Đứng trước nhiệm vụ vô cùng lớn lao và cao cả, nhưng cũngđầy thử
thách, khó khăn. Là một hiệu trưởng phụ trách chung mọi hoạtđộng của nhà
trường với nhậnđịnh về thực trạngđội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường, về tình hình ra lớp của trẻ trong độ tuổi tạiđịa phương. Đặc
biệt về cơ sở vật chất của nhà trường khang trang đầyđủ các phòng ban
chứcnăng theo quy chuẩn, tranh thủ sự quan tâm, giúpđỡ của các cấp, các ngành,
sựủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh trong công tác xã hội hóa
giáo dục, cùng với sự cố gắng, quyết tâm củađội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh trong toàn trường. Nhà trườngđãáp sát 5 tiêu chuẩn của trường
mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 làm kim chỉ nam để nỗ lực phấnđấu, xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mứcđộ 2 giai đoạn 2020-2025.
Sau hơn 2 năm tổ chức thực hiện, qua cácđợt kiểm tra đánh giá của các
cấp. Ngày24 tháng 11 năm 2020, trường được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà
Nội công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Chính vì lí do đó
bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm xây dựng trường
Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II”.
Đề tài được thực hiện tại Trường mầm non nơi tôi đang công tác và có thể
vận dụng được cho nhiều trường mầm non đang tập trung xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
1: Tổ chức và quản lý nhà trường là Hiệu trưởng và đồng chí Chủ tịch Công đoàn, kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp khảo sát. + Đối với tiêu chuẩn 2: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là Hiệu trưởng và văn thư chịu trách nhiệm khảo sát. Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 6/17 + Đối với tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là kế toán, tổ chuyên môn và Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm khảo sát. + Đối với tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là đồng chí Chủ tịch Công đoàn và bác trưởng ban phụ huynh tham gia khảo sát. + Đối với tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là hai đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách về nuôi dưỡng và giáo dục chịu trách nhiệm khảo sát. *Kết quả khảo sát: Qua công tác khảo sát, đánh giá với yêu cầu của các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, tôi nhận thấy còn một số điểm chưa đáp ứngđược với yêu cầu, cụ thể như sau: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường + Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. Một số lớp còn vượt quá số trẻ so với quy định. - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. + Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên. Nhà trường thiếu 03 giáo viên + Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên. Nhà trường thiếu 02 cô nuôi. - Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Nhà trường chưa có nhiều đồ dùng đồ chơi hiện đại và chưa đồng bộ. Xây dựng môi trường sư phạm chung (bên ngoài các lớp học) còn chưa tinh, chưa có tính thẩm mĩ cao... - Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Cần tạo thêm góc sách truyện để phụ huynh và học sinh được đọc hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ. - Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. + Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nhà trường cần tham khảo chương trình giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực nhiều hơn, hiệu quả hơn. Bước 4: Trình văn bản báo cáo tham mưu với các cấp lãnhđạo Sau khi áp sát 5 tiêu chuẩn vào khảo sát, đánh giá thực tế thực trạng của nhà trường có kết quả. Tôi thực hiện bước tiếp theo là soạn thảo văn bản trình các cấp lãnhđạođể báo cáo và tham mưu về nhữngđiểm yếu của nhà trường. Với hình thức này, người hiệu trưởng phải chọn thời điểm thích hợp để trình báo cáo, đề nghị thì mới thành công và đạt kết quả tốt Kết quả : Qua kết quả khảo sát trên, nhà trường đã hợp đồng thêm với 03 giáo viên và tách thêm 1 nhóm lớp học mới. Vì vậy, nhà trường đủ số lượng giáo viên và sĩ số trẻ trên nhóm lớp đủ theo đúng quy định. Đồng thời nhà Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 7/17 trường cũng được UBND huyện và phụ huynh đầu tư thêm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi hiện đại và xây dựng khung cảnh môi trường sư phạm. Biện pháp 2. Bồi dưỡng các phương pháp giáo dục tiên tiến Steam, Montessori cho cán bộ, giáo viên Với mong muốn bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhà trường có thể tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới có thể kể đến như Montessori, Steam vào chương trình giáo dục mầm non là rất cần thiết, một mặt vừa nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, mặt khác vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng dạy học phát triển năng lực cho trẻ mầm non. Nhận thấy được tầm quan trọng như vậy nên ngay từ hè trước khi vào năm học tôi đã lên kế hoạch mời giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Trung ương về tập huấn cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Vì đó là những phương pháp mới, kiến thức mới, nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ, nên trước khi tập huấn BGH chúng tôi đã nghiên cứu tài liệu, cách làm sau đó tập huấn, phô tô tài liệu trước cho giáo viên, yêu cầu giáo viên tiếp tục tìm hiểu trên mạng Internet để nắm được phần nào phương pháp của Montessori, Steam. Nhà trường liên hệ với một số trường có bề dạy kinh nghiệm thực hiện phương pháp Montessori và Steam để giáo viên được tham quan, kiến tập. Giáo viên luôn được khuyến kích, tự tìm hiểu và học hỏi thêm về phương pháp của Montessori, Steam qua nhiều kênh thông tin. Điều này giúp giáo viên nắm được bản chất của phương pháp, thao tác đúng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng dụng phương pháp của Montessori, Steam vào các hoạt động. (Ảnh 1) Ngoài việc bồi dưỡng bằng lí thuyết tôi yêu cầu mối khối mẫu giáo phải xây dựng 1 hoạt động để lên kiến tập, tôi chủ động mời giảng viên dự để thống nhất những ưu điểm tồn tại cần khắc phục. (Ảnh 2) Sinh hoạt chuyên môn là yếu tố thiết thực, sâu sắc nhất đối với giáo viên. Do đó, tôi đã chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thành lập tổ có tổ trưởng chuyên môn các tổ khối và giáo viên gỏi có nhiều kinh nghiệm, đồng thời chỉ đạo các tổ chuyên môn cải tiến nội dung sinh hoạt, sinh hoạt các tổ chuyên môn yêu càu mỗi tổ sinh hoạt từ 2-4 buổi, sinh hoạt vào các buổi chiều. Trong các buổi sinh hoạt, tuần 1: tổ trường nhận định công tác chuyên môn của tổ trong tháng trước triển khai kế hoạch của tổ trong tháng, phân công giáo viên lên tiết kiến tập cho tổ, phân công soạn giáo án, thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục, thảo luận giáo án khó, giáo án sắp thực hiện để cùng nhau đưa ra các hình thức, gây hứng thú, sáng tạo, trong giờ học, cách chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trong giờ học, cách trang trí môi trường học tập cho trẻ. Ngoài ra các đồng chí còn được nghiên Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 8/17 cứu các tài liệu, tập san, giáo án của các tiết tốt, giáo án của những đề tài mới về phương pháp Montessori, Steam để rút kinh nghiệm, chọn lọc đưa vào giảng dạy trong tiết học hoặc các hoạt động khác cho phù hợp. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ nội dung, triển khai đề xuất và giải quyết các vướng mắc ở các môn học, các chuyên đề hoặc cách xử lý các tình huống trong các hoạt động, với phụ huynh. Như vậy Ban giám hiệu có thể đến dự sinh hoạt chuyên môn và kịp thời lắng nghe, tháo gỡ và thống nhất đi sâu vào chuyên môn của từng khối. * Kết quả:Với cách bồi dưỡng như trên 100% giáo viên đã rất sôi nổi nhiệt tình trong buổi tập huấn. Giáo viên đã được tham gia hoạt động nhóm, thuyết trình, lên thực hành trên trẻ. đồng thời cũng phát huy được ý tưởng độc đáo của mỗi cá nhân và dự đoàn kết nhất trí của tập thể. Qua hoạt động giúp giáo viên có thể vận dụng linh hoạt những hiểu biết của mình vào các hoạt động giáo dục trẻ. Ngoài ra qua các buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên đã nắm rõ những nhiệm vụ trọng tâm các hình thức, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động đi sâu vào rút kinh nghiệm tồn tại trong các hoạt động, cách tổ chức phương pháp Montessori và Steam và các hoạt động phù hợp. Sau buổi tập huấn giáo viên đã mạnh dạn đưa các hoạt động ứng dụng phương pháp Montessori và Steam vào các hoạt động giáo dục năm học 2020-2021. Biện pháp 3. Đầu tư cơ sở vật chất để giáo viên áp dụng thực hành dạy theo phương pháp Steam, Montessori Hệ thống cơ sở vật chất đẳng cấp, tối ưu là một trong những yếu tố quan trọng làm nên môi trường giáo dục hiện đại, gần gũi, giúp học sinh phát triển tối ưu tiềm năng của bản thân. Đó là lý do Trường mầm non Bình Minh chú trọng đầu tư thiết kế, xây dựng trường theo những tiêu chuẩn mới nhằm mang tới cơ sở vật chất tiên tiến đáp ứng toàn diện nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Giáo cụ trực quan chính là những dụng cụ cần thiết và vô cùng quan trọng với quá trình học tập của trẻ. Bản chất của phương pháp Montessori và Steam chính là hoạt động tự do của trẻ trong môi trường được trang bị các giáo cụ học tập khuyến khích sự tìm tòi của trẻ. Bởi vậy giáo cụ Montessori và nguyên liệu để thực hiện sự án Steam là phần không thể thiếu cho sự thành công của phương pháp. Hiểu được tầm quan trọng như vậy nên ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng dự toán đầu tư một số giáo cụ Montessori ở lĩnh vực phát triển nhận thức cho 100% các lớp. Với kinh phí giới hạn nên không thể đầu tư 100 % các bộ giáo cụ cho từng lớp nên tôi xã hội hóa phụ huynh của từng lớp bổ sung thêm một số giáo cụ cho học sinh lớp mình đầy đủ hơn. Với tổng kinh phí đầu tư bộ Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 9/17 giáo cụ Momtessori ở lĩnh vực toán là 80.361.400 đồng.trong đó nhà trường đầu tư 40.000.000 đồng, còn lại phụ huynh của từng lớp xã hội hóa. Không những đồ dùng của lĩnh vực toán, nhà trường còn đầu tư toàn bộ đồ dùng ở lĩnh vực thực hành cuộc sống với tổng kinh phí 10.000.000 đồng. Riêng về phương pháp Steam thì đồ dùng, giáo cụ không nhiều kinh phí như Montessori, chủ yếu là nguyên vật liệu dễ tìm kiếm nên giáo viên các lớp đã phối hợp cùng với phụ huynh lớp mình đầu tư phong phú cho các hoạt động của phương pháp Steam. Ngoài ra nhà trường đã đầu tư một phòng Steam chuyên biệt với tổng tiền là 15.000.000 đồng, ở đó có đầy đủ các đồ đùng, nguyên vật liệu thực hiện các dự án của từng lứa tuổi, các lớp sẽ tổ chức kiến tập các tiết học, các hoạt động về phương pháp Steam trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn. * Kết quả: 100% lớp học được trang bị đồ dùng đồ chơi theo qui định và các thiết bị hiện đại phù hợp với GDMN: Đồ chơi Lego Hàn Quốc, ti vi, máy in, máy tính nối mạng Internet, hệ thống giáo cụ theo phương pháp Montessori và STEAM. Bên cạnh những trang thiết bị đồ dùng đồ chơi hiện đại là sự phong phú, đa dạng các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế. Đồ dùng đồ chơi của các lớp học phong phú, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, có tính hệ thống khoa học và tiện dụng, thường xuyên được bổ sung, thay đổi căn cứ trên khả năng và mong muốn của trẻ (Ảnh 3) Biện pháp 4:Chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bên ngoài lớp học. Môi trường bên ngoài lớp học, khoảng không gian rộng mở, trẻ được tự do khám phá, sử dụng các giác quan hoà mình vào thế giới tự nhiên, có nhiều cơ hội hơn cho phát triển vận động thô. Vậy làm thế nào để tạo được một môi trường bên ngoài lớp học đảm bảo an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ, phù hợp với trẻ. Câu hỏi này luôn làm tôi trăn chở. Tôi thấy thật khó. Tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu để làm sao tạo ra khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng); khu vực chơi với đất, nước, cát, sỏi; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối; khu vực trồng hoa, trồng cỏ; khu vườn cổ tích; khu chơi sáng tạoVà rồi, nếu trời mưa trẻ không chơi được ngoài sân thì con sẽ được chơi trên các sảnh hành lang, dưới các chân cầu thang hay trong các phòng năng khiếu. (Ảnh 4) Để tạo được các khu vui chơi nêu trên phù hợp với diện tích sân vườn của nhà trường, phù hợp với trẻ, ban giám hiệu nhà trường đã chủ động liên hệ và đi thăm quan khung cảnh sư phạm của các trường mầm non trong huyên, khác quận huyện như trường mầm non chất lượng cao Đô thị Sài Đồng, trường mầm Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 10/17 non Đô thị Việt Hưng, trường mầm non Thạch Bàn Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo môi trường sư phạm của một số trường mầm non khác qua mạng internet. Từ đó, học tập cách phân khu vực, nội dung chơi trong các khu vực. Trên cơ sở đó, tôi tính toán diện tích từng góc sân trường tôi và nên kế hoạch phân từng khu vực. Sau xin ý kiến đóng góp của cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường và ý kiến chỉ đạo của phòng giáo dục huyện. Cuối cùng, mỗi khu vực là một bản vẽ, là một bảng dụ trù nguyên vật liệu, dự trù kinh phí và phân công người thực hiện, thời gian hoàn thành. Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời, tôi đã có sẵn 200m2 cỏ nhân tạo và các loại đồ chơi: cầu trượt liên hoàn, bập bênh, xích đu nên việc đầu tiên là tôi sắp xếp lại các đồ chơi đó cho phù hợp và hấp dẫn trẻ. Tiếp theo, tôi tạo thêm một sân bóng đá mini, một sân gold và đặc biệt là một cầu trượt cỏ, hầm chui cho trẻ. Tiếp đó là khu vui chơi với cát, nước và sỏi. Nhà trường tận dụng hố cát của hệ thống phòng cháy chữa cháy để tạo thành khu chơi với cát hấp dẫn. từ đó, nhà trường vệ sinh cát sạch sẽ và đầu tư thêm các bộ đồ chơi xúc cát. Bên cạnh khu chơi cát, nhà trường tạo hai vòng tròn bằng tôn có đường kính 3m để trẻ chơi câu cá bằng nhựa hoặc xúc cá thật. Và bên cạnh khu vực vui chơi, tôi tạo một khu dân gian khoảng 200m2, được trải cỏ nhân tạo, được dựng lều, được chuẩn bị đồ dùng chơi dân gian như chõng tre, mẹt, rổ, rá để trẻ chơi. Nối tiếp là khu vườn cổ tích khoảng 180m2. Trước tiên tôi lên ý tưởng về nội dung vẽ ra giấy, sau nghiên cứu chất liệu làm và phải làm sao cho trẻ được hoạt động không phải trẻ chỉ được ngắm nhìn. Vì vậy, tôi quyết định làm một con đường cong mềm mại trải sỏi trắng, hai bên đường là cắm hoa nhựa; toàn bộ nền của khu vườn được trải cỏ nhân tạo sẽ không bị bẩn lầy của đất. Bên trong là các bồn hoa, tượng bạch tuyết và các con vật Khu chơi sáng tạo: Tôi tận dụng mảng tường rộng khoảng 90m để tạo các nội dung chơi khám phá và chơi sáng tạo cho trẻ. Từ các nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, dễ làm đội ngũ giáo viên và bảo vệ trường tôi tạo ra con đường dích dắc cho bóng chạy, rót nước vào phễu, khám phá âm thanh Khu vườn rau trải dài 200m, có lối đi vào thuận tiện cho trẻ chăm sóc rau. Thực tế, trước khi làm vườn rau thì ở đó là một khoảng sân lát gạch. Tôi đã cho cậy gạch, có bớt lối đi lại, rồi đổ đất vào trồng rau. Với mỗi phòng năng khiếu, nhà trường đều phân công giáo viên có khả năng về thẩm mỹ xây dựng ý tưởng tham mưu cho ban giám hiệu duyệt rồi mới triển khải làm. Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 11/17 Nhà trường có một sảnh hành lang chính rộng 7m, dài 160m. Đó là khoảng không gian rộng để nhà trường làm các khu chơi sáng tạo cho trẻ như làm tạo hình; làm khu siêu thị mini... Ở mỗi chân cầu thang, nhà trường đều trải cỏ nhân tạo rồi trang trí thành góc chơi dân gian, góc chơi vận động nhỏ, góc chơi âm nhạc Nhà trường xây dựng một khu đọc sách rộng khoảng 200m, có trang bị đầy đủ các giá sách, bàn ghế, thảm cỏ ... và hệ thống sách phục vụ cho cả học sinh và phụ huynh. Sau khi xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi nhận thấy học sinh rất vui, rất thích được chơi, được hoạt động ở các khu vui chơi ngoài trời. Qua đó, trẻ mạnh khoe, nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn tự tin hơn và đạt được các kỹ năng yêu cầu của độ tuổi. Bên cạnh đó, phụ huynh rất phấn khởi, khen gợi nhà trường và tin tưởng vào lòng yêu nghề của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Biện pháp 5: Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, ban ngànhđoàn thể và phụ huynh học sinh: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của hệ thống Giáo dục Quốc dân, đó là công tác XHHGD. Để làm tốt công tác CSGD trẻ, nhà trường phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của các cấp lãnhđạo, các ban ngành, đoàn thể, phụ huynh học sinh. " Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Hiểuđược tầm quan trọngđó tôi đã khéo léo tham mưu với các cấp lãnhđạo, các ban ngànhđoàn thể trong địa phương, ban phụ huynh của nhà trườngđể mọi người hiểu rõ nhiệm vụ của giáo dục mầm non. Từđó có sựủng hộ, tạođiều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đểđạtđược mụcđíchđó tôi đã thực hiện một số giải pháp sau: * Giải pháp 1: Công tác tham mưu Là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: cần trình bày giải thích để lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha mẹ các cháu hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực. Nhận thức điều này, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 bản thân tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn trong xã hội thông qua các lần; đăng kí phát biểu tham luận trong Đại hội Đảng bộ, Đại hội giáo dục của địa phương, phát biểu trong các lần họp Hội đồng nhân Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 12/17 dân xã, họp Đảng bộ, họp sơ tổng kết của UBND xã, họp ban đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể cha mẹ học sinh đầu năm và cuối năm... Trong tham luận hay phát biểu tôi đi vào giải thích : Vì sao phải là như vậy? Đạt cái đó thì có lợi gì cho con em? Hiện nay trường như thế nào? Cần phấn đấu và đầu tư ra sao? Đề xuất thực hiện về những vấn đề đã nêu. Ví dụ: Vì sao phải xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2? Cả huyện bây giờ có mấy trường đạt? Xây dựng trường chuẩn mức độ 2 đem lại quyền lợi gì cho con em nhân dân? Trường chuẩn quốc gia mức độ 2 khác gì với trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường chưa đạt chuẩn? *Giải pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ địa phương, cán bộ, giáo viên nhà trường và cộng đồng phụ huynh trên địa bàn để mọi người thấy được ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Trước tiên chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đến các cán bộ ban ngành đoàn thể, cán bộ giáo viên nhân viên, phụ huynh trong nhà trường học tập các chỉ thị Nghị Quyết của Đảng, của nhà nước về công tác đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mà cụ thể xã hội hóa giáo dục mầm non. Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các đoàn thể, các buổi tổ chức lễ hội. Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường, truyền thanh của xã về các hoạt động hội thi, lễ hội, các phong trào của nhà trường, tuyên truyền nêu gương tốt các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào xã hội hóa giáo dục mầm non. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phối hợp với trạm y tế xã, hội phụ nữ, ban dân số gia đình và trẻ em, hỗ trợ tuyên truyền những nội dung nuôi dạy trẻ theo khoa học sát với thực tế nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường . Để mọi người hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của nhà trường, tôi chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi "Bé khỏe bé ngoan, thi an toàn giao thông, biểu diễn thời trang, tiếng hát mừng xuân, cô giáo tài năng duyên dáng, bé tập làm nội trợ " Tổ chức các buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai giảng năm học mới, tết trung thu, sơ kết, tổng kết... góp phần tạo sự chuyển biến trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục trong nhà trường. * Giải pháp 3: Tổ chức họp phụ huynh Công việc này là của giáo viên đứng lớp, xong trước khi tổ chức họp phụ huynh tôi thường quán triệt và nhắc nhở giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch, Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 13/17 chuẩn bị kỹ nội dung cuộc họp. Mặc dù công việc nhà trường rất bận xong tôi vẫn cố gắng thu xếpđể dự họp cùng. Tổ chức cuộc họp là cung cấp nhiều nội dung quan trọng cho phụ huynh như: Thông báo tình hình sức khoẻ, tình hình học tập của trẻ, những thuận lợi, khó khăn của lớp. Thống nhất những nội dung trong công việc CSGD trẻ, huy động sựđóng góp, giúpđỡ của phụ huynh Tổ chức họp phụ huynh cũng là dịp thu hútđông đảo phụ huynh nhất, có thể huy độngđược nhiềuý kiến hay đóng góp bổ sung cho tập thể, cá nhân giáo viên, phụ huynh. Trong cuộc họp khi đóng gópý kiến thảo luận giáo viên cần biết khêu gợiý kiến của phụ huynh, luôn lắng nghe cácý kiếnđóng góp. Đồng thời cũng thẳng thắnđóng gópý kiến một cách chân thành với phụ huynh. VD: Khi thảo luận vấnđề khó khăn về CSVC của trường lớp, tôi đưa ra ý kiến: Đểtạo cho trẻ thói quen đọc sáchthì nhà trường cần tạo một khu đọc sác thật đẹp hấp dẫn trẻ. Đồng thời nhờ phụ huynh ủng hộ nhà trường b
Tài liệu đính kèm: