Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm cải tiến món ăn cho cô và trẻ trong Trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm cải tiến món ăn cho cô và trẻ trong Trường Mầm non

PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài

Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ

hàng đầu, quan trọng nhất. Vì sức khỏe là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn

với con người. Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non trẻ đang trong giai đoạn phát

triển mạnh mẽ và hoàn thiện, nếu cơ thể trẻ còn non yếu dễ phát triển lệch lạc

mất cân đối. Do vậy, trẻ cần được chăm sóc nuôi dưỡng một cách tốt nhất để

phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Như chúng ta đã biết, chủ đề năm học 2020 - 2021 là “Xây dựng trường,

lớp mầm non hạnh phúc”. Bản thân tôi cho rằng: Để có một lớp học thực sự

hạnh phúc thì bản thân các cô giáo phải là người hạnh phúc. Những bài

giảng của giáo viên hạnh phúc mới thăng hoa, lan tỏa truyền cảm hứng tới

học sinh hạnh phúc một cách trọn vẹn. Và để xây dựng trường mầm non

hạnh phúc thì bản thân mỗi cán bộ - giáo viên - nhân viên trong nhà

trường đều phải là người hạnh phúc.

Theo thuyết nhu cầu của Maslow, TS tâm lý học người Mỹ, quan niệm

“Hạnh phúc là phạm trù khi con người được đáp ứng những nhu cầu như: Được

khẳng định bản thân, được tôn trọng, được yêu thương, được tham gia cộng

đồng, được an toàn, ổn định và được ăn, uống, ngủ nghỉ. làm cho con người

thoải mái”. Trong đó nhu cầu được ăn, uống, ngủ nghỉ là những nhu cầu cơ bản

nhất và mạnh nhất của con người. Maslow cũng cho rằng, những nhu cầu ở mức

độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn.

Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói

khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1386Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm cải tiến món ăn cho cô và trẻ trong Trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mặc dù thực phẩm của cô và trẻ được mua của công ty thực phẩm sạch và 
địa chỉ tin cậy song không vì thế mà tôi lơ là, không cẩn thận trong khâu giao 
nhận thực phẩm. Khi thực phẩm đến tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra chất 
lượng thực phẩm xem có tươi ngon, đảm bảo yêu cầu hay không. 
 Trước hết là kiểm tra xem bao bì đóng gói thực phẩm xem có nguyên vẹn 
hay không, màu sắc, chất lượng thực phẩm gia sao và cuối cùng đến khối lượng 
thực phẩm có đủ lượng theo phiếu đặt mua hay không. 
- Cách kiểm tra chất lượng một số loại thực phẩm như sau: 
+ Thịt lợn: màng ngoài khô, dịch hoạt trong, rắn chắc, đàn hồi cao, lấy 
ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra. 
+ Thịt bò: có màu đỏ đặc trưng, mỡ vàng màu nhạt, độ đàn hồi tốt bề mặt 
khô mịn. 
+ Thịt gà (Vịt, ngan): Thịt có màu sắc tự nhiên từ trắng ngà đến vàng tươi 
da kín lành lặn, không có vết bẩn mốc meo hoặc vết lạ : Mùi vị bình thường đặc 
trưng của gia cầm, không có màu lạ, không có phẩm màu. 
7/19 
+ Trứng gà: Chọn trứng bằng quan sát vỏ màu sáng, không có vết xám 
đen không bị dập quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng dùng 
nước lã để chọn: trứng mới thì chìm xuống và nằm ngay dưới lòng chậu. Dùng 
cảm giác: Cầm trứng lên xem nặng, nhẹ ra sao và lắc thử nếu nhẹ lắc có tiếng 
động là trứng tốt. 
+ Cá: Cơ cứng, để trên bàn tay không thõng xuống, nhãn cầu lõm, trong 
suốt miệng ngậm cứng, vảy tươi óng ánh, dính chặt, thịt cá rắn chắc có độ đàn 
hồi, dính chặt vào xương sống 
+ Cua: Con sống, càng khoẻ, béo, vỏ xanh, bụng trắng, mai chắc, thịt tươi. 
+ Giá đỗ: Màu sắc bình thường, thân giá cong, không quá to mập, có mùi 
đặc trưng của giá đỗ, không có mùi lạ. 
+ Rau muống: Lá rau có màu xanh, sạch, sáng, cuống tươi, không có mùi lạ. 
+ Su hào: Củ dọc nhỏ, thưa lá, mỏng vỏ, nặng tay, không bị sâu, thối. 
+ Cà rốt: Chọn củ non, mập, đỏ sậm, rễ nhỏ. 
+ Cà chua: Chọn loại cà quả to, mọng ,đỏ hồng, chắc tay, không bị dập nát. 
+ Nấm: Chọn nấm trắng, không thâm, không nát. 
+ Bí đỏ: Chọn quả có vỏ cứng, già, màu vàng nâu. 
(Minh chứng: hình ảnh giao nhận thực phẩm- Phần phụ lục) 
3.3. Biện pháp 3: Nắm chắc nguyên tắc xây dựng thực đơn cho cô và trẻ 
Để xây dựng được thực đơn phù hợp cho cô và trẻ tôi cần nắm chắc các 
nguyên tắc sau: 
* Nguyên tắc chung: 
- Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn. 
- Đủ các loại thức ăn phù hợp với cơ cấu bữa ăn. 
- Thực đơn phải đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng của bữa ăn. 
- Giá tiền của bữa ăn phù hợp với mức đóng góp đạt hiệu quả kinh tế của 
bữa ăn. 
Ngoài ra tôi cũng cần chú đến đặc điểm, nhu cầu riêng của từng đối tượng. 
* Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ: 
Để xây dựng được thực đơn đảm bảo cân đối các chất, đa dạng các loại 
thực phẩm và phù hợp theo mùa, theo lứa tuổi mầm non là một việc làm đòi hỏi 
người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng phải có sự hiểu biết sâu sắc về hàm 
lượng dinh dưỡng của từng loại thực phẩm cũng như kinh nghiệm nấu ăn. Do đó, 
khi tham mưu xây dựng thực đơn cho trẻ tôi thường nắm chắc 4 nguyên tắc sau: 
+ Nguyên tắc 1: Thực đơn phải đảm bảo đủ lượng calo. 
Theo quy định của Bộ Giáo dục, trẻ mầm non sẽ đi học từ sáng sớm đến 
chiều tối. Do đó, thời gian trẻ thức, hoạt động, học tập, vui chơi chủ yếu là ở 
8/19 
trường. Năng lượng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ trong 1 ngày 
ở trường là từ 765-893 Kcal chiếm 60-70% nhu cầu năng lượng cả ngày đối với 
trẻ nhà trẻ và 615-726 Kcal chiếm 50-55% nhu cầu năng lượng cả ngày đối với 
trẻ mẫu giáo. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn tôi thường chú ý kết hợp giữa thực 
phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết 
cho trẻ một ngày. 
+ Nguyên tắc 2. Thực đơn phải cân đối cả 4 nhóm chất. 
- Chất đạm: Chứa Protein là nguyên liệu chủ yếu để hình thành các tố chất 
quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non. P có nhiều trong thịt, 
cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng 
- Chất béo: Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Lipid có 
nhiều trong dầu ăn, mỡ lợn, một số loại thịt cá và các loại quả hạt chứa nhiều 
tinh dầu. 
- Chất bột đường: Glucid cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Glucid 
có nhiều trong gạo, bột mỳ, miến, đường, đậu  
- Vitamin và muối khoáng: Có nhiều trong các loại rau củ, trái cây, giúp 
cơ thể bé chuyển hoá chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, 
khoáng chất. 
Để đảm bảo lượng protein nên kết hợp giữa đạm động vật cung cấp từ 
thịt, cá, trứng và đạm thực vật cung cấp từ đậu, lạc, vừng và các loại canh rau 
có độ đạm tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ. 
Để đảm bảo lượng lipid tôi thường tăng cường chiên, xào, sơ các món 
trước khi chế biến và sử dụng thịt sấn vai để tăng hàm lượng lipid. 
Để đảm bảo lượng Glucid nên cân đối giữa 2 bữa chính và bữa phụ trong 
ngày, bữa chính sáng có thể cho trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể ăn một số món 
được chế biến từ gạo nếp, mỳ, chè. 
+ Nguyên tắc 3. Thực đơn phải kết hợp đa dạng các loại thực phẩm. 
Ở lứa tuổi mầm non, mọi chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể 
trẻ. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định. Vì thế trong mỗi bữa 
ăn hàng ngày của trẻ tôi thường kết hợp từ 7 – 10 loại thực phẩm để thực đơn 
phong phú, đa dạng và không bỏ sót nguồn chất nào đối với cơ thể. 
+ Nguyên tắc 4. Thực đơn phải phù hợp theo mùa, phù hợp với trẻ. 
Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, tôi thường chú ý xây dựng thực 
đơn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng mùa và đặc biệt quan tâm về khẩu 
vị và trạng thái của thức ăn. 
Mùa hè hay những ngày oi ả, nóng nực nhu cầu về các món có nhều nước 
tăng lên, nên tăng cường món canh hay các loại hoa quả, chè 
9/19 
Mùa đông hay những ngày thời tiết se lạnh có thể bổ sung thêm các món 
xào, rán hay các món hầm nhừ để trẻ dễ ăn. 
Khi chế biến, cần chú trọng việc băm nhỏ, thái nhỏ, nấu nhừ, mềm các 
loại thực phẩm. Các món ăn khô nên kèm theo nước sốt để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa. 
Ngoài ra tôi rất quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn rau sạch tại chỗ để 
nấu ăn cho trẻ. Do vậy, tuy diện tích đất không quá rộng nhưng tôi đã cùng các 
chị em trong tổ tranh thủ thời gian như đến sớm vào các buổi sáng để tưới rau, 
các buổi chiều sau khi rửa dọn xong thì làm cỏ, cuốc đất, gieo rau để trồng ra rất 
nhiều loại rau phù hợp theo từng mùa. Đặc biệt là luôn tận dụng rác thải nhà bếp 
để tự ủ phân bón cho rau giúp cho rau không bị nhiễm các chất độc hóa học như 
khi sử dụng các loại phân bón mua sẵn. Kết quả là mỗi tuần vườn rau của nhà 
trường cung cấp từ 2 đến 3 bữa rau cho trẻ, vì vậy khẩu phần hàng ngày của trẻ 
được tăng dần cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo lượng vitamin: 
(Minh chứng: Hình ảnh vườn rau tại trường - Phần phụ lục) 
* Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho cô 
- Nguyên tắc đầu tiên là thực đơn của cô không được trùng với của trẻ để 
đảm bảo tính khách quan. 
- Tiếp đến là phải đáp ứng tiêu chí “Ngon - Bổ - Rẻ” 
- Ngon: Cơ cấu bữa ăn đa dạng, phù hợp khẩu vị của đa số các cô trong 
trường, ngon mắt, ngon miệng. 
- Bổ: Đủ dinh dưỡng và năng lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. 
- Rẻ: Hiệu quả kinh tế cao, tận dụng các nguồn thực phẩm có sẵn tại địa 
phương. 
- Bên cạnh đó tôi cần tuân thủ nguyên tắc xây dựng thực đơn và tháp dinh 
dưỡng cân đối. 
- Bữa trưa: Gồm : 3 món: Món thức ăn mặn, món xào/ salad, món canh/ 
luộc. Để cân đối được bữa ăn đủ các món mà phù hợp giá tiền tôi cần quan tâm 
đến việc lựa chọn thực phẩm đắt kết hợp với thực phẩm rẻ và tận dụng tối đa 
nguồn rau vườn có sẵn. 
Ngoài ra tôi còn rất chú ý đến việc sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh 
dưỡng, ít béo, ít đường chứa nhiều chất chống ôxi hóa và giàu chất xơ... 
3.4. Biện pháp 4: Cải tiến kỹ thuật chế biến một số món ăn cho trẻ 
Để trẻ ăn ngon, ăn hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, 
thường xuyên thay đổi cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, biết cách phối 
hợp với từng món ăn để tạo nên mùi vị đặc trưng. 
Ví dụ: Khi chế biến chúng ta nên phối hợp các loại rau quả có màu sắc 
đẹp để trẻ dễ bị thu hút, lôi cuốn tạo cảm giác hứng thú, thích ăn. 
10/19 
- Tẩm ướp thức ăn từ 10-15 phút trước khi phi hành thơm đem xào nấu. 
Để tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu cụ thể: Khi 
chế biến thức ăn cho trẻ ta nên giảm bớt sử dụng muối và tăng cường sử dụng 
nước mắm vì nước mắm chứa nhiều dinh dưỡng và có bổ sung chất sắt. Phối 
hợp thêm một số loại rau quả có chứa nhiều vitaminC để có tác dụng tốt cho 
việc hấp thụ chất sắt, phòng chống được các bệnh tật khi chuyển mùa. 
Ví dụ: Như rau đay hàm lượng VitaminC là 77%, Rau mồng tơi 72%, Bắp 
cải 30%, Cà chua 40%, Bí ngô 40%.. 
- Tăng lượng thực ăn giàu canxi giúp cho sự phát triển chiều cao của trẻ, 
kết hợp với việc uống sữa hàng ngày. 
Chú ý: - Khi sơ chế thức ăn cho trẻ phải chú ý thái nhỏ hoặc xay nhỏ các 
loại rau, thực phẩm thịt, cá và khi chế biến phải nấu mềm, nhừ để trẻ dễ ăn, dễ 
tiêu hoá. 
- Khi rửa rau tránh vò nát rau làm mất lượng B1, nấu thức ăn phải đậy 
vung, không đảo khuấy nhiều làm bay chất dinh dưỡng... 
- Kết hợp với gia đình: Tôi tuyên truyền, phổ biến cho phụ huynh biết 
cách chăm sóc chế biến thức ăn cho con hợp lý, khoa học, biết sử dụng các loại 
thực phẩm bổ sung chất vi lượng phối hợp nhiều loại thực phẩm và loại thực 
phẩm nhằm giúp trẻ phát triển. 
Sau đây là một số món ăn cho trẻ mà tôi đã cải tiến thành công cách chế 
biến mới giúp món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn và trẻ thích ăn hơn. 
S 
T 
T 
Món ăn Cách chế biến 
Hiệu quả 
Cách làm cũ Cách làm mới 
1 
Món cá trắm, 
thịt lợn sốt 
ngũ liễu: 
*Nguyên liệu: 
Cá trắm, thịt lợn sấn 
vai, cà chua, gừng, tỏi, 
nghệ, hành khô, hành lá, 
thì là, bột canh, mì 
chính, nước mắm, dầu 
ăn... 
- Sử dụng 
thịt nạc vai 
nên lượng 
calo thấp 
- Ít loại gia 
vị hơn. 
- Sử dụng thịt 
lợn sấn vai nên 
lượng calo cao 
hơn 
- Đa dạng thực 
phẩm và nhiều 
gia vị làm tăng 
hương vị và 
màu sắc cho 
món ăn. 
*Cách sơ chế: 
- Thịt lợn sấn vai, rửa 
sạch thái miếng rồi xay 
- Thịt xay 
xong không 
- Thịt được ướp 
trước với gia vị 
11/19 
nhỏ ướp gia vị khoảng 
10 phút. 
- Cá sơ chế lọc bỏ 
xương, rửa sạch, chiên 
thơm gỡ bỏ xương. 
- Cà chua rửa sạch, xay 
nhỏ. 
- Hành khô bóc vỏ sau 
đó đem rửa sạch rồi 
băm nhỏ. 
- Hành hoa, thì là cắt 
gốc rửa sạch, thái nhỏ. 
ướp nên gia 
vị không 
ngấm. 
- Cá hấp 
không chiên 
nên tanh hơn 
nên ngấm và 
đậm đà hơn. 
- Cá chiên nên 
giản độ tanh 
*Cách chế biến: 
- Phi thơm hành khô, 
cho cà chua vào đun sôi 
lấy màu. 
- Phi thơm hành khô, 
cho thịt lợn đã xay nhỏ 
vào đảo đều cho thịt săn 
lại, tơi đều. Sau đó cho 
cá vào đảo đều, cho cà 
chua, nước mắm vào 
nêm vừa miệng rồi cho 
hành hoa, thì là vào. 
- Không phi 
riêng cà 
chua nên 
màu sắc 
không hấp 
dẫn. 
- Không sử 
dụng nước 
mắm nên 
món ăn chưa 
đạt độ thơm 
ngon 
- Phi riêng cà 
chua nên màu 
sắc hấp dẫn hơn. 
- Sử dụng nước 
mắm nên món 
ăn thơm ngon 
hơn. 
*Thành phẩm: 
- Màu đỏ của cà chua, 
vàng của cá chiên, tráng 
của thịt lợn, xanh của 
hành lá, thì là, mùi thơm 
của các loại gia vị hòa 
quyện vào nhau, vị 
thơm ngon vừa miệng. 
- Màu sắc 
chưa hấp 
dẫn 
- Cá vẫn 
nhiều mùi 
tanh 
- Màu sắc hấp 
dẫn. 
- Không tanh 
mùi cá. 
- Mùi vị thơm 
ngon hơn. 
2 
Món đậu, thịt 
lợn sốt cà 
*Nguyên liệu: 
Đậu trắng, thịt lợn sấn 
- Lượng cà 
- Tăng lượng cà 
12/19 
chua vai, cà chua, hành khô, 
hành lá, mùi ta, nghệ 
tươi, bột canh, mì chính, 
nước mắm, dầu ăn... 
chua ít, 
không sử 
dụng nghệ 
và nước 
mắm 
chua, sử dụng 
thêm nghệ tạo 
màu và nước 
mắm. 
*Cách sơ chế: 
- Đậu thái hạt lựu ướp 
với chút nước nghệ. 
- Thịt lợn sấn vai, rửa 
sạch thái miếng rồi xay 
nhỏ ướp gia vị khoảng 
10 phút. 
- Cà chua rửa sạch, xay 
nhỏ. 
- Hành khô bóc vỏ sau 
đó đem rửa sạch rồi 
băm nhỏ. 
- Hành hoa, mùi ta cắt 
gốc rửa sạch, thái nhỏ. 
- Đậu không 
có màu sắc 
đẹp 
- Đậu màu vàng 
đẹp mắt 
- Thịt được ướp 
trước với gia vị 
nên ngấm và 
đậm đà hơn. 
Cách chế biến: 
- Phi thơm hành khô, 
cho cà chua vào xào 
chín, nêm nước mắm, 
gia vị tạo thành sốt cà 
chua. 
- Phi thơm hành khô, 
cho thịt lợn đã xay nhỏ 
vào đảo đều cho thịt săn 
lại, tơi đều. Sau đó cho 
nước vào ninh chín 
mềm. 
-Tiếp đến cho sốt cà 
chua và đậu đã ướp với 
nghệ vào đun sôi. 
- Nêm lại gia vị cho vừa 
miệng, thêm hành lá, 
mùi ta thái nhỏ vào tắt 
- Không xào 
riêng cà 
chua mà cho 
vào đun 
cùng với thịt 
luôn nên 
màu sắc 
không đẹp 
và làm mất 
đi lượng 
vitamin A 
cần thiết. 
- Rau gia vị 
không có 
mùi ta 
- Phi riêng cà 
chua nên màu 
sắc hấp dẫn hơn. 
- Sử dụng nước 
mắm nên món 
ăn thơm ngon 
hơn. 
- Đậu cho vào 
sau nên không 
bị bã. 
- Sốt cà chua 
cho vào sau nên 
giữ được màu 
và vitamin A. 
- Rau gia vị có 
thêm mùi ta nên 
thơm hơn 
13/19 
bếp, mở vung. 
Thành phẩm: 
- Thịt chín mềm, đậu 
không bị nát. 
- Thành phẩm có vị béo 
của đậu, ngọt của thịt, 
chua dịu của cà chua và 
thơm của hành, mùi. 
- Màu sắc hấp dẫn, thịt 
hồng, đậu vàng, đỏ của 
cà chua, xanh của hành, 
mùi. 
- Đậu thì nát 
mà thịt thì 
chưa chín 
mềm. 
- Đậu trắng, 
cà chua 
không lên 
màu. 
- Thịt chín 
mềm, đậu không 
bị nát có vị béo. 
- Màu sắc hấp 
dẫn hơn 
Bên cạnh các món ăn được cải kiến kỹ thuật chế biến tôi còn thay thế một 
số món ăn mà trẻ không thích như: 
- Món Cá om chuối đậu thành món Cá, thịt lợn kho giềng sả. 
Cách chế biến như sau: 
* Món Cá, thịt lợn kho giềng sả. 
+ Nguyên liệu: 
- Cá trắm ( Rô phi lọc) 
- Thịt lợn sấn vai bỏ bì 
- Riềng, sả, hành khô, hành lá, dầu ăn, gia vị kho cá, đường, nước mắm, 
bột canh, mì chính. 
+ Sơ chế: 
- Cá rửa sạch để róc nước 
- Thịt rửa sạch, thái miếng chần qua nước sôi xay nhỏ ướp gia vị 30 phút. 
- Riềng cạo vỏ, giã nhỏ lọc lấy nước. 
- Sả rửa sạch đập dập, cắt khúc. 
- Hành lá rửa sạch thái nhỏ. 
+ Chế biến: 
- Cho dầu vào chảo đun nóng già cho cá vào chiên vừa chín, gỡ bỏ xương. 
- Phi thơm hành khô cho thịt vào xào cho một chút mắm vào đảo đều. 
- Thắng đường thành màu cánh gián, thêm nước mắm và nước tạo thành 
nước hàng. 
- Phi thơm hành khô cho cá vào xào, cho thịt, nước hàng, nước riềng, sả 
và đun, thêm nước đã đun sôi vào đun chín kỹ. 
- Khi hỗn hợp chín thơm ngon tắt bếp, rắc hành thái nhỏ vào. 
14/19 
+ Thành phẩm: 
- Cá không tanh, thơm mùi riềng sả, thịt chín mềm, nước sốt có độ sánh nhẹ. 
- Mùi vị thơm, ngon vừa miệng. 
- Màu vàng nâu nhẹ của cá, thịt màu xanh của hành lá. 
Ngoài ra tôi còn sáng tạo thêm một số món ăn mới cũng giúp trẻ hứng thú 
hơn và thích ăn hơn như: 
* Món canh cua đồng nấu chua thả đậu, giá. 
+ Nguyên liệu: 
- Cua đồng 
- Thịt lợn 
- Đậu phụ 
- Giá đỗ 
- Cà chua, me, dấm bỗng, hành lá, hành khô, tía tô, nước mắm, bột canh, 
mì chính. 
+ Sơ chế: 
- Cua đồng rửa sạch bóc mai, khều lấy gạch để riêng. 
- Cua sau khi bóc mai, rửa sạch lại, để ráo nước ướp với chút muối trắng 
xay nhỏ lọc lấy nước. 
- Thịt lợn vai rửa sạch, thái miếng, xay nhỏ. 
- Đậu thái hạt lựu to. 
- Cà chua rửa sạch thái hạt lựu. 
- Me rửa sạch cạo vỏ luộc dầm nhuyễn lọc lấy nước. 
- Hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ. 
- Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. 
+ Chế biến. 
- Phi thơm hành khô cho gạch cua vào xào thơm, cho tiếp cà chua xào nhừ. 
- Đậu chiên vàng đều. 
- Nước canh cua cho vào xoong đun, khuấy nhẹ tay tránh thịt cua bị vón 
xoong. 
- Canh cua sôi vặn nhỏ lửa cho nước me chua, cà chua đã xào vào đun sôi 
lại thả đậu đã chiên và giá thái nhỏ vào thêm hành lá, tía tô thái nhỏ, nêm lại gia 
vị cho vừa và tắt bếp. 
+ Thành phẩm 
- Thịt cua không vữa, nước trong, đậu không nát. 
- Màu sắc hấp dẫn, màu vàng của cà chua, đậu, màu xanh của rau gia vị, 
trắng của giá đỗ. 
15/19 
- Vị chua dịu, thanh mát. 
* Món thịt bò, thịt lợn sốt vang 
 + Nguyên liệu: Thịt bò, thịt lợn, cà chua, quế, hồi, thảo quả, gia vị, 
 + Sơ chế: Thịt bò, thịt lợn rửa sạch, xay nhỏ. 
 Cà chua rửa sạch, xay nhỏ. 
+ Cách làm: Phi thơm hành khô, cho cà chua vào đun sôi lấy mầu. Thịt 
bò, thịt lợn xào săn, cho cà chua đã đun chin, đổ nước vừa đủ, ninh nhừ. Hoa 
hồi, quế, thảo quả rang thơm, cho vào nồi thịt lấy mùi thơm. Thức ăn chín, chia 
theo định xuất của trẻ. 
+ Thành phẩm: - Màu sắc tự nhiên. 
 - Vị vừa ăn, thơm mùi quế, hồi, thảo quả. 
* Món Tôm, thịt, đậu sốt nấm 
+ Nguyên liệu: Tôm, thịt lợn, đậu phụ, cà chua, hành lá, hành khô, nấm 
hương, gia vị, 
+ Sơ chế: Tôm rửa sạch, trần, bóc bỏ vỏ, rồi xay nhỏ. 
 Thịt lợn rửa sạch, xay nhỏ. 
 Đậu phụ,thái nhỏ, chiên qua. 
 Cà chua rửa sạch, xay nhỏ. 
 Nấm hương rửa sạch, ngâm nở, xay nhỏ. 
 Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. 
 + Cách làm: Phi thơm hành khô, cho cà chua vao trưng để lấy mầu. Tôm + 
thịt + nấm cho vào đảo săn. Cho đậu phụ đã chiên + cà chua trưng vào thịt. cho 
lượng nước vừa đủ. Ninh chín, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi cho hành lá 
vào. 
+ Thành phẩm: - Vị vừa ăn 
 - Màu sắc tự nhiên 
 - Thơm mùi nấm 
3.5. Biện pháp 5: Cải tiến kỹ thuật chế biến một số món ăn cho cô 
Đối với một số người cho rằng ăn trưa là bữa ăn không quan trọng, nếu 
cơ thể không cảm thấy đói có thể không cần ăn, hoặc ăn qua quýt cho xong miễn 
là không bị đói. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng ăn việc ăn đủ bữa 
làm tăng năng suất tổng thể của bạn hơn rất nhiều. Khi bạn không ăn đúng bữa, 
bạn sẽ thấy khó khăn hơn trong việc tập trung làm việc, giải quyết công việc 
chậm hơn, chất lượng thấp hơn. Đừng nghĩ rằng nếu bạn không cảm thấy đói, thì 
bạn có thể bỏ bữa trưa. Việc mất tập trung trong công việc không phải vì bạn 
đói, nó xảy ra bởi bạn không có thực phẩm trong cơ thể, vì vậy lượng đường 
trong máu của bạn bị giảm, khi lượng đường trong máu thấp, sẽ cản trở não tập 
16/19 
trung và ghi nhớ những thông tin mà nó nhận được. Vì vậy, ăn trưa là một bữa 
ăn rất quan trọng trong ngày. Khi bạn ăn đủ bữa, bạn sẽ thấy công việc được 
thực hiện một cách hiệu quả hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn. 
Chính vì vậy, đối với tôi việc để có bữa trưa ngon miệng, đủ dinh dưỡng 
là việc làm vô cùng quan trọng. 
Thực đơn trước đây dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà 
trường rất đơn giản, nghèo nàn. Chính vì vậy, tôi đã tham mưu và thay thế bằng 
một số món sau: 
* Món: Cá kho chuối nghệ. 
Đây là món ăn đưa cơm và phù hợp với tất cả khẩu vị của các thành viên 
trong trường 
+ Nguyên liệu: 
- Cá chim hoặc trôi 
- Thịt lợn ba chỉ 
- Chuối xanh 
- Giềng, nghệ, sả, hành khô, ớt, nước mắm, mì chính, đường, hạt tiêu. 
+ Sơ chế: 
- Cá mổ bỏ ruột, mang rửa sạch, cắt khúc. 
- Thịt lợn rửa sạch thái con chì 
- chuối xanh tước vỏ, thái miếng vát ngâm nước pha chút muối và dấm 
- Giềng gọt vỏ, rửa sạch, 1/2 giã nhỏ, 1/2 thái miếng. 
- Sả cắt khúc đập dập. 
- Nghệ gọt vỏ, rửa sạch giã lọc lấy nước. 
- Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, đập dập. 
- Đường đun tạo thành nước hàng màu cánh gián. Cho thêm chút dầu ăn 
tạo độ bóng. 
+ Chế biến: 
- Tẩm ướp cá với nước mắn, bột canh, một chút đường, hạt tiêu, nước 
nghệ, nước hàng, giềng xay, sả, ớt. 
- Thịt ướp với chút nước mắm, bột canh. 
- Chuối xanh ướp với bột canh, nước nghệ. 
- Tất cả các nguyên liệu trên ướp trong khoảng 30 phút. 
- Xếp tất cả hỗn hợp thịt cá, chuối, giềng, sả theo thứ tự: 1 lớp giềng thái 
lát dưới đáy nồi, tiếp đến là 1 lớp sả rồi đến cá, chuối, thịt. 
- Đun sôi nước cùng với nước hàng, nước nghệ, nêm mắm, muối cho vừa 
miệng. Đổ ngập xoong cá và đun đến khi nước gần cạn, mở vung để khoảng 20 
phút sau đó lại đun tiếp khoảng 20 phút là được. 
17/19 
+ Thành phẩm: 
- Cá có màu vàng nâu của nghệ và nước hàng, không có mùi tanh, không 
bị nát. 
- Thịt và chuối chín săn, không bị nát, không bị nồng. 
- Mùi thơm đặc trưng của giềng, sả, tiêu, vị cay nhẹ của ớt, mặn ngọt của 
mắm đường. 
* Món đậu, thịt xào cà tím 
+ Nguyên liệu: 
- Đậu phụ 
- Thịt ba chỉ 
- Cà tím 
- Nghệ, hành khô, tỏi, ớt, hành lá, lá lốt, tía tô, dầu ăn, nước mắm,

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_cai_tien_mon_an_cho.pdf