Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2

3. NỘI DUNG DẠY HỌC

a. Số lượng, thời lượng học

- Trung bình, một tuần, học sinh được học 2 bài tập đọc, trong đó có một

bài học trong 2 tiết, một bài còn lại được học trong một tiết.

b. Các loại bài tập đọc

- Có 64 bài tập đọc bao gồm văn bản văn học,văn bản khoa học, báo chí,

hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thờ gian biểu, mục lục sách.) thông qua

những văn bản này cung cấp cho các em một số kĩ năng cần thiết trong đời sống,

bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội.

- Có 32 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 32 bài được dạy trong 1 tiết.

Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể, đóng vai trò chình trong mỗi chủ

điểm. Học sinh có 1 tiết để kể lại nội dung truyện hoặc tập phân vai, dựng lại

câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết Kể chuyện), và viết chính tả một đoạn trích

hay tốm tắt nội dung truyện (tiết Chính tả).

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1015Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu... khi
đọc không được tách một từ ra làm hai.
Ví dụ: không ngắt hơi:
- Ca lô đội lệch
- Mồm huýt/ sáo vang.
- Với em bé gái
Phải “ người/ lớn “ cơ.
Ông già bẻ gãy từng chiếc một/ cách dễ dàng.
Không tách từ chỉ từ loại với danh từ mà nó đi kèm, ví dụ không đọc:
- Như con/ chim chích.
Nhảy trên đường vàng.
- Em cầm tờ/ lịch cũ
Ngày hôm qua đâu rồi.
Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc: 
Như con chim
Nhảy trên/ đường vàng.
Không tách động từ- hệ từ “ là” với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc:
- Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời.
Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú phát sẽ giúp chúng ta xác định cách
ngắt nghỉ đúng của các câu sau:
- Yêu thương/ em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
(Không ngắt “yêu thương em/ ngắm mãi”).
- Trường mới/ xây trên nề ngôi trường lợp lá cũ.
(Không ngắt “Trường mới xây/ trên nền ngôi trường lợp lá cũ”).
Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ
lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ
giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong
câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu
khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải đọc hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.
8/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
c) Biện pháp luyện đọc đúng:
+ Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi của học
sinh khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà
học sinh hay mắc phải: ví dụ một số tỉnh ở Bắc bộ hay lẫn n - l; hay dấu thanh...
+ Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên phải đọc mẫu rồi cho một, hai học sinh
đọc chuẩn đọc lại sau đó đọc cá nhân. Với những câu giáo viên dự tính sẽ có
nhiều em đọc sai cách ngắt nghỉ câu cũng làm tương tự như vậy. Cuối cùng
mới luyện đọc hoàn chỉnh cả bài.
+ Giáo cần nhắc nhở học sinh hay phát âm sai để học sinh thấy được lỗi
của mình từ đó chú ý phát âm cho đúng.
+ Kết hợp với gia đình, nhắc nhở thường xuyên học sinh trong giao tiếp ở
nhà.
+ Cho học sinh phát âm ngọng đó nói chuyện nhiều cùng bạn bè trong
lớp, qua bạn bè, học sinh cũng tự sửa được lỗi phát âm của mình.
Trong nhiều năm áp dụng biện pháp trên tôi thấy có hiệu quả cao giúp học
sinh phát âm đúng theo chuẩn.
3. Luyện đọc nhanh:
a) Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất
đọc về mặt tốc độ, là việc không đọc ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau
khi đã đọc đúng.
Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc
nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi
đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để
cho người nghe hiểu được. Vì vậy khi đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng.
Tốc độ chấp nhận được cảu đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của
lời nói. Tốc độ đọc của học sinh lớp 2 khoảng 50 tiếng/ phút.
b) Biện pháp luyện đọc nhanh:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc
mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu,
đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
- Biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên,
của các bạn để điều chỉnh tốc độ.
- Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và
dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc
vào độ khó của bài đọc.
4. Luyện đọc diễn cảm
9/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
a) Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc văn bản văn chương hoặc
có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đọc là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm
chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng v.v... để biểu đạt đúng ý nghĩ và
tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện sự thông hiểu,
cảm thụ của người đọc với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình
độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc
diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm... phù hợp
từng ý nghĩa cơ bản bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết
nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi cảm, phân biệt lời tác giả, nhân vật. Ở tiểu
học, khi nói nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như
ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu.
Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lôgic. Ngắt giọng lôgic là chỗ
dừng để tach các nhóm từ trong câu. Ngắt giọng lô gic hoàn toàn phụ thuộc vào
ý nghĩa và quan hệ giữa các từ... 
Ví dụ: Do quan hệ chủ - vị của tiếng “cờ” và tiếng “đỏ” mà câu sau được
ngắt: “ Cờ bay/ đỏ những mái nhà”. Không ngắt: “Cờ/ bay đỏ những mái nhà”.
Vì ngắt giọng như cách đó là do đã hiểu giữa tiếng “cờ” và “bay” có quan hệ
chủ vị. Các dấu ngắt câu cũng biểu hiện của cách ngắt giọng lôgic.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng
lôgic thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu
cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm góp phần làm cho
học sinh cảm thụ nội dung bài đọc cao. 
Tốc độ: tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự biểu cảm, đặc biệt là những chỗ có
thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. 
Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Mẹ”, nếu câu cuối: 
“Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì câu thơ
có nhiều âm lượng nhất này của bài sẽ đọng lại trong lòng người đọc với một tốc
độ bình thường như những câu khác . 
- Còn với bài “Mùa xuân đến”, những câu “Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn
ngọt. Hoa cau thoảng qua” Nhịp đọc nhanh nhưng câu cuối “Nhưng trong trí thơ
ngây của chú còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở
cuối đông để báo trước mùa xuân tới”. Đọc chậm lại, nhịp dãn ra để cho câu văn
ngân lên mới thể hiện đúng cảm xúc.
Ngữ điệu: Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi
kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng. Như sự hạ giọng cuối
10/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
câu kể, sự lên giọng cuối câu hỏi. Điều này đã được nói đến khi bàn về đọc đúng
ngữ điệu. Ở đây chỉ muốn nói về những chỗ lên giọng, xuống giọng nghệ thuật.
Ví dụ: “Hôm nay tôi đi học” trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có
sự thay đối lớn: Hôm nay tôi đi học” (Nhớ lại buổi đầu đi học) cần đọc nhấn
giọng và hạ giọng nhằm gây sự chú ý, hướng người nghe vào sự kiện quan trọng
này.
 Như đã nói, theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự hòa đồng của chỗ ngừng, tốc
độ, chỗ nhẫn giọng, cao độ... tạo nên âm hưởng của bài đọc. Cần hiểu rằng “đọc
diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ
quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc
của bài đọc. Hòa nhập được với các bài văn, bài thơ, có cảm xúc thì sẽ tìm thấy
ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản qui định ngữ điệu cho chúng ta chứ chúng ta
không tự đặt ra ngữ điệu.
b) Biện pháp luyện đọc diễn cảm: 
Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên không thể áp đặt
sẵn giọng đọc của bài; ngược lại điều này phải là kết luận tự nhiên của học sinh
đưa ra sau khi hiểu nội dung sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện
các bài tập sau: 
 - Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc.
 - Rèn cường độ giọng đọc – luyện đọc to.
 - Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng).
 - Luyện đọc diễn cảm:
+ Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao phải đọc như
vậy. Có thể đọc phân vai làm sống lại nhân vật của tác phẩm.
+ Đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc
như thế. Chỗ nào trong cách đọc của giáo viên làm học sinh thích.
- Luyện đọc cá nhân.
II. TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THẦM
Việc tổ chức dạy đọc thành tiếng được goi là “luyện đọc”. Nói như vậy
đọc đã bị thu hẹp nghĩa, chỉ còn ứng với một hình thức đọc - đọc thành tiếng. Từ
đây, dễ dẫn đến một sai lầm trên thực tế dạy học là giáo viên tiểu học đã không
chú ý đúng mức đến luyện đọc thầm cho học sinh.
Sự thực thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ đọc nhanh
hơn đọc thành tiếng từ 1,5 - 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu
nội dung điều mình đọc. Vì vậy ngay từ lớp 1 đã có hình thức đọc thầm và càng
lên lớp trên thì kĩ năng đọc thầm càng được củng cố.
11/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
Dạy đọc thầm cần làm những việc sau:
1. Chuẩn bị cho việc đọc thầm: 
Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc
thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách 30 - 35 cm.
2. Tổ chức quá trình đọc thầm
Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to đến
đọc nhỏ; đọc mấp máy môi (không thành tiếng) đến đọc hoàn toàn bằng mắt,
không mấp máy môi (đọc thầm), giai đoạn cuối gồm hai bước: di chuyển mắt
theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. Giáo viên phải tổ chức
quá trình chuyển từ ngoài vào trong này.
Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách qui định thời
gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong thì giơ tay báo cho giáo
viên biết, từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
3. Đọc hiểu
a) Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung
văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy học có ý thức, đọc hiểu: kết quả
đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, đoạn, bài tức là toàn bộ
những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt
đầu từ việc hiểu nghĩa của từ. Việc chọn từ nào để giải nghĩa phụ thuộc nhiều
vào đối tượng học sinh (tùy từng địa phương). Giáo viên phải có hiểu biết về
từng địa phương để chọn từ ngữ giải nghĩa cho phù hợp đồng thời phải chuẩn bị
sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu.
Như tâm lí - ngôn ngữ học đã chỉ ra để hiểu và nhớ những gì được đọc
không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng
lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là
những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khóa văn chương,
đó là những từ dùng “đắt”, tạo nên giá trị của bài. 
Ví dụ: Bài “Mùa xuân đến” trong câu “Bầu trời ngày thêm xanh, nắng
vàng ngày càng rực rỡ”, không nhấn mạnh vào các từ “ngày, thêm, càng” sẽ
không giúp học sinh thấy được sự chuyển biến của đất trời, không làm rõ được
“mùa xuân đến” chứ không phải “mùa xuân”.
 Cần có biện pháp giúp học sinh phát hiện ra những từ có tín hiệu nghệ
thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa,
những từ mang nghĩa bóng.
Tiếp đó, cần hướng học sinh phát hiện những câu quan trọng trong bài,
những câu nêu ý chung của bài. Với những văn bản văn chương, học sinh cần
nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất.
12/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
 Ví dụ: Cách nói “Mẹ là ngọn của con suốt đời” trong bài “Mẹ”. Cần tìm
được những mối quan hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó
chỉ không phải chỉ có ý nghĩa hiển hiện, tức là cần dạy cho học sinh biết đọc
giữa các hàng chữ. 
Với bài “Bé Hoa”, “ Em yêu nhà em” mà chỉ chú ý đến những gì hiển
hiện trên văn bản rồi lí giải Hoa yêu em Nụ vì em Nụ xinh, em Nụ ngoan; Em
yêu nhà em vì nhà em có hàng xoan, có chim hót, có gỗ tre..., thì không cắt
nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu (Hoa yêu em Nụ vì đó là em của Hoa; em
yêu nhà em vì đó chính là nhà em), không làm rõ được tình chị em, tình quê
hương.
Kĩ năng đọc thầm được hình thành qua việc thực hiện một bài tập dạy đọc
hiểu. Những bài tập này xác định những cái đích mà việc đọc thầm của học sinh
hướng tới, đồng thời đó cũng là phương tiện để đạt đến sự thông hiểu văn bản
của học sinh. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường dạy đọc hiểu ở
tiểu học, điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ tập đọc,
giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà là tăng cường chất lượng đọc. Phần bài
tập trong vở bài tập nhằm mục đích này. Để làm các bài tập, học sinh phải đọc,
nhớ các chi tiết và hiểu nội dung bài đọc để chọn, nối, tô, đánh dấu, ghi đúng
yêu cầu của bài. Các bài tập được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm, vẽ,
đánh dấu, ghi lại. 
b) Biện pháp dạy đọc hiểu :
Có thể tùy bài mà có những biện pháp khác nhau. Tựu trung có hai hướng đi: 
- Đi từ toàn thể đến bộ phận. Giáo viên cho học sinh đọc xong bài, hỏi
các em: “Bài viết về cái gì? Những từ ngữ, câu ,chi tiết nào cho em đoán định về
điều đó?”. 
Ví dụ: Dạy bài “ Người mẹ hiền”. Sau khi cho học sinh đọc, tôi đưa ra hệ
thống câu hỏi giúp HS hiểu nội dung bài:
+ Bài văn viết về ai ? 
+ Người mẹ hiền trong bài là ai ? 
+ Khi bị bác bảo về giữ, cô giáo đã làm gì ?
+ Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
+ Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “ người mẹ hiền” ?
- Đi từ bộ phận đến toàn thể. Sau khi cho học sinh đọc, lần lượt nêu các
câu hỏi, ví dụ: Tên bài gợi cho em điều gì? Hãy phát hiện từ, câu quan trọng của
bài. Từ, câu đó cho em biết điều gì? Đoạn này nói lên ý gì? Cả bài nói về cái gì?
Bài viết đó có mục đích gì?
13/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
Ví dụ: Dạy bài “Sáng kiến của bé Hà” để hiểu nội dung bài tôi đưa ra hệ
thống câu hỏi:
+ Bé Hà có sáng kiến gì?
+ Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ ông bà? Vì sao?
+ Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
+ Ai đã giúp đỡ bé? 
+ Hà tặng ông bà món quà gì?
+ Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào?
+ Vì sao Hà lại nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”?
 Trong quá trình dạy, tôi áp dụng hai biện pháp trên để thay đổi hình thức
tìm hiểu nội bài để học sinh có thể nắm bài nhanh, vững.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC THUỘC LÒNG
1) Học thuộc lòng là quá trình đọc văn bản, ghi nhớ trong não tới từng
câu ,từng chữ, rồi tái hiện lại dưới dạng âm thanh, tức tái hiện lại bằng cách đọc
thành tiếng hay không thành tiếng. 
Việc dạy học sinh học thuộc lòng văn bản để giữ lại những tri thức rất cần
thiết. Những tri thức được lưu giữ lại giúp học sinh tích lũy văn chương, bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học. Đồng thời học thuộc lòng còn rèn trí nhớ cho
học sinh, dạy học sinh ghi nhớ có phương pháp.
Học thuộc lòng chỉ được thực hiện trên cơ sở đã hiểu bài đọc. Vì vậy
không nên bắt học sinh học thuộc lòng cái gì khác ngoài những cái đã hiểu rõ
ràng. Cũng chính vì vậy mà học thuộc lòng không được xem là một phân môn
mà chỉ như một yêu cầu, một bài tập đặc biệt của giờ tập đọc. Tuy vậy, không
nên coi học thuộc lòng là kết quả tự nhiên của việc đọc tốt và thông hiểu văn
bản, đó chỉ là những tiền đề, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học thuộc lòng,
cần phải có phương pháp riêng với những bài tập đa dạng để học sinh luyện trí
nhớ, học thuộc lòng.
2) Qui trình dạy học thuộc lòng
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh tri giác toàn đoạn, bài sẽ học thuộc lòng
(đã chép sẵn trên bảng). Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc như giờ tập đọc.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản như giờ tập
đọc.
- Bước 3: Tiến hành học thuộc lòng bằng cách vừa cho đọc, vừa xóa dần
các chữ. Trong câu phần phụ xóa trước, thành phần chính xóa sau; trong cụm từ
yếu tố phụ xóa trước, yếu tố chính xóa sau. Cuối cùng chỉ để lại một tiếng đầu
câu làm điểm tựa.
14/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học thuộc lòng của học sinh, kiểm
tra học sinh có thuộc không, có hiểu điều mình đã thuộc không.
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ TIẾT DẠY TẬP ĐỌC
ĐẠT HIỆU QUẢ.
1. Chuẩn bị đồ dung dạy học phong phú
Để có tiết học hiệu quả tôi luôn chú trọng tới các đồ dù
ng dạy học, có chuẩn bị kĩ đồ dùng trực quan, sử dụng triệt để sẽ thu được
những thành công đáng kể.
+ Giáo viên chủ động sưu tầm tranh ảnh đẹp, chính xác, phong phú nhất
là tranh giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề mới giúp học sinh tạo hứng thú ngay
đầu giờ học.
+ Giáo viên có thể cho học sinh cùng sưu tầm tranh ảnh, vật thật phục vụ
cho bài dạy, qua đó học sinh cũng hứng thú hơn cho bài học sắp tới.
Ví dụ: Giải nghĩa từ “bím tóc”, giáo viên dặn học sinh nữ hôm sau nhờ bố
mẹ tết cho hai bím tóc đi học. Giáo viên lấy những hình ảnh thực đó giúp học
sinh hiểu nhanh, gây hứng thú mạnh trong giờ học.
+ Giáo viên sưu tầm đoạn phim, đĩa nhạc sinh động phù hợp bài dạy.
Ví dụ: Giải nghĩa từ “lấp ló”, trong bài “Ngôi trường mới”; từ “dập dờn”
trong bài “Đàn gà mới nở”, giáo viên có thể dùng hình ảnh động trên máy chiếu
để giải nghĩa từ. Qua hình ảnh động đó học sinh hiểu nghĩa một số từ trừu tượng
đó.
2. Phân hóa đối tượng học sinh.
Để hoạt động dạy đọc có hiệu quả tôi luôn chú trọng tới việc phân hóa đối
tượng học sinh trong lớp học sao cho phù hợp với từng trình độ học sinh.
a) Đối với học sinh giỏi: Giáo viên ngoài yêu cầu học sinh đọc đúng, lưu
loát còn biết đọc diễn cảm, biết cảm thụ nội dung bài đọc.
b) Đối với học sinh khá: Học sinh đọc đúng, lưu loát, hiểu nội dung bài
học.
c) Đối với học sinh trung bình và học sinh hòa nhập: Giáo viên giúp đỡ
học sinh đọc đúng.
Ví dụ: Dạy bài: Câu chuyện bó đũa - Tuần 14.
Với hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Câu chuyện có những nhân vật nào?
2. Tại sao bốn người con không ai bẻ được bó đũa?
3. Người cha bẻ gãy bó đũa bắng cách nào?
4. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so
sánh với gì?
15/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
5. Người cha muốn khuyên các con điều gì?
- Học sinh giỏi: Học sinh đọc đúng nội dung, tốc độ, lưu loát, biết đọc
phân vai các các nhân vật phù hợp, biết giải nghĩa một số từ, học sinh rút ra bài
học qua câu chuyện ( câu hỏi 4, 5).
- Học sinh khá: Học sinh đọc đúng nội dung, tốc độ, trả lời được câu hỏi
1, 2, 3, 4.
- Học sinh trung bình: Đọc đúng, trả lời câu hỏi 1, 2.
- Đối với học sinh hòa nhập: Đọc đúng, tốc độ có thể chậm ( có thể phát
âm ngọng do bộ máy phát âm).
* Một số biện pháp giúp đỡ học sinh trung bình và học sinh hòa
nhập:
+ Giáo viên luôn quan tâm, nhắc nhở những lỗi hay sai của học sinh trước
khi đọc.
Ví dụ: Học hay đọc sai âm l/n, trước khi gọi học sinh đọc, GV đọc mẫu,
phân tích lại cách phát âm để học sinh sửa theo.
 + Luôn gọi học sinh khá, giỏi đọc mẫu trước để học sinh trung bình, hòa
nhập đọc theo.
+ Đưa học sinh trung bình, hòa nhập vào các nhóm, cử học sinh giỏi giúp
đỡ trong quá trình đọc.
+ Cho học sinh trung bình, hòa nhập luyện nói cùng học sinh giỏi, vui
chơi cùng các bạn để giúp học sinh tự luyện, tự sửa cách phát âm ngọng.
+ Giáo viên dành thêm thời gian riêng cho học sinh trung bình, hòa nhập
giúp đỡ học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động bằng trò chơi.
 Để tạo một giờ học sinh động, tôi thường đưa một số hoạt động trong bài
dạy tổ chức thành những trò chơi, tạo hứng thú học cho học sinh. 
Ví dụ 1 : Bài : “Người thầy cũ” Trong phần kiểm tra bài cũ. Thay bằng
việc giáo viên gọi, học sinh trả lời. Giáo viên tổ chức trò chơi sau: 2 tổ cử 3 đối
tượng giỏi, khá, trung bình, tạo thành từng cặp đôi thi nhau đọc từng đoạn. Sau
đó học sinh tự đố nhau trả lời câu hỏi tương ứng đoạn đọc đó.
HS đọc đoạn 1, học sinh có thể đố nhau trả lời câu 1, 2.
HS đọc đoạn 2, trả lời câu 3.
HS đọc đoạn 3, trả lời câu 4.
Qua thực tế, tôi thấy học sinh chủ động, biết cách tổ chức phân câu hỏi
cho các nhóm đối tượng phù hợp. Học sinh thấy mình được làm chủ giờ học.
Ví dụ 2 : Trong bài: “Cái trống trường em” tiết 1, phần luyện đọc theo
nhóm. Sau khi học sinh đọc cá nhân trong nhóm. Giáo viên phân ba tổ cử đại
16/17
Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
diện thi đọc. Học sinh sẽ hào hứng rất nhiều, em nào cũng cố thi đua đọc tốt để
thắng bạn.
Ví dụ 3: Với những bài học thuộc lòng, để học 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ren_ki_nang_doc_cho.pdf