Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

Trò chơi “Thêm lá cho cây”

* Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh củng cố cách viết câu theo chủ đề. Rèn cho học sinh nắm chắc các thành phần của câu, viết được câu theo chủ đề cho trước.

* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một mô hình cây vẽ sẵn trên bảng phụ cho các nhóm và một số chiếc lá được cắt từ giấy.

* Thời gian: 3 phút

* Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm nhận một bảng phụ và số lá bằng nhau. Trong nhóm cử thư kí để gắn lá vào cây. Sau hiệu lệnh của giáo viên các thành viên trong nhóm viết câu theo chủ đề và chuyển cho thư kí gắn lá vào cây. Hết thời gian các nhóm đọc câu từ những chiếc lá của nhóm mình. Nhóm nào có số câu đúng chủ đề, đúng ngữ pháp nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.

 Trò chơi này có ưu điểm rất lớn là có thể thu hút tất cả học sinh trong lớp cùng chơi. Tạo điều kiện cho tất cả các em viết được câu theo chủ đề. Nhưng sự chuẩn bị lại rất đơn giản. Để bớt thời gian chuẩn bị của giáo viên giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh tự chuẩn bị lá, hoặc có thể thay lá bằng những hình đơn giản hơn.

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 3280Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ưu điểm nói trên bản thân tôi nhận thấy trò chơi học tập là một trong những phương pháp hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong quá trình truyền tải kiến thức. Vì vậy trong phạm vi sáng kiến này tôi mạnh dạn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp “Một số trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Trên cở sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối tượng học sinh giảng dạy lựa chọn, thiết kế một số trò chơi học tập phù hợp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được tham gia. Các em được “Vừa học, vừa chơi”, được giải tỏa căng thẳng trong quá trình tiếp thu kiến thức. Mặc dù là trò chơi nhưng vẫn đảm bảo đạt được yêu cầu về kiến thức.
Nhiệm vụ của đề tài là thiết kế, lựa chọn một số trò chơi học tập phù hợp với nội dung chương trình và đặc điểm sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp 5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Các trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học và cách sử dụng các trò chơi học tập đó trong từng thể loại bài, từng bài cụ thể.
Sự hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh thay đổi như thế nào thông qua các trò chơi.
Khảo sát đối tượng học sinh lớp 5A và 5E năm học 2016- 2017.
4. Giới hạn của đề tài
	Các trò chơi học tập sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
	Tổ chức các trò chơi học tập với học sinh lớp E để so sánh đối chiếu kêt quả với học sinh lớp A( không áp dụng các trò chơi học tập).
	5. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp quan sát
	Phương pháp đàm thoại
	Phương pháp phân tích
	Phương pháp tổng hợp
	Phương pháp thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
	Mục tiêu của môn tiếng Việt ở lớp 5 là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa và văn học của Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt hơn nữa là bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.	
Đối với học sinh lớp 5 hoạt động học tập đã là hoạt động chủ đạo nhưng nhu cầu vui chơi của các em vẫn rất lớn. Trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Các em thường ghi nhớ những gì mình thích, trí nhớ hình ảnh tốt hơn trí nhớ ngôn ngữ. Các em thường không duy trì được sự chú ý trong một thời gian dài. Vì vậy trong mỗi tiết dạy giáo viên cần thay đổi hình thức hoạt động nhằm tạo không khí sôi nổi để thu hút sự chú ý của học sinh. Trong trò chơi các em là người thực hiện và có sự phân công, trao đổi, thay đổi vai trò giữa các thành viên trong nhóm nhờ đó giúp học sinh phát triển về ngôn ngữ. Thông qua trò chơi học tập cũng giúp học sinh phát triển về tư duy lôgic, trí tưởng tượng, khả năng trình bày trước đám đông, kĩ năng hợp tác, giao tiếp trong quá trình chơi.
Trò chơi là một trong những hoạt động thu hút được sự chú ý của tất cả các đối tượng học sinh, thông qua hình thức trò chơi tạo được không khí thi đua sôi nổi. Trong trò chơi học sinh là những chủ thể chủ động trong việc khám phá lĩnh hội tri thức, học sinh thu nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng, học sinh thu nhận kiến thức thông qua sự kết hợp giữa nghe- đọc -thực hành. Ở một số trò chơi một số học sinh còn được đóng vai là trọng tài là người đánh giá kết quả của các bạn chơi (có sự giám sát của giáo viên) như vậy các em trở thành người gián tiếp “ truyền thụ kiến thức” hay nói cách khác các em đang thực hành dạy lại cho người khác, như vậy kiến thức thu nhận được lớn hơn nhiều so với việc chỉ ghi nhớ kiến thức qua nghe và đọc. Trò chơi giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cơ bản như kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng trình bày trước đám đông, kĩ năng hợp tác nhóm,Đó là những kĩ năng rất quan trọng giúp học sinh ngày càng mạnh dạn tự tin vào bản thân mình hơn.
Trong quá trình dạy sử dụng trò chơi học tập sẽ làm cho bầu không khí lớp học sôi nổi hẳn lên, gần như tất cả các em bị cuốn hút vào hoạt động chơi đó. Một số trò chơi không chỉ đơn thuần truyền thụ kiến mà còn đòi hỏi học sinh phải vận động nhanh, nhanh tay, nhanh mắtnhư vậy gián tiếp trò chơi còn giúp học sinh vận động sau một thời gian ngồi học. 
Trò chơi học tập không chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gởi mở còn học sinh mới là chủ thể khám phá lĩnh hội tri thức mà nó còn giúp học sinh tăng cường mối đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, rút ngắn khoảng cách giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
	Trong những năm học gần đây mặc dù ngành giáo dục đã và đang đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” nhưng bên cạnh những giáo viên năng nổ nhiệt tình vận dụng đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy thì vẫn còn một số giáo viên còn ngại đổi mới. Đặc biệt là vận dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Hoặc một số giáo viên có vận dụng nhưng cũng mang tính hình thức, còn rất hạn chế. 
	Một trong những nguyên nhân dẫn đến giáo viên ngại vận dụng trò chơi học tập vào các tiết học là vì để tổ chức trò chơi đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cầu kì, mất thời gian. Trong khi chơi nếu không kiểm soát được dẫn đến lớp ồn ào sợ ảnh hưởng đến kết quả giờ dạy. Một số giáo viên trong quá trình sử dụng trò chơi thì chưa chọn lọc kĩ càng, trò chơi chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao. Một số học sinh vẫn còn tâm lí e ngại, tự ti chưa mạnh dạn, tự tin thể hiện trước đám đông.
Trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cũng cần lưu ý mặc dù trò chơi thu hút được sự chú ý của tất cả các đối tượng học sinh nhưng nếu giáo viên không thận trọng sẽ dẫn đến tình trạng học sinh yếu bị “ bỏ” ngoài cuộc chơi mà chỉ có học sinh khá giỏi hoạt động hoặc các em quá coi trọng kết quả thắng – thua nên không cho các bạn học sinh yếu cùng tham gia, hay nội dung kiến thức của trò chơi chưa trải đều cho mọi đối tượng học sinh, hoặc học sinh bị lôi cuốn say sưa với những đồ dùng trực quan mà không thu nhận được kiến thức của bài.
Trước khi tiến hành vận dụng các trò chơi học tập vào phân môn Luyện từ và câu tôi đã tiến hành phỏng vấn, đàm thoại với học sinh ở cả hai lớp 5A và 5E với các câu hỏi đặt ra là “ Em có thích các tiết Luyện từ và câu không? Vì sao?” . Câu trả lời thu nhận được từ các em như sau: 
+ 15/53 học sinh được phỏng vấn trả lời là em thích học các tiết Luyện từ và câu, vì nó giúp em hiểu các từ ngữ, ví nó hỗ trợ cho em trong các tiết tập làm văn.
+ 38/53 học sinh được phỏng vấn trả lời em không thích các tiết Luyện từ và câu, vì nó khó, vì em không hiểu nghĩa từ, vì nó ít trò chơi
Cụ thể bảng khảo sát như sau:
Đối xứng (có và không tổ chức trò chơi)
Tổng số học sinh được khảo sát
Học sinh hứng thú trong học tập
Học sinh ít hứng thú trong học tập
SL
%
SL
%
Chưa tổ chức
(Lớp 5E)
28
7
25
21
75
Không tổ chức
( Lớp 5A)
25
8
32
17
68
	Trước thực trạng đó tôi đã mạnh dạn thiết kế các trò chơi tạo được hứng thú học tập của học sinh, thu hút được phần lớn học sinh tham gia và quá trình chuẩn bị cũng rất đơn giản không mất nhiều thời gian của giáo viên.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
	Đưa trò chơi học tập vào phân môn Luyện từ và câu nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi của lứa tuổi học sinh tiểu học, tạo ra sự cân bằng đảm bảo tính tự nhiên trong cuộc sống. Trò chơi học tập là hình thức nghỉ nghơi, giải trí tích cực của học sinh. 
