1. Lí do lựa chọn đề tài:
Tiếng Anh từ lâu đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Nó là ngôn ngữ chính thức
của gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của Châu Âu và là ngôn
ngữ được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha. Trong
các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu, cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ
giao tiếp. Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm
tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng làm ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc
gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thành thạo
tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến.
Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với
cánh cửa toàn cầu hoá, tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng. Với các bạn học sinh,
sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa
tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Tiếng Anh
cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc các cấp.
Nhưng thực trạng học tiếng Anh ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề đau đầu của các
nhà làm giáo dục. Mặc dù đầu tư khá nhiều cho việc học tiếng Anh, kết quả học tiếng
Anh thực sự chưa được như mong đợi. Đặc biệt là đối với những vùng sâu vùng xa
trên địa bàn Hà Tĩnh, việc dạy học tiếng Anh càng trở nên khó khăn hơn. Tuy Hà
Tĩnh được đánh giá là đất học, và chất lượng học sinh mũi nhọn của Hà Tĩnh luôn
đứng top đầu bảng trong các tỉnh thành trong cả nước, nhưng chất lượng học tiếng
Anh đại trà ở nơi đây vẫn còn là một vấn đề nan giải. Các nhà quản lí giáo dục, các
giáo viên tiếng Anh trên địa bàn đã thảo luận nhiều về nguyên nhân tình trạng, và cũng
đã nỗ lực đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh nơi
đây.
xa ở một huyện miền núi, bản thân tôi thấy các hoạt động ngoại khóa ở một số trường trên địa bàn chưa thật sự đi đúng bản chất và phát huy hết tác dụng. Nhiều trường đã tổ chức Câu Lạc Bộ tiếng Anh nhưng bản thân nhận thấy một số trường tổ chức chưa hiệu quả, thành công. Với kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết dành cho bộ môn, trong những năm qua tôi đã áp dụng nhiều giải pháp cho các hoạt động ngoại khóa để tăng cường cải thiện chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn. Những giải pháp tôi đề cập sau đây không chỉ chú trọng phân tích Câu Lạc Bộ tiếng Anh mà còn đề xuất một số biện pháp, hoạt động khác mà bản thân tôi đã áp dụng, thấy có hiệu quả và mong muốn những hình Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 5 thức hoạt động này được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần tăng cường chất lượng dạy và học của bộ môn. 3. Một số giải pháp cho các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. 3.1. Câu Lạc Bộ Tiếng Anh 3.1.1. Mục tiêu của Câu Lạc Bộ tiếng Anh Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa đối với việc học, các nhà quản lí giáo dục đã chỉ đạo hướng dẫn các trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho một số bộ môn, trong đó có bộ môn tiếng Anh. Ngay từ khi nhận được số 1497 /SGDĐT-GDPT ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Tĩnh về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh cấp Trung học phổ thông, bản thân tôi đã nghiên cứu và lên ý tưởng đề ra kế hoạch sinh hoạt Câu Lạc Bộ để phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động, bổ sung cho học sinh những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả thực sự, với những mục tiêu cụ thể như sau: - Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, thu hút đông đảo học sinh tham gia, góp phần làm phong phú thêm các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, nhằm giúp học sinh phát triển các kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng xã hội như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng lãnh đạo.. - Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh cho những học sinh yêu thích tiếng Anh; xây dựng một địa chỉ tư vấn phương pháp học và rèn luyện tiếng Anh cho học sinh trong trường, và là nơi học sinh trao đổi những nội dung có liên quan đến việc rèn luyện Tiếng Anh; - Tạo nguồn hứng khởi, khơi dậy niềm đam mê cho học sinh yêu thích môn tiếng Anh hơn. 3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Câu Lạc Bộ tiếng Anh được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, hoạt động ngoài trời với nhiều hoạt động vui nhộn, bổ ích khác nhau như: - Đóng kịch; - Chơi các trò chơi; - Thi hùng biện bằng tiếng Anh; Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 6 - Văn nghệ; - Đố vui; - Thi viết luận. Các hoạt động Câu Lạc Bộ Tiếng Anh nên được tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc sinh hoạt đều đặn: Trong những năm qua, tôi có vinh dự được mời đi dự các buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh ở một số trường, bản thân cá nhân ghi nhận sự nỗ lực của giáo viên bộ môn để mang lại cho học sinh một buổi sinh hoạt ngoại khóa vui nhộn, thích thú. Nhưng qua tìm hiểu tôi được biết mỗi năm trường chỉ tổ chức 01 buổi sinh hoạt. Một năm học mà chỉ tổ chức một buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh thì khó để tạo được hiệu quả của hoạt động ngoại khóa. Thay vì chỉ tổ chức một buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh lớn cho cả năm như ở một số trường, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã triển khai lên kế hoạch sinh hoạt Câu Lạc Bộ tiếng Anh cho học sinh một cách đều đặn, đảm bảo ít nhất mỗi năm tổ chức thành công được 06-08 buổi sinh hoạt mỗi năm học. Đó là lí do vì sao khác với các trường học khác trên địa bàn, trường học chúng tôi thường có các Câu Lạc Bộ tiếng Anh số 01, 02, 03, 04, 05. Năm học 2017-2018, tại trường tôi công tác, chúng tôi đã tổ chức được 08 buổi Câu Lạc Bộ tiếng Anh. Năm học 2018-2019, bản thân tôi được cử lên biệt phái tại một trường THPT khác trên địa bàn, tại đây tôi cũng đã góp ý và cùng tổ Ngoại Ngữ của trường mình lên biệt phái, xây dựng kế hoạch Câu Lạc Bộ tiếng Anh, tổ chức thành công 04 buổi sinh hoạt CLB tiếng Anh cho học sinh. Tương tự, ngay từ đầu năm học 2019-2020, Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh trường nơi tôi dạy đã họp, kiện toàn lại Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ do có sự thay đổi về nhân sự, tổng kết hoạt động của Câu lạc Bộ trong năm học qua và đề ra phương hướng, kế hoạch cho hoạt động tới. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho học sinh đăng kí tham gia thành viên Câu Lạc Bộ tiếng Anh ngay từ đầu năm học, và triển khai buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ số 01 vào tháng 10. Và cứ tiếp tục đều đặn, các buổi sinh hoạt tiếp theo được thực hiện theo tháng. Năm học 2019-2020, chúng tôi lên kế hoạch tổ chức Câu Lạc Bộ 06 buổi. Việc tổ chức Câu Lạc Bộ tiếng Anh đều đặn như vậy đã thật sự tạo hiệu ứng tốt cho học sinh, phát triển kĩ năng xã hội, sự tự tin và khơi dậy niềm đam mê thích học Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 7 bộ môn hơn. Để thực hiện được tốt điều này, chúng tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và đồng tình ủng hộ của Ban Giám Hiệu nhà trường, và sự đoàn kết, quyết tâm của các thành viên trong Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ, cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Đoàn trường và tập thể cán bộ giáo viên trong trường. - Nguyên tắc sinh hoạt với nội dung phù hợp với đối tượng học sinh, vui nhộn, hấp dẫn; Nguyên tắc thứ hai mà Ban chủ nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh của chúng tôi đặt ra là nguyên tắc đảm bảo tính nội dung luôn vừa mức, phù hợp với đối tượng học sinh. Trong những ngày đầu mới thành lập Câu Lạc Bộ tiếng Anh, các thành viên đăng kí tham gia Câu Lạc Bộ chủ yếu là học sinh khá. Tuy nhiên, đối tượng mà chúng tôi hướng tới là đối tượng học sinh đại trà. Để khuyến khích học sinh tham gia ngày càng đông, và tạo cơ hội cho học sinh đại trà tham gia và phát triển kĩ năng xã hội và kĩ năng ngôn ngữ, chúng tôi luôn giữ nguyên tắc về nội dung không quá khó, đảm bảo cho tất cả các học sinh tham gia cảm thấy dễ hiểu, bị lôi cuốn và không bị nản chí. Để làm được điều đó, trước khi tổ chức buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ, người được phân công chủ trì Câu Lạc Bộ cần lên chương trình trước hai tuần và họp thông qua Ban Chủ Nhiệm. Qua đó chúng tôi sẽ đánh giá nhật xét về mặt nội dung, có điều chỉnh nếu cần thiết để sao cho các hoạt động tương đối phù hợp với mức độ của các thành viên tham gia. Trường tôi công tác đóng tại vùng hạ huyện miền núi, giao thông đi lại rất khó khăn, học sinh ở xa trường, đời sống của học sinh còn nghèo, nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn, nên đầu vào của bộ môn tiếng Anh ở trường là rất thấp. Các em chủ yếu chưa nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh, chưa có động lực và nhu cầu học tiếng Anh, học sinh có nhu cầu học tiếng Anh để thi đại học ít, chỉ chiếm khoảng từ 7 đến 10% mỗi khối. Vì thế để lôi cuốn các em tham gia chương trình tích cực, đông đủ, Ban Chủ Nhiệm cần có kế hoạch và chương trình thật sự hấp dẫn, vừa mức, các chủ đề cần phải gần gũi với đời sống thực tế. Đồng thời các chương trình hoạt động cũng cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa rèn luyện kĩ năng tiếng Anh với các hoạt động vui chơi bổ ích chẳng hạn như văn nghệ, trò chơi, đóng kịch, thuyết trìnhCác nội dung, các hoạt động cũng cần luôn được cải tiến, làm mới, không có sự trùng lặp để tránh tạo nên sự nhàm chán cho người tham gia. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 8 - Nguyên tắc khuyến khích; Nguyên tắc thứ ba mà Câu Lạc Bộ chúng tôi luôn tuân thủ đó là nguyên tắc khuyến khích. Vì Câu Lạc Bộ là một hoạt động ngoại khóa, chúng tôi luôn khuyến khích học sinh tham gia trên tinh thần tự nguyện. Học sinh có quyền đăng kí tham gia sinh hoạt Câu Lạc Bộ hoặc từ chối không tham gia và có quyền xin rút khỏi thành viên Câu Lạc Bộ nếu cảm thấy Câu Lạc Bộ hoạt động không hiệu quả. Trong quá trình sinh hoạt, chúng tôi cũng luôn đề cao tinh thần khuyến khích các em. Vì đặc thù đối tượng học sinh của trường có điểm đầu vào của bộ môn thấp, năng lực ngôn ngữ còn hạn chế, các em trước đó ít được học các kĩ năng nói, nghe, đọc, viết nên chúng tôi luôn tìm cách giảm tối thiểu chữa lỗi trực tiếp nếu học sinh nói sai. Khi nghe một học sinh đọc sai một từ nào đó, thay vì chỉ ra lỗi thì chúng tôi có thể tìm các cách chữa lỗi khác để không làm học sinh nhụt chí, e dè không dám nói. Ví dụ, Ban chủ nhiệm có thể dùng lại từ đó trong nhiều ngữ cảnh để nói đi nói lại cho học sinh nghe được phát âm chuẩn của từ đó như thế nào, để học sinh tự nhận ra phát âm đúng của từ. Ngoài ra điểm thưởng cũng là một trong những cách khuyến khích học sinh phát triển các kĩ năng tiêng Anh và kĩ năng xã hội. Ngoài việc đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra, Câu Lạc Bộ cũng là một kênh để đánh giá năng lực học sinh, nó vừa khuyến khích thúc đẩy học sinh tham gia Câu lạc Bộ ngày càng nhiều và càng năng nổ. Với những học sinh tích cực tham gia Câu Lạc Bộ, tham gia có hiệu quả, chúng tôi sẵn sàng đề xuất giáo viên bộ môn (cũng là thành viên của Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ) cho các em điểm 9, điểm 10 ở con điểm miệng để khuyến khích, động viên các em có tinh thần học tập ngày càng tốt hơn. 3.1.3. Điều kiện thực hiện Để tổ chức được Câu Lạc Bộ thành công, chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học. Các thành viên trong Ban Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ tiếng Anh (là các giáo viên trong tổ Ngoại Ngữ) cần năng nổ, nhiệt huyết để xây dựng các chương trình cụ thể bài bản, hấp dẫn, đa dạng nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Và tôi không thể không kể đến sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự trợ giúp của Đoàn trường trong mọi hoạt động để Câu Lạc Bộ tiếng Anh hoạt động thành công và hiệu quả. Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 9 3.2. Dạy học tình nguyện 3.2.1. Mục tiêu của chương trình: Chương trình dạy học tình nguyện được thực hiện với mục tiêu: - Giúp đỡ các em học sinh khối 2 chuẩn bị lên lớp 3 ở những trường vùng sâu vùng xa, còn khó khăn làm quen với tiếng Anh; - Tạo các hoạt động vui nhộn, thích thú để kích thích các em yêu thích môn học ngay từ đầu, tạo động lực thúc đẩy các em học bộ môn tốt hơn; - Tạo môi trường cho các học sinh xuất sắc bộ môn tiếng Anh có cơ hội dạy học tình nguyện, vừa tranh thủ được sức trẻ, sáng tạo của các bạn vừa tạo cho các bạn tình nguyện viên môi trường phát triển kĩ năng xã hội, biết giúp đỡ cộng đồng và từ đó hình thành cho các bạn trẻ tư tưởng, trách nhiệm giúp đỡ cộng đồng. 3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện Những trải nghiệm trong cuộc sống, trong công việc cho tôi nhận thấy rằng tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết, nó là một trong những yếu tố thiết yếu để mang lại cho con người cơ hội việc làm tốt. Tôi cũng nhận ra rằng, trẻ em ở huyện nghèo của tôi quá thiệt thòi vì không được học tiếng Anh bài bản. Các em không được tiếp cận với tiếng Anh sớm và đúng cách, nên ra đời các em bị mất nhiều cơ hội việc làm. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu tập trung vào ngữ pháp là một trong những nguyên nhân gây nên kết quả học tập tiếng Anh thấp. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh, học sinh chưa nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh, học sinh chưa dành đủ thời gian, đam mê và phương pháp học tập đúng để đầu tư cho môn học cần thiết này cũng là một nguyên nhân gây nên hậu quả đánh mất cơ hội việc làm, giao tiếp của trẻ sau này. Làm thế nào để học sinh ở vùng sâu vùng xa học tiếng Anh tốt hơn? Làm thế nào để các em sau này ra đời không bị mất đi những cơ hội vàng trong công việc và trong tiếp cận với thế giới? Làm thế nào để các em bắt nhịp, không quá thiệt thòi so với các trẻ em ở thành phố? Chính vì những trăn trở đó, năm 2016, tôi đã quyết định mạnh dạn bỏ việc làm tốt, lương cao ở một thành phố phát triển, để về quê với quyết tâm giúp đỡ con em học tiếng Anh tốt hơn. Bản thân tôi là một giáo viên trung học phổ thông, nhưng từ khi quay trở về quê giảng dạy, trong tâm tưởng luôn nghĩ phải làm sao để giúp học sinh con em các cấp ở miền đất quanh năm phải hứng chịu thiên tai được tiếp cận tiếng Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 10 Anh đúng cách, và làm thế nào để phụ huynh học sinh ở đây quan tâm, yêu thích học tiếng Anh hơn. Tôi đã áp dụng nhiều phương án, nhiều nỗ lực. Một trong những phương án đó là dự án dạy học tiếng Anh tình nguyện. Do tinh giản biên chế nên trên địa bàn huyện hiện đang thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh tiểu học. Vì thế các giáo viên tiếng Anh phải đứng lớp nhiều tiết hơn quy định. Họ cũng thường gặp khó khăn khi đối phó với các lớp học lớn, có số lượng học sinh đông. Chính vì thế chất lượng dạy học tiếng Anh ở những bậc tiểu học không được tốt. Hơn nữa, vì không được làm quen trước nên học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi học tiếng Anh khi bắt đầu học tiếng Anh ở lớp 3. Khác với các vùng thành phố, trẻ em nơi đây ít có cơ hội được đi học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ. Vì thế các cháu thường gặp khó khăn khi làm quen với bộ môn tiếng Anh ở lớp 3. Hiểu rõ được một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập tiếng Anh kém ở các cấp cao hơn là do các cháu không có điều kiện làm quen với tiếng Anh trước khi bắt đầu chương trình tiếng Anh lớp 3 khá nặng, và từ đó các em cứ kém dần kém dần trong bộ môn này, chúng tôi thành lập chương trình chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện UNI với mục đích giúp các học sinh tiểu học ở các trường công lập trên địa bàn làm quen với tiếng Anh trước khi vào học tiếng Anh chính thức ở lớp 3. Để thực hiện được chương trình, một trong những công việc quan trọng là tuyển chọn tình nguyện viên. Mặc dù học sinh ở các xã vùng sâu vùng xa học tiếng Anh còn yếu, việc tuyển tình nguyên viên với năng lực tiếng Anh tốt và có thiện chí dạy miễn phí không quá khó đối với chúng ta, vì nguồn học sinh ở trung tâm địa bàn giỏi tiếng Anh cũng khá nhiều. Miễn là mình tổ chức được một chương trình hấp dẫn, thu hút, thì các em sẽ sẵn sàng tham gia. Đây là một đội ngũ vô cùng có tiềm năng bởi vì các bạn trẻ tình nguyện viên thường không chỉ là có kiến thức tiếng Anh giỏi mà còn có ý tưởng sáng tạo, có kĩ năng mềm rất tốt. Các thành viên tôi tuyển chọn chủ yếu là các học sinh học khối THPT, là những học sinh xuất sắc, chủ yếu là các học sinh đã đạt học sinh giỏi tỉnh tiếng Anh, có đam mê yêu thích môn tiếng Anh, có ý tưởng sáng tạo và đều có chung một chí hướng để giúp đỡ cộng đồng. Chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện hè 2019 là chương trình dạy tình nguyện đầu tiên tôi thực hiện. Để thực hiện được chương trình có hiệu quả, trước hết chúng ta nên có một kế hoạch cụ thể trước. Dưới đây là lộ trình thực hiện chương Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 11 trình: STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện 1 Lập kế hoạch Tháng 01/2019 2 Gửi kế hoạch, xin nguồn tài trợ tới các tổ chức, cá nhân cho các chi phí nhỏ (Xăng xe, nước uống, quà tặng cho học sinh được học tình nguyện) Tháng 02/2019 3 - Tuyển tình nguyện viên; - Họp các tình nguyện viên lên kế hoạch cụ thể cho chương trình dạy học. Từ tháng 03/2019 đến tháng 4/2019 4 - Tập huấn giảng dạy cho các tình nguyện viên; - Liên hệ với phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện nhà để được đề xuất trường cần giúp đỡ và liên hệ Ban Giám Hiệu để chuẩn bị chương trình. Tháng 05/2019 5 Chia nhóm và thực hiện giảng dạy Tháng 6 và tháng 7/2019 6 Họp tổng kết chương trình Tháng 8/2019 Những ai được lợi từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện? Thực hiện chương trình dạy tình nguyện sẽ mất khá nhiều thời gian và mệt mỏi. Nhưng bù lại đó, chương trình mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng, không chỉ cho học sinh được dạy tiếng Anh mà cho cả người làm dự án. Một số nhóm sau sẽ được hưởng lợi ích từ chương trình: - Nhóm 1: Nhóm học sinh được học tiếng Anh miễn phí: Đây là nhóm đầu tiên được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện. Trẻ em các vùng sâu vùng xa rất thiệt thòi khi không được làm quen với tiếng Anh sớm. Vào lớp 3, các em sẽ học với chương trình tiếng Anh lớp 3 Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 12 của Bộ, chương trình này sẽ khá là khó đối với những cháu chưa bao giờ được làm quen với tiếng Anh, lại học trong điều kiện lớp đông, giáo viên thì thiếu nên có thể không đủ tiết. Vì vậy, khi thực hiện chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện, lợi ích đầu tiên mà tôi muốn mang đến là cho chính các em học sinh tiểu học chuẩn bị lên lớp 3. Với những buổi làm quen với tiếng Anh qua chương trình, các em sẽ không còn bỡ ngỡ khi đi vào học chương trình tiếng Anh lớp 3 trong năm học mới. Chương trình dạy tình nguyện tiếng Anh của nhóm UNI hè 2019 đã thực hiện ở ba trường tiểu học, mỗi trường có khoảng 60 học sinh chuẩn bị vào lớp 3 tham gia. Tính tổng cộng sẽ có khoảng gần 200 học sinh được tiếp cận làm quen với tiếng Anh với những chủ đề cơ bản vào dịp này. Đặc biệt, chúng tôi đã luôn lồng ghép các hoạt động xã hội và hoạt động ngoài trời để cho trẻ cảm thấy tự tin, yêu thích tiếng Anh hơn. Mục đích của chương trình là giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, yêu thích tiếng Anh và sẽ đam mê học tiếng Anh hơn. Mặc dù chúng tôi tổ chức dạy cho mỗi lớp 10 buổi (tổng cộng khoảng 60 buổi cho cả ba trường tiểu học), kiến thức của nhóm dạy là những kiến thức sơ khai, cơ bản đầu tiên dành cho trẻ mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh, nhưng chúng tôi mong muốn hơn ở đây không phải là những kiến thức các em lĩnh hội được mà chính là niềm đam mê tiếng Anh. Khi trẻ cảm thấy thích thú học, các em sẽ nỗ lực học giỏi. Qua chương trình tôi cảm nhận chủ quan rằng chúng tôi đã làm được rất tốt ở mục đích thứ hai, mục đích giúp trẻ yêu thích và đam mê học tiếng Anh. Ánh mắt của các em vui sướng khi tham gia bài học, ánh mắt của các em đượm buồn khi phải chia tay chương trình đã nói lên được những kết quả mà chúng tôi đạt được. - Nhóm 2: Nhóm các bạn tình nguyện viên: Không chỉ người học được hưởng lợi ích từ chương trình, nhóm các bạn tình nguyện viên cũng là người được hưởng lợi từ chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện. Đây là một cơ hội tuyệt vời để các em có một hè trải nghiệm thật thú vị, bổ ích. Tất cả các em đều chia sẻ là trải nghiệm này làm các em trưởng thành lên rất nhiều. Các em đã biết học biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ người khác, có trách nhiệm phát triển cộng động chung. Đây chính là mục đích cốt lõi của chương trình dành cho các tình nguyện viên. Cũng qua chương trình, các em phát triển hơn về kĩ năng sống, có khả năng tự tin khi đứng trước đám đông, có khả năng thuyết trình tốt hơn. Các em cũng học hỏi được từ các thành viên nhiều kĩ năng, có tinh thần đoàn kết và kĩ năng làm Một số hoạt động ngoài việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trên địa bàn 13 việc nhóm tốt hơn. Trong khi chia đoàn tình nguyện viên thành ba nhóm về ba trường tiểu học, chúng tôi cũng bầu ra những bạn nhóm trưởng để quản lí, điều hành công việc cho từng nhóm. Chính vì thế, kĩ năng lãnh đạo của các em cũng dần dần được hình thành. Vì thế, tham gia chương trình dạy tiếng Anh tình nguyện vừa là cơ hội để giúp đỡ các em nhỏ, nhưng cũng vừa là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện và học tập, trau dồi đạo đức, phát triển thêm các kĩ năng mềm rất cần thiết cho tương lai sau này. Các em cho đi, nhưng cũng đang được nhận lại từ những việc mình làm. Và đây cũng có thể là một trong những cơ hội để hình thành nên cho các em những bộ hồ sơ lí tưởng sau này khi nộp hồ sơ xin học bổng hay xin việc ở đâu đó,
Tài liệu đính kèm: