Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe cho học sinh thcs có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe cho học sinh thcs có hiệu quả

A - PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế hội nhập toàn cầu của xã hội ngày nay thì việc trang bị cho

mình một vốn kiến thức tốt về ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là hết sức cần thiết.

Việc học Tiếng Anh trở nên rất phổ biến không chỉ những người đang công tác,

đang phải dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong công việc mà nó cũng rất cần đối với

những học sinh THCS, những người nay mai sẽ là những chủ nhân của đất nước.

Vì vây, việc học Tiếng Anh của học sinh THCS được học sinh, phụ huynh học

sinh, giáo viên rất quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn học được chú

trọng trong chương trình học của học sinh.

Tuy nhiên, việc học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập

chuyên cần, sáng tạo của cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt, việc dạy Tiếng Anh

theo đường hướng giao tiếp đang được coi trọng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc,

viết. Với phương pháp này, học sinh sẽ được nâng cao năng lực giao tiếp, chủ động

tích cực tham gia vào các tình huống thực tế.

Trong thực tế, để rèn luyện các kỹ năng Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên

gặp không ít khó khăn, đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Qua thực tế, khi bắt đầu học

môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần các em bớt hứng thú

với bộ môn, và hầu hết các em đều khá yếu về kỹ năng nghe.

pdf 33 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1970Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe cho học sinh thcs có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nội dung bài nghe, tôi chia nội dung bài nghe theo từng bước như: 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 10/32
- Nghe lần thứ nhất: học sinh nghe cá nhân và đối chiếu với phần dự đoán 
của mình. 
- Nghe lần thứ hai: học sinh nghe và chốt được câu trả lời đúng, sau đó trao 
đổi kết quả với bạn của mình, ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra câu trả 
lời. 
- Nghe lần thứ ba: học sinh nghe lại để kiểm tra kết quả, và giáo viên thống 
nhất đáp án. 
Answer key 
1. Where are they going to travel? 
a. go camping b. go to Hue c. go to Huong pagoda √ 
2. How are they going to travel? 
a. walk b. by bike c. by minibus √ 
b. Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe 
Trước khi nghe, giáo viên khai thác, gợi ý những gì đã biết về nội dung vấn đề 
sẽ nghe, những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe, liên hệ những kiến 
thức đã biết với những nội dung vừa nghe 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 11/32
Ví dụ: “English 7 – Unit 14 – Free time fun: A1”: trước khi cho học sinh 
nghe, tôi đã cho học sinh đoán nội dung: 
- What activities do Hoa and Lan do in the evening? 
Sau đó học sinh được nghe để kiểm tra và khẳng định những phỏng đoán của 
mình về nội dung bài nghe. 
Activities I think I hear 
watch TV √ √ 
talk about the day during dinner √ √ 
listen to music √ 
Read √ √ 
play chess √ √ 
go out for a walk 
d. Nghe lấy thông tin cần thiết 
 Khi soạn giáo án cho các hoạt động nghe, giáo viên có thể đặt ra các yêu cầu, 
nhiệm vụ nghe, tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan trọng để cho việc nghe 
của học sinh có mục đích cụ thể. Các yêu cầu, nhiệm vụ nghe rất đa dạng, có thể 
dạng trả lời câu hỏi hay dạng điền vào biểu bảng . 
Ví dụ 1: “English 7 – Unit 7 – The world of work: B2 -3” Listen and take notes 
Name Job Hours per week Amount of vacation 
Peter doctor 70 four weeks 
Susan nurse 50 three weeks 
Jane Shop assistant 35 one week 
Phong Factory worker 48 two weeks 
Ví dụ 2: “English 9 – Unit 5 – the Media” Listen to a conversation between Chau 
and her father. Fill in the table with the information you hear 
When? What happened? 
7th or 8th century The first printed newspaper appeared in 
China 
(a) the late 19th century The telegraph was invented 
early 20th century Two new forms of new media appeared 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 12/32
(b) radio and newsreels 
(c) in the 1950s Television became popular 
mid – and late 1990s (d) The Internet became a major force 
in jouralism 
Ví dụ 3: “English 8 – Unit 10 – Recycling” You will hear four questions during 
the recording. Check the correct answers 
a. What type of garbage can you put in the compost? 
A. All vegetable matter √ 
B. Meat or grain products 
b. Where is the best place for a compost heap? 
A. A place that gets no sun 
B. A place that gets sun and shade √ 
c. Should you water the compost? 
A. Yes √ 
B. No 
d. How long does it take before you can use the compost? 
A. After it rains 
B. Six months √ 
d. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo 
 Trong các tiết có những hoạt động nghe, một số bài nghe yêu cầu “điền vào 
bảng biểu”, tuy nhiên giáo viên có thể dùng kết quả nghe đó để thực hiện một hoạt 
động giao tiếp tiêp theo. 
Ví dụ 1: “English 7 – Unit 2 – Personal information: A5”: sau khi học sinh điền 
vào bảng trả lời thông tin: Listen. Then write the answer 
a. Telephone number: 8.545.545 
b. They will see: a movie 
c. They will meet at: Lan’s house 
d. They will go by: bus 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 13/32
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập luyện nói dựa vào thông tin đó 
1. What is Nga’s telephone number? 
2. What will they see? 
3. Where will they meet? 
4. How will they go? 
Ví dụ 2: English 8 – Unit 12 – A vacation abroad” sau khi học sinh điền vào bảng 
trả lời thông tin: Listen to the weather reports. Then fill in the blanks in the table 
with the information you hear 
City Weather Temperature 
Low High 
1. Sydney dry, windy 20 26 
2. Tokyo dry, windy 15 22 
3. London humid, cold -3 7 
4. Bangkok warm, dry 24 32 
5. New York windy, cloudy 8 15 
6. Paris cold, dry 10 16 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc thành nhóm nhỏ tùy sĩ số để dự báo lại thông 
tin thời tiết về các thành phố lớn trên thế giới 
3. Các dạng bài tập nghe hiểu 
 Các bài tập cho kỹ năng nghe hiểu có nhiều dạng bài tập tương tự như các 
bài tập đọc hiểu. Ngoài những nội dung theo chương trình trong SGK, tôi cũng đã 
dựa vào một số sách tham khảo rèn kỹ năng nghe cho học sinh và soạn thêm các 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 14/32
bài tập bổ sung phù hợp với nội dung bài học nhằm giúp học sinh được luyện nghe 
nhiều dạng bài hơn. Những bài tập phổ biến như: 
- Defining True – False question 
- Checking the correct answer/ information 
- Matching 
- Filling in the table 
- Filling in the blanks 
- Answering comprehension questions 
4. Một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động nghe 
a. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe 
 Để một tiết dạy thành công và giúp học sinh hiểu kỹ bài hơn thì người giáo 
viên vừa phải dạy tốt vừa phải chuẩn bị chu đáo. Vì vậy giáo viên đồng thời phải 
thực hiện các bước như: 
a.1. Nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ SGK, sách giáo viên 
 Việc nghiên cứu kỹ SGK, sách giáo viên sẽ giúp cho giáo viên tổ chức, điều 
khiển tiết dạy nghe đi đúng trọng tâm, trọng điểm; phân bố thời gian cho các bước, 
các hoạt động một cách khoa học. 
a.2. Nghiên cứu mục đích yêu cầu của tiết dạy 
 Mục đích, yêu cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải 
đạt được sau tiết dạy học. Đối với tiết dạy nghe, thông thường mục đích, yêu cầu 
của tiết dạy là giúp học sinh luyện tập và phát triển các kỹ năng, trong đó kỹ năng 
nghe là chủ yếu. Khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ định, hướng 
sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi nghe. Vì 
vậy khi dạy nghe, giáo viên cũng cần tạo ra những chủ định để học sinh có được sự 
chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe. 
a.3. Sử dụng các phương tiện, đồ dụng dạy học nào phục vụ cho tiết dạy nghe 
* Sử dụng máy cassette: Trước khi thực hiện dạy học cần chuẩn bị đài tốt, băng rõ 
và pin dự phòng khi mất điện. Nếu giáo viên đọc cho học sinh nghe cần đọc với tốc 
độ trung bình, không chậm quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn 
đầu để tránh làm ảnh hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài. 
* Sử dụng tranh minh hoạ, bảng phụ: Tranh minh hoạ có thể là kênh hình trong 
SGK hoặc có thể là tranh phóng to mượn của phòng đồ dùng thiết bị của trường 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 15/32
hay tranh do giáo viên sưu tầm, tự vẽ minh hoạ Việc dùng tranh ảnh minh hoạ, 
bảng phụ kèm theo sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ những cảnh, gợi ý 
nội dung sắp nghe. Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe 
hiểu của học sinh (ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và sắp xếp 
tranh theo trình tự v.v) 
a.4. Soạn giáo án hợp lý, khoa học 
 Trong giáo án cần nêu rõ hoạt động của thầy, hoạt động của trò, thời gian 
cho các hoạt động, các bài tập dạng nào sẽ dùng, thiết kế các trò chơi và các 
phương án trả lời. Giáo viên cần chuẩn bị thiết kế lại các bài tập nghe trong SGK 
sao cho phù hợp hơn và photo các phiếu học tập cho học sinh. Điều này giúp giáo 
viên và học sinh tiết kiệm thời gian chép bài trên lớp và giúp cho giờ học logic, các 
tiến trình lên lớp diễn ra trôi chảy hơn. 
a.5. Trao đổi, thảo luận về phương án giảng dạy cùng với đồng nghiệp trước khi 
dạy. 
 Hiệu quả của tiết dạy nghe sẽ được nâng cao hơn sau khi có sự góp ý, xây 
dựng của đồng nghiệp, đồng thời mang lại kết quả tích cực cho các kỹ năng khác. 
b. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe 
 Việc rèn luyện kỹ năng nghe trong một tiết học được thực hiện qua 3 giai 
đoạn chính là: Pre – listening, While – listening and Post – listening. Tuy nhiên, 
phần Warm – up cũng góp phần quan trọng mang lại hiệu quả của một giờ luyện 
nghe 
b.1. Phần Warm – up 
 Một giờ học nghe sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo viên biết cách làm cho bài 
nghe trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học sinh. Một trong những điều đầu 
tiên người giáo viên có thể làm là chuẩn bị thật tốt cho hoạt động “warm – up”. 
Trên thực tế, một giờ học nghe có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn 
vào việc học sinh đã được warm – up như thế nào. Do vậy, trong lớp học nghe, hãy 
cố gắng tạo ra nhiều hoạt động warm – up thú vị nhằm lôi cuốn học sinh vào bài 
học. 
 Sau đây là một số hoạt động warm – up mà giáo viên có thể áp dụng nhằm 
làm cho giờ học nghe của mình thực sự cuốn hút và hiệu quả 
 * Hỏi và trả lời 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 16/32
 Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi gắn với chủ đề trong nội dung 
bài học sinh sắp nghe để hỏi học sinh của mình, giúp cho các em hình dung về nội 
dung bài nghe 
 Ví dụ: “English 7- Unit 9 – At home and away – A1”: tôi đã sử dụng một 
số câu hỏi để hỏi học sinh về chủ đề: “A holiday in Nha trang” 
1. Do you like traveling? 
2. Where do you often spend your summer vacation? 
3. Do you sometimes spend your vacation in Nha Trang? 
4. What do you think of Nha Trang? Is it beautiful? 
5. What places do you often visit there? 
6. What about the food and the people there? 
Now you are going to listen to a dialogue between Ba and Liz, Liz is going to tell us 
about her recent vacation in Nha Trang 
 Khi trả lời các câu hỏi gợi mở như vậy, học sinh sẽ hình dung được những 
việc các em phải làm, những nội dung chính cần nắm bắt được khi nghe. Hơn nữa, 
điều này còn làm cho không khí giữa giáo viên và học sinh trở nên thân thiện hơn, 
và quan trọng hơn là giúp các em tự tin và hứng thú để tham gia bài học. 
 * Sử dụng tranh ảnh 
 Trong Tiếng Anh có câu “A picture is worth as a thousand words” cho 
ta thấy được tầm quan trọng và hiệu quả truyền tải thông điệp của các bức tranh. 
Vậy nên, theo tôi giáo viên hãy tận dụng triệt để điểm mạnh đó, bởi tranh ảnh sẽ 
làm cho bài học trở nên sinh động hơn, giúp cho học sinh tham gia bài học một 
cách say sưa, thích thú hơn. 
Ví dụ: “English 6 – Unit 15 – Countries: A1- 4”, chủ đề của bài giới thiệu về xuất 
xứ, quốc tịch, ngôn ngữ của một số người của một số nước trên thế giới. Trong 
phần Warm – up, tôi đã đưa hình ảnh đặc trưng của mỗi nước và yêu cầu học sinh 
quan sát và đoán tên mỗi nước đó, qua đó giúp các em được thưởng thức vẻ đẹp 
của các nước, đồng thời lôi cuốn các em tham gia vào nội dung bài học. 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 17/32
b.2 Phần Pre – listening 
 Giai đoạn này giúp học sinh có định hướng, tập trung suy nghĩ về đề tài hay 
tình huống trước khi nghe. 
 - Dạy từ vựng, cấu trúc mới có liên quan đến bài nghe. Tuy nhiên là không 
giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh 
 - Tiền hành kiểm tra từ vựng bằng một số trò chơi nhỏ 
 - Khuyến khích học sinh làm việc nhóm, dẫn dắt gợi mở về chủ đề bài nghe, 
yêu cầu các em đoán nội dung, chủ đề bài nghe thông qua tranh ảnh hay tình huống 
bài nghe  Có thể các em nói không chính xác với những gì các em sắp nghe 
nhưng điều đó tạo cho các em có hứng thú, gợi trí tò mò trước khi nghe. 
 - Giáo viên nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu lần và 
hướng dẫn yêu cầu nhiệm vụ khi nghe như T or F sentences, Answer the questions 
. 
Một số dạng bài tập thường dùng trong giai đoạn này như: T/ F Prediction, 
Open Prediction, Ordering Prediction, Pre – Questions, Matching  
Ví dụ 1: “English 7 – Unit 8 – Places – B1”, trước khi học sinh nghe, các 
em đoán thông tin bài hội thoại qua phần T/ F Prediction 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 18/32
T/ F Prediction 
1. Liz’d like to send a letter to Great Britain 
2. She needs some envelopes 
3. They are 2,500 dong 
4. The stamps for her letter cost 9,000 dong 
5. The envelopes and the stamps are 11,500 dong 
Ví dụ 2:“English 6 – Unit 14 – Making plans – B6”, trong phần Pre – 
listening tôi đã cho học sinh đoán kết quả của phần nghe bằng cách nối như sau 
- Vui and her friends are going to camp for 3 days in Sa Pa. They are going 
to bring a tent, a ball, a camera, some food and some drinks. Guess who is going to 
bring the things above by matching and writing in “Prediction” column 
A B Prediction Answer 
1. Vui 
2. Ly 
3. Lan 
4. Mai 
5. Nga 
a. A ball 
b. A camera 
c. Some food 
d. Some drinks 
e. A tent 
 1. c,e 
2. b 
3. a 
4. d 
5. d 
Ví dụ 3: “English 8 – Unit 10 – Recycling”, trước khi cho học sinh nghe, 
giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2 câu hỏi sau 
1. Have you ever seen a compost heap? 
2. Do you know how the compost is made? 
- Dựa trên quá trình thảo luận, giáo viên cung cấp một số từ mới sẽ gặp trong bài 
nghe 
+ compost heap (picture): đống phân 
+ tea leaves (picture): lá chè 
+ egg – shells (realia): vỏ trứng 
+ moisture (translation): độ ẩm 
+ condensation (translation): sự ngưng tụ 
b.3. Phần While – listening 
 Giai đoạn này là giai đoạn chính của bài nghe, học sinh có thêm nhiều cơ hội 
luyện tập. Ở giai đoạn này, giáo viên đưa ra các dạng bài tập đã được thiết kế để 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 19/32
học sinh có thể hiểu bài dễ dàng hơn và yêu cầu học sinh thực hiện. Nếu phần trước 
cho học sinh đoán nội dung nghe thì ở phần này cho học sinh đối chiếu đã nghe với 
điều đã đoán. Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này, vì vậy giáo viên cần chú ý 
sửa lỗi cho học sinh và đưa ra các phương án trả lời đúng. 
 - Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập 
nghe từ dễ đến khó 
 - Đối với bài nghe dài có thể dễ hoá bài nghe thành các dạng bài tập phù hợp 
với trình độ học sinh 
 - Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần. Lần đầu giúp học sinh 
làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe. Lần thứ hai nghe thông tin 
chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra bài tập đã làm 
Một số dạng bài tập thường dùng trong giai đoạn này như: Defining True – False, 
Check the correct answer, Matching, Filling in the gap, Answering comprehension 
questions, Selecting, Deliberate mistakes, Listen and draw 
Ví dụ: “English 7 – Unit 10 – Health and Hygiene – A2” (Listen and put the 
pictures in order you hear) 
 Tôi cho học sinh nói về hoạt động hằng ngày của các em, tiếp theo yêu cầu 
học sinh nhìn vào tranh để liên tưởng hoặc đoán về những hoạt động mà Hoa đã 
thực hiện vào ngày hôm qua. Hoặc tôi có thể yêu cầu các em có thể sắp xếp lại các 
bức tranh theo trật tự đúng của hoạt động mà Hoa đã thực hiện. Sau đó, giáo viên 
cho các em nghe lại và kiểm tra lại việc đoán của mình, rồi giáo viên cho các em 
nghe lần cuối và sắp tranh đúng theo trình tự câu chuyện. Giáo viên đưa ra đáp án 
để học sinh sửa lỗi. 
Keys 
1. Picture a 5. Picture g 
2. Picture e 6. Picture c 
3. Picture f 7. Picture h 
4. Picture d 8. Picture b 
b.4. Phần Post – listening 
Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm: 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 20/32
- Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay 
không và có hoàn thành được các hoạt động trong giai đoạn “While – listening” 
hay không 
- Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu 
được một số phần nào đó trong bài tập nghe 
- Giúp học sinh có cơ hội đánh giá thái độ biểu cảm người thể hiện hội thoại 
qua ngữ điệu giao tiếp 
- Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỹ năng bổ trợ thêm để 
luyện nghe 
Một số dạng bài tập thường dùng trong giai đoạn này như: Write- it- up, 
Discussion, Roleplay, Recall the story, Ask and answer  
Ví dụ: “English 7 – Unit 8 – Places – B4- 5” 
 Post – listening: Ask and answer about the price 
Itemts Price 
A packet of envelop 2,000 dong 
A pen 1,500 dong 
A writing pad 3,000 dong 
Five stamps 2,500 dong 
A phone card 50,000 dong 
Ex1: S1: How much is [a packet of envelop] – S2: It’s [2,000 dong] 
5. Một số kỹ thuật giúp học sinh trong quá trình nghe 
a. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh các nguyên tắc của hoạt động nghe 
 - Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp 
 - Cố gắng giữ im lặng 
 - Tập trung nghe người nói đang nói gì 
 - Suy nghĩ về những gì người nói đang nói 
 - Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu 
b. Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh kết hợp với kỹ năng nói 
Kỹ năng nghe chịu ảnh hưởng của kỹ năng nói, nên giáo viên thường xuyên giúp 
các em học sinh trong lớp luyện nói nhiều để bù vào kỹ năng nghe. Bởi vì khi luyện 
nói, học sinh sẽ nhớ được các từ vựng, các câu mà các em thường xuyên tiếp xúc, 
chính vì thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 21/32
 - Tổ chức cho học sinh tham gia hội thoại hằng ngày 
 - Tổ chức trò chơi nhằm giúp học sinh tập trung sự chú ý một cách cẩn thận 
vào phần quan trọng trong khi nghe 
 - Củng cố, tăng cường khả năng nghe và nói của học sinh thông qua sự việc 
diễn ra hằng ngày 
 - Giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội cho học sinh luyện tập nghe kết hợp với 
nói, và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên 
Có thể nói rằng, kỹ năng nói đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình luyện 
nghe. Càng luyện nói nhiều, thì càng phát triển kỹ năng nghe có hiệu quả 
6. Một số nguyên nhân và giải pháp để cải thiện kỹ năng nghe 
a. Một số nguyên nhân dẫn đến việc nghe chưa hiệu quả 
a.1: Phát âm sai sẽ dẫn đến việc nghe kém 
Giáo viên hãy hướng dẫn học sinh luyện phát âm đúng trọng âm của từ, trọng âm 
câu, ngữ điệu, sự nối âm  Điều đó sẽ giúp học sinh nghe được chính xác, rõ 
ràng hơn, biết nói đúng được những gì đã nghe cũng sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn 
* Trọng âm từ, trọng âm câu 
Nắm vững trọng âm từ và trọng âm câu không chỉ giúp cho học sinh nghe 
hiệu quả mà còn giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp. Vì vậy giáo viên cần giúp 
cho học sinh hiểu về trọng âm để có thể giúp các em trở thành những người nghe 
thông minh: 
Trọng âm từ đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt từ này với từ khác 
khi chúng ta nghe và nói Tiếng Anh. Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử 
dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể hiểu là người học muốn nói gì và 
họ cũng gặp không ít khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ. Ví dụ từ desert 
có 2 cách nhấn trọng âm: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất thì đó là danh từ, có 
nghĩa là sa mạc, nhưng trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì đó là động từ, có nghĩa 
là bỏ rơi, đào ngũ. Như vậy, phát âm đúng trọng âm từ là yếu tố đầu tiên giúp học 
sinh nghe hiểu và nói được như người bản ngữ 
Trong Tiếng Anh, không chỉ từ mang trọng âm, mà câu cũng có trọng âm. 
Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ 
còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói từ mà người nói nhấn trọng âm 
cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn 
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh THCS có hiệu quả 
 22/32
nghĩa hàm chứa trong câu. Ngoài ra trọng âm câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng 
nhạc cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ giao tiếp 
Tiêng Anh. 
Ví dụ: I’m in the classroom (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học) 
I’m in the classroom (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác) 
* Ngữ điệu 
Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng trong khi nói. Nó rất quan trọng đối vớ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_nghe_ch.pdf