	Trò chơi học tập vừa làm thỏa mãn tâm lí vui chơi của trẻ đồng thời giúp phát triển các chức năng tâm lí và hình thành nên nhân cách.
	Trò chơi học tập đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm”
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
	Mặc dù là trò chơi nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ nhưng giáo viên cũng cần chú ý tên trò chơi phải gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Luật chơi phải rõ ràng, dễ thực hiện, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học. Trò chơi phải củng cố được kiến thức, kĩ năng của bài vừa học. Để làm được điều đó đỏi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu, nắm được mục tiêu của bài sau đó mới lựa chọn hình thức thực hiện phù hợp.
	Trò chơi phải huy động được cả lớp tham gia. Có thể không phải cả lớp cùng chơi nhưng giáo viên phải khéo tổ chức để các bạn học sinh dưới lớp không được chơi là những cổ động viên, là ban giám khảo.... Không chỉ cổ vũ tinh thần mà còn phải suy nghĩ để tìm đáp án những vấn đề mà các bạn trong đội đang thực hiện.
	Sau khi học sinh kết thúc trò chơi giáo viên cần có những nhận xét, đánh giá một cách toàn diện và kịp thời. Giáo viên không chỉ nhận xét, đánh giá ở mức độ đúng sai mà giáo viên cần nhận xét ý thức tham gia, cách phối hợp tổ chức giữa các thành viên trong đội.
	Trò chơi học tập phải mang ý nghĩa giáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh. Giáo dục ý thức đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau tránh tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi.
	Trò chơi học tập trong các giờ học được thiết kế theo cấu trúc sau:
Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hoạt động chơi được thiết kế trong trò chơi.
Đồ dùng để chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
Nêu luật chơi và cách chơi: Chỉ rõ nguyên tắc của hoạt động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi. Nêu cách chơi để người chơi nắm được và thực hiện tốt.
Tùy vào từng đối tượng học sinh mỗi giáo viên có sự sáng tạo trong quá trình thực hiện các trò chơi. Tùy vào nội dung, thời gian của bài học mà giáo viên qui định thời gian chơi. Nhưng thông thường trò chơi học tập được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Giới thiệu trò chơi
Nêu tên trò chơi.
Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi.
+ Bước 2: Chơi thử
Thông qua chơi thử để nhấn mạnh luật chơi.
+ Bước 3: Chơi thật
+ Bước 4: Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức thu nhận được thông qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
+ Bước 5: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi cảm thấy thoải mái và tự giác như vậy mới kích thích ý thức học tập tự giác của học sinh. Hình thức phạt đơn giản, nhẹ nhàng nên sử dụng những hình thức hóm hỉnh tạo sự sôi nổi, tiếng cười sảng khoáng cho cả đội thắng và đội thua.
Một số trò chơi học tập trong ở lớp phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
1. Trò chơi: “Mở rộng từ ngữ”
* Mục tiêu:Giúp học sinh củng cố mở rộng thêm vốn từ, tích lũy được vốn từ. Giúp học sinh phát huy tính chủ động và tự tin. Rèn sự nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội.
* Chuẩn bị: Bảng lớp, phấn.
* Thời gian: 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: 
Chơi theo đội, mỗi nhóm học tập là một đội, giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm. Hết thời gian các đội trình bày. Đội nào có nhiều từ đúng là đội thắng cuộc.
Ví dụ khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên, giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ miêu tả không gian. Kết quả học sinh sẽ tìm được các từ như: bao la, mênh mông, bát ngát, thăm thẳm, ngút ngàn..
	Trò chơi này rất đơn giản không cần phải chuẩn bị cầu kì nhưng giáo viên có thể vận dụng ở rất nhiều bài và học sinh rất hứng thú khi tham gia trò chơi này.
Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: 
Bài số
Tiết PPCT
Tên bài
Trang
Tập
Bài 2
1
Từ đồng nghĩa
8
1
Bài 1
2
Luyện tập về từ đồng nghĩa
13
1
Bài 2,3
3
MRVT: Tổ Quốc
18
1
Bài 3,4
15
MRVT: Thiên nhiên
78
1
Bài 3
29
MRVT: Hạnh phúc
147
1
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “ Mở rộng từ ngữ”
2.Trò chơi “Thêm lá cho cây”
* Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh củng cố cách viết câu theo chủ đề. Rèn cho học sinh nắm chắc các thành phần của câu, viết được câu theo chủ đề cho trước.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một mô hình cây vẽ sẵn trên bảng phụ cho các nhóm và một số chiếc lá được cắt từ giấy.
* Thời gian: 3 phút
* Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm nhận một bảng phụ và số lá bằng nhau. Trong nhóm cử thư kí để gắn lá vào cây. Sau hiệu lệnh của giáo viên các thành viên trong nhóm viết câu theo chủ đề và chuyển cho thư kí gắn lá vào cây. Hết thời gian các nhóm đọc câu từ những chiếc lá của nhóm mình. Nhóm nào có số câu đúng chủ đề, đúng ngữ pháp nhiều hơn là nhóm thắng cuộc.
	Trò chơi này có ưu điểm rất lớn là có thể thu hút tất cả học sinh trong lớp cùng chơi. Tạo điều kiện cho tất cả các em viết được câu theo chủ đề. Nhưng sự chuẩn bị lại rất đơn giản. Để bớt thời gian chuẩn bị của giáo viên giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh tự chuẩn bị lá, hoặc có thể thay lá bằng những hình đơn giản hơn.
Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: 
Bài số
Tiết PPCT
Tên bài
Trang
Tập
Bài 3
1
Từ đồng nghĩa
8
1
Bài 2
2
Luyện tập về từ đồng nghĩa
13
1
Bài 3
22
Quan hệ từ
111
1
Bài 4
24
Luyện tập về quan hệ từ
122
1
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “ Thêm lá cho cây”
Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được.
3.Trò chơi “Nhị nào hoa ấy”
* Mục tiêu:Trò chơi giúp học sinh củng cố cách sắp xếp các từ theo nhóm thích hợp. Hiểu được nghĩa của các từ theo nhóm từ đó vận dụng từ để viết câu chính xác.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị số hình tròn theo yêu cầu của từng bài và các cánh hoa bằng giấy viết các từ cho sẵn theo bài. Màu của nhị hoa và cánh hoa khác nhau.
* Thời gian: Tùy theo nội dung bài
* Luật chơi- Cách chơi: GV gắn sẵn các nhị hoa trên bảng lớp. Mỗi học sinh nhận một cánh hoa bất kì có từ cho sẵn trong bài. Nghe hiệu lệnh của giáo viên học sinh nối tiếp nhau lên bảng gắn. Kết thúc trò chơi GV cùng học sinh đánh giá kết quả, khen ngợi tuyên dương các học sinh thực hiện đúng, sửa bài nếu học sinh làm chưa chính xác.
Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: 
Bài số
Tiết PPCT
Tên bài
Trang
Tập
Bài 2
11
MRVT: Hữu nghị - Hợp tác
56
1
Bài 2
25
MRVT: Bảo vệ môi trường
127
1
Bài 1
28
Ôn tập về từ loại
142
1
Bài 3
47
MRVT: Trật tự - An ninh
59
2
Bài 1
67
MRVT: Quyền và bổn phận
155
2
	Đối với trò chơi này giáo viên chỉ cần in các từ vào các hình tròn để chơi, hoặc giáo viên có thể ép nhựa các hình tròn để viết được bút viết bảng rồi sử dung cho nhiều bài khác nhau bằng cách thay các từ ngữ.
Ví dụ: Bài 2 tiết MRVT: Hữu nghị - Hợp tác
Hình ảnh học sinh chơi trò chơi “ Nhị nào hoa ấy”
4.Trò chơi “Hô - đáp”
* Mục tiêu : Trò chơi giúp học sinh thực hành trong các tiết học về quan hệ từ, cách nối các vế câu ghép Rèn cho các em kĩ năng phản ứng nhanh.
* Chuẩn bị: Một vế câu ghép in sẵn ra giấy để học sinh hô, các bạn trong lớp sẽ tìm vế thích hợp để đáp lại.
* Thời gian: 3 phút
* Luật chơi- Cách chơi: GV phát vế câu đã in sẵn ra giấy cho một số học sinh, các em sẽ lần lượt hô vế câu của mình các bạn trong lớp sẽ thêm một vế câu để tạo thành một câu ghép hoàn chỉnh. Sau mỗi câu đáp GV cùng học sinh nhận xét câu về nghĩa và cấu trúc câu.
Ví dụ: Bài 4 trong tiết Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 34. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.
Một hoc sinh nhận phiếu và hô: Vì bạn Dũng không thuộc bài.các bạn dưới lớp sẽ đáp (Học sinh 1) nên bạn Dũng bị cô giáo phạt.
 (Học sinh 2) nên bạn Dũng bị điểm kém.
 (Học sinh 3) lớp em bị trừ điểm thi đua.
	Giáo viên cho học sinh dưới lớp nêu lần lượt đến khi nào các em hết ý thì chuyển sang câu khác. Trò chơi cú tiếp tục như thế đến hết bài.
Ví dụ một số bài có thể tổ chức trò chơi này: 
Bài số
Tiết PPCT
Tên bài
Trang
Tập
Bài 3
37
Câu ghép
8
2
Bài 4
42
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
34
2
Bài 3
43
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
38
2
Bài 2
44
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
44
2
Bài 2
Ôn tập giữa kì II tiết 2
100
2
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp.
	Trong đề tài này các trò chơi học tập được thiết kế theo các chủ đề kiến thức trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Một trò chơi có thể sử dụng được trong nhiều bài. Tuy nhiên giáo viên cũng cần nhớ rằng không có phương pháp giảng dạy nào là tối ưu, trò chơi học tập cũng chỉ là một trong những phương pháp giúp giáo viên truyền thụ kiến thức. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải sử dụng kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa các phương pháp( cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại). Điều quan trọng giáo viên phải hiểu được đối tượng học sinh của mình, biết được các em đang nằm ở nấc thang nào của bậc thang kiến thức, nắm được tâm sinh lí lứa tuổi của các em nắm được nội dung kiến thức cần truyền tải (mục tiêu của bài học) từ đó mới lựa chọn phương pháp truyền thụ phù hợp. Nói tóm lại trong quá trình giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải có sự linh hoạt, linh động trong từng bài học, đối với từng đối tượng học sinh đúng như câu nói của dân gian “ Người thầy cũng là một người nghệ sĩ”.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
	Trò chơi học tập là một trong những hình thức tổ chức có nhiều tác dụng trong các giờ dạy gây hứng thú học tập, tạo cho học sinh sự thoái mái, tự nhiên trong quá trình thu nhận kiến thức. Không khí lớp học sôi nổi không gây áp lực mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh. Kích thích sự tò mò khám phá kiến thức mới của học sinh. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
	Thông qua các trò chơi học tập học sinh khắc sâu được kiến thức, năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động. Học sinh chủ động trong quá trình hoạt động, là chủ thể chính trong các hoạt động. Ngoài ra qua các trò chơi còn rèn luyện cho học sinh sự nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin. Đặc biệt thông qua các hoạt động trò chơi học tập các em không chỉ thu nhận được kiến thức mà còn rèn luyện được những kĩ năng cơ bản và cần thiết trong cuộc sống, các em tự tin hơn khi giao tiếp, tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Nó đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp “ Lấy học sinh làm trung tâm”.
	Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp tôi mạnh dạn áp dụng nhiều trò chơi học tập trong các giờ học. Qua khảo sát và kết quả thực tế học sinh hứng thú hơn rất nhiều trong các tiết Luyện từ và câu, chất lượng môn Tiếng Việt cũng tăng lên rõ rệt. Ngoài ra học sinh lớp tôi cũng rất mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động phong trào của nhà trường. Trò chơi học tập còn giúp rút ngắn khoảng cách giữa “ Thầy và trò”, giữa “ Trò và trò”, các em trở nên đoàn kết hơn, biết giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Ngoài ra thông qua trò chơi học tập cũng giúp giáo viên phát hiện được những học sinh có năng khiếu thông qua vai trò làm nhóm trưởng nhiều học sinh thể hiện là người có năng lực quản lí, lãnh đạo, tổ chức cho lớp trong các hoạt động phong trào. Cũng thông qua trò chơi học tập nhiều học sinh bộc lộ khả năng trình bày lưu loát, khả năng hùng biện rất tốt.Đó là những kĩ năng cần thiết mà mỗi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh.
Ngoài việc vận dụng các trò chơi học tập tôi cũng hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển thường xuyên để mở rộng vốn từ, rèn cho các em thói quen lập sổ tay văn học nhằm tích lũy và mở rộng vốn từ của mình. Kết quả thu được cụ thể như sau:
Đối xứng (có và không tổ chức trò chơi)
Tổng số học sinh được khảo sát
Học sinh hứng thú trong học tập
Học sinh ít hứng thú trong học tập
SL
%
SL
%
Có tổ chức
( Lớp 5E)
28
18
64,2
10
35,8
Không tổ chức
( Lớp 5A)
25
11
44
15
56
III. Phần kết luận, kiến nghị.
1. Kết luận.
	Muốn tổ chức trò chơi học tập nhằm giúp học tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng tự nhiên trước hết đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm với nghề, tận tình với học sinh. Có kiến thức vững vàng, nắm được mục tiêu của từng 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_hoc_tap_trong_phan_mon.doc