Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biểu tượng trong tiết sinh hoạt tập thể của Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biểu tượng trong tiết sinh hoạt tập thể của Lớp 2

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong quá trình công tác, mỗi giáo viên đều từng bước đúc kết cho mình

những kinh nghiệm bổ ích để nâng cao hiệu quả công tác. Bản thân tôi cũng rất để

tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm riêng của mình, những điều liên quan đến việc

giảng dạy, hay trong công tác chủ nhiệm. Đó là những vướng mắc, những nhược

điểm, những khó khăn và có cả những thành công mà mỗi người giáo viên chúng ta

đều nếm trải.

Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động

khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với

bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một

số nghề nghiệp gần gũi với học sinh được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức

phù hợp với lứa tuổi.

Ở tiểu học, Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực

trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động, thực hiện trách nhiệm của người

học sinh ở nhà, ở trường và địa phương, biết tự đáng giá và tự điều chỉnh bản thân,

hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có ý thức hợp tác nhóm và

hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

Từ những kết quả ban đầu, bản thân tôi đã nghiên cứu, chiêm nghiệm về các hoạt

động lồng ghép vào tiết dạy,qua các lần ứng dụng tôi thấy học sinh rất hứng khởi,

tham gia nhiệt tình, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh được làm việc,

các đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu nhà trường đánh giá cao, chất lượng học tập bộ

môn không ngừng được nâng lên. Chính vì thế mà tôi chọn : “Ứng dụng Hoạt

động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biểu tượng

trong tiết sinh hoạt tập thể của lớp 2”.

