Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi

Nhưng muốn học tốt tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng,

học sinh lớp 1 cần phải có một sự hứng thú. Ở lứa tuổi này các em có những đặc

điểm tâm sinh lí về tư duy, trí nhớ, chú ý còn chưa bền vững và hoàn thiện . Do

vậy việc học tập liên tục trong một tiết học 35 phút đối với các em có phần căng

thẳng. Chính bởi tâm sinh lý lứa tuổi như thế nên đặc trưng các tiết học của lớp

1 là: sau việc truyền đạt kiến thức mới các em sẽ được nghỉ giải lao khoảng 4 –

5 phút. Bởi thế việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực như trò chơi trong

giờ dạy học vần là một hình thức dạy học hiệu quả và thiết thực. Việc nắm vững

chương trình và ứng dụng trò chơi vào giờ dạy là một điều hết sức cần thiết đối

với mỗi giáo viên, điều này quyết định trực tiếp tới thành công của giờ dạy.

Tuy rằng, sách giáo viên và một số sách tham khảo khác do Bộ Giáo Dục

và Đào tạo ban hành đã xây dựng và gợi ý cho giáo viên một số trò chơi trong

giờ dạy học vần nhưng việc hướng dẫn còn mang tính chất đại cương, chỉ mới

bước đầu xây dựng trò chơi theo các cụm bài, nhóm bài. Do đó việc xây dựng

được một hệ thống trò chơi cụ thể, phù hợp với học sinh lớp 1 là một vấn đề hết

sức cần thiết. Là một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy tại khối lớp 1, tôi mong

muốn được tìm hiểu một cách có hệ thống mục tiêu, nội dung chương trình, qui

trình dạy phân môn học vần, cũng như cách thức xây dựng và tổ chức trò chơi

trong giờ dạy học vần để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của bản thân

và đồng nghiệp cùng khối.

Với tất cả những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài:

“ Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi”

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1059Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ hứng thú trong giờ Tập đọc qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao ở mọi 
khâu khi thực hiện như có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn rõ ràng, tổ chức đúng 
luật chơi, đánh giá công khai, công bằng dân chủ. Trong đó, giáo viên là người 
đóng vai trò quan trọng, học sinh là nhân tố quyết định trực tiếp tới hiệu quả trò 
chơi. 
2.NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
Những yêu cầu chung của việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Tập đọc 
a.Trò chơi phải mang tính chất học tập. Các trò chơi tổ chức trong giờ dạy Tập 
đọc phải kết hợp củng cố kiến thức về vần với rèn luyện kĩ năng đọc, viết, nghe, 
nói. 
b.Trò chơi cần luôn tạo sự thi đua lành mạnh, sôi nổi giữa các đội, tổ , nhóm và 
cá nhân học sinh. 
c.Hình thức trò chơi phải đa dạng, giúp học sinh luôn được thay đổi cách thức 
hoạt động trong lớp, tư thế ngồi học, phối hợp nhiều giác quan cùng một lúc để 
học sinh được học tập một cách linh hoạt, hứng thú. 
d.Luật chơi cần rõ ràng, tỉ mỉ, được giáo viên phổ biến cụ thể trước khi chơi. - --
- Luật chơi cần nêu: Tên trò chơi 
- Nội dung trò chơi 
- Cách tổ chức chơi. 
- Cách tính điểm cho từng đội chơi,người chơi. 
- Hình thức thưởng phạt. 
- Thời gian chơi. 
Giáo viên phải là người tổ chức chơi, công bố luật chơi, hướng dẫn chơi, 
giám sát người chơi, kiểm tra đánh giá kết quả các đội, nhóm, cá nhân một cách 
công bằng, dân chủ theo đúng luật chơi đã đề ra. Muốn vậy thì: 
- Lệnh đưa ra phải dứt khoát về ngữ điệu, ngắn gọn về câu chữ, dễ hiểu, dễ 
nhớ về nội dung 
- Nhận xét kịp thời công khai. 
7/23
- Đánh giá dân chủ công bằng, tôn trọng ý kiến đánh giá của các học sinh 
khác. 
- Trân trọng sản phẩm cuối cùng mà nhóm, đội, cá nhân làm được sau trò 
chơi, luôn có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để tạo sự hào hứng của 
các em trong những trò chơi khác, tiết học khác. 
- Tổ chức chơi an toàn, đúng mục đích 
e.Điều kiện tổ chức, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ trò chơi cần phải được 
chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng phải đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng. 
g.Trò chơi phải tuyệt đối an toàn với học sinh , nhất là học sinh hiếu động như 
đối tượng học sinh lớp 1. Muốn vậy, giáo viên phải là người bao quát mọi diễn 
biến của lớp, làm chủ mọi tình huống, giải quyết kịp thời mọi nguy cơ có thể 
xảy ra. 
h.Cuối cùng, trò chơi phải được tổ chức một cách hợp lý và phải trở thành một 
bộ phận của quá trình tổ chức giờ học. 
3.SOẠN MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG GIỜ DẠY TẬP ĐỌC: 
Có thể tạm chia ra làm 3 loại trò chơi như sau: 
a.Trò chơi đầu giờ: 
TRÒ 1: GỬI THƯ CHO BẠN 
* Mục đích:- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng mang vần 
được ôn trong tiết học, theo SGK Tiếng Việt 1.Kết hợp rèn kĩ năng viết đúng; 
củng cố và mở rộng vốn từ,viết câu. 
* Chuẩn bị: Một số mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở ô li gấp tư) kèm cách bì 
thư dùng để đựng giấy đã viết ("thư"), tuỳ theo số người chơi trong nhóm, ví dụ: 
Mỗi nhóm 4 - 5 người → 4 - 5 mảnh giấy trắng, 4 - 5 bì thư/1 nhóm. Mỗi lần 
chơi có 2 nhóm, có thể chơi nhiều lần, tuỳ thời gian cho phép. Cử trọng tài theo 
dõi, đánh giá và ghi điểm cho từng nh 
*Cách tổ chức: 
- 2 nhóm chơi ngồi bàn đối diện, cách nhau khoảng 3 - 4m; chuẩn bị mỗi 
người 1 mảnh giấy trắng và bút viết. Thời gian chơi : 5- 7 phút. 
- Trọng tài nêu yêu cầu: Mỗi người trong nhóm viết ra giấy 1 (hoặc 2) từ 
ngữ, mỗi từ ngữ gồm 2 tiếng, trong đó có ít nhất 1 tiếng mang vần được ôn hoặc 
câu chứa tiếng có vần được ôn; sau đó phát lệnh ("Bắt đầu") cho 2 nhóm cùng 
viết từ ngữ vào giấy trong thời gian khoảng 2 phút. 
Chú ý: Người ở 2 nhóm có thể tìm từ ngữ giống nhau nhưng trong cùng 1 
nhóm thì cần tìm những từ khác nhau (chứa vần cần ôn ). Hết thời gian, 2 nhóm 
dừng viết; mỗi người trong nhóm gấp đôi tờ giấy ("thư") và bỏ vào phong bì của 
8/23
mình. Đại diện 2 nhóm "bắt thăm" (hoặc "oẳn tù tì" để giành quyền "đưa thư" 
trước. 
- Trọng tài điều khiển việc "đưa thư" và "đọc thư" của 2 nhóm như sau:Lần 
lượt từng người của nhóm "đưa thư" (A) cầm phong bì giao cho người của nhóm 
"nhận thư" (B) theo thứ tự 1, 2, 3, 4...Lần lượt từng người của nhóm B cầm 
phong bì, mở "thư" ra và đọc to từng từ ngữ trên giấy. Nhóm A "đưa thư" xong 
thì đến lượt nhóm B "đưa thư" (nhóm A làm nhiệm vụ "đọc thư"). Trọng tài 
cùng các bạn xác nhận kết quả và ghi điểm cho từng người ở cả 2 nhóm như sau: 
* Mỗi từ ngữ, câu của nhóm A viết đúng yêu cầu, được 1 điểm (đúng cả 2 
từ ngữ, được 2 điểm). 
* Người của nhóm B đọc đúng và rõ ràng mỗi từ ngữ,câu được 1 điểm (đọc 
đúng và rõ ràng cả 2 từ ngữ, được 2 điểm). 
* Trường hợp người của nhóm A viết sai yêu cầu (không có tiếng mang vần 
ôn hoặc viết chữ ghi tiếng không có nghĩa, viết sai chính tả...) thì không được 
điểm. Người của nhóm B phát hiện ra chỗ sai trong "thư" của nhóm A để sửa lại 
và đọc cho đúng thì vẫn được tính điểm. 
- Hết lượt chơi của 2 nhóm, trọng tài cùng các bạn tính điểm của từng nhóm 
và tuyên bố kết quả (Nhóm nào nhiều điểm hơn là thắng cuộc, được nhận danh 
hiệu Nhóm đọc - viết giỏi). 
Trò chơi này có thể chơi trong các bài Tập đọc như: Bác đưa thư, Cây bàng, 
Sau cơn mưa, Chú công ...để ôn các vần đã học 
TRÒ 2: HÁI HOA 
* Mục đích: - Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong 
chương trình. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc . 
* Chuẩn bị:- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi 
yêu cầu đọc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình. 
*Cách tổ chức:Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 3 - 
4 em chơi).Thời gian chơi : 5- 7 phút.Cách chơi: 
+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.Từng em lên bốc hoa nhận yêu 
cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu.Học sinh khác nghe và nhận 
xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá. 
Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng- Tuyên dương trước lớp. 
Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài : tất cả các bài trong sách giáo 
khoa Tiếng Việt. 
Trò chơi này có thể chơi được ở các bài Tập đọc trong Sách giáo lớp 1 tập 
2. 
b. Trò chơi giữa giờ: 
9/23
TRÒ 1: BÁC ĐƯA THƯ 
*Mục đích:Trò chơi này nhằm mục đích giúp học sinh có thể nhận và nhớ 
nhanh mặt chữ.Rèn luyện cho học sinh thói quen nhớ mặt chữ gắn liền với viết, 
qua đó học sinh sẽ nhớ rất lâu.Rèn các kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Thời 
gian chơi : 5 phút. Giáo dục các em tinh thần đồng đội, lòng biết ơn kính trọng 
người lao động. Trò chơi này có thể sử dụng trong tất cả các bài Tập đọc. 
* Chuẩn bị: 
Hòm thư bằng giấy bìa trên có ghi vần cần củng cố. Các bì thư ghi từ có 
chứa vần cần củng cố ( số lượng phụ thuộc vào số học sinh mỗi đội, số vần cần 
củng cố). Giáo viên hướng dẫn luật chơi. Lớp được chia thành 2 đội. Đặt tên 
cho mỗi đội ( đội xanh – đội đỏ). Mỗi đội cử ra 3 – 5 học sinh tham gia chơi. 
+ Nội dung trò chơi : 
 Vượt chướng ngại vật ( bước qua thanh ngang) thể hiện sự khó khăn của 
công việc đưa thư. Bỏ thư của mình vào hòm thư tương ứng ( lá thư ghi tiếng 
chứa vần giống với vần ghi trên hòm thư). 
Ví dụ: Hòm thư Bức thư 
 ưu ươu 
Mỗi lần bỏ thư chỉ được bỏ 1 lá thư. 
Bạn này trở về hàng thì bạn tiếp theo mới được chơi. 
 Mỗi lá thư gửi đúng địa chỉ được tính 1 điểm. Đội thắng là đội có số điểm 
cao hơn các đội khác. 
*Cách tổ chức: 
+ Mỗi đội cử ra 3 – 5 bạn chơi ( phụ thuộc vào số vần cần cung cấp, cần 
củng cố). 
Đặt tên cho 2 đội: đội xanh, đội đỏ. 
+ Giáo viên hô hiệu lệnh: “ bắt đầu”. Học sinh thứ nhất của 2 đội bắt đầu 
vượt qua chướng ngại vật ( thanh ngang tượng trưng cho những khó khăn mà 
bác đưa thư phải vượt qua) chạy lên bỏ 1 lá thư của mình được giao vào hòm 
thư tương ứng rồi về đứng cuối hàng. 
+ Người chơi tiếp theo của 2 đội chơi nối tiếp cho đến khi hết giờ. 
 + Hết 4 phút, giáo viên hô hiệu lệnh “ hết giờ” ( trò chơi kết thúc). Học 
sinh 2 đội về vị trí của mình. Giáo viên cùng học sinh cả lớp kiểm tra kết quả 
của từng đội. 
. Giáo viên lấy từng lá thư trong mỗi hòm thư dán lên phía trên hòm thư. 
. Đếm số lá thư đúng địa chỉ của mỗi đội. 
. Mỗi đội đọc to từ ghi trên lá thư đúng đội của mình. 
10/23
 . Giáo viên công bố kết quả cuối cùng của hai đội, phân thắng thua, khen 
ngợi đội thắng, động viên các đội còn lại. 
Trò chơi này có thể sử dụng trong các bài Tập đọc: Bàn tay mẹ, Hoa ngọc 
lan, Vì bây giờ mẹ mới về... 
TRÒ 2: ĐOÁN XEM NÀO 
* Mục đích: - Rèn trí thông minh khi giải các câu đố về chữ viết (dựa vào nghĩa 
từ, cấu tạo của tiếng và chữ ghi tiếng - từ đó ).Góp phần làm giàu vốn từ ngữ và 
cũng cố cách viết đúng chính tả Tiếng Việt. 
* Chuẩn bị: 
- Sưu tầm trong sách báo các câu đố về chữ có tác dụng phân biệt cách biết một 
số cặp âm đầu hoặc vần, thanh dễ lẫn.Một số mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở 
ô li gấp tư) dùng để làm các bộ phiếu ghi câu đố chữ. Mỗi bộ gồm 4 (hoặc 6 
phiếu) nhằm đố về các chữ cần phân biệt mỗi cặp âm đầu hoặc vần, thanh; câu 
đố của bộ nào thì ghi kí hiệu (A, B, C, D...) kèm theo thứ tự của câu đố trong bộ 
đó (1, 2, 3, 4) 
Ví dụ: Bộ A (c - k) 
A1. 
Vốn loài chuyên đi bắt gà 
Mất đuôi, xuống nước hoá ra khác loài. 
(Là những chữ gì) 
A2. 
Thiếu chữ đầu, được làm ông 
Còn đủ thì đẹp nhất trong họ gà 
 (Là chữ gì) 
A3. 
Để nguyên - đứt cúc, mẹ tìm 
Thêm huyền - xe hỏng, bố đem ra dùng. 
(Là những chữ gì) 
A4. 
Để nguyên - dùng dán đồ chơi 
Thêm sắc là vật cắt rời giấy ra 
(Là những chữ gì) 
* Chú ý: Làm các bộ phiếu có nội dung giống nhau, đủ cho số nhóm tham gia 
thi. 
11/23
- Cử trọng tài điều khiển và cầm tờ giấy ghi lời giải câu đố (theo từng bộ phiếu). 
Ví dụ: (Theo các câu đố trên): 
Bộ A (c - k) 
A1. cáo, cá 
A2. công 
A3. kim, kìm 
A4. keo, kéo 
- Mỗi nhóm dự thi có 1 tờ giấy trắng và bút để ghi lời giải đáp câu đố (theo thứ 
tự a, b, c, d...). 
Cách tiến hành: 
- Trọng tài cần nêu yêu cầu người chơi tìm lời giải là từ có phụ âm đầu hoặc 
vần, thanh cần đố. Ví dụ ở bộ A trên, người chơi cần tìm lời giải là từ có phụ âm 
đầu là c hoặc k. 
- Các nhóm tham gia thi giải câu đố chữ ngồi ở các vị trí cách nhau khoảng 4 - 
5m để tránh ảnh hưởng lẫn nhau (số nhóm dự thi bằng số bộ phiếu đã chuẩn bị 
trước); mỗi nhóm thi có thể từ 3 đến 5 người để bàn bạc, trao đổi, cùng giải câu 
đố. 
- Trọng tài trao đổi cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu và phát lệnh "bắt đầu" cho các 
nhóm cùng bàn bạc, giải đáp câu đố và ghi kết quả vào mảnh giấy trắng có đề 
tên nhóm (ví dụ: Nhóm Đoàn kết, nhóm Chăm chỉ, nhóm Thân ái...); nhóm nào 
ghi xong kết quả thì nộp ngay cho trọng tài để trọng tài đánh số thứ tự nộp trước 
hoặc sau (1, 2, 3...) 
- Khi các nhóm đã nộp đủ kết quả, trọng tài lần lượt yêu cầu từng nhóm (theo 
thứ tự 1, 2, 3...) cửa đại diện đọc từng câu đố và lời giải đáp để chấm điểm (giải 
đáp đúng mỗi câu đố, được 10 điểm). Dựa vào số điểm đạt được của từng nhóm, 
trọng tài công bố các giải Nhất, Nhì, ba... (hoặc đồng giải Nhất...) 
- Tuỳ thời gian cho phép, có thể giải câu đố ở bộ tiếp theo (Bộ 2, Bộ 3...). Cuối 
cùng, trọng tài tính tổng số điểm của từng nhóm để lấy giải chung cuộc. 
Trò chơi này có thể sử dụng trong các bài Tập đọc:Sau cơn mưa, Người trồng 
na, Anh hùng biển cả,...để tăng vốn từ,câu của học sinh. 
c.Trò chơi cuối giờ: 
TRÒ 1:THI ĐỌC ĐỒNG THANH 
* Mục đích: Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng các bài thơ đã học thuộc lòng 
trong SGK. Luyện trí nhớ và trau dồi khả năng đọc đòng thanh có sự phối hợp 
nhịp nhành giữa các thành viên trong nhóm. 
* Chuẩn bị: 
- Ôn lại các bài thơ (hoặc khổ thơ) đã học thuộc lòng trong SGK 
12/23
- Ghi tên các bài thơ sẽ thi đọc lên bảng lớp (theo thứ tự trên). 
 Chú ý: Lập các nhóm để thi đọc đồng thanh (mỗi nhóm khoảng 4, 5 người), 
hoặc thi theo bàn, tổ học tập; cử nhóm trọng tài (nghe và xếp loại nhóm đọc) 
gồm các nhóm trưởng các nhóm nghe đọc đồng thanh.Mỗi trọng tài có 1 bộ thẻ 
(A, B, C) làm bằng bìa cứng dùng để xếp loại nhóm đọc. 
*Cách tổ chức: 
- Mỗi nhóm ngồi quây lại với nhau, chọn tên gọi cho nhóm (ví dụ: Sơn Ca, Hoạ 
Mi, Hoàng yến...) để trọng tài ghi kết quả thi đọc của nhóm lên bảng; cử nhóm 
trưởng điều hành hoạt động chung của nhóm và tham gia vào tổ trọng tài để 
đánh giá, xếp loại nhóm khác đọc.Mỗi nhóm đăng kí thi đọc 1, 2 bài thơ ghi trên 
bảng (mỗi bài thơ nên có ít nhất 2 nhóm thi đọc). Lần lượt từng nhóm thi đọc 
đồng thanh bài thơ (hoặc khổ thơ) theo thứ tự ghi trên bảng. Các nhóm khác 
theo dõi, sau đó cùng nhóm trưởng (trọng tài) chọn thẻ (A hoặc B, C) để đánh 
giá kết quả đọc của nhóm bạn và ghi lên bảng lớp; ví dụ: 
(1) Ai dậy sớm?- Sơn ca: A, A, A, A, A... 
- Hoạ Mi: B, B, A, B, B... 
- Hoàng Yến: A, A, A, A, A... 
Chú ý: Cho điểm nhóm đọc đồng thanh theo các tiêu chuẩn sau: 
+ Loại A: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng, đồng thanh nhịp nhàng, vừa 
phải. 
+ Loại B: Thuộc bài, đọc đúng và rõ ràng nhưng đồng thanh chưa đều (hoặc 
to quá hay nhỏ quá) 
+ Loại C: Chưa thật thuộc bài (còn có HS trong nhóm chưa tham gia đọc 
hoặc đọc sai) , đồng thanh chưa đều, cả nhóm phối hợp với nhau chưa tốt. 
- Thi độc đồng thanh giữa các nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, nhóm trọng 
tài tổng hợp kết quả, so sánh và xếp loại nhóm theo từng bài. Cuối cuộc thi, 
nhóm trọng tài tổng hợp kết quả so sánh và xếp loại nhóm Nhất, Nhì, ba... 
để động viên, khen thưởng. 
Trò chơi này có thể sử dụng trong nhiều bài Tập đọc lớp 1. 
TRÒ 2: NỐI Ô CHỮ 
* Mục đích: 
- Trong giờ Tập đọc, phần ôn lại các vần đã học, sử dụng trò chơi này 
nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững cấu tạo và nhớ nhanh mặt chữ. 
- Đồng thời còn giúp cho việc mở rộng vốn từ của học sinh. 
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, đọc và viết. Trò chơi này sử dụng 
trong tất cả các bài tập đọc ( Tiết 1). 
* Chuẩn bị: 
13/23
- Giáo viên: ô chữ hình chữ nhật ( 8 – 10 ô chữ) 
- Học sinh: Thước kẻ + bút dạ 
*Cách tổ chức: 
- Lớp được chia thành 8 -10 đội, mỗi đội 5 em ngồi theo hình vòng tròn. 
Các đội đánh số từ 1 đến 8 hoặc 10. 
- Nội dung trò chơi: 
+ Trò chơi này là một ô chữ hình chữ nhật. Trong đó mỗi ô chữ là một 
chữ cái ghi vần đã học. Học sinh nối ô chữ theo chiều ngang, chiều dọc hay 
đường chéo để tìm ra các tiếng, từ có nghĩa ( Học sinh dùng thước kẻ + bút dạ 
để nối) 
+ Ghi từ tìm được vào bên phải ô chữ hình chữ nhật. 
+ Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Đội thắng là đội có số điểm cao 
nhất. 
+ Thời gian chơi: 5 phút. 
- Tổ chức chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành 8 – 10 đội ( tùy số lượng học sinh), mỗi đội 
gồm 5 học sinh ngồi xếp vòng tròn. Đánh cho các đội từ 1 đến 8 hoặc 10. Các 
nhóm được phát ô chữ. 
+ Giáo viên hô hiệu lệnh “bắt đầu”. Học sinh các nhóm thảo luận tìm từ 
có nghĩa bằng cách nối ô chữ ngang, dọc hoặc chéo. Học sinh ghi từ tìm được 
vào bên phải ô chữ hình chữ nhật. 
+ Sau 5 phút, giáo viên hô hiệu lệnh ngừng trò chơi: “ hết giờ” (“ Trò 
chơi kết thúc”), giáo viên chọn 2 -3 nhóm làm nhanh nhất, treo kết quả của các 
nhóm đó lên bảng. Giáo viên cùng học sinh các đội kiểm tra kết quả của các 
nhóm đó. Các nhóm khác bổ sung. 
+ Giáo viên công bố đáp án chuẩn. Tính điểm cho các đội, công bố đội 
thắng cuộc. 
*Minh họa: 
- Bài : Kể cho bé nghe (sách Tiếng Việt lớp 1 – tập 2 – trang 112 - 113) 
+ Sử dụng trò chơi “ Nối ô chữ” sau phần ôn từ ứng dụng. 
+ Mục đích: - Nhằm giúp học sinh củng cố các âm vần đã học. 
1. Tìm tiếng trong bài có vần ươc 
2. Tìm tiếng ngoài bài : 
+ có vần ươc 
+ có vần ươt 
Nắm vững cấu tạo và nhớ nhanh mặt chữ. 
Phối hợp rèn các kĩ năng đọc, viết, quan sát, tranh luận 
14/23
+ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng ô chữ ( tùy thuộc vào số lượng học sinh) ; 
Bảng ô chữ đáp án. Học sinh: Bút chì ( bút dạ)+ thước kẻ. 
+ Giáo viên hướng dẫn luật chơi. 
Nội dung: Đây là một ô chữ hình chữ nhật. Trong đó mỗi ô chữ là từ chứa 
vần đã học 
Học sinh nối ô chữ theo chiều ngang, chiều dọc để tìm ra các từ có nghĩa ( 
nối bằng bút và thước) 
Ví dụ: Nối các ô chữ theo chiều ngang 1 ta được từ: ca nước.Ghi các từ đó 
bằng bút dạ sang phần trống bên phải ô chữ.Mỗi từ tìm đúng được tính 1 
điểm.Đội nào có số điểm cao nhất sẽ thắng. Trò chơi chơi trong 5 phút. 
+ Tổ chức chơi: Giáo viên chia lớp làm 8 – 10 đội. Mỗi đội 5 em ( tùy số 
lượng học sinh. ).Đánh số cho các đội từ 1 đến 8 hoặc 10. Phát ô chữ cho mỗi 
đội. Giáo viên hô lệnh “ bắt đầu”, các đội thảo luận, tìm các từ có nghĩa theo 
hàng ngang, hàng dọc và ghi từ tìm được sang bên phải ô chữ.Sau 5 phút, giáo 
viên phát lệnh ngừng chơi, thu 2 bài của 2 đội làm nhanh nhất để cùng học sinh 
chữa, kiểm tra kết quả.Giáo viên công bố đáp án trò chơi. Tính điểm cho các 
đội, công bố đội thắng, khen ngợi động viên các đội khác. 
Trò chơi này được chơi ở các bài: Làm anh, Ò...ó..o, Hồ Gươm, Kể cho bé 
nghe, Mèo con đi học,... 
CHƯƠNG IV 
TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 
1/ Mục đích thực nghiệm: tập trung vào việc thể hiện một trò chơi đã xây dựng 
ở trên một số bài học, tiết dạy Học vần cụ thể trong chương trình. 
 1 2 3 4 5 6 
1 c a n ướ c v 
2 á m á 
3 i ơ n 
4 l ướ t v ướ tr 
5 ượ c ượ 
6 c t 
7 c ầ u tr ượ t 
15/23
Từ đó thấy rõ được mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, rút ra được những 
bài học nhỏ cho bản thân; tạo điều kiện cho việc sửa chữa, bổ sung nhằm hoàn 
thiện việc tổ chức trò chơi trong giờ dạy Học vần. 
2/ Nội dung thực nghiệm: 
+ Giáo án dạy bài Tập đọc ( Tiết 1): Đầm sen (trang 91 - 92 ;TV1– tập 2) 
+ Giáo án dạy bài Tập đọc ( Tiết 1): Mèo con đi học ( Trang 103 – 104; 
TV1- tập 2) 
3/ Đối tượng dạy thực nghiệm: 
Học sinh lớp 1C, 1A, 1B năm học 2018 -2019. 
4/ Tiến hành thực nghiệm: 
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 
Ngày dạy : Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2019 
TẬP ĐỌC 
Đầm sen 
I/ MỤC TIÊU 
1. HS đọc trơn cả bài. Chú ý: 
- Phát âm đúng các tiếng có âm đầu là s hoặc x ( sen, xanh, xòe) và các 
tiếng có âm cuối là t ( mát, ngát, khiết, dẹt); 
- Nghỉ hơi sau dấu chấm ( bằng khoảng thời gian phát âm 1 tiếng). 
2. Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần en, 
có vần oen. 
3. Hiểu các từ ngữ: đài sen, nhị (nhụy), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát. 
- Nói được vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK 
- Đồ dùng sử dụng khi tổ chức trò chơi “ Bác đưa thư” 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Thời 
gian 
( tiết 
1) 
Nội dung các 
hoạt động dạy 
học 
Phương pháp dạy học 
Hoạt động của GV Hoạt động của trò 
5’ 1. Kiểm tra 
bài cũ 
- Gọi 2 học sinh đọc bài “Vì bây 
giờ mẹ mới về.”, trả lời các câu 
hỏi sau bài đọc. 
- 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp 
viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, 
- 2 học sinh đọc bài 
- 2 HS viết bảng lớp 
- Cả lớp viết bảng 
con 
16/23
hoảng hốt.(theo lời đọc của GV) 
- GV nhận xét 
15’ 2. Bài mới 
1. Giới thiệu 
bài 
2. Luyện đọc : 
3. Ôn các vần 
“en”, “oen” 
GV giới thiệu bài “Đầm sen” 
a- GV đọc diễn cảm bài văn 1 
lần : giọng chậm rãi, khoan 
thai. 
b- HS luyện đọc. 
- Luyện đọc tiếng, từ : xanh 
mát, cánh hoa, xòe ra, ngan 
ngát, thanh khiết. 
- Giải nghĩa từ khó : 
+ đài sen : bộ phận phía ngoài 
cùng của hoa sen. 
+ Nhị(nhụy) : bộ phận sinh sản 
của bông hoa 
-Luyện đọc câu : 
GV yêu cầu HS tiếp nối nhau 
đọc trơn từng câu. 
- Luyện đọc cả bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét 
+ HS đọc đồng thanh cả bài 1 
lần. 
a. GV nêu yêu cầu 1 trong 
SGK : Tìm tiếng trong bài 
có vần “en”. 
- HS thi tìm nhanh tiếng 
trong bài có vần “en” (sen, 
ven, chen) 
- GV nói với HS : vần cần ôn 
là vần “en”, “oen”. 
b. GV cho HS đọc yêu cầu 2. 
Chơi trò chơi “ Bác đưa thư” 
- GV chia lớp thành 2 đội ( đội 
xanh – đội đỏ) 
- Luật chơi: 
+ Trong 3 phút, 2 đội phải tìm và 
HS đọc tiếng, từ ngữ 
khó theo bàn, dãy, 
nhóm. 
- HS đọc nối tiếp 
từng câu trong bài 
theo tổ. 
 Thi đọc cả bài (cá 
nhân) hoặc đọc đồng 
thanh theo đơn vị 
bàn, nhóm , tổ. 
- Cả lớp đọc đồng 
thanh 
2 – 3 HS tìm tiếng có 
vần “en” trong bài. 
- Một HS đọc yêu 
cầu 2 trong SGK. 
17/23
III. Củng cố, 
dặn dò: 
viết đúng, nhanh, nhiều từ ngữ 
ngoài bài chứa tiếng có vần “en”, 
“oen”. 
+ Lần lượt từng bạn trong đội 
viết từ vào thẻ rồi vượt chướng 
ngại vật để cho vào thùng thư 
tương ứng. 
+ Đội nào tìm đúng, được nhiều 
thì 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_tre_hung_thu_t.pdf