1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1. Về mặt lý luận:
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, để
bé thơ trổ lá ra hoa, như bé thơ vươn mình khôn lớn, luôn cần sự vun dưỡng cẩn
thận mỗi ngày. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những thành tựu quan
trọng trong thời kì đổi mới là các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong đó tập trung chủ yếu vào thế hệ măng non.
Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011
– 2030” (Đề án 641) và đến 2016 thì chính thức bằng Quyết định 1340/QĐ-TTg
của Thủ tướng về Chương trình Sữa học đường quốc gia và Quyết định số
5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định những tiêu chuẩn cơ bản cho ly sữa học
đường chính là nền tảng nâng cao sức bật về thể chất, mà chủ yếu là chiều cao,
tương đương 86% được phát triển trong lứa tuổi vàng mẫu giáo và tiểu học, từ 2
đến 12 tuổi.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng Chương trình Sữa học đường
cho lứa tuổi vàng này, gần Việt Nam nhất là Thái Lan. Còn ở Nhật Bản, ngay
sau khi kết thúc chiến tranh, đứng trước muôn vàn khó khăn nhưng với tầm nhìn
xa về nguồn lực cho đất nước, Nhật Bản đã ban hành ngay luật Sữa học đường.
Sau mấy chục năm, người Nhật Bản không còn thấp bé mà hay gọi là “Nhật lùn”
khi chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản hiện nay đã lên đến mức
171,5 cm.
...... 13 2.4.1. Kết quả đối với học sinh và Phụ huynh học sinh ............................... 13 2.4.2. Kết quả đối với nhà trường ............................................................... 14 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 15 3.1. Kết luận: ...................................................................................................... 15 3.2. Đề xuất, kiến nghị ....................................................................................... 15 DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................... 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 16 1/16 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.1.1. Về mặt lý luận: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, để bé thơ trổ lá ra hoa, như bé thơ vươn mình khôn lớn, luôn cần sự vun dưỡng cẩn thận mỗi ngày. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những thành tựu quan trọng trong thời kì đổi mới là các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong đó tập trung chủ yếu vào thế hệ măng non. Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” (Đề án 641) và đến 2016 thì chính thức bằng Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng về Chương trình Sữa học đường quốc gia và Quyết định số 5450/QĐ-BYT của Bộ Y tế quy định những tiêu chuẩn cơ bản cho ly sữa học đường chính là nền tảng nâng cao sức bật về thể chất, mà chủ yếu là chiều cao, tương đương 86% được phát triển trong lứa tuổi vàng mẫu giáo và tiểu học, từ 2 đến 12 tuổi. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng Chương trình Sữa học đường cho lứa tuổi vàng này, gần Việt Nam nhất là Thái Lan. Còn ở Nhật Bản, ngay sau khi kết thúc chiến tranh, đứng trước muôn vàn khó khăn nhưng với tầm nhìn xa về nguồn lực cho đất nước, Nhật Bản đã ban hành ngay luật Sữa học đường. Sau mấy chục năm, người Nhật Bản không còn thấp bé mà hay gọi là “Nhật lùn” khi chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản hiện nay đã lên đến mức 171,5 cm. Còn ở Việt Nam, chiều cao trung bình của người dân từ năm 1993 đến nay chỉ tăng được 3 cm. Chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn 13,1 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Còn chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153 cm, thấp hơn 10,7 cm so với chuẩn của WHO. Để thực hiện mục tiêu trên toàn bộ hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng có một vai trò và nhiệm vụ trực tiếp đào tạo ra những nguồn nhân lực cho xã hội. Những công dân nhỏ tuổi chính là tương lai của đất nước ta, chính là vận mệnh của dân tộc ta. Vì vậy, Chương trình Sữa học đường được triển khai gắn với an