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2300Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Hoạt động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biểu tượng trong tiết sinh hoạt tập thể của Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thanh Bình 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 06 tháng 09 năm 
2020. 
2 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 Trong quá trình công tác, mỗi giáo viên đều từng bước đúc kết cho mình 
những kinh nghiệm bổ ích để nâng cao hiệu quả công tác. Bản thân tôi cũng rất để 
tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm riêng của mình, những điều liên quan đến việc 
giảng dạy, hay trong công tác chủ nhiệm.... Đó là những vướng mắc, những nhược 
điểm, những khó khăn và có cả những thành công mà mỗi người giáo viên chúng ta 
đều nếm trải. 
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động 
khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với 
bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một 
số nghề nghiệp gần gũi với học sinh được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức 
phù hợp với lứa tuổi. 
Ở tiểu học, Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực 
trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động, thực hiện trách nhiệm của người 
học sinh ở nhà, ở trường và địa phương, biết tự đáng giá và tự điều chỉnh bản thân, 
hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có ý thức hợp tác nhóm và 
hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. 
Từ những kết quả ban đầu, bản thân tôi đã nghiên cứu, chiêm nghiệm về các hoạt 
động lồng ghép vào tiết dạy,qua các lần ứng dụng tôi thấy học sinh rất hứng khởi, 
tham gia nhiệt tình, giờ học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, học sinh được làm việc, 
các đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu nhà trường đánh giá cao, chất lượng học tập bộ 
môn không ngừng được nâng lên. Chính vì thế mà tôi chọn : “Ứng dụng Hoạt 
động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biểu tượng 
trong tiết sinh hoạt tập thể của lớp 2”. 
3 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm xoay quanh các 
mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, 
cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề 
nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 3 nhóm hoạt động chính: 
 - Hoạt động phát triển cá nhân. 
 - Hoạt động lao động. 
 - Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng. 
Đối với bậc tiểu học, nội dung hoạt động tập trung nhiều hơn vào các hoạt 
động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cô và 
những người thân trong gia đình. Đồng thời, các hoạt động lao động, hoạt động xã 
hội và làm quen với một số nghề gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện. 
Bên cạnh đó, các chủ đề học tập trong sách được thiết kế và sắp xếp theo một trật 
tự logic nhất định. Các tác giả đã cố gắng sắp xếp sao cho các chủ đề mở rộng theo 
“vòng tròn đồng tâm khuếch tán”, lấy bản thân học sinh làm điểm xuất phát để mở 
rộng ra các chủ đề khác như gia đình, khu phố, làng nơi học sinh sống, ngôi trường 
nơi học sinh học rồi đến đất nước và thế giới. 
+ Tình trạng của giải pháp đã biết: 
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn 
và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các 
hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã 
hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm 
chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm là 
hoạt động được coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục 
4 
cũng bố trí các Hoạt động trải nghiệm riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp 
của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau. 
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham 
gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh 
không những biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản 
thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế 
hoạch, có trách nhiệm. 
Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 2 trong nhiều năm qua tôi đã mạnh dạn 
nghiên cứu những vấn đề về Hoạt động trải nghiệm và tổ chức hướng dẫn học sinh 
thực hiện. Thông qua, việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, nhà trường 
đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh và cộng đồng, học 
sinh cũng hiểu được nội dung, ý nghĩa của việc mình làm được và rèn được thói 
quen, kỹ năng sống hằng ngày đến lớp học. Ngoài ra nhà trường còn huy động sự 
tham gia của cộng đồng vào công tác giáo dục, chăm sóc học sinh, nâng cao cơ sở 
vật chất, trang thiết bị dạy học phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của mỗi nhà trường. 
Đây cũng là nội dung thực hiện đúng vai trò của cha mẹ học sinh tham gia đánh giá 
học sinh cùng với nhà trường. Đối với học sinh được tham gia Hoạt động trải 
nghiệm, các em phấn khởi, mạnh dạn, tự tin, tự giải quyết vấn đề và có nhiều sáng 
tạo mới trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. 
Trong sách Hoạt động trải nghiệm Lớp 2.Với chín chủ đề các em học sinh 
được trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn để rèn luyện các thói quen tốt, các 
phẩm chất nhân ái, khoan dung, trách nhiệm, kỉ luật, chuyên cần, tiết kiệm, trung 
thực, dũng cảm.... Các kỹ năng phát triển cá nhân, kỹ năng tự chủ, kỹ năng giao 
tiếp, hợp tác cũng như kỹ năng cảm thụ và thể hiện cái đẹp. HS biết vận dụng hết 
kiến thức bài học vào cuộc sống hằng ngày. Nhờ có Hoạt động trải nghiệm mà các 
em học sinh dễ dàng thực hành kiến thức mình được học vào đời sống cá nhân của 
mỗi học sinh hơn. 
5 
Qua chín chủ điểm Hoạt động trải nghiệm ở lớp 2 trong năm học 2020 - 
2021 này, tôi đã lên kế hoạch cho từng quý I; II; III. Mỗi quý có 3 chủ đề, từng tiết 
trong giờ sinh hoạt tập thể có trong chủ điểm nào để hướng dẫn học sinh thực hiện 
các chủ đề đó như: 
*Quý I: - Tháng 9, 10, 11 với các Chủ đề 1, 2, 3 như: An bum tuổi lên 7 
của tôi, em và những người bạn, đôi bàn tay khéo léo. 
*Quý II: - Tháng 12, 1, 2 với các Chủ đề 4, 5, 6 như: sắp xếp và trang trí 
góc học tập của em, cảnh đẹp nới em sống, trò chơi dân gian. 
*Quý III: - Tháng 3, 4, 5 với các Chủ đề 7, 8, 9 như: gia đình của em, công 
việc của bố mẹ em, tôi đáng khen. 
+ Các chủ đề trên có thể dạy lồng ghép, giáo dục và rèn kỹ năng sống cho 
học sinh lớp 2A trong tiết sinh hoạt tập thể, của lớp 2 Năm học 2020 - 2021, nhưng 
tôi nghĩ ra là nếu vận dụng thêm các Hoạt động trải nghiệm này vào mỗi tiết sinh 
hoạt tập thể. Mỗi tiết học hằng tuần ở lớp sẽ làm cho học sinh dễ tiếp thu và dễ 
khắc sâu kiến thức đã học hơn, chưa minh họa xác thực bằng hình ảnh khác trên 
bảng lớp. 
Từ đó, tôi tự làm một số hình ảnh, đồ vật hiện có hằng ngày khác để thay thế 
cử chỉ, ánh mắt biểu hiện theo cảm xúc như: Buồn - Tức giận - Có lỗi - Vui vẻ - 
Ngạc nhiên - Yêu thích - Đúng - Không rõ . Chưa đúng. Nên - Không nên, qua 
tiết sinh hoạt tập thể, mỗi tiết học hằng tuần để dạy cho học sinh dễ hơn. Học 
sinh nhìn vào hình ảnh hay đồ vật của giáo viên khi dạy học cũng làm cho học sinh 
hứng thú hơn trong giờ học, không làm cho học sinh nhàm chán khi học. 
Tuy nhiên, để phát huy tốt được các Trải nghiệm trên thì giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh mình có thể vận dụng học tập hằng tuần trên lớp mà không sử 
dụng được nữa để tiết kiệm tiền và áp dụng tốt được bài học mà giáo viên giảng 
dạy ở lớp. 
6 
*Quý I: Chủ đề 1, 2, 3. 
* Tháng 9: chủ đề 1 - An bum tuổi lên 7 của tôi,. 
Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được cách làm abum ảnh trong tiết 
sinh hoạt tập thể với chủ đề: “An bum tuổi lên 7 của tôi” để có thể hướng dẫn học 
sinh hiểu được ích lợi của abum ảnh. 
+ Hình ảnh minh họa: An bum ảnh của tôi 
* Tháng 10 : chủ đề 2 – Em và những người bạn 
Với chủ đề: Làm quen bạn mới giáo viên có thể dùng những hình ảnh hay 
biểu tượng như: vui, buồn, được cô khen thể hiện gương mặt VUI và ngược lại thì 
thể hiện gương mặt BUỒN. Học sinh có thể xác nhận được mức độ của bản thân 
khi chọn bạn làm quen là đúng, không rõ hay chưa đúng. 
7 
+Hình ảnh minh họa: VUI - BUỒN 
* Tháng 11 : chủ đề 3 – Đôi bàn tay khéo léo. 
 Học tốt chủ đề này học sinh tiếp tục thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay khi 
tự mình làm ra những sản phẩm thủ công, đồng thời nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo 
của các em. nhằm tạo cho học sinh sự chú ý và gợi cho các em ý tưởng để thiết kế 
và làm được sản phẩm từ đôi bàn tay của mình, Từ đó, có thể hình thành cho học 
sinh thói quen tốt trong học tập, ý thức và tính tự lo cho bản thân không phụ thuộc 
vào người khác. Học sinh có thể xác nhận được mức độ của bản thân khi chọn bạn 
làm quen là đúng, không rõ hay chưa đúng. 
+Hình ảnh minh họa: ĐÚNG - KHÔNG RÕ - CHƯA ĐÚNG 
8 
*Quý II: Chủ đề 4, 5, 6. 
* Tháng 12 : chủ đề 4 - sắp xếp và trang trí góc học tập của em. 
 Giáo viên cho học sinh hiểu được các hoạt động diễn ra trong một ngày ở 
trường. Học sinh biết và vận dụng các biểu tượng hay hình ảnh để chọn đúng 
những việc làm của bản thân khi thực hiện ở trường. Khi học sinh làm việc tốt, Từ 
đó có thể hình thành cho học sinh thói quen tốt trong học tập, ý thức và tính tự lo 
cho bản thân không phụ thuộc vào người khác, liệt kê những đồ dùng trong góc học 
tập mà mình có, nói ý tưởng sắp xếp và trang trí góc học tập của mình. và đồ dùng 
học tập cá nhân trên lớp. 
+Hình ảnh minh họa: ĐÚNG - KHÔNG RÕ - CHƯA ĐÚNG 
* Tháng 1 : Chủ đề 5 - Cảnh đẹp nơi em sống 
 Học sinh hiểu được và giới thiệu được vẻ đẹp của cảnh quan nơi mình sinh 
sống, nêu và thực hiện được một số cách chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh, 
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Có thể học được gì nếu chọn biểu tượng 
đúng, không rõ, chưa đúng về cảnh đẹp nơi em sinh sống. Hoạt động này nhằm tạo 
hứng thú và gợi cho học sinh trải nghiệm rèn luyện kĩ năng sống, để chăm sóc và 
bảo vệ cảnh đẹp. thấy được nét đẹp giản dị, gần gũi của các cảnh đẹp ở địa phương, 
để học sinh đưa ra quan điểm: đúng - không rõ – chưa đúng. 
9 
+Hình ảnh minh họa: ĐÚNG - KHÔNG RÕ - CHƯA ĐÚNG 
* Tháng 2 : Chủ đề 6 – Trò chơi dân gian 
 Học qua chủ đề này, học sinh biết một số trò chơi dân gian và lợi ích của trò 
chơi, để giới thiệu với bạn bè về một số trò chơi dân gian. (Bịt mắt bắt dê, kéo co, 
Dung dăng dung dẻ, Mèo đuổi chuột, Thả đỉa ba ba). Học sinh hiểu và chọn 
được ý phù hợp để nói ý kiến của bản thân qua biểu tượng : Đúng ; không rõ ; chưa 
đúng. 
 Giáo viên gửi thông điệp đến học sinh: Chơi trò chơi và dạy người khác, dạy 
thế hệ sau của mình chơi được trò chơi dân gian chính là những cách giúp giữ gìn 
và bảo vệ trò chơi dân gian. 
+Hình ảnh minh họa: ĐÚNG - KHÔNG RÕ - CHƯA ĐÚNG 
10 
*Quý III: Chủ đề 7, 8, 9. 
* Tháng 3 : Chủ đề 7 - Gia đình của em. 
Học sinh khi thực hiện chủ đề này, Các em giới thiệu được các thành viên 
trong gia đình mình, kể được những điều mình thích làm cùng với các thành viên 
đó, biết sử dụng lời nói, việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia 
đình, biết cách gắn kết và duy trì tình yêu thương với tất cả mọi thành viên trong 
gia đình. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng Hoạt động trải nghiệm cho học sinh để 
