Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc ở trường THCS

Để cải tiến phương pháp dạy hát, theo ý kiến tôi cần xem xét một số việc cụ thể như sau:

- Giới thiệu bài: ngoài việc giới thiệu bài tên tác giả, xuất xứ, nội dung bài hát, giáo viên nên có một vài thông tin về tác giả, những tác phẩm của cùng tác giả hoặc những tác phẩm của tác giả khác có cùng đề tài với tác phẩm sắp học. Nếu là dân ca nên có thông tin về vùng miền xuất xứ bài dân và giới thiệu thêm về một vài bài dân ca khác cùng địa phương hoặc cùng dân tộc. Giáo viên không chỉ nêu tên bài mà phải cho học sinh nghe qua giai điệu trích đoạn hoặc nghe cả bài

- Hát mẫu giáo viên có thể trình bày bài hát hoặc cho học sinh nghe qua băng, đĩa nhạc. Nếu sử dụng băng nhạc và máy nghe phải chuẩn bị cẩn thận để tránh “ sự cố kỹ thuật” làm ức chế học sinh chờ đợi được nghe tác phẩm.

- Luyện thanh: nói đúng hơn, đây là công việc “ khởi động giọng” trước khi học hát. Giáo viên cho học sinh luyện giọng theo đàn và dùng những nguyên âm ghép cùng phụ âm như: ma a ă a à. Mỗi âm để luyện giọng chỉ nên dùng 5 đến 6 nốt nhạc.

 

doc 6 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 1770Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học 
môn âm nhạc ở trường THCS
*************
 Phần I: Đặt vấn đề
 1. Đặt vấn đề 
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề toàn ngành giáo dục hết sức quan tâm . nhiều bài viết,nhiều tài liệu lý luận trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học đã được công bố . Những định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học , có thể nêu gọn trong một số vấn đề sau :
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học .
- Tăng cường thực hành giảm lí thuyết 
- Tăng cường các thiết bị dạy học 
- Dạy học theo tinh thần hợp tác ( thầy và trò, trò và trò )
Vận dụng các định hướng nêu trên tôi thấy bộ môn âm nhạc có một số cải tiến về phương pháp dạy hoc âm nhạc từ tiểu học đến THCS 
2. Mục đích nhiệm vụ đề tài nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu này tôi muốn đóng góp một vài sáng kiến nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc lớp 8 THCS để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp .
3. Đối tượng khảo sát: Hs khối 6,7,8,9
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp nghiên cứu bằng lý luận qua sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tạp chí giáo dục có liên quan đến đề tài.
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Đàm thoại nghiên cứu vấn đề.
 - Thuyết minh giải quết vấn đề
- Khảo sát.
5. Tham gia thực nghiệm đề tài:
Tổ nhạc cụm 5 và học sinh khối 8 trường THCS Đông Động 
 Phần II. Nội dung 
1. Nội dung nghiên cứu
Một vài sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc lớp 7 ở trường THCS 
2. Thực trạng hiện nay 
 Nghiên cứu vấn đề này ở trên lớp qua mấy năm tôi thấy học sinh tiếp thu bài một cách thụ động ỷ lại vào thầy cô giáo, học sinh lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa chưa phát huy được tính chủ động học tập tích cực. Học sinh còn chưa mạnh dạn hay e dè khi lên bảng nên chưa phát huy được nhiều khả năng phát triển năng khiếu âm nhạc của từng học sinh.
 3. Thực hiện các giải pháp.
 a) Đối với phân môn học hát.
 Trong những năm qua, việc dạy hát có thể xem là tương đối ổn định với một quy trình hợp lý như sau: 
- Giới thiệu bài hát
- Hát mẫu
- Khởi động giọng
- Dạy hát từng câu
- Tổng hợp cả bài hát
- Luyện tập củng cố theo nhóm và cá nhân
- Tổ chức cho các em luyện tập và biểu diễn.
Để cải tiến phương pháp dạy hát, theo ý kiến tôi cần xem xét một số việc cụ thể như sau:
Giới thiệu bài: ngoài việc giới thiệu bài tên tác giả, xuất xứ, nội dung bài hát, giáo viên nên có một vài thông tin về tác giả, những tác phẩm của cùng tác giả hoặc những tác phẩm của tác giả khác có cùng đề tài với tác phẩm sắp học. Nếu là dân ca nên có thông tin về vùng miền xuất xứ bài dân và giới thiệu thêm về một vài bài dân ca khác cùng địa phương hoặc cùng dân tộc. Giáo viên không chỉ nêu tên bài mà phải cho học sinh nghe qua giai điệu trích đoạn hoặc nghe cả bài
Hát mẫu giáo viên có thể trình bày bài hát hoặc cho học sinh nghe qua băng, đĩa nhạc. Nếu sử dụng băng nhạc và máy nghe phải chuẩn bị cẩn thận để tránh “ sự cố kỹ thuật” làm ức chế học sinh chờ đợi được nghe tác phẩm. 
Luyện thanh: nói đúng hơn, đây là công việc “ khởi động giọng” trước khi học hát. Giáo viên cho học sinh luyện giọng theo đàn và dùng những nguyên âm ghép cùng phụ âm như: ma a ă a à. Mỗi âm để luyện giọng chỉ nên dùng 5 đến 6 nốt nhạc. 
Dạy hát từng câu: nhất thiết giáo viên phải hát mẫu từng câu, hát 2 lần, sau đó đàn giai điệu rồi cho học sinh hát theo. Tuyệt đối không nên chỉ đàn rồi cho học sinh tập hát mà giáo viên không hát mẫu.
Ôn luyện bài hát: tiến hành lần lượt tập theo tổ, nhóm, cá nhân nhưng thỉnh thoảng giáo viên đàn toàn bộ giai điệu bài hát, yêu cầu học sinh lắng nghe nhẩm theo hoặc hát thầm trong đầu. Ngoài ra việc cho học sinh dùng nhạc cụ gõ đệm và biểu diễn bài hát, hoặc kết hợp vận động cũng là một yêu cầu được quan tâm thích đáng. Trong phân môn học hát nên có thêm những hình thức kết hợp như trò chơi, đố vui, tập đặt lời mới, tập hát bè..để giờ học hát thêm vui tươi, sinh động. b) Đối với phân môn nhạc lí – tập đọc nhạc.
 * Đối với phân môn nhạc lí: chương trình nhạc lí THCS chỉ dạy một số kiến thức sơ giản, chủ yếu về các ký hiệu ghi chép nhạc. Giáo viên nên vận dụng phương pháp quy nạp, bằng những câu hỏi gợi mở để học sinh tự tìm hiểu, khám phá kiến thức, sau đó mới đưa ra kết luận. Cho học sinh nghe những ví dụ cụ thể bằng tiếng đàn, tiếng hát của giáo viên trích từ tác phẩm sẽ làm cho giờ học nhẹ nhàng, học sinh hiểu các kiến thức nhạc lí trừu tượng một cách dễ dàng, cụ thể hơn.
 * Đối vớ phân môn tập đọc nhạc: không áp dụng cách dạy học xướng âm như ở trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để dạy cho học sinh phổ thông. Giáo viên có thể sử dụng nhạc cụ ở mức độ vừa đủ để dạy học sinh đọc nhạc nhưng tuyệt đối không dạy tập đọc nhạc theo cách truyền khẩu, đọc tên nốt nhạc. 
 Dạy tập đọc nhạc nên theo quy trình sau:
Giới thiệu bài.
Học sinh nhận xét bài tập đọc nhạc.(nhịp, cao độ, trường độ)
Đọc gam, thang âm tuỳ theo bài tập đọc nhạc.
Học sinh đọc theo cao độ(hoặc nói tên nốt nhạc) của bài tập đọc nhạc.
Làm quen với âm hình tiết tấu chủ yếu của bài.
Giáo viên đàn toàn bộ giai điệu bài tập đọc nhạc cho học sinh nghe, sau đó đàn từng tiết nhạc chừng hai, ba ô nhịp để HS đọc theo. Cứ như vậy lần lượt đến hết bài, trong khi giáo viên đọc HS gõ phách theo. Cuối cùng ghép lời ca với giai điệu khi các em đã đọc nốt nhạc tốt. Việc tập đọc nhạc như trên sẽ giảm nhiều khó khăn đối với những em năng lực âm nhạc bình thường hoặc yếu. Đọc xong bài, các em được hát lời ca. Như vậy các em thấy ngay kết quả của việc học tập đọc nhạc chính là giúp cho học hát chính xác và ngược lại học hát chính là một hình thức gián tiếp giúp cho tập đọc nhạc. Phương châm học vui -vui học đã được thể hiện trong phân môn và mục tiêu giáo dục văn hoá âm nhạc cũng được khai thác qua phân môn từ cách dạy trên.
c) Phân môn âm nhạc thường thức:
 - Nội dung phân môn này gồm các vấn đề như: giới thiệu một số tác giả, tác phẩm, một số nhạc cụ phương tây, nhạc cụ dân tộc, dân ca Việt Nam, dân ca một số dân tộc ít người, thể loại bài hát, các sáng tác ca khúc cho thiếu nhi. Những nội dung đó chủ yếu nhằm thông tin giúp cho HS có những hiểu biết về những vấn đề âm nhạc mang tính phổ thông không yêu cầu các kỹ năng thực hành như học hát hay tập đọc nhạc.
- Dựa trên các bài viết trong sách giáo khoa và sự tham khảo, mở rộng, giáo viên cần chọn lọc kiến thức để diễn giải hoặc dùng câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu nội dung. Phương pháp quan trọng nhất cần chú ý trong lĩnh vực âm nhạc thường thức là giáo viên phải cho HS nghe nhạc, nghe tác phẩm. HS được tham gia bình luận tác phẩm và phát biểu cảm nhận nhằm phát huy tính tích cực của người học.
 - Giáo viên không nên giảng dài với quá nhiều thông tin và HS không được nghe âm nhạc qua những ví dụ cụ thể. Tranh ảnh, hình vẽ, băng tiếng, băng hình là những phương tiện hỗ trợ rất đắc lực để phân môn âm nhạc thường thức phát huy thế mạnh về giáo dục thẩm mỹ âm nhạc và khắc sâu những kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt cho HS một cách hấp dẫn. Chống dạy chay, chống tiết giảng một chiều, chính là định hướng đổi mới dạy ở phân môn âm nhạc thường thức.
Tóm lại: Theo ý kiến tôi đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc ở trường THCS là:
Phải làm cho môn học gần gũi, thân thiện với tất cả học sinh, không để các em có năng lực trung bình hoặc ít có năng khiếu âm nhạc sợ học và chán học âm nhạc.
Giáo viên phải phát huy sáng tạo, chủ động tìm các biện pháp thủ thuật có hiệu quả nhất để chuyển tải các nội dung âm nhạc nhẹ nhàng, sinh động hấp dẫn và có tác dụng thẩm mỹ cao
Đổi mới phương pháp cần được quan niệm rộng rãi trong một tổng thể từ việc thực hiện mục tiêu môn học đến việc truyền thụ kiến thức. Từ việc rèn luyện kỹ năng đến việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả của HS.
Phần III: Bài học kinh nghiệm
Giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức trong việc chuẩn bị bài giảng, sưu tầm thêm nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho bài giảng, sử dụng tốt đồ dùng dạy học. Đàn và hát, đọc nhạc thành thạo, chuẩn bị đầy đủ nội dung kiểu bài, chuẩn mực lên lớp.
Đông Hưng, ngày 02 tháng 6 năm 2008
 Bùi thành Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem_12876174.doc