Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Chant trong ôn luyện từ vựng Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Chant trong ôn luyện từ vựng Tiếng Anh

1. Phần mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh hiện đại, thế

kỷ của khoa học công nghệ thông tin. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy

nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo là quốc

sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi

dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển đòi

hỏi chúng ta phải nắm bắt được các tành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa đất nước

Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh.

Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những

vấn đề cốt lõi thiết thực đó. Trong đó, ngoại ngữ - môn tiếng Anh, là một trong

những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho

quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước. Vì vậy nâng cao chất lượng

giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn tiếng Anh nói riêng là một trong những

mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó được đặc biệt

chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp

cận với ngoại ngữ, nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Nó là người

hướng đạo đưa ta đến với Thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh hội

những tinh hoa nhân loại

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1774Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp Chant trong ôn luyện từ vựng Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phú, từ đó có thể nghe hiểu và truyền đạt 
được ý mình. 
 - 3 - 
Tuy nhiên việc học Tiếng Anh ở các trường Tiểu học còn gặp nhiều khó khăn 
đặc biệt là trong việc học và sử dụng từ vựng. Vì vậy, dạy cho học sinh cách học và 
sử dụng Tiếng Anh là để cung cấp cho học sinh một kho tàng từ điển sống về ngôn 
từ và cấu trúc câu, là một yêu cầu rất cần thiết trong việc học Tiếng Anh đặc biệt là 
những học sinh mới làm quen với môn học Tiếng Anh. 
Làm thế nào để các em có được một vốn từ vựng cần thiết và có thể sử dụng 
được cấu trúc một cách có hiệu quả nhất. Sau một thời gian dạy học tìm tòi, học hỏi 
dần dần tôi rút ra được một số kinh nghiệm và tôi đã áp dụng tương đối thành công 
trong quá trình dạy từ vựng, cấu trúc ở mỗi bài khóa. Để phát triển ngành giáo 
dục theo kịp các nước trong khu vực và thế giới, Bộ giáo dục đưa tiếng Anh vào 
bậc tiểu học như một môn tự chọn và tương lai gần nó sẽ là bộ môn chính thức, làm 
nền tảng cho những bậc học cao hơn. 
Giáo viên có được cơ hội mạnh dạn ứng dụng và sáng tạo cách dạy phù hợp 
trên lớp và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc tiểu 
học. 
Dưới đây, tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp qua việc nghiên cứu đề tài: “Sử 
dụng phương pháp Chant trong ôn luyện từ vựng Tiếng Anh” 
1.2. Điểm mới của đề tài 
 Sáng kiến đã chọn được một biện pháp thật sự hữu ích giúp học sinh nhớ từ 
vựng môn Tiếng Anh và được vận dụng vào các tiết dạy giúp các em nắm được từ, 
khắc sâu vốn từ thông qua mẫu câu và các bài tập thực hành, giúp các em vượt qua 
trở ngại và tự tin hơn trong giao tiếp Tiêng Anh. 
 - 4 - 
2. Phần nội dung 
2.1. Thực trạng về việc dạy và học Tiếng Anh ở trường 
2.1.1. Thuận lợi 
* Về phía giáo viên: 
- Bản thân đã được tham gia tập huấn chương trình SKG Tiếng Anh 3,4,5 mới, 
nên nắm vững cơ cấu chương trình, cũng như phương pháp dạy-học cơ bản. 
- Bản thân đã được tham gia học tập lớp “Bồi dưỡng phương pháp tiếng Anh 
tiểu học” do Trường ĐH ngoại ngữ Huế và Bộ GD&ĐT phối hợp đào tạo theo Đề 
án 2020 của Bộ. 
 - Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng 
Anh. 
- Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. 
* Về phía học sinh: 
- Học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh ở lớp 1,2 theo chương trình First 
Friends và học Tiếng Anh ở lớp 3 .Qua đó, các em cũng đã nắm được cơ bản vốn 
từ vựng Tiếng Anh. 
- Học sinh rất hào hứng với bộ môn Tiếng Anh, nên ý thức học tập của các em 
rất tốt. 
- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc 
sống học sinh và có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học 
sinh. 
- Nhiều học sinh đã hình thành được kỹ năng học tập môn Tiếng Anh, tích cực 
chủ động lĩnh hội kiến thức và có ý thức vận dụng tốt. 
- Các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, và được sự 
quan tâm của nhà trường cũng như từ phía cha mẹ các em. 
2.1.2. Khó khăn 
* Về phía giáo viên: 
 - 5 - 
- Giáo viên Tiếng Anh đa số thường dạy theo phương pháp truyền thống 
không thích hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học. 
- Giáo viên phát âm theo mỗi cách khác nhau, ngữ điệu không giống giọng 
nói của người bản ngữ. Điều này khó khăn cho các em trong phần luyện nghe. 
- Giáo viên không kết hợp Chants, sing, dance trong quá trình giảng dạy thì 
lớp học thiếu sinh động, tinh thần tập thể không cao, không phát huy tính tích cực 
học sinh. 
- Giáo viên chưa hình dung phải Chant như thế nào cho hấp dẫn đúng từ 
trọng tâm, phát âm hoặc phải kết hợp với nhạc cụ nào v.v.. 
- Giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học còn ngại dùng Chants, sing , dance 
lồng ghép trong giảng dạy nên các em dễ nhàm chán. 
 - Thời gian trên lớp còn ít, số lượng học sinh nhiều nên giáo viên không có đủ 
thời gian để sữa phát âm cũng như chữa bài cho từng cá nhân học sinh. 
* Về phía học sinh: 
- Việc phát âm và nghe nói của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Điều quan 
tâm là phản xạ chậm, nhút nhát trước tập thể, kỷ năng hoạt động nhóm kém và vốn 
từ hạn chế. 
- Ở lứa tuổi này các em còn ham chơi nên ý thức học tập chưa cao. Thêm vào 
đó các em ít chú trọng vào việc học và lười học bài nhất là từ vựng Tiếng Anh nên 
điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn Tiếng Anh. 
- Một số em tuy đã nắm được một số lượng từ vựng và mẫu câu nhưng các em 
vẫn chưa vận dụng được kiến thức đã học và liên hệ thực tế để nói hoặc viết được 
thành câu. 
- Số lượng học sinh quá nhiều so với diện tích lớp nên khó khăn triển khai 
họat động múa, cử điệu hoặc triển khai trò chơi. 
2.1.3. Chất lượng giai đoạn đầu năm học 2018-2019 
Thời gian đầu năm học, nhận thấy khả năng ghi nhớ từ vựng của các em rất 
kém, tôi bắt đầu điều chỉnh dần phương pháp và hình thức tổ chức lớp học. Đến 
 - 6 - 
tuần học thứ 5, tôi đã khảo sát chất lượng học từ vựng Tiếng anh của học sinh khối 
4 thông qua bài kiểm tra nhằm nắm bắt mặt bằng chất lượng cũng như phân loại 
học sinh. 
* Kết quả: 
Lớ
p 
TS 
HS 
Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 Điểm <5 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
4/1 30 2 6,7 2 6,7 4 13,4 6 20,0 5 16,6 6 20,0 5 16,6 
4/2 26 1 3,8 3 11,6 3 11,6 5 19,2 5 19,2 5 19,2 4 15,4 
4/3 28 1 3,6 2 7,1 5 17,9 7 25,0 6 21,4 4 14,3 3 10,7 
* Đánh giá kết quả 
Kết quả trên cho thấy mặt bằng chất lượng rất thấp. Trong đó, tỷ lệ khá giỏi 
thấp, tỷ lệ yếu rất cao. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả trên là: 
+ Cơ hội thực hành Tiếng Anh ít: Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ 
có được trong lớp học. Chính vì thế mà học sinh cảm thấy học như bị bắt buộc, học 
để lấy điểm cao là chủ yếu, các em chưa ý thức được học Tiếng Anh để có thể sử 
dụng làm phương tiện giao tiếp sau này. 
+ Hạn chế về thời gian và các hình thức trò chơi: Học sinh ở bậc Tiểu học 
còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến 
việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi. Bên cạnh đó các hình thức trò chơi vẫn 
chưa được tổ chức phong phú. Đặc biệt là học sinh Tiểu học rất thích học Tiếng 
Anh có lồng ghép vào các trò chơi. Điều này là rất tốt vì phần nào giáo viên đã làm 
được việc: Học mà chơi, chơi mà học. 
+ Động cơ và ý thức học tập chưa cao: Môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học vẫn là 
môn học tự chọn nên một số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan 
trọng của môn học này. Một số học sinh lên lớp là vì bắt buộc phải lên chứ các em 
không có một động cơ học tập nào. Đối tượng học sinh yếu kém rất ngại thực hành 
 - 7 - 
giao tiếp. Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt 
của giáo viên. Một số ít khác là đối tượng khá, giỏi, các em ngại giao tiếp không 
phải vì khả năng tiếp thu chậm mà các em bị hạn chế về mặt tâm lí, ngại thực hành 
trước đám đông. Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học tập chưa cao. 
Thêm vào đó các em rất ít chú trọng vào việc học và rất lười học bài nhất là từ 
vựng Tiếng Anh. 
 Trên cơ sở những nguyên nhân phân tích trên, trong thời gian tiếp theo của 
năm học, bản thân tôi đã mạnh dạn có những điều chỉnh tổng thể trong các tiết dạy 
của mình. 
Tôi xin trình bày hệ thống các giải pháp đã áp dụng dưới đây. 
2.2. Các giải pháp 
2.2.1. Nội dung biện pháp: 
Từ thực tế việc dạy Tiếng Anh nói trên, tôi đã mạnh dạn sử dụng phương 
pháp Chant trong chương trình dạy học giúp học sinh nâng cao kĩ năng nghe và 
cách phát âm vì thế giúp các em cải thiện kĩ năng nói. Chant là công cụ hữu ích 
trong việc dạy và học từ vựng, cấu trúc câu và mẫu câu. Tuy nhiên để áp dụng vào 
thực tế cho phù hợp, sinh động và hiệu quả cao thì còn tùy thuộc vào phương tiện 
giảng dạy của từng tiết học và sự linh hoạt của giáo viên để biến mỗi hoạt động trở 
nên lí thú, dễ lôi cuốn học sinh, gây cho các em sự hứng thú học tập và nhớ từ. 
a. Khái niệm Chant: 
Theo nghĩa Tiếng Anh, Chant có 2 nghĩa: Nghĩa động từ và nghĩa danh từ. 
Động từ: hát, cầu kinh, tụng kinh. 
Danh từ: thánh ca. 
b. Phân loại: 
Có rất nhiều thể loại Chant như: Grammar Chants, Jazz Chants, Vocabulary 
Chants..... 
c. Các hình thức sử dụng Chant: 
- Đầu giờ học: ôn lại bài cũ hoặc khởi động trước khi vào bài mới. 
 - 8 - 
- Trong quá trình luyện đọc, luyện âm, luyện mẫu câu, giới thiệu mẫu câu. 
- Củng cố bài học. 
- Sử dụng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
- Thành lập nhóm mới hoặc đặt tên cho nhóm mới. 
d. Mục đích của việc sử dụng phương pháp Chant: 
- Chant cải thiện việc phát âm, ngữ điệu và từ vựng. Giúp học sinh tự tin và năng 
động khi tham gia họat động học tập. 
- Giúp các em quen và thành thạovề nhịp điệu của ngôn ngữ khi nói tiếng Anh. Từ 
cấp độ cơ bản, cấu trúc cơ bản đơn giản, cấu trúc câu đơn giản và mở rộng về vốn 
từ. 
- Tất cả các Chant đa số thể hiện các âm tiết mạnh. Nó giúp học sinh giữ được nhịp 
và nhấn mạnh tự nhiên. 
- Qua chant, học sinh sẽ được cải thiện và phát triển ngân hàng từ vựng qua các 
tình huống giao tiếp ngay trên lớp và thói quen nói tiếng Anh. 
- Nhờ những giai điệu Chant giúp học sinh hiểu nghĩa , nhớ từ nhanh và khắc sâu 
hơn. 
- Chant giúp các em thích thú khi giáo viên diễn tả điệu bộ . 
2.2.2. Thực hiện 
 Để có một tiết dạy Chant thực sự lí thú và bổ ích, giáo viên cần: 
- Nắm các bước sử dụng Chants cho phù hợp. 
- Nắm vững các loại hình chants theo chủ đề trong đó có từ vựng, cấu trúc câu hay 
từ vựng và cấu trúc câu  
- Giáo viên phải tự sáng tạo và kết hợp các phương pháp. 
- Âm thanh, hình ảnh, múa, mime , cử điệu không thể không có trong Chants. 
a. Các bước dạy bài Chant: 
- Phân tích ngữ cảnh/ Khai thác nội dung bài học. 
- Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh nhấn và tạo nhịp điệu ( Học sinh cần 
chú ý từ loại để nhấn đúng trọng âm và ngữ điệu). 
 - 9 - 
- Tương tác giữa giáo viên- học sinh; học sinh- giáo viên; học sinh- học sinh. (vỗ 
tay hoặc đánh phách). 
- Học sinh luyện Chant theo nhóm 2- nhóm 4. 
- Học sinh Chant trước lớp theo nhóm. ( kết hợp hành động). 
- Giáo viên khuyến khích học sinh thay từ, mẫu câu theo nội dung chủ điểm bài 
học. 
b. Cách xây dựng bài Chant: 
Trong bộ Sách giáo khoa hiện hành do Nhà Xuất Bản Giáo Dục xuất bản, 
Chương trình Tiếng Anh từ lớp 3,4,5 thực hiện 4 tiết/ tuần và chương trình lớp 1,2 
thực hiện 2 tiết /tuần thì Chants là một phần trong quy trình một đơn vị bài học. Mà 
theo yêu cầu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2018-2020 thì cần đa dạng các hình 
thức học tập và phong phú về nội dung để phát huy phẩm chất và năng lực của học 
sinh. 
Vậy làm thế nào để tạo ra một bài Chants trong một tiết học làm cho tiết học 
trở nên lý thú, sôi động lôi cuốn học sinh, gây cho các em sự hứng thú học tập môn 
Tiếng Anh. 
*Xây dựng bài Chant bắt đầu từ Words- Phrases: 
Đối với cách này ta có thể sử dụng thể loại Jazz Chants. Vì Jazz Chants là 
bài tập khi học sinh lặp lại những từ và cụm từ ngắn trong âm nhạc, được sáng tạo 
bởi Carolyn Graham vào những năm 1980. 
Jazz Chants là những bài thơ ngắn với những giai điệu được lặp đi lặp lại. Nhịp 
điệu có thể khác nhau tùy thuộc vào ý tưởng của người đọc. 
Các bước Jazz Chants thường thực hiện như sau: 
Bước 1: Chọn một chủ đề quan tâm cho học sinh. 
Bước 2: Sử dụng ngôn ngữ "thật" hữu ích và phù hợp với độ tuổi của học sinh. 
Bước 3: Để thực hiện, chọn 3 từ vựng - một từ có 2 âm tiết, một từ có 3 âm tiết, và 
một từ có 1 âm tiết. 
Ví dụ: Baseball, basketball, chess 
 - 10 -
 Baseball, basketball, chess. 
 Baseball, basketball, 
 Baseball, basketball 
 Baseball, basketball, chess. 
Bước 4: Bây giờ chúng ta sẽ làm theo mẫu: 
+ từ 2 âm tiết- từ 3 âm tiết- từ 1 âm tiết: Lặp lại 2 lần 
+ từ 2 âm tiết- từ 3 âm tiết : lặp lại 2 lần 
+ từ 2 âm tiết- từ 3 âm tiết- từ 1 âm tiết. 
Bước 5: Kết hợp vỗ tay theo nhịp điệu. 
Giáo viên đứng giữa lớp và Chant. Lớp được chia nhóm đứng theo hàng hoặc sử 
dụng puppets cử động theo nhịp, hát cùng học sinh. 
Dùng cử điệu pha một chút khôi hài khi chant 
Ví dụ1: Unit 8: What subjects do you have today? 
Music - Vietnamese - Art 
Music - Vietnamese - Art 
Music - Vietnamese 
Music - Vietnamese 
Music - Vietnamese – Art 
Ví dụ 2: Unit 16: Let’s go to the bookshop 
Sweet shop - cinema - zoo 
Sweet shop - cinema - zoo 
Sweet shop - cinema 
Sweet shop - cinema 
Sweet shop - cinema - zoo 
Ví dụ 3: Unit 13: Would you like some milk? 
Drink: Water - orange juice - milk Food: Chicken - vegetable - beef 
 Water - orange juice - milk Chicken - vegetable - beef 
 Water - orange juice Chicken - vegetable - beef 
 - 11 -
 Water - orange juice Chicken - vegetable - beef 
 Water - orange juice - milk Chicken - vegetable - beef 
* Đối với những bài Chants có trong chương trình hoặc giới thiệu mẫu 
câu mới: 
Đối với thể loại này, trước khi Chant, Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh 
cách phân biệt từ loại: từ loại nào nhấn và từ loại nào không nhấn. Cụ thể: 
Từ loại nhấn là: Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ: 
Từ loại không nhấn là: Mạo từ, trợ động từ, giới từ, liên từ và đại từ ( they, 
she, us). 
Trong mỗi đơn vị vài học, Phần Lesson 1, 2- Part 1,2,3 đều có giới thiệu mẫu câu 
mới. Ở phần này, sau khi giới thiệu mẫu câu mới, giáo viên sẽ áp dụng Chant mẫu 
câu. Cách này giúp học sinh nhớ từ, mẫu câu, phân biệt từ loại, và đọc đúng ngữ 
điệu. 
Ví dụ: Unit 8: What subjects do you have today? 
 Lesson 1: Part 1, 2 
1.Look, listen and repeat. 
Sentence Patttern: What subjects do you have today? 
 I have Vietnamese, Maths and English. 
Giáo viên làm mẫu một đến hai lần cách vỗ tay hay đánh phách vào những từ gạch 
chân, học sinh sẽ làm rất tốt và lâu dần tạo thành một phản xạ tự nhiên trong tư duy 
của các em về trọng âm từ và ngữ điệu của câu. 
Và để luyện tập mẫu câu ở phần 2: Point and say- đây là cơ hội tốt cho học sinh 
thực hành tốt hơn, giáo viên sẽ giới thiệu và cho học sinh Chant phần từ vựng trước 
khi thay vào mẫu câu. 
Ví dụ: Unit 8: What subjects do you have today? 
 Lesson 1: Part 1,2 
2. Point and say: 
 - 12 -
Phần này có các từ mới sau: Maths, Science, IT, Vietnamese, Art, Music. Sau khi 
giới thiệu từ mới, giáo viên sẽ cho học sinh Chant rồi thay vào mẫu câu. 
- What subjects do you have today? 
 I have Maths, Science and IT. 
 - What subjects do you have today? 
 I have Art, Music and English. 
Một bài Chant giáo viên vẫn có thể sử dụng nhiều lần ở các lớp học khác 
nhau nếu khi dạy cùng một loại từ, cụm từ. Nhưng thay vì vỗ tay, giáo viên có thể 
cho các em đứng dậy và dùng hành động để biểu đạt các hình dáng, điệu bộ khác 
nhau. 
Ví dụ: Unit 7: What do you like doing?- Lesson 3: 
Let’s chant: Flying a little kite 
Flying, flying, flying a little kite. 
Playing, playing, playing a big drum. 
Sailing, sailing, sailing an old boat. 
Planting, planting, planting a new tree. 
What fun it will be! 
Đặc biệt, Chant là hoạt động nhóm, tập thể do đó nó phát huy được những 
đặc tính ưu việt của mô hình trường học mới vì nhóm trưởng hoặc bạn chủ tịch hội 
đồng tự quản có thể hướng dẫn tổ chức cho các bạn trong nhóm, lớp thực hiện. 
Hoạt động này giúp các em thoải mái vì được vận động và thúc đẩy sự sáng tạo của 
các em. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập nhóm với các tên gọi khác nhau như môn 
học, tên con vật hay nghề nghiệp mà các em đã học và sử dụng các từ, mẫu câu đã 
học để thành lập lời Chant mới. 
Ví dụ: Bạn chủ tịch hội đồng tự quản chia lớp thành các nhóm: Lion, Tiger, 
Elephant, Rabbit. 
Lion: 
 - 13 -
Flying, flying, flying a little kite. 
Riding, riding, riding a new bike 
Reading, reading, reading a comic book 
Watching, watching, watching TV 
What fun it will be! 
Tiger: 
Cooking, cooking, cooking a big meal 
Singing, singing, singing an English song 
Taking, taking, taking many photos 
Playing, playing, playing the guitar 
What fun it will be! 
Elephant: 
Reading, reading, reading a funny story 
Sailing, sailing, sailing a new boat 
Planting, planting, planting a small tree 
Playing, playing, playing with a yo-yo 
What fun it will be! 
Rabbit: 
Collecting, collecting, collecting stamps 
Playing, playing, playing the piano 
Drawing, drawing, drawing pictures 
Singing, singing, singing many songs 
What fun it will be! 
Từ việc ban đầu tôi cũng ngại khi sử dụng Chants nhưng sau một thời gian 
tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan và áp dụng phương pháp này vào quâ 
trình dạy học, tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Học sinh có thể nhớ, nắm chắc từ vựng, cụm 
từ, mẫu câu ngay trên lớp; các em hào hứng, sôi nổi trong lớp học. Có những học 
sinh trước đây nhút nhát, ngại nói Tiếng Anh trước lớp, nhưng giờ các em đã mạnh 
 - 14 -
dạn tự tin giao tiếp với các bạn, với cô giáo và thấy yêu thích, hứng thú hơn với 
môn học. Đặc biệt số lượng học sinh giỏi cuối năm học tăng lên rõ rệt so với đầu 
năm học, không còn học sinh yếu. Điều đó giúp tôi cảm thấy phấn chấn và tiếp 
tục đầu tư, nghiên cứu cũng như vận dụng phương pháp này trong những năm 
tiếp theo. 
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 
Dưới đây là kết quả bài kiểm tra chất lượng cuối năm hoc 2018-2019: 
Lớ
p 
TS 
HS 
Điểm 10 Điểm 9 Điểm 8 Điểm 7 Điểm 6 Điểm 5 
Điểm 
<5 
SL % SL % SL % SL % SL % 
S
L 
% 
S
L 
% 
4/1 30 5 16,7 8 26,6 5 16,7 6 20,0 3 10,0 3 10,0 / / 
4/2 26 3 11,5 6 23,1 6 23,1 4 15,4 5 19,2 2 7,7 / / 
4/3 28 4 14,3 6 21,4 5 17,9 7 25,0 4 14,3 2 7,1 / / 
Từ kết quả trên, tôi tin tưởng rằng không chỉ năm học 2018-2019 mà những 
năm tiếp theo, khi áp dụng linh hoạt các phương pháp trên kết quả môn Tiếng Anh 
sẽ tăng lên rõ rệt. Đặc biệt sẽ có nhiều em phát triển được năng khiếu về môn Tiếng 
Anh với niềm đam mê, hứng thú trong đó là khả năng hùng biện Tiếng Anh. 
3. Phần kết luận 
3.1. Ý nghĩa của đề tài: 
Trước nhiệm vụ của việc nâng cao chất lượng dạy học cũng như đổi mới 
hình thức dạy và học trong nhà trường, việc nâng cao hiệu quả dạy học các môn 
học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng là vô cùng quan trọng. 
Qua việc áp dụng phương pháp Chant lồng vào nội dung bài học trong quá 
trình giảng dạy Tiếng Anh của trường năm học này, tôi nhận thấy có sự chuyển 
biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học Tiếng Anh. Đến nay 
 - 15 -
hầu hết các em đều phấn khởi ham thích học môn tiếng Anh. Đáng mừng hơn là 
các em hoàn toàn khắc phục được những khó khăn trong việc đọc - nói Tiếng Anh 
và từ đó các em tích cực hơn trong các hoạt động tham gia vào bài học. Học sinh 
hăng hái, hứng thú, sôi nổi hơn trong học tập, bài chuẩn bị ở nhà chu đáo hơn. Vì 
thế, kết quả theo dõi chất lượng môn học Tiếng Anh của học sinh vào cuối năm 
cũng được nâng cao rõ rệt. 
 Nhiệm vụ và trách nhiệm của người giáo viên trong cuộc đổi mới phương 
pháp, giáo dục rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến cả một thế hệ tương lai đất 
nước, do vậy bản thân tôi không ngừng học tập, tự nghiên cứu, không ngừng tích 
lũy kinh nghiệm, chuyên môn và luôn phát huy sao cho chất lượng học sinh ngày 
càng tiến bộ và học sinh ngày càng yêu thích môn Tiếng Anh hơn. 
 Trong một quá trình công tác ngắn, kinh nghiệm hạn hẹp của tôi đã được trình 
bày có lẽ vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong quý đồng 
nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để việc dạy và học đạt kết quả cao hơn. 
3.2. Kiến nghị, đề xuất: 
Xuất phát từ thực tiển, mục đích dạy học cũng như những thành công và hạn 
chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh nói chung, dạy 
nghe nói riêng đạt chất lựơng ngày càng tốt hơn bản thân tôi có những kiến nghị 
thiết thực sau: 
*Về phía cơ sở: 
 - Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh tiểu học 
ở một số trường tiểu học trên toàn huyện rất hạn chế. Mặc dù ở trường tôi đã có 
một phòng dạy tiếng Anh có trang bị đầy đủ bảng tương tác, máy tính kết nối 
Internet nhưng với số lượng lớp nhiều, học sinh đông nên khi lớp này được học tại 
phòng Tiếng Anh thì lớp kia phải học tại lớp. Điều này cản trở không nhỏ tới việc 
thu hút , gây hứng thú cho các em đối với bài học. Vì vậy tôi xin kiến nghị Lãnh 
đạo cấp trên tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ công tác gi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_chant_trong_on_luy.pdf