Trong thời kỳ đất nước đang phát triển và có những bước chuyển mình
vượt bậc như hiện nay, sự đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực được coi là
một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của đất
nước. Để thích ứng kịp với sự phát triển trên thì giáo dục cũng phải tự đổi mới
nhằm tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước có đủ sức, đủ tài đưa
đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới đúng với lời dạy của Bác.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ 4 của BCH TW Đảng khẳng định: "Tiếp tục đổi
mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo", toàn ngành giáo dục nói chung và các thầy
cô giáo nói riên đang ra sức thi đua để đưa sự nghiệp trồng người lên một tầm
cao mới.
Trong tất cả các môn học thì vật lý học là một trong những môn khoa
học về tự nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của nó là nghiên cứu các hiện tượng vật lý,
tìm nguyên nhân, khám phá ra các định luật vật lý phục vụ lợi ích của con
người. Vật lý là cơ sở cho nhiều ngành kỹ thuật. Những thành tựu của vật lý và
kỹ thuật phục vụ rất nhiều cho cuộc sống của con người trên mọi mặt. Để có
hiệu quả cao trong giảng dạy thì người giáo viên dạy vật lý phải thường xuyên
nghiên cứu, sử dụng những thành quả của những môn khoa học có liên quan,
cần phải tiếp thu những thành tựu tiên tiến, những kinh nghiệm và phương
pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.
Với những lý do trên nên tôi chọn đề tài:
"Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn
vật lý
không? 5/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý Thí dụ: - Định luật bảo toàn cơ năng gồm 2 phần: + Định tính: cơ năng của một hệ kín là một đại lượng được bảo toàn. + Định lượng: động năng + thế năng = cơ năng = không đổi Trong khi giảng dạy, giáo viên có thể chỉ đưa vào nội dung phần định tính và giải thích cho học sinh hiểu hoặc đưa vào cả phần định lượng để học sinh nắm được bài rõ hơn. - Biên độ dao động của vật dao động càng lớn thì âm phát ra càng to. - Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn (nhỏ) thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ dòng điện càng lớn (nhỏ). Những hiểu biết về phương pháp nhận thức khoa học cũng được nâng cao thêm một mức. Cần hướng dẫn học sinh thường xuyên đưa nhiều dự đoán khác nhau về cùng một hiện tượng và tự lực đề xuất các phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Có thể học sinh chỉ nêu được sơ bộ về phương án, kiểm tra, giáo viên cần giúp đỡ họ phát triển hoàn chỉnh phương án để trở thành khả thi hoặc thảo luận để chọn phương án tối ưu. Cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số phương pháp suy luận khác như phương pháp tương tự, phương pháp tìm nguyên nhân của hiện tượng. Những hiểu biết về phương pháp nhận thức đó, nhằm rèn luyện cho học sinh thói quen mỗi khi rút ra một kết luận không thể dựa vào cảm tính mà phải có căn cứ thực tế và biết cách suy luận chặt chẽ. b. Về kỹ năng - Về kỹ năng quan sát: Bước đầu xây dựng cho học sinh biết quan sát mục đích, có kế hoạch. Trong một số trường hợp đơn giản học sinh có thể tự vạch ra kế hoạch quan sát chứ không phải tuỳ tiện ngẫu nhiên, có khi phải tổ chức cho học sinh trao đổi kỹ trong nhóm về mục đích kế quan sát rồi mới thực hiện quan sát. - Kỹ năng thu thập xử lý thông tin: Trong khi quan sát thí nghiệm chú trọng trong việc ghi chép các thông tin thu thập được, lập thành biểu bảng một cách trung thực. Việc xử lý thông tin, dữ liệu thu được phải theo những phương pháp xác định, thực chất phương pháp suy luận là để từ những dữ liệu, số liệu cụ thể rút ra kết luạn chung (quy nạp) hay từ những tính chất quy luật chung suy ra những biểu hiện cụ thể trong 6/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý thực tiễn (suy diễn). Chú trọng ngôn ngữ phát triển, ngôn ngữ vật lý ở học sinh. Yêu cầu học sinh phải sử dụng những khái niện mới để mô tả và giải thích các hiện tượng, các quá trình, rèn luyện kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác ngôn ngữ của vật lý, thông qua việc trình bày các kết quả quan sát nghiên cứu và trong thảo luận ở nhóm, ở lớp. Tạo điều kiện để học sinh nói nhiều hơn ở nhóm, ở lớp. - Kỹ năng vận dụng: Sau khi học xong học sinh phải biết vận dụng các kiến thức để làm bài tập, giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. c. Về tình cảm, thái độ: Học sinh bước đầu được làm quen với cách học tập mới, cá nhân độc lập suy nghĩ làm việc theo nhóm, tranh luận ở lớp. Không khí học sôi nổi, vui vẻ, thoải mái, hào hứng hơn. Song giáo viên vẫn phải uốn nắn đưa vào nề nếp. Yêu cầu học sinh trung thực, tỷ mỉ, cẩn thận trong khi làm việc cá nhân. Khuyến khích học sinh mạnh dạn nêu ý kiến của mình, không dựa dẫm vào bạn. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm. Phân công mỗi người một việc, mỗi lần một người trình bày ý kiến của tổ, biết nghe ý kiến của bạn, thảo luận một cách dân chủ. Biết kiềm chế mình, trao đổi trong nhóm đủ nghe không gây ồn ào ảnh hưởng đến toàn lớp. 2. Tổ chức học sinh học tập Hình thức chủ yếu vẫn là học tập theo lớp, cả lớp cùng nghiên cứu một vấn đề, đạt đến cùng một kết luận. riêng bài thực hành khác với trước đây, bây giờ bao gồm 2 loại: - Loại thứ nhất: Học sinh thông qua thí nghiệm hình thành kiến thức mới. Loại này khác với loại bài nghiên cứu kiến thức mới thông thường dựa trên thí nghiệm ở chỗ: học sinh phải tiến hành các phép đo đạc định lượng, phải làm báo các kết quả thực hành. Đối với hình thức này, học sinh chủ động tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thí dụ như bài 27 "đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với mạch điện song song: (Vật lý 7). - Loại thứ hai: Không nhằm hình thành kiến thức mới, chỉ nhằm rèn luyện một loạt kỹ năng phân biệt, loại này giống như các bài thực hành đang có ở THCS hiện nay. Thí dụ: như bài 6 "Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: (Vật lý 7) 7/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý Học sinh ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, hình thức làm việc theo nhóm, cụ thể là: + Phân công nhận và thu dọn, nộp lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. + Điều khiển hoạt động của nhóm: Phân công công việc, trao đổi ý kiến, tập hợp những ý kiến khác nhau, lần lượt cử người đại diện nhóm phát biểu ... + Nhắc nhở các thành viên hoàn thành nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ chung của nhóm. + Sử dụng rộng rãi có hiệu quả hình thức làm việc theo nhóm ở lớp nhằm: - Tạo điều kiện khuyến khích học sinh làm việc tự lực. - Tạo điều kiện, khôngkhí thuận lợi để mỗi học sinh phát biểu ý kiến cá nhân, phát huy sáng tạo rèn luyện ngôn ngữ. + Rèn luyện thói quen phân công, hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động tập thể, trong cộng đồng: Vừa tự do nêu ý kiến riêng (dù chưa được đầy đủ, chính xác). Biết tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, vừa biết lắng nghe ý kiến của bạn. Nhờ có ý kiến của bnạn trong nhóm mà sửa lại ý kiến sai của mình và gợíy cho mình những suy nghĩ mới. 3. Một số cách đặt câu hỏi (có 6 cách). a, Câu hỏi (biết) - Mục tiêu: Kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu, định nghĩa, tên tuổi, địa điểm ... - Tác dụng: Giúp học sinh ôn lại những gì đã học. - Cách đặt câu: Cái gì? bao nhiêu? hãy định nghĩa? Em biết những gì, hãy mô tả, cái nào? bao giờ? khi nào? b, Câu hỏi "hiểu" - Mục tiêu: Kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các số liệu dữ kiện, định nghĩa. - Tác dụng cho thấy học sinh có khả năng diễn tả được lời nói nêu được các yếu tố cơ bản hoặc so sánh các yếu tố cơ bản trong bài học. - Cách đặt cây hỏi: Tại sao? Hãy liên hệ? Hãy so sánh? Hãy tính? c, Câu hỏi "vận dụng" 8/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý - Mục tiêu: Kiểm tra khả năng áp dụng các dữ kiện, khái niệm, phương pháp vào hoàn cảnh và điều kiện mới. - Tác dụng: Cho thấy học sinh có khả nằng hiểu được các quy luật, khái niệm, lựa chọn phương pháp, giải quyết và vận dụng vào thực tiễn. - Cách đặt câu hỏi: Làm thế nào? Hãy tính sự chênh lệch? hoặc em có thể giải quyết khó khăn về vấn đề này như thế nào? d, Câu hỏi "phân tích": - Mục tiêu: Kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề từ đó đi đến kết luận hoặc tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh vấn đề nào đó. - Tác dụng: Cho thấy khả năng tìm ra mối quan hệ mới tự diễn giải và đưa ra kết luận. - Câu hỏi: Tại sao? Em có nhận xét gì ? Hãy chứng minh ? e. Câu hỏi "tổng hợp" : - Mục tieu: Kiểm tra học sinh có thể đưa ra những dự đoán giải quyết một vấn đề, hay đưa câu hỏi trả lời có sáng tạo. - Tác dụng: Thúc đẩy sáng tạo của học sinh. Học sinh tìm ra nhân tố ý tưởng mới để bổ sung cho nội dung. - Cách đặt câu hỏi: Em hãy tìm ra cách ? f. Câu hỏi "đánh giá": - Mục tiêu: Kiểm tra học sinh có thể đóng góp ý kiến hoặc đánh giá ý tưởng giải pháp. Tóm lại: Các câu hỏi của giáo viên đưa ra phải có sự lựa chọn, tinh giản và đảm bảo: * Phát triển trí tuệ của học sinh: - Phát triển trí tuệ: Vừa là điều kiện đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, vừa tạo điều kiện cho học sinh tự mình tiếp tục tự học, nghiên cứu tiến xa hơn nữa và có 9/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý khả năng độc lập công tác sau khi rời ghế nhà trường. Vì vậy phải phát triển óc quan sát và năng lực nhận ra dược cái bản chất trong hiện tượngvật lý. Tư duy bắt đầu từ cảm giác, tri giác các đối tượng và các hiện tượng. Không có sự nhận thức cảm tính thì không có thể có tư duy của học sinh. Từ đây rút ra nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học vật lý trongviệc phát triển tư duy, phát triển những năng lực trí tuệ chung là : kích thích sự quan sát hiện tượng, quá trình và các đối tượng một cách chăm chú có định hướng. Trong những dấu hiệu cơ bản của sự phát triển trí tuệcủa học sinh là: Khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trìu tượng hoá tách ra được cái bản chất trong các hiện tượng, trong mỗi tình huống. Và việc chuẩn bị thí nghiệm và việc kế hoạch hoá chúng, việc tiến hành các thí nghiệm là nhằm được mục đích đó. - Phát triển ngôn ngữ cho học sinh: Tư duy và ngôn ngữ trong sự thống nhất không thể tách rời, do đó sự phát triển tư duy có liên quan trực tiếp với sự phát triển ngôn ngữ của học sinh. Việc dạy học vật lý phải thúc đẩy học sinh mô tả, giải thích các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình vật lý và các ứng dụng kỹ thuật dưới hình thức nói và viết theo một trình tự logic và đúng ngữ pháp. Muốn vậy phải sử dụng cho học sinh thuật ngữ chuyên môn đẻ mô tả và giải thích các hiện tượng, giải thích rõ các giai đoạn nối tiếp của thí nghiệm và nội dung của các phương trình vật lý. Phát triển tư duy logic, tư duy vật lý và tư duy khoa học kỹ thuật. + Tư duy logic: Để phát triển tư duy logic cần sử dụng việc đánh giá những quan sát và thực nghiệm. Việc giải thích những mối liên hệ tương hỗ của những hiện tượng vật lý, việc dự đoán những kết quả mong muốn, việc kiểm tra bằng thực nghiệm những hệ quả tút ra từ các giả thuyết và thuyết. + Tư duy biện chứng: Các hiện tượng và quá trình vật lý cần được khảo sát hoàn toàn phù hợp với sự sự phát triển biện chứng của chúng. Điều đó có nghĩa là chúng phải được phân tích toàn diện, được xem xét trong những mối quan hệ tương hỗ của chúng trong sự phát triển lịch sử và mâu thuẫn nội taị. Việc dạy học vật lý ngay từ những bài đầu tiên cũng đòi hỏi việc phát triển tư duy biện chứng. Ví dụ 1: 10/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý Nghiên cứu ma sát cần giải thích cho học sinh rằng: Trong những trường hợp này ma sát có hại, nhưng những trường hợp khác lại có lợi. Ví dụ 2: Định luật Ôm chỉ áp dụng đối với kim loại, khôgn áp dụng được cho chất bán dẫn. + Tư duy vật lý tư duy khoa học kỹ thuật: Tư duy vật lý là kỹ năng quan sát các hiện tượng vật lý, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận, thành phần phần xác lập ở trong chúng mối liên hệ và những sự phụ thuộc xác định. Tìm ra mặt định tính, định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lý, đoán trước được các hệ quả từ các lý thuyết và áp dụng được kiến thức của mình. Tư duy khoa học, kỹ niệm bao gồm kỹ năng tìm ra mối liên hệ sâu sắc giữa một bên là toán học, vật lý học và một bên là ứng dụng kỹ thuật khác của các khoa học đó, biến các tư tưởng khoa học thành sơ đồ, mô hình, kết cấu kỹ thuật. - Phát triển năng lực áp dụng các phương pháp nhận thức tổng quát của khoa học. Vật lý học là môn có nhiều khả năng để làm việc này. Hình thứuc vận động vật lý là hình thức hoạt động đơn giản, phổ biến nhất. Vì thế trong các giờ học vật lý với các ví dụ tương đối đơn giản, quen thuộc có thể hấp dẫn học sinh tới chỗ hiểu và áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học. Làm quen với các phương pháp nhận thức như: Đề xuất, giả thuyết, phương pháp thực nghiệm, phương pháp toán học, phương pháp tương tự và mô hình hoá, phương pháp quy nạp, suy diễn. Như vậy là trong quá trình dạy học vật lý, việc áp dụng các phương pháp khoa học khác nhau đã phát triển được các mặt hoạt động trí tuệ chung, không chỉ trong giới hạn của bản thân vật lý. * Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. - Tổ chức nội dung kiến thức vật lý trong dạy học phỏng theo chu trình sáng tạo khoa học. Cơ sở lý thuyết của phương pháp phát triển khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là sự hiểu biết những quy luật sáng tạo khoa học tự nhiên. Lê Nin nêu lên "Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, rồi từ 11/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý tư duy trìu tượng trở về thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức, chân lý, nhận thức thực tế khách quan". Trên cơ sở khái quát hoá những lời phát biểu đó, có thể trình bày những khía cạnh chính của quá trình sáng tạo khoa học dưới dạng chu trình: Từ khái quát hoá xây dựng mô hình trìu tượng hệ quả kiểm tra chúng bằng thực nghiệm. Ví dụ: Trình bày tài liệu sách giáo khoa về đề tài " Dòng điện trong kim loại" theo sơ đồ chu trình được khép kín. Sau này có thể hình dung dòng điện trong kim loại như dòng trôi dạt những êlectron tự do trong mạng tinh thế dưới tác dụng của điện trường. Từ giả thuyết đó có thể dẫn đến hệ quả là kết luận lý thuyết về định luật Ôm cho đoạn mạch. Một trong những hệ quả của định luật đó là đường đặc trưng vôn - ampe của dãy dẫn kim loại thẳng. Thí nghiệm thực hành của học sinh nghiên cứu đặc trưng vôn-ampe của dây kim loại xác nhận kết quả đó. Sự phân tích công thức định luật Ôm dẫn đến một hệ quả quan trọng: Khi nung nóng kim loại thì thời gian chuyển động của electron giảm đi, nghĩa là cường độ dòng điện cũng giảm. Thí nghiệm thực hành nhằm nghiên cứu sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại vào nhiệt độ xác nhận kết luận đó. Việc sử dụng đều đặn bài tập sáng tạo về vật lý không ngừng phát triển ở học sinh năng lực dự toán trực giác mà còn hình thành ở họ trạng thái tâm lý quan trọng. - Tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức vật lý của học sinh theo tiến trình dạy học, giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. + Dạy học giải quyết vấn đề. + Khái niệm vấn đề và tình huống có vấn đề. * Khái niệm vấn đề. * Khái niệm tình huống có vấn đề * Các kiểu tình huống có vấn đề - Tình thế lựa chọn. - Tình thế bất ngờ - Tình thế bế tắc - Tình thế không phù hợp. 12/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý - Tình thế phán xét - Tình thế đối lập. + Tiến trình giải quyết vấn đề khi xây dựng, vận dụng tri thức vật lý bằng sơ đồ sau "Đề xuất vấn đề - suy đoán giải pháp và khảo sát lý thuyết hoặc thực nghiệm - kiểm tra, vận dụng kết quả" + Điều kiện cần thiết của việc tạo tình huống vấn đề và định hướng hành động giải quyết vấn đề trong dạy học vật lý. + Các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. * Pha thứ nhất: Chuyển giao nhiệm vụ, bất ổn định hoá tri thức, phát biểu vấn đề. * Pha thứ hai: Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề. * Pha thứ ba: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới Tóm lại về phía giáo viên: 1. Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp. 2. Xây dựng một hệ thống câu hỏi logic, chất lượng và phải biết hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan... để đi đến tri thức mới, song phải mang tính phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh. 3. Tăng cường luyện tập độc lập của học sinh trên lớp. 4. Sử dụng "phiếu học tập" cho mỗi học sinh. 5. Rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy, mỗi tiết dạy để tự phát triển và hoàn thiện. V. MINH HOẠ * Ví Dụ 1 Tiết 40: Bài 37: MÁY BIẾN THẾ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được các bộ phận chính của máy biến thế gồm 2 cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau được quấn quanh 1 lõi sắt chung 13/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý - Nêu được công dụng chính của máy biến thế là làm tăng hay giảm hiệu điện thế hiệu dụng theo công thức : 1 1 2 2 U N U N - Giải thích được vì sao máy biến thế lại hoạt động được với dòng điện xoay chiều mà không hoạt động được với dòng điện 1 chiều không đổi. 2. Kĩ năng - Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện. - Biết vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kĩ thuật. 3. Thái độ - Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn một cách lôgic trong phong cách học vật lý và áp dụng kiến thức vật lý trong kĩ thuật và đời sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Mẫu vật của máy biến thế. 2. Học sinh: - 1 máy biến thế nhỏ. - 1 nguồn điện xoay chiều 0 - 12V - 1 vôn kế xoay chiều III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (2p) - Khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháp nào làm giảm hao phí điện năng trên đường đây tải điện? Biện pháp nào tối ưu nhất? 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. (10p) Phát triển năng lực: tư duy sáng tạo, ghi nhớ. Đặt vấn đề: SGK GV: + Các bộ phận chính của máy biến thế? + Số vòng dây của 2 cuộn có giống nhau không? + Lõi sắt có cấu tạo như thế nào? Dòng điện từ - HS: Đọc tài liệu và xem máy biến thế nhỏ, nêu lên cấu tạo của máy biến thế I. Cấu tạo của máy biến thế 1. Cấu tạo: Có 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp có số vòng n1, n2 khác nhau - 1 lõi sắt pha silíc chung - Dây và lõi sắt đều bọc chất cách điện nên dòng điện của cuộn sơ cấp 14/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý cuộn dây này có truyền sang cuộn dây kia được không? Vì sao? - GV: Nhận xét. Kết luận. - HS: Trả lời. không truyền trực tiếp sang cuộn thứ cấp Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. (13p) Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, sử dụng dụng cụ, thiết bị, hoạt động nhóm. - GV: Yêu cầu HS trả lời dự đoán câu C1. - GV: Phát dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm kiểm tra dự đoán. Thời gian: 5 phút. - GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm kiểm tra. - GV: Kết luận. Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời C2. - GV: Kết luận. - GV: Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế? - GV: Kết luận. - HS: Trả lời. - HS: Nhận dụng cụ TN, tiến hành TN kiểm tra dự đoán. - HS: Đại diện nhóm trình bày kết quả TN. - HS: Trả lời C2. - HS: Trả lời. 2. Nguyên tắc hoạt động C1: Đèn sáng. Vì khi có hiệu điện thế xoay chiều đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp thì sẽ tạo ra trong cuộn dây đó một dòng điện xoay chiều. Lõi sắt bị nhiễm từ và trở thành một nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thứ cấp biến thiên. Do đó trong cuộn dây thứ cấp xuất hiện một dòng điện cảm ứng làm cho đèn sáng. C2: Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp 1 hiệu điện thế xoay chiều thì trong cuộn dây đó có dòng điện xoay chiều chạy qua, từ trường trong lõi sắt luôn phiên tăng giảm vì thế số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp luôn phiên tăng giảm, kết quả là trong cuộn thứ cấp xuất hiện 1 dòng điện xoay chiều. Một dòng điện xoay chiều phải do 1 hiệu điện 15/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý thế xoay chiều gây ra. Bởi vậy ở 2 đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế xoay chiều 3. Kết luận: (sgk) Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiêu điện thế của máy biến thế. (8p) Phát triển năng lực: tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. - GV: Giữa U1; U2; n1; n2 có mối quan hệ nào? - GV: Yêu cầu HS quan sát TN và ghi kết quả vào bảng 1 - GV: Qua kết quả TN rút ra KL gì? - GV: Kết luận. + Nếu n1 > n2 -> U1 như thế nào đối với U2 -> máy đó gọi là tăng thế hay hạ thế? U1/U2 = n1/n2 >1 -> U1> U2 máy hạ thế U1/U2 =n1/n2 U1 < U2 máy tăng thế. - HS: Đưa ra dự đoán về mối quan hệ. - HS: Quan sát TN của giáo viên, ghi kết quả vào bảng 1. - HS: Trả lời. - HS: Đọc nội dung kết luận : sgk II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế 1. Quan sát: Bảng 1 K Q đo lần T N U 1 (V ) U2 (V) n1 (vòn g) n2 (vòn g) 1 3 2 3 3 9 C3: Hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi đoạn cuộn dây của máy biến thế tỉ lệ với số vòng dây của mỗi cuộn dây. 2. Kết luận: sgk/101 2 1 2 1 n n U U - Khi U1>U2 -> Máy tăng thế. - Khi U1 Máy hạ thế.-+ 16/24 Một số phương pháp đổi mới để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn vật lý Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu đường dây tải điện. (3
Tài liệu đính kèm: