3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
Trò chơi học tập trong dạy môn Tiếng Việt là một hình thức hoạt động học tập,
tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến
thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi.
Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi.
Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham
gia trò chơi.
Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp
tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi
học tập.
3.2.2 Nội dung giải pháp:
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và
thiết kế trò chơi phải đảm bảo được ý nghĩa giáo dục của nó. Trò chơi phải nhằm mục
đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học đồng thời cũng phải phù hợp với tâm lý lứatuổi học sinh. Trò chơi phải đa dạng, phong phú và được chuẩn bị chu đáo gây được
hứng thú đối với học sinh.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá
trình dạy học cho học sinh lớp 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : 1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp tổ chức trò chơi học tập dạy môn Tiếng Việt lớp 5 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng giáo dục 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: *Ưu điểm - Được sự quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên tạo điều kiện khuyến khích để giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy. *Nhược điểm - Một số học sinh còn thụ động, ngại ngùng, chưa mạnh dạn, tham gia vào các hoạt động học tập. - Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả. Để thấy được hạn chế nêu trên, tôi xin đưa ra số liệu cụ thể mà các em đã được khảo sát khi chưa áp dụng giải pháp tổ chức trò chơi học tập dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5. Thời điểm kiểm tra Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Đầu năm 26 05 18 03 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Trò chơi học tập trong dạy môn Tiếng Việt là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc sống thông qua hoạt động chơi. Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. 3.2.2 Nội dung giải pháp: Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo được ý nghĩa giáo dục của nó. Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học đồng thời cũng phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Trò chơi phải đa dạng, phong phú và được chuẩn bị chu đáo gây được hứng thú đối với học sinh. Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh lớp 5. Thứ nhất: Trò chơi dẫn dắt học sinh tiếp cận tri thức (Trò chơi được vận dụng ở phần hoạt động cơ bản của bài học) * Trò chơi “Cặp đôi” khi dạy bài 1A: lời khuyên của Bác, sách hướng dẫn học tiếng Việt 5 tập 1A trang 6. - Chuẩn bị: Tôi chuẩn bị 1 bộ thẻ ghi các cặp từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: ba – bố ; khiêng – vác; học sinh – học trò; siêng năng – chăm chỉ Bộ thẻ từ được đính lên bảng lớp ( đặt úp thẻ xuống theo 2 dãy). Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt sau khi kết thúc trò chơi để học sinh rút ra được thế nào là từ đồng nghĩa. Tiến hành: Tôi chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lật thẻ . Đại diện mỗi đội lần lượt lật một thẻ từ ở mỗi dãy lên và trình bày với lớp đây có phải là một cặp thẻ phù hợp hay không. Nếu hai thẻ từ tạo thành một cặp thẻ từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau thì người chơi được giữ cặp thẻ. Trò chơi kết thúc khi tất cả các cặp thẻ đồng nghĩa được xác định. Đội thắng cuộc sẽ là đội có nhiều cặp thẻ đồng nghĩa nhất Lưu ý: Trò chơi này cũng có thể vận dụng khi dạy bài: Từ trái nghĩa, Từ đồng âm,. Cách tổ chức cũng như trên nhưng chỉ cần thay đổi ngữ liệu ghi trên thẻ từ. Thứ hai: Trò chơi rèn kĩ năng thực hành và củng cố kiến thức (Trò chơi được vận dụng ở phần hoạt động thực hành) *Trò chơi: “Tìm nhị cho hoa” khi dạy bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên. Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1A trang 115. Ví dụ: Bài tập 2: Thi tìm nhanh một số nghĩa chuyển của các từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng. - Chuẩn bị: Nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa . Vẽ trực tiếp lên một tờ giấy to 5 vòng tròn làm 5 nhị hoa.Trong mỗi nhị hoa ghi các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng. - Tiến hành: Tôi chia học sinh thành nhiều nhóm chơi tùy theo số bộ nhị hoa và cánh hoa chuẩn bị được. Khi trò chơi bắt đầu, các nhóm chơi có nhiệm vụ ghi từ theo yêu cầu vào các cánh hoa (mỗi cánh hoa chỉ ghi một từ) rồi dán vào nhị hoa cho phù hợp. Sau 5-7 phút chơi, tôi hô: “Dừng chơi!” Nhóm nào dán được nhiều cánh hoa đúng và đẹp sẽ thắng cuộc. - Lưu ý: Trò chơi này còn có thể vận dụng khi dạy các bài: Chính tả, tập làm văn, ôn tập về từ loại ...... chỉ cần thay đổi yêu cầu ghi trên nhị hoa. - Khi kết thúc trò chơi, để khắc sâu kiến thức của bài, tôi yêu cầu học sinh đặt câu với một vài từ tìm được. Thứ ba: Trò chơi nhằm ôn tập tổng hợp và rèn óc tư duy (Trò chơi thường được vận dụng vào các bài ôn tập củng cố kiến thức) * Trò chơi: “Xem ai nhớ nhất” khi dạy bài 31C: Ôn tập về tả cảnh. Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2B trang 44 - Chuẩn bị: Một số thẻ từ ghi các câu học sinh cần phân tích. Bộ bìa gồm 3 thẻ ghi các chữ A, B, C (mỗi thẻ 1 màu) tương ứng với các tác dụng của dấu phẩy: A: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C: Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. - Tiến hành: Tôi chia học sinh thành các đội chơi theo dãy bàn. Phát cho mỗi học sinh một bộ thẻ chữ. Khi tôi đọc và dán một thẻ ghi câu cần phân tích tác dụng của dấu phẩy lên bảng thì học sinh phải chọn một thẻ chữ tương ứng để giơ lên. Ví dụ: Tôi đưa thẻ ghi câu “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.” thì học sinh phải giơ thẻ chữ B mới đúng. Sau mỗi một câu (một lượt chơi), giáo viên hoặc 1 học sinh được cử làm trọng tài sẽ đếm số người trả lời đúng ở mỗi đội. Khi trò chơi kết thúc, giáo viên sẽ thống kê số học sinh làm đúng ở các lượt chơi. Đội có số người trả lời đúng nhiều nhất, đội đó thắng cuộc. - Lưu ý: Để kiến thức về tác dụng của dấu phẩy được khắc sâu hơn, sau mỗi lượt chơi, tôi yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo của từng câu ghi trong thẻ. Trò chơi này còn có thể vận dụng được vào rất nhiều bài, nhằm củng cố các kiến thức đã học như: củng cố kiến thức về từ đồng âm, từ đồng nghĩa,từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa; củng cố kiến thức về cách nối các vế câu ghép; .. chỉ cần ta thay đổi các thẻ ghi các bài tập tương ứng. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp Qua giải pháp trên tôi đã áp dụng khi thực hiện trong các năm học trước ở trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1 và có thể áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh tiểu học ở cả huyện, tỉnh nói chung. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Việt đã góp phần hình thành nhân cách, đem lại niềm vui cho các em suốt những năm ở trường tiểu học. Giúp các em mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Việt đã rèn cho các em tính hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi. Không khí trong những giờ học trở nên sôi nổi hơn, học sinh học tập rất tích cực, các em chuyển từ học thụ động sang chủ động chiếm lĩnh kiến thức, thích thú với những hình thức học tập mới lạ. Ngoài ra những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của các em phát triển vượt bậc. Những học sinh khá giỏi thì ngày càng tự tin năng động, có trách nhiệm cao trong việc học tập còn những học sinh thụ động thì trở nên tích cực hơn, bắt đầu biết chia sẻ, hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập Chất lượng của giờ học Tiếng Việt của lớp tôi đã nâng lên rõ rệt. Vừa qua tôi đã có kế hoạch khảo sát lớp tôi, kết quả là: Thời điểm kiểm tra TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành Cuối học kì I 26 09 34,6% 17 65,4% Cuối năm học 18 69,2% 8 30,8% 3.5 Tài liệu kèm theo gồm: (không có) Kiên Lương, Ngày 3 tháng 5 năm 2017 Người mô tả Nguyễn Thị Linh Chi
Tài liệu đính kèm: