* Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên.
- Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên.
- Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Số 0, 2, 4, 6 . . . là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11, . . . là các số tự nhiên lẻ. Hai số chẵn ( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
- Nắm được tên và vị trí của các hàng ( hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn).
- Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số.
VD: Dạy cho học sinh:
- Các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Tôi giải thích cho học sinh là: hàng nghìn các chữ số lớn hơn 0.
VD: 1234; 2574; 4351; . . . . hàng nghìn là: 1, 2, 4 nghìn. Không thể có hàng nghìn là 0 như: 0234, 0574, 0351, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9.
a từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học còn lại; 2. Thực trạng Trong thực tiễn có nhiều điều khác so với sách vở, có nhiều điều không sách vở nào nói hết. Toán học cũng vậy. Sách vở không nói hết mới cần đến vai trò của người thầy. Trong thực tiễn sách học không lường hết những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học. Bởi vậy, sách dạy chúng ta phương pháp truyền thụ kiến thức. Song, chúng ta cũng có thể giúp người viết sách hoàn thiện phương pháp giảng dạy một cách tốt hơn. Chưa nói đối tượng học sinh ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau. Nhận thức của các em có sự chênh lệch, do đó người giáo viên tuỳ theo học sinh của lớp mình, của địa phương mình để có cách dạy thích hợp; Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 là trường thuộc vùng sâu, vùng xa, gồm 3 điểm trường thuộc 3 thôn. Học sinh Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 có đặc điểm riêng, lớp 3A có những điểm khác biệt so với lớp 3 trong trường. Một số em môn toán còn yếu, phương pháp học tập chưa rõ ràng, còn thụ động trong việc tiếp thu bài. Song điều đáng nói, đây là vùng sâu, vùng xa. Trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Hơn phân nửa số học sinh là con nhà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn phụ giúp gia đình. Một số học sinh cha mẹ phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc, . . . Vì vậy, các em còn lo chơi chưa chú ý về học tập. Những bài học bài tập còn lơ là. Như vậy, trách nhiệm nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng lớp; Mặt khác, bản thân đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy toán 3 mới. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều, một số học sinh trung bình, yếu, . . . Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: + Chưa thuộc bảng nhân, chia; + Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục); + Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc); + Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn; + Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán. Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3A tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 . 3. Giải pháp Để rèn luyện và bồi dưỡng học sinh học tốt môn toán, ngay từ đầu năm tôi được phân công giảng lớp 3A. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua các tiết ôn tập toán đầu năm, tôi đã phân loại học sinh cụ thể vào sổ tay như sau: + Chưa thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2 đã học: 10/25 học sinh; + Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 4/25 học sinh; + Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính: 5/25 học sinh; + Giải toán có lời văn chưa được: 8/25 học sinh; + Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 20/ 25 học sinh. - Để tìm hiểu về gia đình, điều kiện sống, sự chăm lo của phụ huynh đối với con em. Ngay từ đầu năm tôi đề nghị Ban Giám Hiệu cho họp phụ huynh học sinh. Thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại tình hình học tập của từng học sinh đặc biệt là học sinh yếu môn Toán; - Trong cuộc họp tôi động viên phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh; - Cần tạo điều kiện cho các em có góc học tập ở nhà. Đặc biệt là phụ huynh nhắc nhở việc học tập của các em và học thuộc bảng cửu chương. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp; - Để lớp đủ dụng cụ học tập tôi liên hệ thư viện mượn sách giáo khoa và vở bài tập cho học sinh, nên lớp tôi có 25/25 học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập; - Qua hai tháng đầu giảng dạy tôi cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các em học yếu toán; - Từ đó tôi suy nghĩ tìm hiểu, lựa chọn các phương pháp, biện pháp mới, để giúp học sinh có kĩ năng, thói quen và căn bản trong quá trình học toán. Cụ thể như sau: 1) Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, chia. - Theo tôi nghĩ, học sinh học tốt môn toán thì không thể không luyện cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia. Bởi lẽ, học sinh có thuộc bảng nhân, chia mới vận dụng giải các bài tập có liên quan. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số và giải toán hợp; - Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, chia tôi làm như sau: + Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, chia và tôi chốt lại cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn như sau: VD: Bảng nhân. * Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau. * Các thừa số thứ hai trong bảng nhân đều khác nhau theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mỗi thừa số này liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. ( trong bảng nhân các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10 không có thừa số 0). * Các tích cũng khác nhau và mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần). VD: Bảng chia 9. * Các số bị chia trong bảng chia 9 là các tích của bảng nhân 9, và hơn kém nhau 9 đơn vị; * Số chia trong bảng chia 9 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 9 đều là 9; * Các thương của bảng chia 9 là thừa số thứ hai của bảng nhân 9. + Hàng ngày, đầu giờ học môn toán, thay vì cho học sinh vui, để khởi động, tôi thay vào cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia và cứ thế lần lượt từ bảng nhân 2, bảng chia 2 đến bảng nhân, chia học hiện tại; + Sau mỗi giờ học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia từ 2 đến 4 em; + Tôi thường xuyên kiểm tra học sinh bảng nhân, chia bằng cách in bảng nhân, chia trên giấy A4, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu. Tôi và học sinh cùng nhau nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm bài chưa tốt; + Tôi cũng thường xuyên cho học sinh chép bảng nhân nào mà các em chưa thuộc vào tập riêng. Ngày sau trình bày và đọc cho tổ trưởng nghe vào đầu giờ, sau đó tổ trưởng báo cáo cho giáo viên. * Thỉnh thoảng để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi. VD: Trò chơi ôn lại bảng nhân ( trò chơi lô tô) - Tôi chuẩn bị nhiều bảng theo thứ tự đảo ngược như sau: 40 20 32 16 24 12 8 36 28 8 20 16 32 12 24 40 28 36 Cách chơi: Phát cho mỗi em một bảng. Giáo viên hoặc lớp trưởng lần lượt đọc mỗi lần 1 phép tính trong bảng nhân 4 nhưng không nêu kết quả. Học sinh nghe và tự tìm kết quả đánh dấu vào ô có kết quả đúng. Nếu học sinh nào đánh đúng, đủ 3 ô hàng ngang hoặc hàng dọc thì em đó thắng. Giáo viên quan sát lại khen thưởng học sinh thắng cuộc, khuyến khích học sinh làm chưa tốt; Tiếp tục như những cách làm trên cho đến khi cả lớp đều thuộc từ bảng nhân, chia 2 đến 9. 2) Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. ( Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên là chuỗi kiến thức rất quan trọng trong chương trình toán 3). - Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia số thứ tự và giải bài toán hợp; - Dạy chuỗi kiến thức này theo tôi, người giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau: * Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên. - Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên. - Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất. - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. - Số 0, 2, 4, 6 . . . là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11, . . . là các số tự nhiên lẻ. Hai số chẵn ( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị. - Nắm được tên và vị trí của các hàng ( hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn). - Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số. VD: Dạy cho học sinh: - Các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Tôi giải thích cho học sinh là: hàng nghìn các chữ số lớn hơn 0. VD: 1234; 2574; 4351; . . . . hàng nghìn là: 1, 2, 4 nghìn. Không thể có hàng nghìn là 0 như: 0234, 0574, 0351, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9. * Hướng dẫn đọc, viết. - Hướng dẫn phân hàng: VD số: 5921. + Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. . Số 5921: Có 5 nghìn, 9 trăm, 2 chục, 1 đơn vị. . Đọc số 5921: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Giáo viên viết: 5921. Phân tích: 5 9 2 1 5nghìn 9trăm 2chục 1đơn vị. Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị. . Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải). . Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó. . Học sinh đọc: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. - Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau: VD: Số 5921 và 5911. . Số 5921 đọc là: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. . Số 5911 đọc là: Năm nghìn, chín trăm mười một. - Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 5921, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 5911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên: VD: Số 2305 và 2325 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”. VD: Số 2010: Học sinh nhiều em đọc là “Hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 2010 đọc là: Hai nghìn không trăm mười. * Hướng dẫn so sánh. Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 9999 999. + Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau: VD: Bài tập 3a trang 100: Để tìm số lớn nhất trong các số: 4375 ; 4735 ; 4537 ; 4753. Tôi hướng dẫn họ sinh như sau: - Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 4 3 7 5 4 7 3 5 4 7 3 5 4 5 3 7 4 7 5 3 4 7 5 3 Số lớn nhất 4753. 4 7 4 7 5 - Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. - So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 4. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4735 và 4753. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 4753. 3) Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc) Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải nắm vững cách đặt tính, các thành phần cũng như sự liên quan trong khi tính cộng trừ, nhân chia. * Đối với phép cộng, trừ: ( giúp học sinh nhớ và áp dụng) - Phép cộng: VD : 2473 + 3422 = 5895 Số hạng số hạng Tổng + Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi. 2473 + 3422 = 3422 + 2473= 5895 + Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. 2473 + 3422 = 5895 + Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 2473 - x = 5895 x = 5895 - 2473 + Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 2 + 0 = 2 - Phép trừ: VD: 8265 - 5152 = 3113 Số bị trừ số trừ hiệu + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ. 8265 - 5152 = 3113 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ. x - 5152 = 3113 x = 3113 + 5152 x = 8265 + Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 8265 - x = 3113 x = 8265 - 3113 x = 5152 + Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó. 4 - 0 = 4 - Đặt tính và tính: Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. VD: Phép cộng có nhớ một lần. + 435 127 562 Lần: 321 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. 4 cộng 1 bằng 5, viết 5. * GV nói: Khi kẻ lần vạch ngang, tất cả các em đều dùng bằng thước. * Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.(trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156). * Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng). - Phép nhân: VD: 1427 x 3 = 4281 Thừa số Thừa số Tích + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai. 1427 x 3 = 4281 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 1427 x x = 4281 x = 4281 : 1427 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3 x 9 = 9 x 3 = 27 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . . + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 3 x 0 = 0 - Đặt tính và tính: Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ; Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất; Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái); VD: 3034 3 2 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. Không viết 1 nhớ 2. 3 nhân 3 . . . . + * Nhắc thêm cho học sinh: Nếu trường hợp như: 8 nhân 3 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, . . . ( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2, . . . 8, không có nhớ 9) - Phép chia: VD: 6369 : 3 = 2123 + Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3 + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia. x : 3 = 2123 x = 2123 x 3 + Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương. 32 : x = 8 x = 32 : 8 + Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. 4 : 1 = 4; . . . . . ; 9 : 1 = 9 + 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0. 0 : 3 = 0 * Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 3 : 0 + Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương. 7 : 3 = 2(dư 1); Vậy: (7 – 1) : 2 + Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. 7 : 3 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 3 + 1 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 8). VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia) - Đặt tính và tính: Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì phép chia là khó nhất vì: - Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp (có em chỉ mới thực hiện đến hàng trăm, chục mà không thực hiện hết). Cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh yếu toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng nào thực hiện rồi, hàng nào chưa thực hiện. Thực hiện như sau: VD: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số: 1276 : 3 = ? - Trước tiên giúp học sinh biết ghi theo cột dọc và hiểu tên gọi các thành phần trong cột dọc của phép chia. (sử dụng phần bảng được xoá) Số bị chia dấu chia số chia 1276 : 3 1276 3 Hạ 425 Thương tìm được. Số dư lần chia 1 07 Số dư lần chia 2 16 1 Số dư lần chia cuối cùng (Phép chia có dư). * Khi hạ hàng nào phải hạ dưới sao cho thẳng hàng, để ta biết sẽ thực hiện hàng đó, sau đó mới thực hiện hàng kế tiếp. * Nhắc học sinh: Tôi nói trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc thì các phép cộng, trừ, nhân ta thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái, hoặc từ hàng đơn vị, hàng chục, . . . Còn riêng phép chia ta tính theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ( hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị); Nhìn chung, các em có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn đặt tính sai, cộng, trừ, nhân, chia không viết lộn kết quả và quên số nhớ nữa; Đối với các em này, hàng ngày mỗi tiết học toán, tôi gọi lên bảng thực hiện phép tính. Tôi cũng thường xuyên đến các em yếu toán, việc làm theo yêu cầu cần đạt của chuẩn kĩ năng, kiến thức. Có khi tôi yêu cầu những em này chỉ làm một phần trong mỗi bài tập và hướng dẫn rất kĩ khi làm bài vào vở. Cách trình bày từng con số, cách sửa sai để từng trang vở được sạch đẹp; Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và tính chính xác. 4) Hướng dẫn giải toán có lời văn Đây là chuỗi kiến thức học sinh mất căn bản. Các em thường chưa biết phân tích đề toán, chưa biết suy luận, tổng hợp, so sánh tìm cách giải hợp lí cho từng bài. Vì vậy, trong mỗi tiết học gặp những bài toán giải có lời văn tôi yêu cầu học sinh như sau: - Phần đọc thành tiếng và đọc thầm. + Đọc kĩ đề toán, gạch chân từ, số quan trọng liên quan đến khâu giải. (GV theo dõi cả lớp đọc thầm và yêu cầu em nào cũng phải đọc, có đọc mới hiểu và làm bài đựơc); + Khi đọc cần hiểu bài toán cho ta biết điều gì? Bài toán hỏi gì? - Phần hướng dẫn giải. + Hướng dẫn tóm tắt đề toán bằng hình vẽ, lời câu văn, . . . + Tìm hướng giải: Phân tích hoặc tổng hợp. + Gợi mở khâu đặt lời giải rõ ràng, gọn, đúng yêu cầu bài toán. VD: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế? Bước 1: Gọi học sinh đọc kĩ đề: 2 em đọc to, cả lớp đọc thầm. (chú ý nội dung) Bước 2: Hướng dẫn phân tích để xác định cái đã cho và cái cần tìm, sau đó giáo viên gạch chân. + Hỏi: Cái đã cho: 35l mật ong, 7 can + Cái cần tìm: Có 10l mật ong đựng trong bao nhiêu can. * Giáo viên hướng dẫn tóm tắt bài toán. 35 lít mật ong: 7 can 10 lít mật ong: . . . can? Bước 3: Tìm hướng giải: + Bài toán hỏi gì? (có 10l mật ong thì đựng trong bao nhiêu can?) + Muốn biết 10l mật ong đựng đều mấy can, ta phải làm gì? (tìm xem 1 can đựng được bao nhiêu lít mật ong). + Muốn tìm được 1 can đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm sao? - Gợi mở cho học sinh đặt lời giải và chọn phép tính giải. Số lít mật ong đựng trong 1 can là: 35 : 7 = 5 ( l ) + Hỏi tiếp: Biết được mỗi can 5l mật ong. Vậy nếu có 10l mật ong thì đựng đều mấy can như thế? - Gợi mở để cho học sinh chọn lời giải và phép tính. Số can đựng 10l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số: 2 can. - Song song với qui trình hướng dẫn giải, tôi luôn lưu ý học sinh cách trình bày bài giải sao cho phù hợp với trình tự yêu cầu của đề, cụ thể như bài toán vừa hướng dẫn trên, tôi hướng dẫn các em trình bày như sau: Bài giải Số lít mật ong đựng trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số can đựng trong 10l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) Đap số: 2 can. - Những biện pháp trên được áp dụng ở lớp tôi về giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị và mang lại kết quả tương đối cao, và trong lớp bây giờ có khoảng ba phần tự học sinh giải thành thạo. 5) Giúp học sinh nắm, thuộc các qui tắc đã học Tuy nhiên học sinh đã biết cộng, trừ, nhân, chia, . . . cũng chưa giải hết được các bài toán trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 3. Vì thế tôi cần giúp cho các em thuộc và khắc sâu các qui tắc đã học để áp dụng và làm toán tốt hơn, tôi làm như sau: + Tôi soạn lại các qui tắc đã học và có ví dụ , rồi in trên giấy A4, phát cho học sinh và yêu cầu các em phải học thuộc; + Tổ chức cho học sinh ôn lại qui tắc: Lớp tôi có 3 tổ tôi chia làm 3 nhóm. Tôi thường cho các nhóm thi với nhau về các qui tắc như sau: VD: Nhóm 1 nêu câu hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều
Tài liệu đính kèm: