PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói :
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sở dĩ Bác nói như vậy là để khẳng định với chúng ta rằng việc giáo dục
trẻ để trẻ trở thành những công dân tốt cho xã hội cho đất nước là một nhiệm vụ
hàng đầu. Nhưng để trở thành những công dân tốt sau này thì trước hết hôm nay
trẻ phải biết tự chăm sóc bản thân, trẻ phải có tính tự lập ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Chính vì vậy việc rèn luyện những kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ là nhiệm vụ rất cần thiết. Nếu trẻ có những thói quen, kĩ năng tự phục vụ tốt
sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, thích nghi được
với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề
nếp tốt.
Để giúp trẻ có kỹ năng tự phục vụ nghĩa là chúng ta giúp trẻ trải nghiệm
những hoạt động hàng ngày của một xã hội thu nhỏ như: làm việc, sinh hoạt,
vận động, giao tiếp trong cuộc sống, xoay quanh bản thân, gia đình và môi
trường xã hội. Trẻ cần được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự
nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ,. đến việc học để có kiến
thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi
trường thiên nhiên xung quanh và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch
sự với mọi người.
n phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, tự đi và cởi giầy, dép, tự lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, bỏ rác đúng nơi quy định, khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa, biết giúp cô lau, cất bàn ghế, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp . Việc xác định được các kỹ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi trẻ sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Điều này giúp tôi luôn chủ động, sáng tạo vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp để dạy trẻ những kỹ năng phục vụ cần thiết, giúp trẻ thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ được rèn luyện. 3.2. Biện pháp 2: Khảo sát đánh giá 1 số kỹ năng tự phục vụ của trẻ đầu năm: Sau khi nghiên cứu và xác định đúng những kĩ năng phục vụ cần dạy trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát để đánh giá kỹ năng tự phục vụ của trẻ ở lớp. Kết quả khảo sát như sau: Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 6/20 Sau khi tiến hành khảo sát, tôi nhận thấy, tỉ lệ trẻ có kĩ năng tự phục vụ đạt yêu cầu theo lứa tuổi còn thấp trong khi đó tỉ lệ trẻ có kĩ năng tự phục vụ chưa đạt yêu cầu theo lứa tuổi lại khá cao. 3.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường thân thiện để dạy trẻ những công việc tự phục vụ bản thân: Việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ thông qua các hoạt động mà môi trường thân thiện cũng giúp trẻ tiếp nhận những kĩ năng tự phục vụ một cách tự nhiên, thoải mái. Vậy môi trường thân thiện là gì? Phải làm như thế nào để có được môi trường thân thiện để rèn luyện kĩ năng tự phục vụ tốt nhất cho trẻ? * Trang trí môi trường lớp học: Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Chính vì vậy môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Vì vậy giải pháp không thể thiếu là tạo môi trường phù hợp để dạy trẻ. Hình ảnh một số góc chơi của trẻ trong lớp * Môi trường giao tiếp thân thiện cho trẻ khi ở lớp, thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh : Để tạo được môi trường thân thiện giữa cô giáo và phụ huynh, tôi luôn chủ động trao đổi, thông tin thường xuyên, kịp thời với cha mẹ trẻ để tạo sự Số trẻ Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt Trẻ biết tự xúc cơm ăn Trẻ biết mặc, cởi quần áo Trẻ biết tự đi, tháo giầy, dép Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định Trẻ biết lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định 46 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 20 26 24 22 20 26 24 23 23 23 24 22 TL % 43,4 56,5 52,1 47,8 43,4 56,5 52,1 50 50 50 52,1 47,8 Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 7/20 thống nhất trong chăm sóc và giáo dục trẻ bên cạnh đó tôi luôn nhẹ nhàng, gần gũi trẻ, là người bạn thân thiết của trẻ, quan tâm, luôn lắng nghe và chia sẻ với trẻ. Tôn trọng sở thích riêng của trẻ, giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ làm sai; động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ làm đúng, làm được việc tốt. Ngoài ra, tôi còn tạo cho trẻ môi trường giao tiếp thông qua các giờ học, giờ chơi. Kết quả: Với những việc làm cụ thể ở trên, tôi đã tạo được môi trường khá thân thiện với trẻ và phụ huynh trẻ. Trẻ thích đến lớp, mỗi khi đến lớp trẻ rất thích thú tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. Phụ huynh lớp tôi luôn tin tưởng và thẳng thắn chia sẻ cùng cô những băn khoăn, thắc mắc về việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nói riêng nhằm tìm ra những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở nhà tốt nhất. 3.4. Biện pháp 4: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ một cách đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác . Các cháu mẫu giáo lớn tuy đã học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ nhưng các cháu vẫn cần các cô hướng dẫn lại, lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Ví dụ: Trong giờ ăn cơm, thấy có người lạ đi vào lớp, trẻ chưa mời thì cô cần nhắc để trẻ biết mời người lớn ăn cơm. Cô luôn nhắc nhở để trẻ không làm rơi, vãi cơm ra bàn, khi làm vãi cơm, biết nhặt cơm vãi vào khay đựng. Các cháu có thể làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân vì vậy đối với trẻ lớp lớn cô có thể giải thích Ví dụ: Thao tác gấp quần áo, thao tác mặc áo, cởi áo: cô giải thích cho trẻ xem sau đó cho trẻ làm theo cô. Hình ảnh cô dạy trẻ cởi áo và gấp quần áo Mọi hành vi, thói quen của trẻ mầm non đều bắt trước theo người lớn. Chính vì vậy, khi hướng dẫn trẻ những công việc tự phục vụ bản thân, cô cần chuẩn bị kĩ lưỡng để động tác mẫu thật chuẩn xác chánh sai lệch để trẻ làm theo. Kết quả: Bằng việc cô giáo hướng dẫn trẻ thực hiện kĩ năng tự phục vụ cho một cách cụ thể, rõ ràng kèm theo lời hướng dẫn dễ hiểu, đa số Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 8/20 trẻ lớp tôi dễ dàng làm theo các thao tác mà cô hướng dẫn. Không chỉ có vậy, thông qua lời hướng dẫn của cô giáo, trẻ hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của từng công việc tự phục vụ nên trẻ ghi nhớ lâu hơn những kĩ năng tự phục vụ mà cô dạy. 3.5. Biện pháp 5: Rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động: Có thể nói rằng thời gian trẻ bên cô giáo rất nhiều, cùng sinh hoạt học tập với cô. Vì vậy cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô, vừa là bạn của trẻ. Thông qua các hoạt động hàng ngày, trong giờ học, giờ chơi, khi đi dạo ngoài trời cô luôn khuyến khích động viên trẻ để trẻ tích cực tham gia các hoạt động từ đó tạo cơ hội cho trẻ thực hiện những công việc tự phục vụ bản thân. a. Trong các giờ hoạt động chung: Lồng nội dung hình thành kĩ năng tự phục vụ vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ. * Trong giờ thể dục: Trong hoạt động này, trẻ được tập luyện các bài tập nhằm phát triển các nhóm cơ và các bộ phận, giác quan trên cơ thể trẻ. Để giúp trẻ hứng thú với bài tập, tôi cho trẻ tập luyện kết hợp sử dụng các đồ dùng, dụng cụ thể dục, Đây là cơ hội để tôi rèn luyện cho trẻ một số công việc tự phục vụ bản thân như: tự lấy, cất đồ dùng đúng nơi quy định, Kết quả hoạt động: trẻ hứng thú với bài học, có kĩ năng thực hiện bài tập, đặc biệt đa số trẻ đều thực hiện tốt kĩ năng tự lấy và cất đồ dùng. * Trong giờ hoạt động âm nhạc: Khi dạy trẻ vận động bài hát “vui đến trường ”: dạy trẻ biết rửa mặt thật sạch vào mỗi buổi sáng khi ngủ dạy và trước khi ăn cơm, - Dạy trẻ bài hát “Anh tí sún”: thông qua bài hát tích hợp dạy trẻ trước khi đi học biết đánh răng để chuẩn bị đến trường. - Còn khi dạy trẻ vận động minh họa theo lời ca bài hát “trời nắng trời mưa”. Trẻ được tự lấy mũ và tự đội lên đầu. * Trong giờ hoạt động khám phá: Dạy trẻ khám phá “ các bộ phận trên cơ thể của bé”: tôi giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng cách thực hiện 1 số công việc tự phục vụ như biết tự đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, biết rửa tay khi bẩn, - Và khi khám phá “Trang phục của bé”: cô giáo dục trẻ biết tự mặc quần áo, không mặc quần áo bẩn, rách, thường xuyên tắm rửa thay quần áo Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 9/20 * Trong giờ tạo hình: Với hoạt động tạo hình, trẻ sẽ được thỏa sức sáng tạo theo ý thích của mình. Và trong giờ tạo hình, tôi luôn động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự lấy, và cất đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng Khi dạy trẻ đề tài “ vẽ các con vật bé thích”: tôi để trẻ tập và tự làm 1 số công việc tự phục vụ (tự lấy tranh về bàn thực hiện, tự lựa chọn các loại đồ dùng để làm, trẻ tự cất bút, đồ dùng vào rổ, nếu tay bị dính màu, trẻ tự lau tay vào khăn,) và trẻ rất hứng thú khi được tự làm một số công việc tự phục vụ bản thân. * Trong giờ Làm quen văn học: Dạy trẻ câu chuyện “Gấu con bị đau răng”: giáo dục trẻ biết đánh răng thật sạch sau khi ăn và trước khi đi ngủ * Trong giờ thể dục giờ học: Trong giờ học hoạt động thể dục trẻ giúp cô chuẩn bị đồ dùng. Sau khi học xong, tôi lại yêu cầu trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định một cách gọn gàng, ngăn nắp b. Thông qua mọi lúc, mọi nơi. * Thông qua giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ cô ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với trẻ. Cô phải thường xuyên nhắc nhở các cháu khi tới lớp phải biết khoanh tay chào cô, chào bố mẹ và các bạn rồi cất đồ dùng của mình vào đúng vị trí đó cũng là cách rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Hình ảnh trẻ tự cởi, cất giầy dép, ba lô đúng nơi quy định Để trẻ lớp tôi có thể tự lấy và cất ba lô một cách dễ dàng, tôi đã dán ở các cánh tủ ảnh của trẻ. Làm như vậy trẻ sẽ dễ nhớ chỗ để đồ dùng của mình và để đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng hơn. Do trẻ lớp tôi còn nhỏ, để trẻ có thể tự đi, tháo giầy dép một cách dễ dàng, tôi để trước cửa lớp vài chiếc ghế. Khi đến lớp, hoặc ra về, trẻ sẽ ngồi vào ghế để đi và cởi giầy dép. Làm như vậy trẻ vừa dễ làm mà phụ huynh cũng cảm thấy yên tâm hơn bởi trẻ đến lớp được các cô quan tâm chu đáo từ những việc nhỏ nhất. * Thông qua hoạt động góc: Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động vô cùng quan trọng trong cuộc sống và là hoạt động chủ đạo với trẻ mẫu giáo. Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 10/20 - Góc kĩ năng, chúng tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu, trang phục, vật dụng, để trẻ rèn luyện các kĩ năng: cài – cởi khuy áo, kéo khóa, buộc dây giầy, tự xỏ tất, xỏ găng tay, rót nước vào phễu, rót nước vào cốc, Hình ảnh trẻ chơi ở góc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ Ở góc trò chơi học tập, tôi thiết kế bảng học toán với nhiều nội dung khác theo lứa tuổi của trẻ, khi chơi với những bảng này trẻ vừa được ôn luyện các kiến thức cô dạy lại vừa được rèn luyện 1 số công việc tự phục vụ như tự cài cởi cúc áo,... Qua đó giúp trẻ hình thành các kĩ năng tự phục vụ bản thân. * Thông qua hoạt động ngoài trời: Trẻ mầm non khi đến lớp được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau. Là một cô giáo tôi luôn đề cao hiệu quả của từng hoạt động. - Nếu như trong các tiết học và hoạt động góc, môi trường của trẻ thường xuyên ở trong lớp. Với hoạt động ngoài trời trẻ lại được ra ngoài, được tận hưởng những điều kiện của tự nhiên như: nước, ánh nắng mặt trời, không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ. Đây là một hoạt động giúp cô giáo rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ rất hiệu quả đặc biệt là các kĩ năng: tự đi, tháo giầy dép; xếp giầy dép đúng nơi quy định, tự đội mũ Trẻ biết tầm quan trọng của việc mình làm, có ý thức hơn trong cuộc sống từ đó làm nhiều việc có ích cho bản thân và cho mọi người xung quanh. * Thông qua giờ ăn: Đối với trẻ mầm non giờ ăn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng vệ sinh văn minh trong ăn uống cho trẻ. Chính vì vậy thông qua giờ ăn tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Dạy trẻ biết giữ gìn những đồ dùng đó sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Biết rửa tay, lau mặt trước khi ăn; lau miệng, xúc miệng nước muối sau khi ăn. Dạy trẻ biết giúp cô: kê bàn, lau bàn trước khi ăn, xếp thìa vào đĩa, bê về từng bàn, biết tự bê ghế ngồi vào bàn, biết tự xúc cơm ăn. Dạy trẻ ăn uống từ tốn không vội vã, biết nhặt cơm rơi để vào khay đựngThói quen này chỉ hình thành ở mỗi cá nhân trẻ khi chúng ta cho trẻ hàng Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 11/20 ngày được thực hiện. Các cháu có ý thức tự xúc cơm ăn, ăn ngon miệng, ăn nhanh, ăn hết suất. Hình ảnh trẻ giúp cô kê bàn, lau bàn, gấp khăn, chia khay, thìa về bàn * Thông qua các hoạt động khác : Ngoài giờ học, các hoạt động chơi, cô cần rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Một ngày của trẻ ở trường, trẻ phải tự làm những công việc tự phục vụ bản thân như: trẻ phải biết tự mình rửa tay trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh, phải biết xúc cơm như thế nào cho đúng, biết lấy khăn lau miệng Đây là công việc trẻ phải tự làm chứ không thể nhờ ai làm hộ mình được và đó là kỹ năng không thể thiếu cho mỗi trẻ vì nó còn giúp trẻ hình thành hành vi và thói quen tốt sau này. Trong giờ ngủ, tôi hướng dẫn và cho trẻ tự đi kê giường, dải chiếu, lấy gối để nằm ngủ; sau khi ngủ dạy trẻ biết tự cất gối của mình. Mùa đông, tôi hướng dẫn trẻ tự cởi bớt áo khi lên giường đi ngủ và tự mặc thêm áo sau khi ngủ dạy. Lúc đầu tôi hướng dẫn để trẻ biết cách làm, sau đó tôi để trẻ tự mặc, cởi áo nhưng tôi luôn quan sát, giúp đỡ mỗi khi trẻ chưa tự làm được. Ngoài ra, với những trẻ đã làm tốt, tôi có thể cho trẻ giúp bạn tự mặc và cởi áo,. Hình ảnh trẻ kê giường và tự lấy gối Trong giờ thể dục sáng, trước khi tập thể dục, tôi cho trẻ tự lấy dụng cụ thể dục rồi xếp hàng tập thể dục, sau khi tập thể dục xong, tôi yêu cầu trẻ tự cất dụng cụ thể dục rồi xếp hàng đi vào lớp. Trong các giờ vệ sinh cá nhân, tôi luôn hướng dẫn và thực hiện cùng trẻ các công việc như khi tay bị bẩn thì tự rửa tay, khi áo quần bị ướt thì tự lấy quần áo để thay, sau khi đi vệ sinh xong biết tự xả nước. Đặc biệt với trẻ tự kỉ ở lớp, muốn trẻ làm được một số công việc tự phục vụ bản thân, ngoài việc làm mẫu kết hợp hướng dẫn trẻ các thao tác bằng lời thì cô giáo còn phải kiên nhẫn cho Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 12/20 trẻ lặp đi lặp lại rất nhiều lần thao tác đó thì trẻ mới có thể làm được và giúp trẻ biết làm những công việc tự phục vụ bản thân phù hợp với hoàn cảnh. Không chỉ vậy, trong năm học này, Nhà trường tổ chức trung thu và noel cho trẻ, trẻ lớp tôi đã tham gia, các cháu cảm thấy rất thích thú, qua đó trẻ không chỉ thể hiện được tài năng tinh thần đồng đội và sự tự tin đứng trên sân khấu. Hình ảnh cô và trò trường tôi tham gia hoạt động Noel Và còn nhiều hoạt động khác nữa trong một năm học, cả cô và trẻ lớp tôi được tham gia, trẻ được thử sức như thi giáo viên giỏi cấp trường, lên tiết kiến tập chuyên đề tích hợp kĩ năng tự phục vụ trong các hoạt động đều đạt kết quả tốt. -Trong năm học 2018-2019 này, nhà trường còn tổ chức Hội chợ quê cho trẻ tham gia. Được tham gia Hội chợ quê, trẻ thực sự rất thích thú, thoải mái vui chơi mà vẫn được đảm bảo an toàn vì có sự bao quát, theo dõi của các cô giáo và sự hỗ trợ nhiệt tình của rất nhiều các bậc phụ huynh. Kết quả: Qua việc tổ chức cho trẻ các giờ học, các hoạt động trong ngày ở trường mầm non, qua các hoạt động ngoại khóa đã rèn luyện cho trẻ nề nếp thói quen tốt, ngoài việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự tin, còn hình thành cho trẻ tính tự lập không ỷ lại vào người khác, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc sau này. 3.6. Biện pháp 6: Cô giáo gương mẫu trong việc thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân: Để giúp trẻ hình thành những kỹ năng tự phục vụ một cách tốt nhất cô giáo luôn là người bạn, là tấm gương để trẻ soi vào, để trẻ học tập theo. Chính vì vậy không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “ dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Khi cô là người bạn thật sự gần gũi với trẻ thì trẻ mới thật Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 13/20 sự tự tin thể hiện hết tính cách và năng lực của mình. Cô giáo cần là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề. Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi mỗi cô giáo cũng luôn tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. Trẻ mẫu giáo có đặc điểm là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái không tốt. Vì vậy trẻ thường hay bắt trước tất cả mọi cử chỉ, lời nói, hành động của cô giáo ở lớp nên mọi tính cách, thói quen của cô giáo có ảnh hưởng rất nhiểu đến sự hình thành thói quen cho trẻ. Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn, vừa là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, cùng chơi, cùng học, chăm chút từ bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen nề nếp cho trẻ, là tấm gương cho trẻ noi theo. Nếu cô sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ thì cháu cũng sẽ gọn gàng như cô. Ngược lại, nếu cô để đồ đạc lung tung, nói năng không lễ phép thì trẻ trong lớp cũng vứt rác lung tung, hay nói tục, chử bậy. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Với kỹ năng tự phục vụ hay vệ sinh cá nhân, tôi cũng luôn có ý thức cất đồ dùng đúng quy định như cất túi sách gọn gàng vào tủ của giáo viên, khi ngồi xong đứng lên tôi luôn cất ghế vào đúng chỗ, trước khi chia cơm cho trẻ hoặc sau khi cho trẻ đi vệ sinh xong tôi rửa tay bằng xà phòng Qua những hành động đó của cô trẻ nhìn thấy được hằng ngày cùng với sự giảng giải của cô giáo dần dần giúp trẻ hiểu, bắt chước và hình thành ý thức cất đồ dùng gọn gàng như; cất ba lô đúng quy định, xếp dép lên giá gọn gàng, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Trong trường hợp trẻ có hành vi không tốt nào đó tôi cũng có phản ứng lại làm gương cho trẻ để trẻ biết cách ứng xử và giải quyết vấn đề. Ví dụ: Trước giờ ăn, cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm. Ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát lau miệng, súc miệng bằng nước muối. Trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt, cô giáo luôn là tấm gương trong việc giữ gìn sạch sẽ môi trường lớp học. Kết quả: Với cách làm gương và luôn là người bạn gần gũi nhất với trẻ như vậy tôi đã giúp trẻ lớp tôi có kỹ năng tự phục vụ bản thân, vệ sinh cá nhân, hoạt động theo tập thể. Mọi hoạt động, hành vi, ngôn ngữ ứng xử chuẩn mực của cô đã giúp trẻ có nhiều tiến bộ, trẻ có thói quen, nếp tốt trong mọi hoạt động. 3.7. Biện pháp 7: Quan tâm giáo dục kĩ năng sống tới trẻ cá biệt Một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Trong trường mầm non 14/20 Lớp tôi có một số cháu cá biệt như cháu Đức Anh, Gia Bảo, Tùng Lâm, Công Minh tăng động... vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung, không nghe lời... Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng các bé đề ra những qui định chung của lớp như: ‘‘Đồ chơi phải biết cất gọn gàng, quần áo gập ngăn nắp, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào tiến bộ sẽ được cắm 1 bông hoa ở bảng bé ngoan, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Bạn nào được cắm hoa thấy rất vui. Đấy là động lực để các bạn phấn đấu giành được nhiều hoa vào cuối tuần. 3.8. Biện pháp 8: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục, các bậc phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh thường xuyên để phụ huynh thấy tầm quan trọng của việc dạy trẻ thực hiện các công việc tự phục vụ bản thân. Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chính vì vậy tôi đã tuyên truyền và kết hợp với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau: - Đối với những phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến con tôi tuyên truyền và nhấn mạnh về vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua đó giúp phụ huynh có sự hiểu biết đúng đắn về giáo dục, quan tâm đến con hơn. Ví dụ: trong các giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh tôi trao đổi và nắm bắt tình hình của trẻ ở nhà và từ đó có n
Tài liệu đính kèm: