Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

Khi sử dụng câu hỏi đóng ta nên kết hợp với câu hỏi mở để trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình.

- Câu chuyện có tên là gì? Của tác giả nào?

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Tại sao bò, hươu và dê lại cãi nhau.

- Cả ba đã nhờ ai phân xử?

- Ngựa đã làm gì để phân xử?

- Làm thế nào mà hươu và dê tự nhận ra sự nhầm lẫn của mình?

- Khi nhận ra mình đã sai hươu và dê đã làm gì?

- Nếu lá các cháu các cháu sẽ làm gì khi mình mắc lỗi.

- Cô giáo dục: Nếu chúng ta nhầm lẫn hoặc làm gì có lỗi thì phải biết xin lỗi và cố gắng sửa chữa lỗi lầm.

- Cô khuyến khích các cháu đặt tên mới cho câu chuyện.

Khi hỏi trẻ sẽ chủ động trong tư duy và diễn đạt điều mình muốn nói. Sự hóm hỉnh qua những câu hỏi và cô là người gợi mở để trẻ tìm ra câu trả lời.

 Như vậy, trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ không áp đặt mà còn làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ, tạo hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc với tác phẩm, làm thức dậy những suy nghĩ của trẻ, giải quyết các nhiệm vụ mà môn “Làm quen văn học” đặt ra.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 898Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững trẻ chậm, yếu kém để uốn nắn, củng cố, rèn luyện thêm các kỹ năng cho trẻ.
* Phương pháp trò chuyện: 
- Để nắm bắt được nhận thức của từng trẻ và nắm bắt được các nguyên nhân trẻ không thích học môn làm quen văn học thì tôi luôn gần giũ với trẻ và thường xuyên trao đổi với phụ huỳnh về tình hình học tập của trẻ qua đó tôi có điều kiện theo dõi, uốn nắn trẻ để phối hợp giữa nhà trường với gia đình để tìm ra hướng khắc phục cho trẻ nắm vững và học tốt môn học hơn. 
* Phương pháp tham gia dự giờ: 
Qua các buổi thao giảng, dự giờ, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp tôi luôn học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp áp dụng phù hợp với lớp với đơn vị mà nơi mình công tác. 
* Phương pháp thống kê, khảo sát:
 Kết quảkhảo nghiệm đầu năm
Nội dung
Kết quả khảo nghiệm
- Sự chú ý nghe kể truyện diễn cảm của trẻ
- Khả năng đàm thoại theo nội dung truyện của trẻ.
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nắm được trình tự của truyện, kể diễn cảm được câu chuyện. 
- Trẻ phân biệt được sự đúng sai, thiện, ác, chăm chỉ, lười biếng và có tình cảm, thái độ phù hợp qua câu truyện trẻ học.
60%
55%
70%
60%
II. Phần nội dung: 
II.1. Cơ sở lý luận: 
Bản thân tôi là một giáo viên qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng môn làm quen văn học cho trẻ Mẫu giáo đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, hiểu biết, kiên trì, chịu khó và biết vận dụng tác phẩm linh hoạt, sáng hoạt trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội được nội dung mà mỗi tác phẩm mang lại cho trẻ để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý, thực sự hứng thú, ghi nhớ có chủ định trong học tập, để hình thành ở trẻ những thái độ đúng đắn, phân biệt được đúng sai, tốt, xấu, thiện ác có những hành vi phù hợp với cuộc sống xung quanh trẻ. 
II.2. Thực trạng: 
a. Thuận lợi, khó khăn: 
* Thuận lợi: Được sự quan tâm của phòng GD-ĐT Huyện Krông Ana, Ban giám hiệu Trường MG Hoa Cúc đã thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, dự giờ, thao giảng, chuyên đề, tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức. Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi, tham gia để đúc rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
* Khó khăn: 
Số lượng trẻ quá đông, khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Nhiều trẻ còn hạn chế về các kỹ năng đọc, hiểu, nghe, có trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói kể câu chưa tròn, một số trẻ không học qua lớp mầm, chồi nên trẻ còn ngỡ ngàng khi tiếp xúc với môn học. Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh về tầm quan trọng của việc kể chuyện, đọc thơ cho trẻ chưa cao. 
b. Thành công, hạn chế: 
* Thành công: 
Trong quá trình tham gia thực hiện đề tài tôi đã thực hành những giơ lên lớp có hiệu quả đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp, trẻ rất hứng thú và tích cực khi được học môn làm quen với văn học. 
* Hạn chế: 
- Muốn tiết dạy thành công ở môn học này đòi hỏi phải có thời gian đầu tư về chuyên môn, đồ dùng
c. Mặt mạnh, mặt yếu: 
* Mặt mạnh: 
Nhằm giúp trẻ phát triển tốt các mặt khác khi tiến hành các biện pháp. Trẻ hứng thú hơn trong giờ học làm quen văn học đã giúp trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy một cách chính xác và đúng nhất, phát triển tốt về mặt ngôn ngữ nói và viết.
* Mặt yếu: 
- Chưa chủ động linh hoạt trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt về việc tổ chức các hoạt động làm quen văn học cho trẻ. Nhận thức của một số cha mẹ các cháu còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là vui chơi múa, hát. 
d. Nguyên nhân: 
+ Nguyên nhân của sự thành công: 
Để giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học giáo viên cần: 
Giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nghệ thuật lên lớp và sáng tạo về đồ dùng, trò chơi được thay đổi để gây hứng thé cho trẻ tham gia vào hoạt động thì kết quả tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 
Do nhận thực được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học đối với trẻ ở độ tuổi 5 – 6, qua việc cho trẻ tiếp cận với các biện pháp, giải pháp đưa ra sẽ góp phần giúp trẻ phát triển về mọi mặt, nhất là phát triển về mặt ngôn ngữ. 
+ Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém. 
- Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học. 
- Sử dụng đồ dùng dạy học chưa được khoa học dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa được cao. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 
Để có được những kết quả như mong đợi thì người giáo viên phải trải qua những cái thuận lợi và khó khăn. 
+ Thuận lợi khi thực hiện đề tài này: Trường MG Hoa Cúc đã có những buổi chuyên đề để mọi người cùng trao đổi, đưa ra các giải pháp tối ưu nhất nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện khi cho trẻ làm quen văn học. 
Bản thân tôi thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề chuyên môn.
+ Khó khăn khi thực hiện đề tài này là nhận thức, tầm hiểu biết của phụ huynh và học sinh không đồng đều. 
II.3. Giải pháp, biện pháp: 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã có những tiết cho trẻ làm quen với học văn, tôi thấy trẻ còn thụ động và lúng túng khi trả lời các câu hỏi, giáo viên chưa gây được sự hứng thú đối với trẻ. Đồ dùng đồ chơi còn nghèo nàn, sử dụng CNTT để tìm kiếm tư liệu của giáo viên còn hạn chế, sự tiếp thu của trẻ không đồng đều, vì vậy tôi luôn băn khăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết dạy “Làm quen văn học” đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng cảm thụ văn học trong mỗi trẻ giúp trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động, trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng. Giúp trẻ phát triển trí nhơ, quan sát có chủ định để ghi nhớ, tập trả lời câu hỏi lô gíc.
- Bằng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn khác nhau càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức hơn. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: 
Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 
+ Lựa chọn và thể hiện tác phẩm văn học. 
Việc trang trí lớp học cho trẻ MG lớn là rất quan trọng, ở các góc chơi đều có dán các nhân vật hoặc để các con rối, mô hình tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 
Việc lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với tâm lý, nhận thức, phù hợp với mục đích giáo dục trở thành một nhiệm vụ quan trọng đặt ra trước mắt của người giáo viên đứng lớp. Trên cơ sở đó lựa chọn được những tác phẩm phù hợp với từng độ tuổi, nội dung, thể loại, tính vừa sứckhi cho trẻ làm quen.
Nên lựa chọn những tác phẩm kết cấu đơn giản, phải theo hai tuyến nhân vật đối lập và có thể theo trục thời gian,Giúp trẻ dễ ghi nhớ các tình tiết, dễ theo dõi được sự phát triển của nội dung tác phẩm.
Khi giáo viên đã chuẩn bị kĩ về việc lựa chọn tác phẩm thì việc thể hiện nó cũng rất quan trọng. Qua sự thể hiện nếu giáo viên gây được sự chú ý đối với trẻ thì đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật. Cô giáo là cầu nối trẻ đến với tác phẩm. Vì thế, cách trình bày câu kể nhập vai nhân vật phải thật diễn cảm và xúc động, cách thể hiện có nghệ thuật của cô giúp trẻ hiểu được nội dung, dễ đi vào nhập vai tác phẩm. Trẻ có thể tưởng tượng, biết đánh giá chúng một cách đúng đắn giữa cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, gan dạ, dũng cảm và nhút nhát.... Có như vậy trẻ mới cảm nhận được tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
VD: Khi cho trẻ đọc bài thơ “ Vì con” Cô thể hiện tác phẩm trên trẻ đồng thời trẻ là trung tâm của hoạt động. Tôi đã giáo dục trẻ rằng mẹ cũng như cô giáo, như bà và như người bạn của mình đã chăm sóc và dạy các con nên người. Để đền đáp công lao to lớn đó các con phải biết vâng lời, chăm ngoan, học giỏi,...Đồng thời tôi còn giáo dục trẻ một số kỹ năng sống như: Đoàn kết, tự tin, mạnh dạn, giao tiếp với mọi người,.
 * Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
- Trang trí lớp học cho trẻ là trên mỗi bức tranh, góc đồ chơi đều có hình ảnh để trẻ có thể tri giác tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học .
- Ở góc Thư viện với những cuốn truyện tranh, sách tranh để trẻ tự xem, trẻ nhớ và hình dung ra các tác phẩm
- Luôn thay đổi các hình thức cho trẻ hoạt động như tham quan, dạo chơi nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ,
- Tạo môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ thông qua học mà chơi chơi mà học đặc biệt là trò chơi học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ và dạy học cho trẻ đối với việc học đọc, học tập tô sử dụng trò chơi học tập là một hình thức tổ chức dạy học cho trẻ làm quen kĩ năng học tập, thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng
* Tổ chức cho trẻ làm quen văn học thông qua các trò chơi, đồ dùng đồ vật và các góc chơi
- Chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phong phú ở các góc chơi.
	- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng ngày
	- Tổ chức môi trường làm quen văn học phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức được các tác phẩm văn học tốt hơn
* Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin 
	 Qua thực tế của lớp, tôi đã nắm được tâm lý và đặc điểm của từng trẻ luôn gần gũi quan tâm hơn đối với những trẻ cá biệt, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các đồ dùng đồ chơi , để tạo tự tin cho trẻ khi có cô cùng tham gia với mình.
	- Trong khi trẻ hoạt động cô phải tạo cho trẻ tâm thế tự tin thoải mái để trẻ hứng thú tham gia và hoạt động tích cực, giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức hơn.
	- Một số trẻ phát triển chưa tốt trong khi đọc, kể tôi luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ thực hiện tự tin, rõ ràng, mạch lạc hơn.
* Sử dụng công nghệ thông tin vào việc làm quen văn học cho trẻ:
- Nhằm tạo cơ hội tốt nhất để trẻ được tham gia vào các hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động giúp trẻ được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ và để trẻ có nền móng vững chắc ngay từ nhỏ tôi đã tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách tổ chức các hoạt động cho trẻ. Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: Cho trẻ quan sát tranh vẽ, hình ảnh sinh động hấp dẫn trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ hoạt động làm quen văn học sẽ cho kết quả tốt.
Bằng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn khác nhau càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức hơn. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức của mình về tin học vào việc giảng dạy trên máy vi tính, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động làm quen văn học cho trẻ.
*Công tác tuyên truyền với phụ huynh 
Trẻ đến trường được cô giáo dạy dỗ với nhiều nội dung làm quen văn học thông qua các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên các kiến thức, kĩ năng về văn học mà giáo viên cung cấp cho trẻ phải được ôn luyện thường xuyên.Vì vậy, để giúp trẻ học tốt thì cần có sự cộng tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Vậy làm thế nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục, đạt kết quả, phối hợp với phụ huynh thật tốt. Bởi vậy tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
Hàng ngày, giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh nắm được tình hình học tập của trẻ trên lớp. 
Trong những lúc đón trả trẻ tôi tích cực trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học đặc biệt là dạy trẻ theo hướng đổi mới vẫn còn một số phụ huynh xem nhẹ vấn đề này tôi đã trao đổi với phụ huynh. Từ đó, phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con em mình đi học thường xuyên và còn phối hợp cùng cô trong việc sưu tầm nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong việc làm đồ dùng đồ chơi, qua đó việc dạy và học có hiệu quả và thống nhất hơn.
Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung dạy vào bảng treo ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi, đọc kể thêm cho trẻ ở nhà.
Đánh vi tính với các nội dung bài thơ, câu chuyện trẻ đã được học ở lớp đưa cho phụ huynh về nhà cùng tham khảo và dạy trẻ .
Giới thiệu các loại sách chuyện có tính giáo dục cho phụ huynh.
Sau khi sử dụng các biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh, phụ huynh đã hiểu bản chất, tác dụng của vấn đề dạy trẻ, nắm bắt được phương pháp dạy trẻ. Từ đó phụ huynh luôn luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên để dạy trẻ học tốt môn học này..
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp Bottom of Form
+
Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp.
Cô cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để tích cực hóa trẻ. Các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, kích thích tư duy của trẻ, phù hợp với từng đối tượng trẻ để trẻ thể hiện kết quả mà mình đã làm quen tác phẩm văn học. Qua đó củng cố kiến thức, vốn hiểu biết của trẻ, đồng thời phát triển các kĩ năng của trẻ và hướng tới kết luận cuối cùng.
Không nên đặt câu hỏi có sẵn câu trả lời, những câu hỏi quá chi tiết, vụn vặt sẽ phá vỡ hệ thống logic của bài học và việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của trẻ. Không phải cứ đặt câu hỏi là trẻ có thể trả lời được mà nó phải tuân thủ theo một hệ thống như:
+ Câu hỏi đóng: Giúp giáo viên kiểm tra xem trẻ hiểu những gì (Dạng câu hỏi chỉ có 1 sự lựa chọn: đúng/sai, 
+ Câu hỏi mở: giúp khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo và có mục đích: tại sao? Như thế nào? Vì sao?... 
Khi sử dụng câu hỏi đóng ta nên kết hợp với câu hỏi mở để trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình. 
- Câu chuyện có tên là gì? Của tác giả nào?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Tại sao bò, hươu và dê lại cãi nhau.
- Cả ba đã nhờ ai phân xử?
- Ngựa đã làm gì để phân xử?
- Làm thế nào mà hươu và dê tự nhận ra sự nhầm lẫn của mình?
- Khi nhận ra mình đã sai hươu và dê đã làm gì?
- Nếu lá các cháu các cháu sẽ làm gì khi mình mắc lỗi.
- Cô giáo dục: Nếu chúng ta nhầm lẫn hoặc làm gì có lỗi thì phải biết xin lỗi và cố gắng sửa chữa lỗi lầm.
- Cô khuyến khích các cháu đặt tên mới cho câu chuyện.
Khi hỏi trẻ sẽ chủ động trong tư duy và diễn đạt điều mình muốn nói. Sự hóm hỉnh qua những câu hỏi và cô là người gợi mở để trẻ tìm ra câu trả lời.
	Như vậy, trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ không áp đặt mà còn làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ, tạo hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc với tác phẩm, làm thức dậy những suy nghĩ của trẻ, giải quyết các nhiệm vụ mà môn “Làm quen văn học” đặt ra.
+ Tổ chức cho trẻ làm quen văn học bằng nhiều hình thức
Văn học là một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu đối với trẻ, nó đem lại và mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người, kích thích và nuôi dưỡng để phát triển trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật làm cho vốn từ của trẻ được nhiều hơn. Do đó, ta cần phải tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau vì ở lứa tuổi này trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”.
 Dạy trẻ kể và đọc thơ: Khi cho trẻ kể đó là một cách để rèn ngôn ngữ giao tiếp, giúp trẻ diễn đạt được bằng lời, kích thích tư duy, truyền đạt nội dung một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung tác phẩm văn học.
Dạy trẻ đóng kịch: Trẻ 4-5 tuổi đã nắm được các nhân vật. Vì thế cần tổ chức cho trẻ đóng kịch để phát triển ngôn ngữ đối thoại. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã làm quen. Khi đóng vai nhân vật trẻ cố thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng. Đôi khi cô giáo có thể nhập vai chơi hoặc là người dẫn truyện. Qua đó giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi: Trẻ rất dễ nhớ và cũng rất mau quên. Vì vậy tôi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học không những trong giờ học mà còn ở ngoài giờ học như: Trước khi ăn cơm, hoạt động chiều,
Như vậy, tổ chức cho trẻ làm quen văn học là rất cần thiết. Cô giáo là người hướng dẫn, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động.
+ Tự làm một số đồ dùng phục vụ giảng dạy
Ngoài những đồ dùng có sẵn, tôi còn làm một số đồ dùng để phục vụ công tác giảng dạy. Các đồ dùng, đồ chơi phải gây được sự hứng thú cho trẻ. Vì vậy đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, lạ mắt, dễ sử dụng, đồng thời tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn.
Khi sử dụng con rối trong tiết học sẽ gây cho trẻ sự mới lạ, tò mò, tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối. Với những con rối đơn giản làm bằng bao tay, lấy những vật liệu khác để làm mắt, mũi, tóc và có thể sử dụng nó để đọc thơ, kể chuyện tùy theo các nhân vật trong câu chuyện mà ta có thể làm để ta sử dụng cho hợp lí.
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp :
Để dạy trẻ học tốt môn học làm quen văn học thì giáo viên phải có thời gian nghiên cứu tài liệu, đọc sách chuyện nhiều, tra cứu trên mạng, tham gia dự giờ, học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp...để có kế hoạch soạn giảng cho phù hợp 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Các giải pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, để hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đi đến một thể thống nhất là tìm ra các giải pháp tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, khoa hoc và lô gíc giữa các giải pháp và biện pháp.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu : 
- Với những biện pháp tôi đã thực hiện cho lớp tôi trên đây đã đem lại cho lớp tôi một số kết quả sau: 
* Đối với giáo viên: 
- Giáo viên nắm chắc phương pháp, linh hoạt, sáng tạo trong các tiết dạy, học hỏi, đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
* Đối với trẻ: Hầu hết trẻ đều hứng thú học, đa số trẻ nay đã mạnh dạn hơn trong các hoạt động.. 
- Trẻ luôn có thái độ yêu mến các con vật, đồ vật xung quanh, trẻ đoàn kết, giúp đỡ nhau, hứng thú trong khi học và chơi. 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong phát âm, phát âm chính xác hơn 
- Trẻ nắm được một số chữ cái đã học. 
- Trẻ nắm được mặt chữ qua tranh ảnh, đồ dùng, các trò chơi 
- Trẻ đọc, tập tô biết cách ngồi cầm bút, mở sách
- Trẻ nhận biết các mặt chữ(in hoa,in thường,viết hoa,viết thường) 
- Trẻ nhận biết các mặt chữ gần giống nhau ( b, d, r, s, ...)
* Đối với phụ huynh: 
Phụ huynh và giáo viên đã có sự hợp tác tích cực, phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi, sách truyện cho hoạt động l àm quen văn h ọc 
II.4 Kết qu ả : 
Để có được những kết quả đó, giáo viên không chỉ yêu nghề mến trẻ mà còn phải tích lũy kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu
Giáo viên cần lắng nghe và tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân về lĩnh vực của mình đang làm để từ đó cố gắng nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin cho mình, chịu khó tham khảo tài liệu sách báo, thông tin đại chúng...
Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi đồng thời cô giáo là người mẹ thứ 2 của trẻ luôn luôn lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên khuyến khích trẻ để trẻ phát huy hết khả năng của mình.
Sau khi tiến hành các biện pháp trên, qua khảo nghiệm thì đã thu được kết quả như mong muốn
 Kết quả khảo nghiệm
 Nội dung
 Kết quả khảo nghiệm
- Sự chú ý nghe cô kể chuyện diễn cảm của trẻ 
- Khả năng đàm thoại theo nội dung truyện của trẻ.
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nắm được trình tự của chuyện, kể diễn cảm câu chuyện
- Trẻ phân biệt được sự đúng sai, thiện, ác, chăm chỉ, lười biếng và có tình cảm, thái độ phù hợp qua câu truyện trẻ học.
97 %
75 %
75 %
 95 %
Trẻ gần gũi, biết được cái đúng sai, phải trái, trẻ hứng thú hơn, trong tiết học trẻ thoái mái, tự tin, mạnh dạn trả lời những câu hỏi của cô đặt ra. Đặc biệt hơn là chuẩn bị tri thức cho trẻ để bước vào lớp 1. 
	III. Phần kết luận, kiến nghị:
III.1 Kết luận:
Từ những thực tế trên cũng như kết quả đã đạt được, cá nhân tôi xoay quanh nội dung là làm sao cho trẻ lĩnh hội được những kiến thức khi làm quen văn học. Tôi luôn chuẩn bị xây dựng kế hoạch giảng dạy, đọc sách truyện nhiều, lên mạng tham khảo các tiết dạy, nắm chắc kiến thức, làm đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt để phục vụ cho các tiết dạy được tốt hơn.
 	Tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi một cách hứng thú, thoải mái và thỏa mãn nhu cầu của trẻ 
Giáo viên lên lớp cần có nhiều hình thức đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo dục mầm 

Tài liệu đính kèm:

  • doc12 oanh.doc