Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi dạy tích hợp môn Ngữ văn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi dạy tích hợp môn Ngữ văn ở trường THCS

Giải pháp, biện pháp

a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Biện pháp phối hợp giữa GVBM với GVCN, Hội Cha mẹ học sinh và ban cán sự bộ môn mỗi lớp được xây dựng theo kế hoạch của lớp dựa trên kế hoạch mà chuyên môn nhà trường đề ra và kế hoạch hoạt động cũng như bản đăng kí cam kết chất lượng giữa GVBM với Hiệu trưởng. Nên cuối tháng 8 và đầu tháng 9 khi chuyên môn nhà trường lên kế hoạch, thì mỗi GV cũng tự lên kế hoạch giảng dạy và đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình phụ trách. Trư¬ớc hết phải khẳng định không có ph¬ương pháp dạy học tích hợp Ngữ văn mà chỉ có định h¬ướng dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Trong đó định h¬ướng cơ bản là đảm bảo việc dạy học những tri thức, kĩ năng đặc thù của từng phân môn, giáo viên còn phải tìm ra yếu tố “đồng quy” giữa ba phân môn. Đồng thời giáo viên phải có ý thức khai thác các yếu tố chung có thể tích hợp liên môn trong một bài học một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, không máy móc, g¬ượng ép, áp đặt. Phải ý thức triệt để việc tích cực hóa hoạt động cuả học sinh. Tóm lại, việc dạy học Ngữ văn theo h¬ướng tích hợp là định h¬ướng dạy học Ngữ văn vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1834Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi dạy tích hợp môn Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự bộ môn và giáo viên bộ môn nên hiệu quả giờ học chưa sinh động. Chính vì vậy phần tích hợp kiến thức các em trong bài học còn thụ động. Đồng thời nó còn làm cho giáo viên rơi vào tình trạng quá ôm đồm kiến thức và dẫn tới việc tích hợp không đạt được kết quả như mong muốn và tệ hại hơn có thể kìm hãm sự tư duy, chủ động và sáng tạo của học sinh.
b.Thành công – hạn chế: 
Xuất phát từ thực tiễn khi được nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ Văn ở các lớp 7D, 7A, 8C, 8D, 9B, 9D trong năm học 2013-2014. Bước đầu chúng tôi cảm nhận được là muốn tạo cho học sinh hứng thú với môn học và có hiệu quả trong giảng dạy học Ngữ văn ở trong trường THCS không thể không đổi mới phương pháp nhất là tích hợp. Kiến thức ngày càng đa dạng, đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Việc tích hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề không phải là việc làm mới. Khi giảng dạy chúng tôi vẫn đang làm và học sinh khá – giỏi các em cũng đang làm. Và để tạo thói quen nhớ lại kiến thức các môn học xã hội cho các em học sinh trung bình, yếu khi học môn Ngữ văn nhất là trong những bài văn học có lịch sử hay các bài văn học có kiến thức liên quan đến môn Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật..... chúng tôi thường tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm. Và mỗi nhóm đều được chúng tôi phân Ban cán sự bộ môn, các em học sinh khá giỏi hỗ trợ, kèm cặp nên bước đầu kết quả tương đối khả quan. Cho nên việc tích hợp mà chúng tôi đưa vào bài học hài hòa, đúng chỗ, đúng lúc, không máy móc. Đã đem lại hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn mà học sinh không phải tiếp xúc văn bản một cách khô khan, suy diễn nhất là khi dạy các văn bản liên quan đến lịch sử hay danh lam thắng cảnh, âm nhạc.
Cụ thể khi dạy bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Mác-ket) (tiết 6, 7 – Ngữ văn 9 - tập 1) Ở văn bản này, giáo viên nên tích hợp ở phần củng cố bài. Giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau: Bác Hồ chúng ta đã làm những gì để dân tộc Việt Nam có được như ngày hôm nay? Bác có những đóng góp gì cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới? Giáo viên để cho các em học sinh thảo luận nhóm theo từng cặp và sau đó các em sẽ trả lời bằng những cách khác nhau theo sự hiểu biết của mình. Giáo viên chốt một số ý cơ bản sau: Bác đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường cứu nước. Năm 1917 Bác Hồ trở lại Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp năm 1919. Kế đó, thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp Bác gửi đến Hội nghị hòa bình Vesaillels “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” còn gọi là “Yêu sách 8 điểm” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Trong suốt những năm ở nước ngoài cũng như khi về nước, Bác cũng đứng về nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi họ hãy đoàn kết đấu tranh chống lại hòa bình. Trên đây chì là một số việc làm của Bác trong việc đấu tranh nhằm làm cho thế giới hòa bình. Ngoài ra, Bác còn phát động nhiều phong trào như: diệt giặc đói, giặc dốt, giúp cho nhân dân ta có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc và ấm no hơn sau chiến tranh (kiến thức lịch sử).
Như vậy trên cơ sở tích hợp liên môn kiến thức cho học sinh giáo viên cần lưu ý phần tích hợp ngang trong bộ môn Ngữ văn. Sau khi dạy xong bài Chiếu dời đô (tiết 90 – Ngữ văn 8 - tập 2) qua phần hướng dẫn học tập giáo viên mời một học sinh khá hoặc giỏi giới thiệu (bằng cách thuyết minh) cho cả lớp hiểu thêm về hình ảnh Chùa Một Cột – công trình kiến trúc nổi tiếng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời Lí trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 - tập 2 trang 49.
Chùa Một Cột – công trình kiến trúc nổi tiếng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời Lí
Hạn chế: Học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Ngữ văn nên cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em soạn và chuẩn bị bài qua loa, sơ sài, đối phó với việc kiểm tra bài của lớp, của Giáo viên bộ môn nên chất lượng chưa đồng đều (nhất là đối với các học sinh người dân tộc thiểu số). Nhiều em xem nhẹ việc học môn Ngữ văn cũng như các kiến thức về khoa học xã hội nên tư liệu chuẩn bị cho bài học mới chưa phong phú. 
	c.Mặt mạnh- mặt yếu:
Sự quan tâm của nhà trường, Tổ chuyên môn và sự chỉ đạo sát sao thực hiện tốt PPCT, chuẩn kiến thức kỹ năng, Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tích hợp kiến thức liên môn, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Với ý thức ham học hỏi của các cán sự bộ môn ở mỗi lớp cũng như thái độ học tập nghiêm túc của học sinh các lớp chúng tôi giảng dạy. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Giáo viên Bộ môn và GVCN, Hội Cha mẹ học sinh các lớp đã đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đạt kết quả tương đối cao hơn so với năm học trước.
Giáo viên bộ môn cần trao đổi với GVCN về tình hình học tập môn Ngữ văn của các em. Để cuối mỗi tháng khi sinh hoạt lớp có sự tham gia của đại diện Hội Cha mẹ học sinh nhờ có sự động viên, nhắc nhở của cha mẹ, GVCN thì ý thức học tập của các em về bộ môn Ngữ văn sẽ tốt hơn.
Giáo viên bộ môn luôn hướng dẫn cho Ban cán sự bộ môn cách tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức của mỗi bài học. Qua đó các em sẽ hướng dẫn lại cho các bạn khác đặc biệt là những bạn yếu kém để giờ học hiệu quả hơn. Với cách làm này, giáo viên luôn nhận được sự ủng hộ từ các em học sinh nhất là những em yêu thích bộ môn này.
Giáo viên bộ môn chia lớp thành các nhóm nhỏ theo địa bàn thôn, buôn để các em dễ trao đổi, tìm hiểu các tư liệu hỗ trợ cho bài học hiệu quả hơn. Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên học hỏi tìm tòi, cập nhật thông tin kiến thức mỗi ngày để nâng cao chuyên môn. Và học hỏi kinh nghiệm những người đi trước nhằm đưa chất lượng giảng dạy ngày đi lên. Giáo viên phải thực sự là người định hướng, khơi nguồn cảm hứng, hứng thú cho học sinh những tri thức thiết thực, bổ ích qua mỗi bài học. 
Cuối mỗi tiết học Giáo viên cần dành một khoảng thời gian ngắn để các em có thể trình bày hoặc nêu những vấn đề mà mình cần thầy cô giúp đỡ. Từ đó giáo viên sẽ soạn, định hướng bài học phù hợp với đối tượng học sinh hơn.
	Mặt yếu: Các em học sinh trung bình và yếu còn chưa mạnh dạn trong việc góp ý kiến của mình với nhóm học tập nên dẫn đến thụ động, chưa tự tin với cách học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề.
	d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Để phong trào dạy và học từng bước đạt chất lượng theo yêu cầu của xã hội thì người thầy phải là người biết định hướng đúng cho học sinh của mình. Ngày nay khi nói đến tích hợp là người ta nghĩ ngay đến việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề. 
Người thầy phải sáng tạo trong dạy học, phải giúp cho học sinh được chủ động tiếp cận nội dung văn bản, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó, căng thẳng.
Khi vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” đến học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội tri thức. Không chỉ tích hợp theo phân môn mà còn tích hợp liên môn sẽ giúp giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. Đặc trưng bộ môn đầy chất nghệ thuật còn có sự chính xác, logic của môn lịch sử, có chiều sâu triết lí của hệ tư tưởng, văn hóa, Từ đó người dạy văn có thể có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận một tác phẩm. Vì vậy mới có thể khơi lên “ngọn lửa” nhiệt huyết học tập của học sinh. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn cũng là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống hôm nay. Với xu thế thời đại là hội nhập toàn cầu, khoa học là sự giao thoa, kế thừa, văn hóa là sự đan xen đa dạng, và giáo dục đương nhiên không thể nằm ngoài những yếu tố trên được. 
	e.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Khi dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn chúng tôi hướng dẫn học sinh cần chú trọng đến sách giáo khoa bởi vì học sinh không chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo yêu cầu trong sách giáo khoa và theo hướng dẫn của giáo viên thì hiệu quả giờ dạy – học không đạt chất lượng. 
Để tiết học sinh động, phong phú thì người thầy phải tạo cho học sinh hứng thú với môn học qua việc đổi mới phương pháp nhất là tích hợp. Hệ thống kiến thức ở THCS ngày càng đa dạng mà các môn khoa học xã hội lại có sự hỗ trợ nhau. Nên việc tích hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề trong quá trình dạy học không còn là việc làm xa lạ đối với bản thân giáo viên và các em học sinh khá, giỏi. Nhưng để tạo thói quen nhớ lại kiến thức các môn học xã hội cho các em học sinh trung bình, yếu khi học môn Ngữ văn nhất là trong những bài văn học có lịch sử hay các bài học có kiến thức liên quan đến môn Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật..... thì chúng tôi thường tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm, theo cặp. Với cách làm như vậy sẽ giúp cho học sinh tiếp cận tri thức dễ dàng hơn thông qua sự hỗ trợ, kèm cặp của các bạn như cha ông ta đã nói « học thầy không tày học bạn » nên bước đầu kết quả học tập của các em học sinh trung bình – yếu tương đối khả quan. Khi tích hợp trong quá trình dạy chúng tôi không ôm đồm kiến thức đưa vào bài học một cách tràn lan mà cần tích hợp đúng chỗ, đúng lúc thì kết quả nắm vững kiến thức của học sinh sẽ nâng lên rõ rệt hơn. Việc tích hợp trong môn học phù hợp giúp học sinh tiếp xúc văn bản sinh động, không suy diễn nhất là khi dạy các văn bản liên quan đến lịch sử hay danh lam thắng cảnh, âm nhạc. Chẳng hạn khi giáo viên dạy bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Mác-ket) (tiết 6, 7 – Ngữ văn 9 - tập 1) giáo viên đưa câu hỏi tích hợp ở phần củng cố bài khi hỏi : Bác Hồ chúng ta đã làm những gì để dân tộc Việt Nam có được như ngày hôm nay? Bác có những đóng góp gì cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới? Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo từng cặp và các em sẽ trả lời bằng những cách hiểu khác nhau theo sự hiểu biết của mình (qua kiến thức lịch sử). Sau đó giáo viên chốt một số ý cơ bản về tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với hòa bình thế giới (chống nạn đói, nạn thất học, chiến tranh và bệnh tật) mà Bác luôn quan tâm. Ngoài tích hợp liên môn kiến thức cho học sinh giáo viên cần lưu ý phần tích hợp ngang trong bộ môn Ngữ văn. Sau khi dạy xong bài Chiếu dời đô (tiết 90 – Ngữ văn 8 - tập 2) qua phần hướng dẫn học tập giáo viên mời một học sinh khá hoặc giỏi giới thiệu (bằng cách thuyết minh) cho cả lớp hiểu thêm về hình ảnh Chùa Một Cột – công trình kiến trúc nổi tiếng của thủ đô Hà Nội được xây dựng từ thời Lí trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 - tập 2 trang 49.
Tuy nhiên không phải bài học nào các em học sinh cũng có sự chuẩn bị bài chu đáo nên một số phần tích hợp kiến thức cho các em trong bài học chưa đạt hiệu quả cao do học sinh còn thụ động. Chính điều này làm cho giáo viên rơi vào tình trạng quá ôm đồm kiến thức và dẫn tới việc tích hợp không đạt được kết quả như mong muốn. Như việc tích hợp trong bài « Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu » ở chương trình Ngữ văn 7 khi tích hợp giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về việc sử dụng ngôn từ của Nguyễn Ái Quốc trong bài có tác dụng gì ? Nhưng khi thảo luận và trình bày ý kiến học sinh không trả lời đúng yêu cầu câu hỏi. Bên cạnh đó các em học lực trung bình và yếu còn chưa mạnh dạn trong việc góp ý kiến của mình với nhóm học tập, chưa tự tin với cách học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề. Nhiều em cho rằng môn Ngữ văn không quan trọng bởi vậy để hướng dẫn các em tìm hiểu các kiến thức về khoa học xã hội và tư liệu chuẩn bị cho bài học mới chưa phong phú dẫn đến việc tự học và nghiên cứu của các em chưa cao theo yêu cầu của xã hội. 
3. Giải pháp, biện pháp
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Biện pháp phối hợp giữa GVBM với GVCN, Hội Cha mẹ học sinh và ban cán sự bộ môn mỗi lớp được xây dựng theo kế hoạch của lớp dựa trên kế hoạch mà chuyên môn nhà trường đề ra và kế hoạch hoạt động cũng như bản đăng kí cam kết chất lượng giữa GVBM với Hiệu trưởng. Nên cuối tháng 8 và đầu tháng 9 khi chuyên môn nhà trường lên kế hoạch, thì mỗi GV cũng tự lên kế hoạch giảng dạy và đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình phụ trách. Trước hết phải khẳng định không có phương pháp dạy học tích hợp Ngữ văn mà chỉ có định hướng dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Trong đó định hướng cơ bản là đảm bảo việc dạy học những tri thức, kĩ năng đặc thù của từng phân môn, giáo viên còn phải tìm ra yếu tố “đồng quy” giữa ba phân môn. Đồng thời giáo viên phải có ý thức khai thác các yếu tố chung có thể tích hợp liên môn trong một bài học một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, không máy móc, gượng ép, áp đặt. Phải ý thức triệt để việc tích cực hóa hoạt động cuả học sinh. Tóm lại, việc dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp là định hướng dạy học Ngữ văn vừa mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển.
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Ở nội dung này, SKKN của chúng tôi sẽ tập trung vào việc dẫn dắt mô tả từng khía cạnh vấn đề qua từng phần tích hợp ở mỗi bài học ở các lớp mà chúng tôi tham gia giảng dạy.
* Chứng minh qua các bài học cụ thể:
Bài  Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) (tiết 81 – Ngữ văn 7 - tập 2)
  	I. Mục tiêu cần đạt (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
II. Chuẩn bị: 
-Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu kiến thức liên quan, cách lí giải biện chứng vấn đề. Xây dựng giáo án theo các hoạt động dạy học.
-Học sinh: Ngoài soạn, chuẩn bị bài chú ý sưu tầm tư liệu (Hình chụp các tư liệu lịch sử đã học qua các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và những hình ảnh về những việc làm thiết thực ngày nay thể hiện tinh thần yêu nước của mỗi người)
III. Hoạt động dạy học: 
1.Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức cần có trong bài học của học sinh ở nhà.
2.Bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu
Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV cho HS quan sát hình ảnh Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam tại Việt Bắc tháng 2/1951 (để học sinh hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm).
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu nghĩa của các từ khó, thể loại và bố cục.
Sau khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu về vai trò ý nghĩa của đoạn mở đầu và giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và chỉ ra đoạn văn tương ứng để làm rõ lòng yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dựa vào những chứng cứ cụ thế nào? 
+ Lòng yêu nước trong quá khứ, ngày nay. Đoạn 2 và đoạn 3.
Tích hợp với môn Lịch sử cho HS nhớ lại các sự kiện lịch sử đã học qua các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
Học sinh quan sát hình ảnh và nhận xét lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng chứng cứ lịch sử nào?
-Thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.
Tích hợp với môn Lịch sử cho HS nhớ lại cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và môn GDCD cho HS thấy được tư tưởng độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực mà mỗi người dân Việt Nam thể hiện trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Gv yêu cầu HS quan sát hình ảnh, video và nhận xét để chứng minh lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay, tác giả đã viết bằng những câu văn nào?
+Từ các cụ già tóc bạcyêu nước ghét giặc. 
+Từ những chiến sĩnhững con đẻ của mình. 
+Từ những nam nữ công nhâncho Chính phủ.
Trong mỗi câu văn đó được sắp xếp như thế nào? Theo trình tự gì? Cấu trúc dẫn chứng ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
GV bình, chuyển ý.
Để làm nổi bật tình yêu nước tác giả sử dụng hình ảnh so sánh nào?
-Tinh thần yêu nước như các thứ của quý
Em hiểu thế nào về lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước giấu kín trong đoạn văn này?
-Khẳng định tình yêu nước khi tiềm tàng kín đáo, khi bộc lộ rõ ràng.
Tác giả ví tinh thần yêu nước như các thứ của quí nhằm nói lên vấn đề gì?
-Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta, làm cho người đọc người nghe dễ hiểu về giá trị của lòng yêu nước.
Tích hợp với môn GDCD giúp học sinh cảm nhận tinh thần yêu nước bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực từ đó có định hướng đúng đắn cho bản thân về việc góp sức mình xây dựng đất nước theo nguyện vọng của Bác.
Thảo luận: Trong khi bàn về bổn phận của chúng ta, tác giả đã bộc lộ quan điểm yêu nước như thế nào? Vì sao tác giả lại bộc lộ quan điểm yêu nước như vậy?
HS quan sát tranh và nhận xét về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong mỗi thời đại được thể hiện như thế nào? (Liên hệ bản thân)
Học xong văn bản em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng, lập luận của bài văn, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật của tác giả?
Các biện pháp nghệ thuật đó giúp thể hiện nội dung như thế nào?
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ ở SGK/27.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
1.Tác giả: 
2.Tác phẩm: Văn bản được trích từ văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng CSVN) tại Việt Bắc tháng 2-1951.
II. Đọc, hiểu văn bản:
1.Đọc:
2.Từ khó: Sgk 
3.Thể loại:
- Nghị luận xã hội.
-Bố cục: 3 phần.
III. Phân tích:
1. Nhận định chung về lòng yêu nước:
Gợi tả sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước chính là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước:
+ Liệt kê, dẫn chứng.
+Trình tự: Từ .đến. 
-Trình tự thời gian, không gian.
-Tuổi tác: già - trẻ, 
-Nhiệm vụ: Chiến đấu- sản xuất...
-Con người, nghề nghiệp: Bộ đội, công nhân, ...
*Việc làm: chịu đói, nhịn ăn, diệt giặc, ...
+ Làm sáng tỏ chủ đề đoạn văn: lòng yêu nước của đồng bào ta.
3. Nhiệm vụ của chúng ta:
- Ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước .công việc kháng chiến 
-> Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.
IV.Tổng kết : Ghi nhớ : SGK/27.
 3. Hướng dẫn học tập:
- Kể tên một số văn bản nghị luận của Bác.
 -Phân tích tác dụng của từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.
- Soạn bài : Câu đặc biệt (Xem và trả lời các câu hỏi SGK/27 – 28).
Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................
 Bài  Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) (tiết 113 – Ngữ văn 7 - tập 2)
I. Mục tiêu cần đạt (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
II. Chuẩn bị: 
-Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc, sưu tầm tài liệu, tìm hiểu kiến thức liên quan. Xây dựng giáo án theo các hoạt động dạy học.
-Học sinh: Ngoài soạn, chuẩn bị bài chú ý tìm hiểu các làn điệu dân ca ở các vùng miền trên đất nước để so sánh và thấy được cái độc đáo của ca Huế trên sông Hương. (Hình chụp cố đô Huế, thuyền rồng trên sông Hương).
III. Hoạt động dạy học: 
1.Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức cần có trong bài học của học sinh ở nhà.
2.Bài mới:
Sau khi tìm hiểu xong bài học về Ca Huế trên sông Hương giáo viên cho học sinh luyện tập để học sinh biết cách so sánh với dân ca các vùng miền khác trên đất nước để thấy cái độc đáo của ca Huế trên sông Hương (tích hợp với môn Âm nhạc); quan sát hình ảnh để hiểu thêm về nét đẹp tinh thần trong văn hóa Huế (tích hợp với môn Mĩ thuật). 
Câu 1: GV mở cho HS nghe một đoạn dân ca và yêu cầu học sinh xác nhận bài dân ca đang nghe thuộc điệu lí nào trong những điệu lí sau:
a.Lí giận thương (dân ca Nghệ Tĩnh).
b.Lí ngựa ô (dân ca Nam Bộ).
c.Lí cây đa (dân ca Bắc Bộ).
d.Lí ngựa ô (dân ca Huế). 
Đáp án: d.
Câu 2: Gv yêu cầu học sinh quan sát hai bức ảnh trong sgk và cho biết chúng minh họa cho hai nét đẹp nào của văn hóa Huế? 
 Hình a Hình b
Đáp án: 
-Hình a: vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương. 
-Hình b: vẻ đẹp của cố đô Huế.
Bài  Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) (tiết 90 – Ngữ văn 8 - tập 2)
Trong phần mục tiêu cần đạt: Ngoài những kiến thức, kĩ năng cần đạt theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên nên yêu cầu học sinh chuẩn bị thêm kĩ năng sưu tầm tài liệu đó là kiến thức lịch sử thời Lí, địa thế Hà Nội, tư tưởng của các triều đại phong kiến. Để sau khi tìm hiểu xong phần bài học ở phần hướng dẫ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - NGU VAN - Nguyễn Thị Lệ Hoa - Phùng Thị Nhàn - LQ DON.doc