SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi

Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .

Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động. Trong quá trình sử dụng lồng ghép đan cài cô nên sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình thức Học mà chơi, chơi mà học thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu quả học đếm tốt hơn.

VD: Trong tiết dạy trẻ mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. Cô lồng ghép vào hoạt động ngoài trời thông qua trò chơi dân gian và trò chơi tự do cô chia lớp thành nhóm có 7 trẻ chơi trò chơi “Bẫy chuột” cô hỏi có 7 bạn mà có 2 bạn làm bẫy còn mấy bạn làm chuột, nhóm có 4 bạn làm bẫy có mấy bạn làm chuột. Cô lồng ghép vào hoạt động góc để trẻ nắm số 7 cô cho trẻ chọn hoa theo màu và trong mỗi bông hoa cô gắn số 7 cho trẻ nhận dạng, Ở mỗi góc chơi cô cho 7 bạn một góc, ở góc nghệ thuật cô cho trẻ tô vẽ nặn động vật nuôi trong gia đình có số lượng 7, ở góc học tập cô cho trẻ đồ lại theo nét chầm mờ những nhóm con vật thêm vào cho đủ số lượng 7. Trong giờ làm quen văn học dạy thơ, khi gọi trẻ đọc thơ theo nhóm cô có thể gọi 7 trẻ đọc một lần, đếm cuối buổi học cô chuẩn bị chọn 7 trẻ đọc thơ hay, cho trẻ vỗ tay khen 7 bạn, mỗi bạn vỗ một tiếng (Trẻ biết vỗ 7 tiếng) trong quá trình trẻ vỗ tay trẻ đếm, nếu trẻ nào vỗ sai cô chú ý và bồi dưỡng cho trẻ đó để trẻ học đếm tốt hơn.

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1753Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, thêm bớt, chia nhóm 
2. Thực trạng:
Học sinh chưa thật sự hứng thú với môn làm quen với toán vì giáo viên chưa biết cách truyền tải đến học sinh theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ mà giáo viên chỉ dạy đúng phương pháp, đầy đủ các bước khô khan.
2.1 Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
Trường có cơ sở vật chất khang trang đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học cho môn toán.
- Nhiều phương tiện phục vụ trẻ làm quen toán như đồ dùng sẳn có, đồ dùng tự tạo, mạng internets rộng rãi, đa dạng.
- Giáo viên trẻ khoẻ nhiệt tình tâm huyết với nghề
* Khó khăn
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tập
 Trong lớp còn một số cháu về mặt nhận thức quá chậm, có một số cháu chưa đi học các lớp dưới nên kỹ năng toán, nhận biết mối quan hệ, chia nhóm còn hạn chế.
 2.2. Thành công, hạn chế:
 * Thành công:
Khi chưa áp dụng vào một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ biết sử dụng được một số kỹ năng cơ bản về về máy tính Nhấp chuột, bấm chuột, trẻ biết cách đếm chia nhóm, thêm bớt.
* Hạn chế:
- Một số trẻ chưa hứng thú với môn học này, kỹ năng cơ bản về toán còn hạn chế chưa có kinh nghiệm
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái mạnh dạn trình bày ý kiến 
Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn, được giúp đỡ bạn bè
 Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp
 Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn
 * Mặt yếu
 Tâm lý trẻ vẫn thích học những môn học khác vui nhộn và hứng thú hơn là môn toán
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: 
Nhận thức của trẻ về môn làm quen với toán về số lượng. Nhìn chung việc đổi mới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp và tiếp cận với chương trình đổi mới để thực hiện dể dàng hơn. Nên việc xây dựng những biện pháp tại lớp mình để dạy trẻ là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nhưng bên cạnh những yêu cầu đó thì tôi gặp không ít khó khăn về nhận thức của trẻ, một số cháu chưa qua những lớp dưới lên việc tiếp cận học đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng thành 2 phần rất khó khăn, còn một số cháu chậm phát triển về mặt trí tuệ, có cháu cá biệt không thích làm theo cô mà chỉ tự ý làm theo ý mình nên việc tiếp cận học môn toán về số lượng còn hạn chế về cách đếm không theo một vị trí nhất định.
Việc hình thành biểu tượng toán học về hình dạng cho trẻ rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ xác định số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm từ đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng, một kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho việc học tập là hoạt động chính ở trường phổ thông sau này. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra: 
Để dạy trẻ nắm vững một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ, thoải mái. Trẻ thích được học môn toán, trẻ biết sử dụng được một số kỷ năng cơ bản về máy tính (Làm quen với các thao tác trên máy tính) trẻ biết cách đếm ở nhiều cách khác nhau, chia nhóm, thêm bớt thành thạo. Để áp dụng vào thực tế trẻ nắm vững các kỹ năng đếm cơ bản của toán học.
Việc hình thành biểu tượng toán học về hình dạng cho trẻ rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng số lượng trẻ học đếm, thêm bớt, chia nhóm từ đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng chính ở trường phổ thông sau này.
Trẻ 5-6 tuổi có tư duy trực quan hình tượng bắt đầu phát triển, trẻ dựa vào những biểu tượng đã có để lĩnh hội biểu tượng mới. Tư duy trực quan sơ đồ phát triển mạnh kiểu tư duy này tạo cho trẻ khả năng phản ánh những mối quan hệ tồn tại khách quan không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của trẻ. Sự phản ánh mối liên hệ khách quan là điều kiện cần thiết để lĩnh hội những tri thức, những mối quan hệ bằng cách thêm bớt, chia nhóm. Những yếu tố tư duy lôgic bắt đầu xuất hiện, trẻ biết sử dụng thuần thục những vật thay thế khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức trẻ bắt đầu biểu thị một hiện tượng bằng từ hay ký hiệu khác
Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy sơ đồ tuy trực quan là chủ yếu. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy là rất cần thiết, đồ dùng, đồ chơi là chiếc cầu nối giữa trẻ và hoạt động nhận thức, cho trẻ hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là cách thức giúp trẻ lĩnh hội kinh nghiệm sống sau này. Một tiết học không thể đạt kết quả cao nếu như thiếu đồ dùng giảng dạy. Do đó việc lựa chọn đồ dùng phù hợp với tiết dạy là vô cùng quan trọng. Muốn dạy một giờ học đạt kết quả cao thì khâu chuẩn bị chiếm 50%. Đồ dùng trực quan cũng như những đồ dùng để phục vụ cho các cháu trong hoạt động “Làm quen với môn toán” phải đẹp, an toàn, dễ sử dụng, sinh động thì giờ học mới đạt kết quả cao.
Khi nói đến toán người ta hay nói đến sự khô khan, sự nhàm chán, trẻ thường không thích học, đặc biệt là đến cuối tiết học sự tập trung chú ý của trẻ kém nên để thu hút sự chú ý, tích cực tham gia của trẻ người giáo viên cần có những phương pháp và biện pháp cụ thể
 3. Giải pháp, biện pháp:
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 
 Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
 Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp
 Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu về đồ dùng trực quan của từng loại tiết 
 Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi.
Hệ thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và nắm rỏ kiến thức cần chuyền đạt.Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi nghiên cứu và xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi. Cụ thể các biện pháp. Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống .
 Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chương trình giáo dục mầm non theo phương pháp đổi mới. 
Tìm hiểu các đối tượng trẻ trong lớp về các mặt: tiếp thu nhanh, tiếp thu chậm, trẻ hiếu động, thụ động.
Sưu tầm, lựa chọn, tự thiết kế và tổ chức các trò chơi nhằm cho trẻ hình thành các biểu tượng về toán học
 Bằng cách kiểm tra đánh giá trên trẻ rồi rồi phân loại trẻ giỏi, khá, trung bình, để có biện pháp và kế hoạch rèn luyện cho phù hợp.
 Bản thân luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp và rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời xây dựng phiếu điều tra để tìm các biện pháp rèn luyện như sau:
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Tăng cưòng làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi. 
- Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực.
- Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
- Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ nắm được kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Trang trí môi trường lớp học lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
- Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động.
- Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mội nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố.
 Biện pháp 1: Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi sáng tạo
 Đồ dùng trực quan Là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả, gây sự hứng thú chính là đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ lĩnh hội, nội dung học tập, mặt khác việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp cộng với sự khéo léo của giáo viên sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, trọn vẹn và phấn khởi, đồ dùng học tập hợp lý còn tạo điều kiện cho sự chuyển dần từ quá trình lĩnh hội vào tri giác, nên đối với đồ dùng phải có màu sắc đẹp kích thước to, nhỏ khác nhau, đa dạng phong phú, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 * Đồ dùng của cô.
Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Tăng cường làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi.
  VD: Hoạt động làm quen với môn toán Dạy trẻ  so sánh chiều cao của 2 đối tượng trong chủ đề: “Bé và gia đình” bằng các nguyên vật liệu phế thải như vỏ hộp sữa, vỏ hộp sữa chua, lõi chỉ, xốp màu tôi  làm nhà 2 tầng, nhà trệt, cây dừa cao, cây dừa thấp, với những đồ vật quen thuộc gần gũi trẻ, màu sắc đẹp, dễ sử dụng thu hút trẻ trong hoạt động, giúp trẻ nhận biết, so sánh chiều cao của 2 đối tượng, biết tên gọi, đặc điểm của ngôi nhà, của cây dừa. 
  Ngoài ra còn làm rất nhiều đồ dùng khác như các con vật, cây dừa, những bông hoa, cột đèn giao thông, hay các phương tiện giao thông như xe đạp, xe xích lô, những chiếc mũ giáng sinh, các con vật trông ngộ nghĩnh đáng yêu và trở nên gần gũi quen thuộc đối với trẻ, phù hợp với từng chủ điểm, và những đồ dùng này còn được sử dụng trong các hoạt động khác như hoạt động khám phá, hoạt động làm quen với văn học
* Đồ dùng của trẻ:
Sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp dẫn để trẻ nhận biết khám phá và tìm hiểu những kiến thức mới song thật phiến diện nếu chỉ có đồ dùng của cô mà không có đồ dùng của trẻ. Đồ dùng của trẻ sẽ là công cụ để trẻ sử dụng trực tiếp những kiến thức cô giáo dạy một cách nhanh nhất và thoãi mái nhất. Thông qua đồ dùng giáo viên có thể kiểm tra để biết khả năng tiếp nhận kiến thức của từng trẻ. Với những chất liệu rất đơn giản, dễ kiếm như bìa cát tông, vỏ hộp sữa chua, xốp màu, sẽ tạo ra các đồ chơi, đồ dùng  rất sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.
VD: Hoạt động làm quen với môn toán “Dạy trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng” ở chủ đề “Bé và gia đình” tôi làm những ngôi nhà 1 tâng, nhà trệt cho trẻ so sánh, từ những đồ dùng trong tiết học trẻ biết so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
Biện pháp 2: Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.
Ví dụ: Trẻ đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8đối tượng. Nhận biết số 8. Chủ đề “Thế giới thực vật” Chủ đề nhánh “một số loại rau” Cô phải chuẩn bị cho mỗi trẻ 8 loại rau đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu trong bản chất của cách đếm, cách thêm bớt nhằm giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của môn học thì cô giáo phải dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với trẻ để khơi gợi trẻ chú ý và suy nghĩ ví dụ: Cô soạn trên giáo án điện tử, ở trong mỗi khu vườn có 6 hoặc 7 và 8 bắp cải, cà rốt, củ hành, củ tỏi ôn gợi nhớ cô cho trẻ lên tìm rau bé thích có số lượng là 7 và chọn số tương ứng, nếu bé chọn đúng con vật có số lượng 5 thì có tiếng vỗ tay và khen bé chọn đúng rồi còn bé chọn sai thì hiện lên hình mặt người khóc và nói tiếc quá bé chọn nhầm rồi. Ngoài ra ở mọi hoạt động trong ngày cô luôn lồng ghép để trẻ đếm, tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc ở mỗi góc có 8 trẻ, giờ ăn một bàn có 8 trẻ, tổ chức trò chơi một nhóm 8 bạn chơi.
Theo phương pháp đổi mới lấp trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực nên tôi đã áp dụng phương pháp này .
 Cô cho trẻ ôn số lượng 7, cho trẻ chọn số quà tương ứng với bạn mang tặng, cho trẻ tìm chữ số tương ứng ở góc bé học chữ số trong lớp. 
Bài mới: Tổ chức cho trẻ luyện tập cả lớp thực hiện cùng bài hướng dẫn của cô để thời gian trẻ chơi trò chơi luyện tập nhiều hơn. 
Luyện tập cá nhân: Cho 2-4 trẻ thi đua nhau thu hoạch rau cho bác Ba có số lượng 8 đem nó về 
Tổ chức trò chơi để cũng cố kiến thức số trẻ trong lớp cùng tham gia chơi: Trồng cây, chia lớp thành 3 đội, mỗi đội chọn một loại rau yêu thích, khi nào có hiệu lệnh của cô trẻ vượt chướng ngại vật chọn đúng câu cho đội mình có số lượng 8, nếu nếu đội nào không chọn đúng 8 ĐT đội đó loại khỏi cuộc chơi . 
 Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghỉ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghỉ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hương dẩn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của học sinh)
Cô giáo có thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. 
Thiết kế bài dạy của cô trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, Luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “Ai nhanh hơn” “Ai tinh mắt” cô gọi 2 trẻ lên chơi cho trẻ tìm thêm con vật và đem nó về đúng với môi trường sống của chúng như cá sống dưới nước, voi sống trong rừng, gà sống trong nhà. (Cô chuẩn bị ngôi nhà, rừng cây, hồ nước).
 Còn tổ chức trò chơi để luyện tập cả lớp như trò chơi “Ai nhanh tay” Cô chia lớp thành 3 tổ cho tổ 1 tìm con vật nuôi trong gia đình, tổ 2 tìm con vật sống trong rừng, tổ 3 tìm con vật sống dưới nước cô cho trẻ thêm và và bớt ra theo yêu cầu tổ chức cho 3 tổ thi đua nhau để trẻ hứng thú.
Dạy học vừa sức: 
Trên cở sở giáo viên phải cân nhắc lựa chon nội dung sao cho phù hợp, hợp lí giữa nội dung các kiến thức lí tính và cảm tính 
Để đảm bảo tình vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt cho trẻ cần được phức tạp dần được cũng cố dần qua các bài tập luyện phong phú và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần, phức tạp dần nội dung dạy học sẻ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú học toán.
Trên cơ sở của những khoa học toán học. Sinh lý trẻ em. Tâm lí học và giáo dục học mầm non trong qua trình dạy toán cho trẻ cần đảm bảo sự thống nhất giữa các thao tác, kiến thức kỷ năng và thái độ thông qua các hoạt động giúp trẻ phổ thông ngôn ngữ về tên gọi các hình khối trong thực tế 
Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học về các hình dạng cần phải đảm bảo tính chính xác khoa học và tất cả mọi mặt như ngôn ngữ kí hiệu hình vẽ. Kiến thức suy luận thông qua hoạt động mà tư duy và ý thức phát triển tốt 
 Biện pháp nhằm đảo bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ 
 Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu nhận biết của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất của đối tượng. Đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sáng, sắp xếp đồ dùng trực quan ở nhiều vị trí khác nhau để trẻ đếm. Qua hiều cách đếm trẻ nắm bắt được các dấu hiệu đặt trưng của số lượng và có biểu tượng chính xác về chúng.
 Biện pháp 3: Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ nắm được kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
 Kế hoạch kèm cháu yếu.
Trao đổi với phụ huynh thống nhất phương pháp dạy.
Mỗi ngày dành 5 đến 10 phút trước và sau giờ đón trẻ để ôn tập bằng nhiều hình thức như đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10. Khi thấy trẻ đạt yêu cầu nâng cao dần, cho cháu giỏi kèm cháu yếu để cùng đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém và cách chia thành 2 nhóm.
Bằng hệ thống câu hỏi: Và bài tập nhằm kích thích trẻ phát triển về trí lực của trẻ một cách hưng phấn dẫn dắt trẻ tự tìm ra kết quả, tự đưa ra kết luận khái quát bằng lời giáo viên cần đặt ra cho trẻ vào các tình huống có vần đề buột trẻ phải suy nghĩ .
Ví dụ: Cho trẻ so sánh hai nhóm đồ vật để trẻ tự nhận xét về 2 nhóm đồ vật cô sử dụng một số câu hỏi gợi mở để trẻ suy nghĩ. Cô hỏi 2 nhóm như thế nào với nhau? (Trẻ có thể trả lời 2 nhóm không bằng nhau, gợi ý cho trẻ khác trẻ lời nhóm nhiều hơn nhóm thì ít hơn) tại sao con biết 2 nhóm không bằng nhau? (Trẻ trả lời vì nhóm có 7, nhóm có 6 đối tượng, nhóm dư 1 nhóm thiếu 1) Trẻ tự suy nghĩ và tìm ra câu trẻ lời, và cô là người động viên khuyến khích trẻ để trẻ được trình bày ý kiến của mình.
Hệ thống câu hỏi bài tập cô đặt ra câu hỏi dựa trên tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ nhằm ghi nhận những kiến thức của đối tượng yêu cầu trẻ miêu tả những kiến thức mà trẻ vừa quan sát hay nhắc lại nhiệm vụ của cô giáo 
VD: Có bao nhiêu con ? hai nhóm như thế nào với nhau? Tại sao không bằng nhau? Muốn bằng nhau làm thế nào
Câu hỏi tái tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ nắm vững và cũng cố những kiến thức một cách sâu sắc hơn 
VD: Tìm và chọn thêm con vật, bông hoacho đủ số lượng 7 (Số lượng của tiết học và phù hợp với chủ điểm)
Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đã nắm được để giải quyết tình huống hay nhiệm vụ khác nhau 
VD: Trong bình hoa của con có bao nhiêu bông hoa, có bao nhiêu cành hoa? muốn mỗi cành đêu có bông hoa các con làm thế nào? Dùng đồ dùng gì thực hiện thêm bông hoa? (Dùng kéo và giấy màu cắt hoa, dùng bút chì đen và màu sáp vẻ tô thêm hoa, dùng giấy màu xé dán bông hoa, dùng kéo cắt hình ảnh bông hoa) 
Khi sử dụng câu hỏi giáo viên cần chú ý đặt câu hỏi phải ngắn gọn cụ thể đủ ý, nội dung câu hỏi phải vừa sức trẻ, các khái niệm trong câu hỏi phải quen thuộc với trẻ nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề các câu hỏi phải có hệ thống, phải kích thích sự suy nghĩ của giáo viên, phải đặt câu hỏi mang tính đa dạng để mở rộng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ hiểu và sử dụng nhiều cách đặt câu hỏi để cho trẻ ứng dụng vào các tìn huống khác nhau của cuộc sống .
Biện pháp 4: Trang trí môi trường lớp học lôi cuốn hấp dẫn trẻ.
Đây là nguyên tắc dạy học quan trọng để hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mầm non. Học phải đi đôi với hành, học phải đi đôi với cuộc sống do đó làm quen với môn toán không chỉ dừng lại ở hoạt động cho trẻ làm quen với toán mà còn cho trẻ vận dụng những kiến thức kỹ năng đã có giúp trẻ nhớ lâu hơn về các chữ số, số lượng, kích thước, hình dạngChính vì thế việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với toán qua các đặc điểm như màu sắc, hình dạng, bố cục góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu thích cái đẹp ở xung quanh là việc làm tôi cho là hết sức quan trọng và tạo ra môi trường làm quen với toán. Ở lớp mình tôi giành riêng một khoảng trống có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ nơi dễ gây sự chú ý của trẻ. Tôi trang trí góc học tập như một bức tranh bên trái là bé tô màu và sắp xếp theo quy tắc, trang trí bên trong là hình ảnh ngôi nhà có hàng rào, đường đi vào nhà trên đó có dán thảm đỏ để làm đường đi tạo góc mở cho trẻ hoạt động, trẻ chơi ở góc toán được tô màu, được vẽ được dán sắp xếp theo quy tắc với nội dung của từng chủ đề. Còn bên phải là thử tài của bé tôi trang trí như một cái bảng trên đó có dán những tấm thảm đỏ trẻ được tô màu, vẽ, dán, và gắn số tương ứng với số lượng đồ vật trẻ đã gắn theo nội dung của chủ đề. Qua đó rèn cho trẻ kỹ năng tô màu, vẽ dán, sắp xếp theo quy tắc, nhận biết số lượng trong phạm vi 5 và gắn số lượng tương ứng với số đồ vật trẻ dán. Không những tạo môi trường hợp lý mà tôi còn sử dụng những sản phẩm của trẻ để tạo cho trẻ sự hứng thú khi đi học.
   VD: Ở chủ đề “Phương tiện và một số quy định về giao thông” tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô màu  về các phương tiện giao thông để trang trí. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tự tạo ra chơi với sản phẩm của mình được tự mình trải nghiệm và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô
Biện pháp 5: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò ch

Tài liệu đính kèm:

  • docHOANG T THU THUY.doc