sinh xã hội trên diện rộng (cấp độ khu vực và quốc gia) với sự chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước theo Quyết định 641/QĐ-TTg; Quyết định 1340/QĐ-TTg của Chính phủ có nhiều ý nghĩa quan trọng: + Đảm bảo công bằng xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối 2/16 với mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. + Giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, tiến tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam + Thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tươi trong nước. + Thực hiện đầy đủ và trọn vẹn Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 1.1.2. Về mặt thực tiễn: Việt Nam là đất nước đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện cho con uống sữa, một số trường mẫu giáo, tiểu học cũng cho trẻ uống sữa tại trường trong các bữa ăn bán trú. Tuy nhiên, trước đó, do chưa có Chương trình Sữa học đường Quốc gia, tỷ lệ trẻ được uống sữa tại trường không cao và không đồng đều. Số trẻ được uống sữa và chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ tại trường chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong khi trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không thể tiếp cận được Sữa học đường. Là cán bộ quản lí, tôi nhận thấy chương trình này có ý nghĩa rất lớn đối với lợi ích lâu dài của các em học sinh. Hi vọng với mục tiêu cao đẹp của chương trình, thế hệ các em học sinh của chúng ta sẽ có đủ năng lực cạnh tranh với bạn bè các nước trên thế giới. Từ những mong muốn trên, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi và xây dựng, rút kinh nghiệm qua từng hoạt động. Đó cũng là lí do để năm học 2018 - 2019, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lí khi thực hiện chương trình Sữa học đường cho học sinh trường tiểu học”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức có hiệu quả hoạt động uống sữa hàng ngày để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Các giải pháp tổ chức có hiệu quả khi chỉ đạo, quản lí khi thực hiện chương trình Sữa học đường. - Phạm vi: Trường tiểu học Trung Tự 3/16 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Về nội dung: Các giải pháp chỉ đạo, quản lí có hiệu quả chương trình Sữa học đường trong trường tiểu học. 1.4.2. Về kế hoạch nghiên cứu: Năm học 2018 - 2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 1.5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các văn bản chỉ đạo, quyết định, thông tư, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, HĐND, UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ban hành hướng dẫn việc thực hiện, tổ chức đề án chương trình Sữa học đường. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp hỗ trợ (bảng biểu thống kê). Tổng kết kinh nghiệm triển khai thực hiện, tổ chức xây dựng và đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo quản lí việc tổ chức hiệu quả khi thực hiện chương trình Sữa học đường tại trường tiểu học.. 4/16 PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở nghiên cứu: 2.1.1. Cơ sở lý luận: Khoa học đã chứng minh sữa tươi là một trong những thức ăn hoàn chỉnh nhất cho trẻ đang tuổi lớn; sữa tươi có hơn 400 dưỡng chất quan trọng với tỉ lệ cân đối giúp cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt là sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em gồm: - Phát triển chiều cao: Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi tự nhiên dồi dào cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương khỏe mạnh. Tiêu thụ đủ lượng sữa từ thời thơ ấu và trong suốt cuộc đời có thể giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. - Tăng cường thể lực: Chất đạm trong sữa tươi có chất lượng sinh học cao, hỗ trợ trẻ phát triển kĩ năng vận động và củng cố cơ bắp, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng. - Tăng cường miễn dịch: Sữa tươi cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất dồi dào cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển tối ưu cho trẻ. Trên thế giới hiện có 60 nước tham gia và hưởng ứng Ngày Sữa học đường thế giới do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) phát động. Trong đó, sữa tươi luôn được ưu tiên để sử dụng cho Chương trình sữa học đường, điển hình như Nhật Bản, Thái Lan là những quốc gia sử dụng hoàn toàn sữa tươi nguyên chất. Ngoài ra, người dân tại các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước tiên tiến khác cũng sử dụng sữa tươi như thức uống thông dụng. Thành công nhất trong khu vực Châu Á là Chương trình Quốc gia Sữa học đường của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. Độ tuổi uống sữa thường từ 5-13 tuổi, có nơi đến 14 tuổi. Việc thực hiện Chương trình Quốc gia Sữa học đường đã giúp trẻ cải thiện dinh dưỡng, tăng chiều cao và các chỉ số chiều cao- cân nặng của trẻ, phát triển tốt về thể lực, phát triển tốt về tinh thần, cải thiện sức khỏe, giảm tỷ lệ mệt mỏi, tăng tỷ lệ đến trường của học sinh. Địa điểm Thời gian triển khai Kết quả đạt được (chiều cao TB đạt được so với chuẩn ) Nhật Bản Sau 40 năm (1945) Tăng 10 cm Thái Lan Sau 7 năm Tăng 5 cm Trung Quốc Sau 5 năm Tăng 2 cm Một số kết quả sau khi triển khai chương trình Quốc gia Sữa học đường 5/16 2.1.2. Cơ sở thực tiễn: Giai đoạn học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc thể lực và trí tuệ, là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo. Đây là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương về dinh dưỡng. Vì vậy, cần phải đảm bảo sự phát triển hoàn hảo về thể lực và trí tuệ – cơ sở để tiếp nhận và phát triển khoa học kỹ thuật, cho trẻ em trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao, vấn đề dinh dưỡng học đường chưa được quan tâm ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi trưởng thành. Cụ thể: chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm, thấp hơn 13,1cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm, thấp hơn 10,7cm so với chuẩn. So với tầm vóc của thanh niên các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan tầm vóc của thanh niên nước ta kém hơn. Ngoài ra, do thiếu vận động nên tố chất thể lực, nhất là sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế. Điều này cho thấy, việc cải thiện dinh dưỡng không chỉ quan trọng ở những năm đầu, mà đó phải là một quá trình liên tục trong những năm tuổi học đường. Khoa học đã chứng minh, sữa tươi là thức ăn hoàn chỉnh cho trẻ, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển thể lực, tầm vóc cho trẻ. Vì vậy, dinh dưỡng học đường không thể thiếu sữa học đường. Nếu áp dụng giải pháp dinh dưỡng này, 5-10 năm nữa, Việt Nam sẽ có một thế hệ trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí lực. Giai đoạn đầu đời (tính từ khi bà mẹ mang thai đến khi em bé được khoảng 2 tuổi), em bé có sự tăng tốc chiều cao nhanh nhất, cũng là cơ hội cha mẹ phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ. Cơ hội thứ hai để trẻ tăng trưởng chiều cao tốt là giai đoạn tiền dậy thì (bé trai từ 14 – 18 tuổi, bé gái từ 12 - 16 tuổi). Trước giai đoạn dậy thì khoảng một, hai năm, trẻ có sự tăng tốc chiều cao rất nhanh, có thể trên 10cm mỗi năm. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng từ mẫu giáo đến tiểu học rất quan trọng, nó là sự tích lũy về dinh dưỡng để tạo cơ hội đột phá về chiều cao. Thực hiện theo Quyết định 1340/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình Sữa học đường được triển khai tại các trường học và áp dụng với đối tượng thụ hưởng là học sinh thuộc bậc học Mầm non và Tiểu học. 6/16 2.2. Thực trạng: 2.2.1. Thuận lợi: Luôn có được sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của Ban đại diện CMHS trường, lớp, của từng phụ huynh trog các hoạt động của nhà trường nói chung đều được quan tâm và hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhà trường đã đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kho bãi phục vụ cho hoạt động uống sữa hàng ngày của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. 2.2.1. Khó khăn: Hoạt động uống sữa hàng ngày diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí nên nhà trường cần xây dựng kế hoạch hợp lí, linh hoạt. Việc bố trí phòng, nhiệt độ bảo quản và kệ để sữa theo đúng tiêu chuẩn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không được trang bị cơ sở vật chất. Nhiều phụ huynh còn băn khoăn về chất lượng sữa trong chương trình, thành phần trong sữa có đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn công bố với sữa học đường hay không, việc uống sữa sau bữa ăn trưa có hải sản có ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh không? 2.3. Các giải pháp trong chỉ đạo, quản lí khi thực hiện chương trình Sữa học đường 2.3.1. Giải pháp 1: Tăng cường công tác chỉ đạo - Thành lập Ban chỉ đạo chương trình Sữa học đường của nhà trường (phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ đạo). BAN CHỈ ĐẠO ( BAN GIÁM HIỆU) ĐẠI DIỆN HỘI CMHS TRƯỜNG BCH CÔNG ĐOÀN BCH CHI ĐOÀN TPT VÀ BCH LIÊN ĐỘI TRƯỞNG BAN ĐẠI DIỆN CMHS CÁC LỚP TỔ TRƯỞNG CÔNG ĐOÀN VÀ KTCM ĐOÀN VIÊN XUẤT SẮC BCH CHI ĐỘI CMHS LỚP CÔNG ĐOÀN VIÊN ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN HỌC SINH NHÀ TRƯỜNG 7/16 - Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức CB-GV-NV, đến PHHS qua: + Hiệu trưởng họp Đại diện CMHS triển khai chương trình Sữa học đường. + Họp Hội đồng giáo dục để phổ biến cụ thể nội dung, kế hoạch của chương trình. + Tổ chức họp các lớp để triển khai tới 100% Cha mẹ học sinh về chương trình Sữa học đường. - Xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án từng năm. 2.3.2. Giải pháp 2: Tổ chức hướng dẫn tuyên truyền tới CBGVNV và PHHS, đặc biệt về ý nghĩa nhân văn của Đề án và công khai thông tin 2.3.2.1. Công tác tuyên truyền: - Tổ chức các cuộc tư vấn, phổ biến về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn, đối tượng thụ hưởng, hình thức tổ chức, cơ chế hỗ trợ của đề án Sữa học đường tới CB-GV-NV và PHHS nhà trường. - PHHS được lấy ý kiến qua phiếu khảo sát thể hiện tính công khai, minh bạch. 2.3.2.2.: Công khai các thông tin cơ bản đến từng PHHS: * Thời gian, đối tượng và định mức thụ hưởng Đề án: Từ năm học 2018 - 2019 đến hết năm 2020, trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội được phụ huynh tự nguyện tham gia sẽ uống sữa tươi (có đường hoặc không đường tùy theo tình trạng thể lực của trẻ) mỗi ngày một lần x 1 hộp 180ml x 05 lần/tuần x 9 tháng đi học. * Cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án: Học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách được uống sữa miễn phí: Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50%; Ngân sách Thành phố hỗ trợ: 50%; Học sinh bình thường: Ngân sách Thành phố hỗ trợ 30%. Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%; phụ huynh học sinh đóng góp 50% (đóng góp không quá 3.400 đ/hộp sữa tươi 180 ml). * Giá sữa: Mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800 đ/hộp = 180ml, không tăng giá từ năm học 2018 đến hết năm 2020. Sữa được dùng trong chương trình là sữa tươi tiệt trùng, có đường hoặc không đường, đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. * Nguồn kinh phí, hỗ trợ, đóng góp Ngày 8/7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg 8/16 phê duyệt Chương trình Sữa học đường Quốc gia nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: - Đóng góp của phụ huynh; - Sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo khả năng cân đối; - Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn lực thực hiện chương trình - Đối với học sinh diện nghèo, cận nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách được hỗ trợ miễn phí: Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50%, ngân sách Thành phố hỗ trợ 50%. - Học sinh thông thường: Ngân sách thành phố hỗ trợ 30%. Doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, PHHS đóng góp 50% (đóng góp không quá 3.400đ/hộp sữa tươi 180 ml). - Mức giá 1 hộp sữa dự kiến tối đa là 6.800đ/hộp = 180ml, không tăng giá từ năm 2018 đến hết năm 2020. Như vậy, ngoài nguồn lực của phụ huynh học sinh đóng góp, trong bối cảnh Ngân sách nhà nước và ngân sách các địa phương còn hạn hẹp như hiện nay vai trò của Doanh nghiệp và cộng đồng xã hội rất quan trọng. 2.3.3. Giải pháp 3: Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phối hợp tốt các lực lượng triển khai Chương trình Sữa học đường trong nhà trường, với bếp ăn bán trú. - Nhà trường chuẩn bị nguồn lực, kho sữa để chương trình được triển khai đúng thời gian, thuận lợi. 9/16 Kho sữa tại trường - Phối hợp tốt giữa GVCN, cô trông trưa, nhà bếp để việc giao nhận sữa phù hợp: + Phân công CB y tế nhận sữa, giao số lượng cho người quản lí kho sữa. + Quản lí kho sữa (quản lí bếp) phát sữa theo số lượng thực tế về các lớp. + GVCN cho học sinh uống sữa vào giờ ra chơi các buổi chiều, hướng dẫn cách gập vỏ hộp cho gọn và đồng thời kiểm tra được việc uống hết sữa của học sinh. - Điều chỉnh thời gian uống sữa phù hợp với HS, đảm bảo được giờ học và giờ chơi trong ngày. - Mỗi trẻ sẽ uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần một hộp 180 ml. Việc này được duy trì suốt 9 tháng đến trường trong mỗi năm học của các em. Thời gian uống sữa được đảm bảo 10/16 - Điều chỉnh thực đơn bán trú phù hợp với thời gian uống sữa hàng ngày và có 2 loại sữa cho học sinh lựa chọn phù hợp đó là sữa tươi có đường và sữa tươi không đường. Có hai hình thức cho học sinh lựa chọn 2.3.4. Giải pháp 4:Phối hợp triển khai giữa Doanh nghiệp cung ứng sữa và nhà trường khi triển khai các hoạt động giao nhận sữa * Các đầu mối giao nhận sữa: - Nhà trường chỉ định đầu mối phụ trách (đề xuất Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất), người phụ trách nhận sữa (đề xuất nhân viên y tế). - Nhà phân phối có nhiệm vụ cung cấp sữa tới tận trường giao cho đầu mối phụ trách. * Cách thức giao nhận sữa: - Sữa được chuyển đến trường 1 tuần/lần đến 1 tháng 1 lần tùy theo đặc điểm khu vực địa lý nhằm đảm bảo số đủ số lượng sữa cho trẻ uống kịp thời và số lượng tồn ở trường là ít nhất, sữa luôn được giám sát chất lượng và bảo quản tốt nhất cho đến khi sử dụng. Giao nhận sữa đến trường 11/16 - Sổ sách giao nhận: Hai bên quản lý Sổ cái giao nhận sữa ghi nhận số lượng, loại hàng, hạn sử dụng, lấy chữ ký của cả 2 bên. 2.3.5. Giải pháp 5: Tạo điều kiện cho Phụ huynh học sinh tham gia phối hợp với chương trình - Học sinh được uống sữa tại trường nhưng người giám sát phải là cha mẹ thông qua nhãn mác và tiêu chuẩn sữa rõ ràng, thực hiện mong muốn của rất nhiều bậc phụ huynh, các chuyên gia dinh dưỡng khi chương trình Sữa học đường được triển khai đại trà trong cả nước. - Thời gian đầu khi triển khai tại nhà trường, một số PHHS muốn kiểm tra, đã đến trường đăng ký, nhà trường đồng ý để kiểm tra trực tiếp tại trường về nhà cung cấp, chất lượng, chế độ cho HS thừa cân, mùi vị sữa, chế độ dinh dưỡng ... Tính đến thời điểm hiện tại PHHS đã tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng sữa học đường. Phụ huynh học sinh phối hợp cùng nhà Hạn sử dụng được in trên bao bì 12/16 2.3.6. Giải pháp 6: Chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo * Kiểm tra, giám sát quy trình giao nhận, bảo quản, phân phối sữa: - Hoạt động theo dõi, giám sát việc giao nhận sữa, triển khai phát sữa tới từng trẻ do nhà trường thực hiện, đại diện phụ huynh học sinh, nhân viên của nhà phân phối giám sát thực hiện. Đại diện phụ huynh học sinh phối hợp giám sát - Báo cáo số lượng sữa giao nhận, tình hình sử dụng sữa của trẻ trong tháng sẽ được thực hiện từ ngày 1 tới ngày 5 của tháng tiếp theo. Mỗi lô sữa phát ra đều có một hộp được lưu lại, niêm phong theo đúng quy định về an toàn thực phẩm. Sữa học đường bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm... phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Những sản phẩm này không dư lượng hormone tăng trưởng, dư lượng kháng sinh hay chất bảo quản. Mọi thông tin được ghi rõ ràng, minh bạch trên trên bao bì sản phẩm. Thông tin sữa được in rõ ràng, minh bạch 13/16 * Kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho học sinh uống sữa tại trường: - Nhân viên văn phòng kiểm đếm số lượng cấp phát hàng ngày dựa trên số trẻ đi học thực tế (do giáo viên báo cáo sĩ số). Với các trẻ nghỉ học sẽ có phương án phát sữa bù theo đúng tiêu chuẩn. - Kh
Tài liệu đính kèm: