Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian cấp THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian cấp THCS

I. Lý do chọn đề tài

Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta đã và đang có những đổi mới mạnh mẽ về

nội dung và phương pháp dạy học. Chất lượng dạy học sẽ cao khi ta kích thích

được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của HS.

Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung và PPDH thì sự phối hợp

các hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Trong nhà trường hiện

nay, điều này vẫn còn chưa được quan tâm một cách thích đáng.

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, một dạng hoạt

động của HS tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của

chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình nội khóa, góp phần hoàn

thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của HS.

Thực ti n các nhà trường trong những năm gần đây cho thấy: HĐNK văn học

nói riêng và các môn học khác nói chung ít được tổ chức, lãnh đạo nhà trường

và GV bộ môn đầu tư thích đáng.

Hoạt động ngoại khoá văn học theo quan niệm đổi mới PPDH là một hình

thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực ti n đời

sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho HS. Hoạt

động này phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thời có

thể kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá

Văn học càng cần thiết và bổ ích hơn khi được áp dụng vào quá trình dạy học

phần Văn học dân gian ở THCS vì những lí do sau:

Thứ nhất: Ngoại khoá văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc

trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, gắn với sinh

hoạt xã hội ) - điều mà GV và HS rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do

hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Nói cách khác, đặc trưng cơ bản

của văn học dân gian sẽ được soi sáng và cảm nhận một cách tự giác trực cảm

hơn trong điều kiện tổ chức ngoại khóa. Trong so sánh với dạy học văn học viết,

điều này lại càng trở nên rõ ràng hơn.

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 1321Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh là đang tham gia vào lưu truyền, sáng tạo tác phẩm 
VHDG. Trong ngoại khóa họ đã trở thành “đồng tác giả” với dân gian. Dạy học 
ngoại khóa tác phẩm VHDG là một hình thức làm “sống lại” tác phẩm VHDG – 
những tác phẩm của tập thể! 
Đây là hai đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu 
truyền tác phẩm VHDG, thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh 
hoạt khác trong đời sống cộng đồng. 
* Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam 
VHDG Việt Nam cũng như VHDG của nhiều dân tộc khác trên thế giới 
có những thể loại chung và riêng, hợp thành một hệ thống. Mỗi thể loại phản 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 11/36 
ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức riêng. Hệ thống thể loại của 
VHDG thường có: 
- Thần thoại: xuất hiện từ thời nguyên thủy; là tác phẩm tự sự dân gian 
thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh 
phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. 
- Sử thi: xuất hiện khi có hình thức sơ khai của Nhà nước, khi dần dần có 
sự kết hợp giữa các thị tộc, bộ lạc; Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô 
lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp; xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành 
tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn di n ra trong đời sống cộng 
đồng của cư dân, một tộc người thời cổ đại. 
- Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch 
sử theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của 
nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư 
dân một vùng. 
- Truyện cổ tích: xuất hiện khi có chế độ phong kiến thống trị ở nước ta; 
là tác phẩm tự sự dân gian mà hình tượng và cốt truyện được hư cấu có chủ 
định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân 
đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 
- Truyện ngụ ngôn: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặc chẽ 
thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc 
liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống 
hoặc về triết lí nhân sinh. Và như vậy truyện ngụ ngôn có hai phần: phần cụ thể 
là truyện kể, phần trừu tượng là ý niệm rút ra từ truyện đó. 
- Truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc 
bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây 
cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán và có ý nghĩa đấu tranh xã hội mạnh mẽ. 
- Truyện thơ: là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ 
tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự 
công bằng xã hội bị tước đoạt. 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 12/36 
- Tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, 
vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực ti n, thường được dùng trong ngôn ngữ 
giao tiếp hàng ngày của nhân dân. 
- Câu đố: là những bài văn vần hoặc những câu nói thường có vần, mô tả đối 
tượng đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, 
nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống. 
- Ca dao: là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc 
khi di n xướng, được sáng tác nhằm di n tả thế giới nội tâm của con người. 
- Vè: là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần phát triển nhất trong thời kì 
cận đại; vè có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện thời sự của 
làng, của vùng quê, thậm chí là của cả nước. 
- Chèo: là tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào 
lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu 
trong xã hội. Ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như: 
tuồng dân gian, múa rối, các trò di n mang tích truyện. 
3.2 Văn học dân gian trong chương trình 
* Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần VHDG có tất cả 22 bài, được 
phân phối trong 2 khối lớp là lớp 6 và lớp 7 gồm 26 tiết học. Cụ thể: 
Tiết Tên bài dạy 
Lớp 6 
1 Đọc thêm Con Rồng, cháu Tiên 
2 HDĐT: Bánh chưng, bánh giầy 
5 Thánh Gióng 
9 Sơn Tinh, Thủy Tinh 
13 – 14 HDĐT: Sự tích Hồ Gươm 
21 Thạch Sanh 
25 – 26 Em bé thông minh 
34 – 35 HDĐT: Ông lão đánh cá và con cá vàng 
39 Ếch ngồi đáy giếng 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 13/36 
40 Thầy bói xem voi 
41 Ôn tập truyện ngụ ngôn 
45 HDĐT: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
51 
Treo biển 
HDĐT: Lợn cưới, áo mới 
54 – 55 Ôn tập truyện dân gian 
Lớp 7 
9 Những câu hát về tình cảm gia đình 
10 Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước 
13 Những câu hát than thân 
14 Những câu hát châm biếm 
73 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
74 Tục ngữ về con người và xã hội 
118 – 
119 
HDĐT: Quan âm Thị Kính 
Trích đoạn: Nỗi oan hại chồng 
II. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
VĂN HỌC DÂN GIAN Ở TRƢỜNG THCS 
1. Tình hình dạy và học phần văn học dân gian ở trƣờng THCS 
Hiện nay, việc dạy – học môn Ngữ văn vẫn còn rất nhiều bất cập, phần 
lớn học sinh không yêu thích học môn văn như trước kia. Trong giới hạn của đề 
tài, tôi tập trung nghiên cứu thực trạng việc dạy và học phần Văn học dân gian 
lớp 6 và lớp 7. Từ thực ti n giảng dạy tại trường THCS tôi nhận thấy khó khăn 
lớn nhất trong việc giảng dạy văn học dân gian là: các tác phẩm văn học trong 
chương trình đều đã quá quen thuộc nên d gây nhàm chán; thời gian để có thể 
tiếp thu kiến thức không đủ, cách dạy của GV không thu hút 
Nguyên nhân của những khó khăn có nhiều, song trước hết có lẽ vì dạy 
văn và học văn là công việc khó. Người dạy cũng như người học trước hết phải 
có niềm say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, 
thêm vào đó là một vốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào... Đó là 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 14/36 
những yêu cầu khắt khe, mang tính đặc thù. Mặt khác, xu hướng nghề nghiệp 
hiện nay thiên về các ngành khoa học tự nhiên, đó cũng là một nguyên nhân 
khiến học sinh ngày càng thờ ơ với bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt, hình thức dạy 
học truyền thống lấy thuyết giảng làm chính đã trở nên đơn điệu, không phù hợp 
với tâm lý con người hiện đại; điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hứng 
thú học tập, khả năng sáng tạo của học sinh. Vì vậy mà rất nhiều HS không thấy 
hứng thú đối với môn Văn nói chung, với VHDG nói riêng và đặc biệt VHDG sẽ 
không thu hút, hấp dẫn được HS nếu không được đổi mới phương pháp truyền 
đạt, không gắn với thực ti n sinh động. 
Như vậy, tình hình dạy học VHDG còn nhiều hạn chế và nguyên nhân 
dẫn đến những khó khăn trong giảng dạy VHDG phụ thuộc nhiều yếu tố khách 
quan và chủ quan. Và khi được hỏi với những khó khăn như thế, liệu việc tổ 
chức HĐNK văn học có phù hợp hay không, thì các GV đều đồng ý cho rằng 
HĐNK có thể khắc phục được những hạn chế, đồng thời còn mang lại hiệu quả 
cao hơn trong giảng dạy bộ môn. 
2. Tình hình tổ chức HĐNK VHDG ở trƣờng THCS 
Cũng như việc tổ chức HĐNK văn học, công tác tổ chức HĐNK văn học 
dân gian vẫn chưa được quan tâm nhiều. Các trường vẫn tổ chức HĐNK văn học 
nhưng không hẳn chú trọng vào phần VHDG hoặc không tổ chức mà nội dung 
chỉ có phần văn học dân gian. Khi phỏng vấn một số GV, tất cả đều cho rằng tổ 
chức HĐNK văn học dân gian rất hay nhưng không phải đơn giản, nội dung hoạt 
động phải phong phú, hình thức phải thật hấp dẫn. Về việc gợi ý hình thức tổ 
chức HĐNK VHDG, các GV cũng đưa ra rất nhiều hình thức hấp dẫn như: Hội 
thảo văn học, Giao lưu văn học, Câu lạc bộ văn học và HS thì có đến 8 
thích hình thức tham quan. Con số này cho thấy một thực trạng tổ chức HĐNK 
văn học dân gian là hình thức tổ chức chưa thật đa dạng và thu hút HS. 
Nói chung các ý kiến đa dạng, đều có lí do giải thích riêng và đều khá hợp 
lí, vì thế trong tổ chức nên tùy thuộc vào nội dung cũng như mục đích mà điều 
chỉnh quy mô và hình thức cho phù hợp. 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 15/36 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 
1. Di n kịch 
Di n kịch là một hình thức HĐNK mang tính hiệu quả cao trong việc 
giảng dạy VHDG. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao cần phải có sự chuẩn bị kĩ 
lưỡng cả về phía GV và HS. 
* Bước thứ nhất: Xác định được mục tiêu và nội dung của vở kịch, sau đó 
là việc hình thành kịch bản và phân vai cụ thể. 
* Bước thứ hai: Thực hiện chương trình 
Vào chương trình HĐNK VHDG, HS sẽ di n những vở kịch đã được 
chuẩn bị từ trước. GV sẽ phân công công việc cho một HS quay video những vở 
kịch trình di n. 
* Bước thứ ba: Tổng kết 
GV sẽ cho trình chiếu lại những vở kịch đã được trình di n, sau đó nêu ra 
một số câu hỏi nhận xét về vai di n cũng như về nội dung vở kịch. HS đưa ra ý 
kiến của mình đồng thời trả lời câu hỏi về tác phẩm được dựng thành kịch. Một 
số loại câu hỏi mà GV sẽ đưa ra như sau: 
+ Nêu nhận xét về vai di n: ngôn ngữ, hành động 
+ Câu hỏi về nội dung và nghệ thuật tác phẩm 
+ Yêu cầu HS nào có thể di n lại hành động một nhân vật trong đó. 
Trong chương trình VHDG, đóng kịch phù hợp với các thể loại và tương 
ứng với các bài học về truyện dân gian (lớp 6) và vở chèo Quan âm Thị Kính 
(lớp 7) 
2. Tổ chức trò chơi 
2.1. Game show truyền hình 
Trên truyền hình có rất nhiều trò chơi thú vị và hấp dẫn, tuy nhiên nên 
chọn một chương trình phù hợp về nội dung, hình thức với HS. Nội dung là kiến 
thức về VHDG trong chương trình và kiến thức mở rộng. Hình thức trò chơi nên 
phù hợp với lứa tuổi HS, d thực hiện. GV sẽ phải chuần bị câu hỏi và đưa ra 
luật chơi, cùng HS thống nhất. 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 16/36 
* Đi tìm triệu phú 
Lấy ý tưởng từ trò chơi truyền hình “Ai là triệu phú”, GV có thể tổ chức 
một chương trình tương tự như vậy trong đó nội dung là nội dung dạy học phần 
văn học dân gian. GV sẽ phải chuẩn bị những câu hỏi kèm theo các đáp án để 
lựa chọn. 
* Đối mặt 
- Luật chơi: 
+ MC lần lượt đưa ra 2 câu hỏi gồm nhiều đáp án trả lời. Mỗi người đặt 
cược số đáp án mà mình có thể trả lời. Ai đặt cược nhiều hơn sẽ có quyền trả lời 
câu hỏi. Nếu có thể trả lời đủ số đáp án đã đặt cược thì sẽ giành quyền chiến 
thắng, ngược lại nểu trả lời sai hoặc không đủ số đáp án mà mình đã đặt cược thì 
sẽ thua. 
+ Sau khi trả lời 2 câu hỏi trên mà 2 người có kết quả hòa 1-1 thì sẽ phải 
trả lời câu hỏi theo phương thức đối kháng (theo luật bóng bàn, trả lời luân 
phiên). Ai trụ lại đến cuối cùng sẽ thì là người thắng cuộc. 
* Đuổi hình bắt chữ 
- Luật chơi: 
Có 2 người chơi hoặc 2 đội chơi, giành quyền trả lời bằng cách bấm 
chuông. Nhiệm vụ của người chơi là nhìn vào một hình vẽ và liên tưởng đến 
một từ, cụm từ, một câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, tên một bài hát 
Ví dụ: 
- Hình một cô gái, một một cánh đồng lúa đang thì con gái. Đây là bài ca 
dao nói về vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của người phụ nữ. 
→ “Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng mênh mông bát ngát 
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, bát ngát mênh mông 
Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” 
Có rất nhiều trò chơi truyền hình thu hút mà người dạy có thể dựa vào 
hình thức tổ chức đó để áp dụng với kiến thức dạy học của mình. Trên đây chỉ là 
là ba trong số rất nhiều trò chơi truyền hình khác mà người GV có thể áp dụng 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 17/36 
trong tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học dân gian, đặc biệt phù hợp với phần 
ca dao, dân ca. 
2.2. Đố vui văn học 
Trong văn học dân gian, những câu đố văn học mang lại hiệu quả rất cao 
trong dạy học, vừa kích thích được trí tò mò của người học đồng thời tạo không 
khí thi đua học tập sôi nổi trong lớp. Từ những câu thơ gợi ý về nội dung cần đố, 
HS sẽ dựa vào những chi tiết gợi ý đó để đoán ra đáp án. Nội dung câu đố có thể 
là kiến thức HS được học trong chương trình, có thể là những kiến thức mở rộng. 
Hình thức đố vui cũng khá đa dạng: thi theo đội với hình thức nhấn 
chuông trả lời, thi theo lớp với dạng trắc nghiệm, thi theo dạng bốc thăm lên trả 
lời câu hỏi mỗi hình thức đều có những mặt ưu điểm nhất định. 
3. Các hoạt động khác 
3.1. Tham quan, dã ngoại 
Trong chương trình Văn học dân gian, GV có thể đưa HS đi tham quan 
một số nơi có liên quan đến bài học.Tuy nhiên, tùy từng bài, từng địa phương 
HS đang theo học, GV sẽ tổ chức những chuyến tham quan đến địa danh gần địa 
phương đó nhất. 
Hoạt động tham quan, dã ngoại không chỉ bó hẹp trong việc tìm hiểu kiến 
thức trong chương trình, GV có thể chọn nhiều địa điểm khác để HS có thể mở 
rộng kiến thức về văn học dân gian. Ví dụ, nếu HS ở Hà Nội thì có thể ra Hồ 
Gươm, tham quan các di tích: Tháp Rùa, Đảo Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp 
Bút, Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Đền Bà Kiệu, Nhà Thủy TạTại đây, HS sẽ 
được nghe truyền thuyết Rùa thần đòi gươm, tìm hiểu về cuộc chiến tranh dân 
tộc chống quân Minh (1417 – 1427) do Lê Lợi lãnh đạo, về cái tên Hồ Gươm-
Hoàn Kiếm sau này. 
Đến tham quan Hồ Gươm, GV không chỉ kể lại sự tích mà các em phần 
nào đã được biết, bên cạnh đó GV có thể mở rộng kiến thức cho HS, hướng dẫn 
HS tìm hiểu thêm về câu chuyện xung quanh sự tích này. Cùng trong nội thành 
Hà Nội, GV có thể đưa HS tham quam những đền thờ thờ “Tứ bất tử”. Trong 
những truyền thuyết liên quan tới tín ngưỡng thờ phụng đã đi vào tâm khảm của 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 18/36 
người Việt Nam thì “Tứ bất tử” được coi là một tín ngưỡng đặc biệt. Đặc biệt, 
truyền thuyết này có nhiều điều liên quan tới địa danh và con người Hà Nội. “Tứ 
bất tử” là một huyền thoại về việc nhân dân ta tôn vinh và thờ phụng “bốn vị 
thánh bất tử”: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh 
Mẫu Li u Hạnh. Đền thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh nằm trên địa bàn hai xã 
Minh Quang và Ba Vì, thuộc huyện Ba Vì, gồm ba ngôi đền (đền Thượng, đền 
Trung, đền Hạ). Đến nơi đây, HS sẽ được nghe chuyện kể về thần núi Tản Viên 
Sơn Tinh, về cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh – Thủy Tinh; về việc Sơn Tinh 
giúp vua Hùng đánh giặc, về việc ông đi khắp mọi nơi dạy dân làm ra lửa, làm 
ruộng, mở hội, săn bắn, luyện võ, dệt lụa Khu di tích lịch sử đền Sóc là nơi 
gắn với truyền thuyết anh hùng Gióng bay về trời sau khi đánh thắng giặc Ân. 
Đây là bài ca hào hùng nhất về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc 
Việt Nam. Những con người bình dị, lớn lên từ nghèo khó, nhưng khi đất nước 
lâm nguy thì sẵn sàng xả thân, hy sinh vì nghĩa lớn. Truyền thuyết sử thi giàu 
chất anh hùng ca này vẫn còn lưu giữ bằng các di tích rất phong phú tại làng 
Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội. Khu di tích này được Vua Lê Đại Hành cho xây dựng 
tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạng di tích quốc 
gia năm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Non Nước, 
chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng, tượng đài thánh Gióng và các lăng bia 
đá ghi lại lịch sử và l hội đền Sóc. Đền thờ Chử Đồng Tử được lập tại thôn Chử 
Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội. 
3.2. Tham dự biểu diễn 
Tổ chức một buổi xem biểu di n cho HS không phải là điều đơn giản. GV 
sẽ liên hệ trước với các đoàn biểu di n nghệ thuật để đưa HS đến dự, sau đó lên 
lịch tham dự, đưa ra lượng HS tham dự, chuẩn bị xe đưa đón, phân công công 
việc cho các GV đi cùng và các nhóm HS để tránh lộn xộn khi đến tham dự 
chương trình. 
Những chương trình mà HS tham dự có thể là một vở chèo (Lưu Bình 
Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức 
gặp tiên), vở tuồng (Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Di n Võ Đình, Ngoại tổ 
dâng đầu), vở kịch 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 19/36 
3.3. Gặp gỡ, giao lưu với nghệ sĩ, nhà hoạt động sân khấu và nhà 
nghiên cứu 
Để HS hiểu sâu hơn, rộng hơn về văn học dân gian Việt Nam, GV có thể 
phối hợp với nhà trường mời một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ hoặc nghệ sĩ 
biểu di n về nghệ thuật dân gian để học sinh giao lưu, tìm hiểu sâu hơn về văn 
học dân gian. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP 
Sau đây là kịch bản buổi hoạt động ngoại khóa về văn học dân gian cấp 
Trung học cơ sở mà trường tôi đã thực hiện. Tại trường THCS nơi tôi công tác, 
những học sinh yêu thích văn học thường tham gia học Câu lạc bộ môn học em 
yêu thích, tham gia sáng tác văn, thơ. Vì vậy, hoạt động ngoại khóa về văn học 
dân gian này có thể lấy nòng cốt là các học sinh trong “Câu lạc bộ Văn học” của 
nhà trường. Cụ thể về hoạt động ngoại khóa về văn học dân gian như sau: 
- Nội dung hoạt động: kiến thức VHDG trong chương trình và ngoài 
chương trình, tập trung vào ba mảng chính: truyện cổ dân gian, thơ ca dân gian 
và sân khấu dân gian. 
- Hình thức hoạt động: sinh hoạt “Câu lạc bộ Văn học dân gian” 
- Thời lượng tiến hành thực nghiệm: 15 phút 
- Địa điểm di n ra chương trình: hội trường của trường. 
Tôi chọn hình thức sinh hoạt “Câu lạc bộ Văn học dân gian” để tổ chức 
HĐNK vì : Đây là một hình thức sinh hoạt tập thể, lôi cuốn được nhiều HS ở 
các khối lớp, các ban khác nhau cùng tham gia, khiến Văn học không chỉ là 
một môn học mà còn là một sinh hoạt văn hoá tinh thần vui tươi bổ ích. Một 
hình thức khác của câu lạc bộ thơ văn là tổ chức ngoại khoá với hình thức Sân 
khấu hoá tác phẩm văn học. HS được GV bộ môn hướng dẫn tự chọn tác phẩm, 
tự chuyển sang kịch bản, sau đó biểu di n dưới hình thức hát, múa, kịch. Nhờ 
vậy việc học văn trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. Những em có năng khiếu phát 
huy được vai trò cuả mình, em viết kịch bản, em biểu di n, em hoá trang Ai 
cũng có đóng góp, khiến HS vừa hào hứng vừa có tinh thần tập thể và ý thức thi 
đua. Hơn nữa, với phần Văn học dân gian thì hình thức này lại càng phù hợp, 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 20/36 
triển khai tốt hơn nội dung. Trong phần thực nghiệm của mình, sở dĩ tôi chọn 
hình thức này cũng bởi vì đây là hình thức tổ chức có thể áp dụng được nhiều 
hình thức khác trong đó như: di n kịch, tổ chức trò chơi, giao lưu giữa các nghệ 
sĩ và HS. 
1. Chuẩn bị 
Để tổ chức thành công một buổi HĐNK cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng 
về nội dung kiến thức, kịch bản chương trình cũng như các thành phần tham gia 
hoạt động 
* Về đối tượng: 
- Về phía Giáo viên: 
+ Cố vấn cho chương trình: BGH nhà trường, các thầy cô có kinh nghiệm 
trong tổ chức hoạt động ngoại khoá, các thầy cô tâm huyết với chuyên ngành 
VHDG. 
+ GV họp thống nhất nội dung và hình thức chương trình, lên kịch bản, 
chọn người dẫn chương trình: 1 HS nam, 1 HS nữ có khả năng giao tiếp tốt, làm 
chủ được các tình huống trên sân khấu. 
+ Những thành viên tham gia chuẩn bị cho sân khấu, âm thanh, ánh sáng, 
đạo cụ..:HS, GV kết hợp với Đoàn trường và Chi đoàn. 
+ Khách mời (những người sẽ lên sân khấu giao lưu, trả lời các câu hỏi, 
thắc mắc của HS): những GV văn có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Mỗi 
thầy cô có thế mạnh ở một thể loại VHDG, sẽ trao đổi nhanh gọn, mang tính 
chất gợi mở những tâm huyết của mình trên sân khấu. 
- Về phía HS: 
+ GV lựa chọn 4 đội thi cho phần “Thi tìm hiểu về VHDG”. Những yêu 
cầu về đối tượng: 
 HS phải có năng khiếu về môn Văn, có niềm say mê thực sự đối với văn 
học và văn hóa dân gian. 
 Những HS có cách cảm nhận sâu sắc về hình tượng văn học. 
 HS phải có khả năng giao tiếp tốt, không lúng túng trước đám đông, tích 
cực, chủ động trình bày ý kiến của mình. 
SKKN: Một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần VHDG cấp THCS 
 21/36 
+ Những HS tham gia hoạt động di n xướng (biểu di n văn nghệ): 
 Gồm các tiết mục văn nghệ: GV lựa chọn HS trên cơ sở các tiết mục văn 
nghệ xen kẽ trong chương trình: Đi cấy, Cây trúc xinh, Ru em, Bèo dạt mây trôi 
* Về kịch bản chươ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_ngo.pdf