề có mấy luận điểm chính? 
- Đó là những luận điểm nào? 
- Mỗi luận điểm đó có thể triển khai thành mấy luận điểm nhỏ? 
- Ý nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng) của vấn đề là gì? 
- Do đâu? Vì sao lại khẳng định như thế? 
- Vấn đề có ý nghĩa, tác dụng như thế nào? 
- Thực tế nào đã chứng minh được những luận điểm ấy? 
b. Sắp xếp ý – xác định mức độ trình bày các ý: 
* Sắp xếp ý: là trình bày các ý, tìm, lập được theo một hệ thống, một trật tự hợp 
lí. Có nhiều cách sắp xếp, nhưng dù sử dụng cách nào cũng cần phải chú ý tính hệ 
thống của lập luận tâm lí, tiếp nhận của người đọc. Các trật tự sắp xếp theo một 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 13
thứ tự bắt buộc theo yêu cầu của đề bài hoặc theo yêu cầu của lô-gic hệ thống. Có 
trường hợp sắp xếp lựa chọn trật tự thuận lợi cho việc trình bày lí luận: 
- Từ dễ đến khó 
- Từ xa đến gần 
- Từ nhỏ đến lớn 
- Từ ý ít quan trọng đến ý quan trọng. 
* Xác định mức độ trình bày các ý: Tức là xác định xem ý nào cần nói kĩ, ý nào 
chỉ nói lướt qua, ý nào trọng tâm, ý nào quan trọng sẽ nói kĩ hơn. 
- Xây dựng dàn ý sơ lược: gồm các ý chính. 
- Xây dựng dàn ý chi tiết: gồm các ý lớn, nhỏ được triển khai nhằm cụ thể hóa 
hướng giải quyết vấn đề. 
Ví dụ: GV giao bài tập luyện tập cho học sinh: 
Bài tập 1: Lập ý cho đề văn nghị luận sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
nước. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy. Bằng 
hiểu biết về lịch sử các cuộc kháng chiến đó của dân tộc ta, em hãy trình bày ý 
kiến về vấn đề trên”. 
Gợi ý phần trả lời cho học sinh: 
Bài tập yêu cầu dựa vào đề bài phác ra trình tự luận điểm, luận cứ để trình 
bày ý kiến về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa tới nay. 
Có thể xây dựng hệ thống dàn ý sau: 
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc: 
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta giai đoạn phong kiến tự chủ: 
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Minh. 
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay: 
+ Kháng chiến chống thực dân Pháp. 
+ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
 Trước khi đưa dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh để học sinh đưa ý kiến của 
mình, phương hướng để giải quyết yêu cầu của bài tập. 
Bài tập 2: 
a. Tập đặt câu hỏi để tìm luận cứ cho luận điểm: “Nhân dân quê em hăng hái 
hưởng ứng Tết trồng cây”. 
b. Từ một câu hỏi, em hãy viết một đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh. 
Gợi ý phần trả lời cho học sinh: 
 a. Hệ thống câu hỏi đó có thể là: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 14
+ Vì sao phải trồng cây ? 
+ Việc trồng cây bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nào ? Chúng hỗ trợ cho nhau ra 
sao? 
+ Phong trào trồng cây đã đem lại những lợi ích gì ? 
+ Là học sinh, em phải thực hiện lời dạy của Bác như thế nào? 
 b. Đoạn văn tham khảo: 
Từ câu hỏi: Phong trào trồng cây đã đem lại những lợi ích gì ? 
Có thể viết thành đoạn văn nghị luận như sau: 
Việc trồng cây và hưởng ứng Tết trồng cây như lời dạy của Bác có lợi ích 
rất lớn trong việc gìn giữ môi trường sống. Cây quang hợp cho chúng ta không 
khí trong lành; Ở những nơi đầu nguồn và ven biển, cây có thể ngăn bão lũ, ngăn 
mặn xâm nhập vào đất liền; cây giữ gìn độ màu mỡ, phì nhiêu của đất; cây cho 
ta những khoảng râm mát trong những ngày hè oi bức Hãy tưởng tượng nếu 
như đất nước ta được phủ bởi một màu xanh ngát của cây cối thì sẽ tuyệt vời biết 
bao ! Khi đó, chẳng những cảnh vật trở nên tươi đẹp mà không khí cũng trong 
lành rất có lợi cho sức khỏe của mỗi người. Mọi người mạnh khỏe, yêu đời, sẽ có 
động lực để lao động, sản xuất phục vụ Tổ quốc. Mặt khác, như chúng ta đều 
biết, cây xanh cũng mang đến rất nhiều nguồn lợi về kinh tế : gỗ, hoa quả, du 
lịch sinh thái, 
 (Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Trâm – lớp 7B) 
* Bước 3: Triển khai thành văn bản và kĩ năng xây dựng đoạn văn – dùng 
dẫn chứng trong văn nghị luận. 
1. Khái niệm: bài văn là một thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo nên bởi các 
phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự liên 
kết. Nhờ liên kết mà chuỗi câu thành đoạn, chuỗi đoạn thành bài văn. 
a. Các vị trí cần liên kết: Việc liên kết phải được thực hiện giữa các vị trí: Mở 
bài – thân bài – kết bài, giữa các đoạn trong phần thân bài. 
b. Các cách liên kết: 
- Cách 1: Dùng từ ngữ để liên kết: Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn, các phần 
mà dùng từ ngữ thích hợp. 
+ Nối các đoạn có quan hệ thứ tự: ta dùng các từ ngữ như: trước tiên, trước hết, 
tiếp theo, sau đó, cuối cùng, một là, hai là, bắt đầu là, 
+ Nối các đoạn có quan hệ song song: ta dùng các từ ngữ như: một mặt, mặt 
khác, ngoài ra, bên cạnh, 
+ Nối các đoạn có quan hệ tăng tiến: ta dùng các từ ngữ như: vả lại, hơn nữa, 
+ Nối các đoạn có quan hệ tương đồng: ta dùng các từ ngữ như: tương tự, cũng 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 15
thế, cũng vậy, giống như, 
+ Nối các đoạn có quan hệ nhân quả: ta dùng các từ ngữ như: bởi vậy, cho nên, 
do đó, vì thế, 
+ Nối các đoạn có quan hệ tương phản: ta dùng các từ ngữ như: nhưng, song, tuy 
nhiên, tuy thế, trái lại, ngược lại, 
+ Nối các đoạn có ý nghĩa tổng kết: ta dùng các từ ngữ như: tóm lại, nói tóm lại, 
chung quy, tổng kết lại, 
- Cách 2: Dùng câu để liên kết: đó là những câu nối thường đứng ở đầu, hoặc 
đứng ở cuối đoạn văn nhằm mục đích liên kết đoạn có chứa nó với đoạn khác. 
2. Cách dùng dẫn chứng: 
a. Vị trí – vai trò của dẫn chứng: 
- Dẫn chứng là những số liệu, tư liệu (sự vật, sự việc, danh ngôn, câu thơ, câu văn 
hay một hình tượng nghệ thuật)lấy từ thực tế cuộc sống hoặc văn học để đưa 
vào bài văn nhằm thuyết trình cho một luận điểm, một vấn đề để chứng minh. 
- Dẫn chứng là tổng hợp kiến thức người viết: vốn sống, vốn kiến thức về văn 
học, kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên, Trong quá trình nghị luận, 
người viết cần huy động xử lí vốn kiến thức này. Vốn kiến thức càng nhiều thì 
bài văn càng phong phú, càng làm cho luận cứ có sức sống, lập luận trở nên sắc 
sảo, có sức thuyết phục. 
b. Các sử dụng dẫn chứng: Muốn đạt hiệu quả trong sử dụng dẫn chứng cần nắm 
được những nguyên tắc sau: 
- Chọn dẫn chứng phải đạt yêu cầu: 
+ Về lượng: phải đầy đủ, toàn diện. 
Ví dụ: Để chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam, trong bài 
“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, cách chọn dẫn chứng của Hồ Chí Minh 
thực sự bao quát, toàn diện: 
o Thời gian: xưa – nay. 
o Không gian: miền xuôi – miền ngược. 
o Thành phần xã hội: nông dân – trí thức. 
o Lứa tuổi: già – trẻ. 
o Lĩnh vực: chiến đấu – sản xuất. 
+ Về chất: Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, đúng nguyên văn, tác giả, tác 
phẩm, thời đại 
-Sắp xếp dẫn chứng: phải theo nguyên tắc và một trình tự nhất định: 
+ Trình tự thời gian, không gian, thành phần, khía cạnh, tâm lí, 
-Cách đưa dẫn chứng: theo trình tự sau: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 16
+ Giới thiệu dẫn chứng. 
+ Trích nguyên văn dẫn chứng. 
+ Phân tích ý nghĩa của dẫn chứng để làm nổi bật giá trị của dẫn chứng. 
III. Cách làm một bài văn nghị luận cụ thể: 
III.1. Kiểu bài chứng minh: 
1. Đặc điểm: 
- Là kiểu bài có nội dung làm sáng tỏ một vấn đề đã được thừa nhận với mục đích 
làm cho người đọc công nhận sự đúng đắn của vấn đề một cách vững chắc hơn. 
- Là kiểu bài dùng nhiều dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc trong văn học 
để thuyết phục người đọc. Tuy nhiên bên cạnh dẫn chứng thực tế cũng cần có lí 
lẽ để giải thích vấn đề, phân tích dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng, nâng cao vấn 
đề cần chứng minh. Như vậy, bài văn nghị luận chứng minh, bên cạnh thao tác 
chứng minh thì chủ yếu còn cần có thao tác giải thích, phân tích, bàn luận, tạo 
chiều sâu cho bài văn. 
2.Yêu cầu: 
- Hệ thống dẫn chứng phải sát hợp, tiêu biểu, toàn diện, cảm xúc; phải được sắp 
xếp theo một trình tự hợp lí; phải được dẫn dắt, phân tích, bàn luận đề gắn với 
vấn đề chứng minh. 
- Lí lẽ giải thích, phân tích, bàn luận phải rõ ràng, dễ hiểu, lí luận phải chặt chẽ. 
Đồng thời phải biết kết hợp cả lí và tình để tăng thêm sức thuyết phục cho bài 
văn. 
3. Phương pháp làm bài: 
a. Phần mở bài – Đặt vấn đề: thường làm theo hai cách: 
- Trực tiếp: có thể dùng thao tác diễn dịch hoặc quy nạp hoặc so sánh. 
Ví dụ: 
+ Giới thiệu xuất xứ của vấn đề nghị luận. 
+ Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội có liên quan đến vấn đề nghị luận.ư 
+ Nêu tầm quan trọng (vai trò, ý nghĩa xã hội) của vấn đề nghị luận. 
b. Thân bài – Giải quyết vấn đề: 
 Giải thích ngắn gọn luận đề (Nếu thấy cần thiết). 
 Chứng minh luận đề: có thể tiến hành theo mô hình sau: 
- Luận điểm 1: 
+ Nêu dẫn chứng 
+ Lí lẽ phân tích dẫn chứng 
+ Sơ kết đoạn. 
- Luận điểm 2: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 17
+ Nêu dẫn chứng 
+ Lí lẽ phân tích dẫn chứng 
+ Sơ kết đoạn. 
-Luận điểm 3: 
+ Nêu dẫn chứng 
+ Lí lẽ phân tích dẫn chứng 
+ Sơ kết đoạn. 
 - Luận điểm 4: . 
 Lưu ý: 
- Mỗi luận điểm lớn không nhất thiết phải có nhiều luận điểm nhỏ. 
- Mỗi luận điểm nhỏ có thể trích nhiều dẫn chứng và có thể trình bày thành một 
đoạn văn ngắn. 
 Bàn luận mở rộng vấn đề. 
c. Kết bài – Kết thúc vấn đề: 
 Có thể kết thúc theo một trong các cách sau: 
- Tổng hợp, tóm lại. 
- Nêu phương hướng áp dụng vào cuộc sống. 
- Phát triển, mở rộng vấn đề. 
- Mượn ý kiến của dân gian, danh nhân, sách vở để thay cho lời kết của mình. 
Giáo viên giao bài tập cho HS về nhà làm: 
Lập dàn ý và viết thành bài cho đề bài sau: Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng 
học một sàng khôn”. Em thấy nhận xét trên có đúng không? Hãy chứng minh. 
- GV chữa bài sau khi kiểm tra phần bài tập làm ở nhà của HS: 
a. Mở bài: 
- Nêu quan điểm cần chứng minh: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn nhưng 
điều đó chỉ đúng với những người có ý thức học tập. 
- Còn với những người không có ý thức học tập thì chẳng có sàng khôn nào, dẫu 
có đi đến mấy ngày đàng đi chăng nữa. 
b. Thân bài: 
* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: 
- Đi một ngày đàng (ngày đường): dùng thời gian để chỉ quãng đường đi được coi 
là tương đối xa và khác lạ so với nơi mình ở quanh năm, suốt tháng, quẩn quanh 
hằng ngày 
- Học một sàng khôn: học được nhiều điều hay, biết được nhiều điều mới lạ, 
* Vì sao Đi một ngày đàng lại học được một sàng khôn? 
- Lí lẽ: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 18
+ Đi nhiều, giao hòa với đời sống sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, tích lũy 
được nhiều tri thức để trưởng thành. 
+ Đi nhiều, giao hòa với đời sống là dịp để kiểm nghiệm, ứng dụng những tri 
thức tiếp thu qua sách vở, trong nhà trường và nhờ vậy mà mau chóng trưởng 
thành. 
- Dẫn chứng 1: 
- Dẫn chứng 2: 
* Có phải cứ đi một ngày đàng là học được một sàng khôn không? 
- Lí lẽ: Quan hệ giữa đi và khôn không phải tăng tiến theo tỉ lệ thuận. Có khi đi 
nhiều mà chẳng khôn được mấy. Cái khôn do đi không thể thay thế cái khôn do 
học theo sách vở, trong nhà trường. 
- Dẫn chứng 1: 
- Dẫn chứng 2: 
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa đi và ý thức học hỏi. 
- Liên hệ: học sinh sẽ cố gắng thu thập sàng khôn như thế nào? 
HS sau khi có dàn ý sẽ về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh. Bài viết của 
HS được thu và chấm chữa cụ thể, rõ ràng. 
III.2. Kiểu bài giải thích: 
1.Đặc điểm: 
- Là kiểu bài có nội dung trình bày những lí lẽ để giảng giải có kèm dẫn chứng 
nhằm giúp người đọc hiểu đúng, hiểu rõ và đầy đủ vấn đề. 
- Trong bài giải thích, chủ yếu dùng thao tác giải thích. Bên cạnh đó cũng cần kết 
hợp với các thao tác khác như chứng minh để làm cho lí lẽ có cơ sở thực tế, thao 
tác biểu luận để cho việc giải thích có thêm chiều sâu. 
2. Yêu cầu: 
- Hệ thống giải thích phải chính xác, thỏa đáng, đầy đủ, rõ ràng. Trong quá trình 
giải thích, bình luận được trình bày bằng lời văn giản dị, dễ hiểu. 
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc làm nổi bật cái lí, cơ sở chân lí của luận đề. 
- Vừa phải biết bàn luận vấn đề, liên hệ vận dụng lí lẽ, vừa phải nhận thức vào 
hoàn cảnh cụ thể, thời đại, đất nước, lứa tuổi, bản thân. 
3. Phương hướng làm bài: 
a. Đặt vấn đề: Nêu ra được vấn đề cần giải thích. 
b. Giải quyết vấn đề: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 19
- Giải nghĩa từ ngữ, khái niệm then chốtvà tiến hành giải nghĩa toàn bộ luận đề 
(Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng). 
+ Luận điểm 1: thường là trả lời câu hỏi: Như thế nào? Có ý nghĩa gì? 
 Luận cứ 1: (lí lẽ + dẫn chứng) 
 Luận cứ 2: (lí lẽ + dẫn chứng) 
- Giải thích ý nghĩa sâu xa, nhiều mặt của luận đề: Cắt nghĩa nguyên nhân, quá 
trình phát triển, triển vọng, kết quả của vấn đề Để nêu bật ý nghĩa, tác dụng 
của vấn đề 
+ Luận điểm 2: thường trả lời câu hỏi: Tại sao? Vì sao? 
 Luận cứ 1: (lí lẽ + dẫn chứng) 
 Luận cứ 2: (lí lẽ + dẫn chứng) 
- Bàn luận, mở rộng, nâng cao vấn đề được giải thích. 
+ Luận điểm 3: thường là trả lời cho câu hỏi : Phải làm gì? 
 Luận cứ 1: (lĩ lẽ + dẫn chứng) 
 Luận cứ 2: (lí lẽ + dẫn chứng) 
c. Kết thúc vấn đề: 
- Nhấn mạnh cách hiểu đúng, không thể bác bỏ hay xuyên tạc. 
- Cũng có thể liên hệ với thực tế rồi rút ra bài học cho bản thân. 
Giáo viên giao bài tập cho HS về nhà làm: 
Bài tập 1: 
Lập dàn ý chi tiết và viết thành bài cho đề bài sau: Hãy giải thích câu tục ngữ : 
“Uống nước nhớ nguồn”. 
- GV chữa bài sau khi kiểm tra phần bài tập làm ở nhà của HS: GV đưa cho 
HS một dàn ý chi tiết: 
a. Mở bài: 
- Khuyên người ta phải biết nhớ ơn và đền ơn những người đi trước đã đem lại 
thành quả cho mình hưởng thụ, tục ngữ có câu : “Uống nước nhớ nguồn”. 
- Đó là một lời khuyên có ý nghĩa giáo dục về nhân cách làm người của cha ông 
ta, thể hiện sâu sắc đạo lí của con người Việt Nam: luôn trân trọng, biết ơn người 
đi trước. 
b. Thân bài: 
* Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”? Ý nghĩa của “Uống nước nhớ nguồn”? 
- Giải thích: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 20
+ Uống nước: thừa hưởng thành quả lao động hoặc đấu tranh cách mạng của 
người khác, của các thế hệ đi trước. 
+ Nguồn: Nơi xuất phát của dòng nước (nghĩa đen); những người làm ra thành 
quả đó (nghĩa bóng). 
- Ý nghĩa chung của cả câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một triết lí sống: Khi hưởng 
thụ thành quả lao động nào đó, phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người 
làm ra thành quả mà ta đang được hưởng. 
* Giải thích tại sao Uống nước phải nhớ nguồn? 
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc. 
Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công của một ai đó tạo 
nên. 
- Lòng biết ơn đó giúp ta gắn bó với cha mẹ, ông bà, anh em, tập thể tạo ra một 
xã hội nhân ái, đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn và hành động để đền ơn con người sẽ 
trở nên ích kỉ, xấu xa và độc ác. 
 Vì vậy, Uống nước nhớ nguồn là đạo lí mà con người phải có, và nó trở thành 
một truyền thống tốt đẹp của nhân dân. 
* Nhớ nguồn phải thể hiện như thế nào? 
- Giữ gìn bảo vệ thành quả của người đi trước đã tạo ra. 
- Sử dụng thành quả lao động đúng đắn, tiết kiệm. 
- Bản thân phải góp phần tạo nên thành quả chung, làm phong phú thêm thành 
quả của dân tộc, của nhân loại. 
- Có ý thức và có hành động thiết thực để đền ơn đáp nghĩa cho những người có 
công với bản thân, với Tổ quốc. 
c. Kết bài: 
- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu tục ngữ và tác dụng của nó. 
- Bài học rút ra cho bản thân. 
Bài tập 2: Đây cũng chính là đề bài cho bài viết số 6 (GV giao cho HS viết ở 
nhà): 
Cho đề bài: 
 Mùa xuân là Tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. 
 Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc 
trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của 
đất nước? 
Có thể giải quyết yêu cầu của đề bài trên bằng dàn ý sau: 
a. Mở bài: 
Một vài phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận cho học sinh khá, 
giỏi lớp 7 – Trung học cơ sở 
 21
- Giới thiệu không khí mùa xuân dạt dào sức sống: mùa xuân cây cối đâm chồi 
nảy lộc, người người nô nức với Tết trồng cây. 
- Giới thiệu và trích dẫn hai câu thơ của Bác Hồ cổ vũ cho phong trào “Tết trồng 
cây”. (Đây là hai câu thơ trong lời phát động Tết 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_ren_ki_nang_lam_ba.pdf