các em biết thể hiện cảm xúc khi lựa chọn phương án: buồn - tức giận - có lỗi – vui 
vẻ - ngạc nhiên – yêu thích, và thực hiện bài học tốt hơn. 
11 
+ Hình ảnh minh họa: BUỒN – TỨC GIẬN – CÓ LỖI – VUI VẺ - NGẠC 
NHIÊN – YÊU THÍCH.
* Tháng 4: Chủ đề 8 - Công việc của bố mẹ. 
 Thông qua chủ đề này học sinh nêu được tên và một số công việc chính 
trong nghề nghiệp của Bố mẹ mình và một số đức tính, phẩm chất cần có trong 
công việc của bó mẹ mình, giúp học sinh bước đầu hình thành năng lực tự chủ, 
biết giải quyết những vấn đề của cá nhân, gia đình, để các em biết thể hiện lòng biết 
ơn bố mẹ thông qua lời nói và thái độ. Học sinh thực hiện đúng qua biểu tượng : 
Đúng, không rõ, chưa đúng. 
+Hình ảnh minh họa: ĐÚNG - KHÔNG RÕ - CHƯA ĐÚNG 
12 
*Tháng 5: Chủ đề 9 - Tôi đáng khen. 
 Học sinh nhận biết được những việc làm tốt, một số đức tính tốt của bản 
thân. Tự hào về bản thân, có ý thức tự chủ, biết yêu thương giúp đỡ người thân, bạn 
bè và người xung quanh, bước đầu hình thành các phẩm chất sống yêu thương, 
trách nhiệm, năng lực tự chủ, giao tiếp, thẫm mĩ và thể hiện cảm xúc. 
 Hoạt động này giúp học sinh thể hiện các lời khen ngợi khác nhau với các 
bạn trong lớp, qua đó các em có cảm nhận một cách có ý thức về lời khen, từ đó 
biết cách khen ngợi, động viên bạn bè trong những tình huống phù hợp. Từ đó các 
em biết lựa chọn những việc nên làm và không nên làm,và thể hiện tâm trạng vui – 
buồn của mình. . 
+ Hình ảnh minh họa: NÊN – KHÔNG NÊN 
13 
+ Hình ảnh minh họa: VUI – BUỒN 
* Những đồ dùng mà giáo viên trình bày trên đã cải tiến, sáng tạo để khắc 
phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Khi hướng dẫn: “Ứng dụng Hoạt 
động trải nghiệm rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biểu tượng 
trong tiết sinh hoạt tập thể của lớp 2 .” 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Tôi đưa cách vận dụng đồ dùng học tập của học sinh và giáo viên giảng dạy 
trong môn học ở lớp 2A có hiệu quả hơn và đem lại chất lượng cao cho học sinh 
trong học tập, cụ thể như sau: 
Bước 1: Sưu tầm các đồ dùng học tập hằng ngày như: hình thẻ học sinh hay 
chơi, bì thư, thiệp, hoa khô Chuẩn bị nguyên vật liệu gồm: Giấy mủ màu, keo 
14 
dán, kéo, tờ lịch cũ.... làm thêm đồ dùng mới để học sinh hứng thú hơn trong học 
tập các môn học ở lớp 2. 
Bước 2. Giáo viên vẽ các biểu tượng theo yêu cầu của bài học dể cắt, dán, 
trình bày cho đẹp mắt với học sinh, gây hứng thú, kích thích thêm trong giờ học ở 
lớp. 
STT Tên vật liệu Số lượng Đơn vị tính Thành tiền 
1 Tấm mủ màu 04 Tấm 36.000đ 
2 Hồ dán 02 Lọ 7.000đ 
3 kéo 01 Cái 10.000đ 
4 Bút lông màu 3 cái 36.000 đ 
Tổng cộng 89.000đ 
 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 - Xuất phát từ thực tế của bản thân và thực tiễn áp dụng tại đơn vị tôi nhận 
thấy việc sử dụng các giải pháp có tính thực tế cao, vì lẽ đó khả năng ứng dụng của 
đề tài là rất phù hợp tất cả giáo viên dù ở trường các cấp trường. 
- Nếu xét về kinh phí thực hiện thì không gây tốn nhiều kinh phí, những hoạt 
động như: trò chơi, những câu chuyện kể, những bản thông tin, những hình ảnh, 
những video clip thì có thể tải trên mạng hoặc nếu mua thì cũng tốn khoản tiền 
không lớn. Các giải pháp đưa ra không tốn kém về kinh phí, dễ thực hiện. 
- Với những trường có điều kiện thì việc áp dụng các biện pháp mà tôi đưa ra 
là rất hiệu quả, còn với những trường còn gặp khó khăn về mọi mặt thì việc áp 
dụng cũng không gặp trở ngại gì, vì đó là những biện pháp có tính thực tiễn, dễ áp 
dụng. 
15 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
 Dựa vào kết quả đánh giá mức độ tiến bộ của lớp 2A cho thấy các giải pháp giáo 
viên đưa ra là phù hợp với lớp, được học sinh hưởng ứng. 
Kết quả thu được các tháng theo chủ đề: 
Lớp áp dụng các biện pháp tôi nêu ra và lớp giảng dạy theo phương pháp 
truyền thống. Sau đó đưa ra phiếu khảo sát, kết quả đạt được như sau: 
Lớp 2A : Gồm 29 học sinh. Sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng tiết 
dạy. 
 Hiểu bài Tích cực Vận dụng được kiến thức 
Lớp áp dụng 98% 97% 97% 
Lớp không áp dụng 45% 42.3% 39.5% 
Dựa vào kết quả đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và bảng kết quả 
học tập của học sinh hai lớp ta nhận thấy, lớp áp dụng các biện pháp nâng cao chất 
lượng tiết dạy đem lại hiệu quả cao hơn hẳn so với lớp không áp dụng. 
Với những hiệu quả mang lại, nhiều học sinh tỏ ra rất hứng thú với hoạt động 
trải nghiệm dạy học theo chủ điểm của giáo viên. 
Bài học kinh nghiệm thu được theo chủ đề Tháng: Từ những ví dụ trên, 
tôi đã thực hiện thay đổi với nhiều hình ảnh khác nhau để học sinh cảm thấy kích 
thích hứng thú, say mê, yêu thích hơn khi tham gia các tiết hoạt động tập thể hằng 
tuần ở lớp 2 và có kỹ năng sống hằng ngày trên lớp cũng như ở nhà. Học sinh có 
thói quen,tự thực hành đúng được cảm xúc vui ; buồn ; đúng ; chưa đúng; không 
rõ; nên hay không nên; qua mỗi việc làm cụ thể trong học tập cũng như trong 
giao tiếp vui chơi cùng các bạn. 
- Mỗi hình ảnh và đồ dùng trên, tôi đều có nhiều loại hình như: Gương mặt 
của các biểu tượng như: Buồn - Tức giận - Có lỗi - Vui vẻ - Ngạc nhiên - Yêu 
16 
thích Để học sinh tự chọn lựa hình ảnh hay đồ dùng mà học sinh thích để đưa 
vào bài học của mình. Từ đó, học sinh cảm thấy không chán nản khi học. 
- Mỗi đồ dùng dạy học đều có đủ số lượng khi học sinh sử dụng thực hiện 
bài học có gương mặt của các biểu tượng như: Buồn - Tức giận - Có lỗi - Vui vẻ - 
Ngạc nhiên - Yêu thích nhiều màu sắc để gây hứng thú trong giờ học và thể hiện 
được biểu cảm và cảm xúc qua hình ảnh. 
 + Hạn chế được những khó khăn không đáng có trong quá trình học sinh 
tham gia Hoạt động trải nghiệm vào tiết sinh hoạt tập thể của học sinh. 
 + Học sinh có sự kích thích hứng thú, say mê, yêu thích được trải nghiệm 
trong tiết sinh hoạt tập thể hằng tuần trên lớp. 
 + Khi tôi tự làm các đồ dùng như: hình ảnh và đồ vật thì giảng dạy và tổ 
chức thực hiện bài học không phải tốn nhiều thời giản trong lúc giảng bài cho học 
sinh nắm dễ dàng hơn. Học sinh có thể tự lựa chọn các đồ vật hay hình ảnh hiện có 
của giáo viên làm để sử dụng tốt hơn vào bài học và tiết kiệm tiền của khi mua que 
tính để học, biết vận dụng đồ chơi vừa được chơi vừa được học tập. 
 + Sau khi dạy thực nghiệm với thiết bị các hình ảnh, đồ vật trên để tổ chức 
giờ học với trên 62 lượt học sinh tham gia vào tháng 9 đến nay trong năm học 
2020 - 2021 đã thực hiện tốt và đều đặn hàng ngày trên lớp học hay kể cả lúc học 
sinh tự học ở nhà. 
 + Nhờ có trang thiết bị và đồ dùng dạy học tự làm mà việc giảng dạy tổ chức 
trò chơi trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn; Học sinh cũng 
có thể tham gia vào quá trình làm đồ dùng dạy học do đó sẽ kích thích tính tìm tòi, 
sáng tạo của học sinh hơn. 
+ Việc học tự làm trang thiết bị đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng 
giảng dạy phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành 
giáo dục và đào tạo. 
17 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
........................................................................................................................... 
............................................................................................................................ 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử: ngoài tác giả không có tổ chức, cá nhân nào tham gia áp dụng 
sáng kiến lần đầu. 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_hoat_dong_trai_nghiem_ren_ky.pdf