Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện

Và bây giờ mời quý vị cùng cảm nhận một tác phẩm cụ thể; đó là bức tranh dân gian với chủ đề Chơi ô ăn quan. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh . Chủ đề của bức tranh rất đời thường, rất dân dã. Một trò chơi của trẻ con.Ở bức tranh này vẽ cảnh 4 bạn nhỏ đang chơi trò Chơi ô ăn quan, một trò chơi mà bọn trẻ con rất thích nhất là các bạn nữ.

Về hình thức bức tranh, với những màu sắc rất tươi tắn được hòa sắc trừ chất liệu rất đời thường nhưng gợi lại cho ta những kỷ niệm của thời thơ ấu. Kĩ thuật vẽ tranh cũng rất độc đáo; bức tranh được thể hiện trên nền giấy dó , mang đậm nét dặc trưng của tranh dân gian Việt Nam mà không quốc gia nào bắt chước được.

 Muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về xuất xứ, nội dung hình thức, kĩ thuật vẽ tranh Chơi ô ăn quan và các nội dung khác, xin quý vị hãy tìm đọc : Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học. Với 132 trang, khổ sách là 20,5 x 29,0 cm, hình khối trang trí thanh thoát, đẹp mắt, cuốn sách sẽ rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, nhất là những giáo viên tiểu học để trang bị thêm vào hành trang của mình những kiến thức, kĩ năng, óc thẩm mĩ .góp phần đào tạo ra những nhân tài làm rạng danh non sông đất nước như mong đợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại .

 

doc 26 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 920Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp thu hút bạn đọc đến với thư viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện thì cán bộ thư viện phải biết tham mưu xây dựng cảnh quan thư viện khang trang, sạch đẹp . Cụ thể :
Về cơ sở vật chất : Phòng thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu 50m2 để làm phòng đọc và kho sách ( có thể một hoặc một số phòng) có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động 
Trường có thể căn cứ vào số lượng học sinh để bố trí phòng đọc cho giáo viên và học sinh hợp lí.
III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1/ Tổ chức thực hiện 
Để thư viện hoạt động tốt, nhiều bạn đọc đến với thư viện, ngay từ đầu năm học tôi tham mưu cùng với hiệu trưởng thành lập tổ mạng lưới. Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm.Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách .
Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là những học sinh giỏi, rất uy tính với bạn mà lại siêng đọc sách và có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay, nội dung cần của sách sẽ đến với bạn dọc một cách nhanh nhất và rộng khắp nhất.
 2/ Kế hoạch hoạt động
Trên cơ sở đó , tôi lập kế hoạch tuyên truyền và giới thiệu sách sao cho phù hợp với thực tế nhà trường , nội dung tuyên truyền cần gắn với từng thời điểm, từng đối tượng.
Hình thức tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để những quyển sách hay, sách cần kịp thời đến tay bạn đọc.
Giới thiệu sách tràn lan sẽ không hiệu quả nên tôi chọn cách giới thiệu sách theo đối tượng bạn đọc
 a/ Đối với giáo viên
Đối với giáo viên tôi biết nếu chỉ đọc ở sách giáo khoa , sách giáo viên thì kiến thức có giới hạn, muốn mở rộng thêm kiến thức, muốn trở thành giáo viên dạy giỏi để được phụ huynh và học sinh yêu quí, tin tưởng thì phải siêng năng đọc sách nên tôi giới thiệu với họ những cuốn sách có nội dung bổ sung kiến thức và phương pháp dạy học và những sách có nội dung là những trò chơi học tập, những hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạp chí giáo dục  phù hợp với giáo viên ở từng khối lớp.
* Ví dụ minh họa giới thiệu một cuốn sách có nội dung về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật
MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC
MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội thì nhu cầu thưởng thức nghệ thuật,thưởng thức cái đẹp ngày càng tăng . Song sự cảm nhận, sự rung động trước một tác phẩm nghệ thuật còn tùy thuộc vào nhận thức của mỗi người .
Mác có nói: “Nếu bạn muốn thưởng thức nghệ thuật thì trước hết bạn phải là người được giáo dục về nghệ thuật ’’. Mỗi chúng ta ai cũng điều biết giáo dục về nghệ thuật cần thiết như thế nào, nhất là đối với các em học sinh tiểu học- bậc học đầu tiên trong đời của các em. Tâm hồn các em như những tờ giấy trắng . Vậy mỗi chúng ta – những giáo viên thư viện, những giáo viên tiểu học- những kĩ sư tâm hồn, chúng ta sẽ làm gì, sẽ viết gì, vẽ gì lên
những trang giấy đó? 
Vâng ! để trả lời cho câu hỏi này và đồng thời để đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện ở trường tiểu học nói chung, Nhà xuất bản giáo dục đã xuất bản cuốn sách : MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC.
Cấu trúc nội dung sách gồm 4 tiểu mô đun
Tiểu mô đun I: Vẽ theo mẫu và phương pháp dạy – học ( 8 tiết)
Gồm 4 chủ đề:
Chủ đề 1: Một số kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu
Chủ đề 2: Thực hành
Chủ đề 3 : Phương pháp dạy- học vẽ theo mẫu
Chủ đề 4 : Thực hành thiết kế bài học và dạy thử
Tiểu mô đun II: Vẽ trang trí và phương pháp dạy- học ( 8 tiết)
Gồm 4 chủ đề
Chủ đề 1: Một số kiến thức cơ bản về vẽ trang trí
Chủ đề 2: Thực hành 
Chủ đề 3: Phương pháp dạy – học vẽ trang trí
Chủ đề 4: Thực hành thiết kế bài học và dạy thử
Tiểu mô đun III: Vẽ tranh, tập nặn tạo dáng và phương pháp dạy- học
Gồm 7 chủ đề
Chủ đề 1: Một số kiến thức cơ bản về vẽ tranh
Chủ đề 2: Thực hành
Chủ đề 3: Phương pháp dạy học vẽ tranh
Chủ đề 4: Thực hành thiết kế bài học và dạy thử
Chủ đề 5: Một số kiến thức cơ bả về tập nặn tạo dáng
Chủ đề 6: Thực hành
Chủ đề 7: Phương pháp dạy học tập nặn tạo dáng
Tiểu mô đun IV: Thường thức mĩ thuật, xem tranh thiếu nhi và phương pháp hướng dẫn xem tranh thiếu nhi ( 3 tiết)
Gồm 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Một số đặc điểm và vẽ đẹp trong tranh thiếu nhi
Chủ đề 2: Thực hành
Chủ đề 3: Phương pháp hướng dẫn học sinh xem tranh thiếu nhi
Và bây giờ mời quý vị cùng cảm nhận một tác phẩm cụ thể; đó là bức tranh dân gian với chủ đề Chơi ô ăn quan. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh . Chủ đề của bức tranh rất đời thường, rất dân dã. Một trò chơi của trẻ con.Ở bức tranh này vẽ cảnh 4 bạn nhỏ đang chơi trò Chơi ô ăn quan, một trò chơi mà bọn trẻ con rất thích nhất là các bạn nữ.
Về hình thức bức tranh, với những màu sắc rất tươi tắn được hòa sắc trừ chất liệu rất đời thường nhưng gợi lại cho ta những kỷ niệm của thời thơ ấu. Kĩ thuật vẽ tranh cũng rất độc đáo; bức tranh được thể hiện trên nền giấy dó , mang đậm nét dặc trưng của tranh dân gian Việt Nam mà không quốc gia nào bắt chước được.
 	Muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về xuất xứ, nội dung hình thức, kĩ thuật vẽ tranh Chơi ô ăn quan và các nội dung khác, xin quý vị hãy tìm đọc : Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học. Với 132 trang, khổ sách là 20,5 x 29,0 cm, hình khối trang trí thanh thoát, đẹp mắt, cuốn sách sẽ rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, nhất là những giáo viên tiểu học để trang bị thêm vào hành trang của mình những kiến thức, kĩ năng, óc thẩm mĩ..góp phần đào tạo ra những nhân tài làm rạng danh non sông đất nước như mong đợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại .
 Thưa các bạn !
Để giúp giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục đã xuất bản những bộ sách giáo khoa, sách bài tập về môn Mĩ thuật từ lớp 1 đến lớp 5. Những bộ sách này được bán rộng rãi trên toàn quốc .
Cuốn Mĩ thuật và phương pháp dạy học học mĩ thuật ở tiểu học hiện đang có trong thư viện của trường ta . Sách có rất nhiều điều lí thú và bổ ích đang chờ đón quý vị và các bạn.
 Xin chân trọng cảm ơn !
b/ Đối với học sinh
Với học sinh lớp 1,2,3 các em thường thích đọc truyện tranh có nhiều màu sắc, hình ảnh phong phú đa dạng, thỏa mãn tính tò mò , thích khám phá của các em. Ở truyện tranh có nhiều hình ảnh màu sắc gần gũi đơn giản như hoa , quả con vật.thích sách có tính khoa học nhưng gần gũi như: ô tô, xe máy, tàu thuyền
Những cuốn sách này rất hữu ích cho các em , bởi nội dung sách đơn giản tạo sự thích thú, sự mơ ước, sự khám phá tạo cho các em tò mò , sáng tạo và làm cho các em thích đọc sách hơn.
Đọc sách nhiều rất có ích cho các em trong việc học như: các em viết ít sai chính tả hơn, câu cú mạch lạc logic hơn , hơn nữa tạo cho các em niềm say mê học hỏi khám phá . Qua đó cũng giúp các em nổ lực hơn trong học tập.
Với học sinh lớp 4, 5 các em cũng rất say mê đọc truyện tranh song ý thức học tập của các em cao hơn các em ở lớp 1 , 2 , 3 nên nhiều em còn thích sưu tầm thêm một số sách có nội dung phong phú hơn , nội dung sách gần với bài học trên lớp hơn như: truyện khoa học, truyện về các nhân vật lịch sử, truyện ngụ ngôn.
Chính hình thức giới thiệu sách theo đối tượng này đã giúp cho bạn đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng, thêm nữa làm cho số lượng bạn đọc ngày một tăng thêm. Ngoài 2 hình thức tôi vừa nêu trên còn có một số hình thức giới thiệu tuyên truyền khác cũng không kém phần thu hút bạn đọc đến với thư viện, bởi theo tôi tuyên truyền giới thiệu sách , báo trong nhà trường nhằm mục đích làm cho thầy trò biết được nội dung sách, báo trong thư viện để có kế 
hoạch và phương hướng cụ thể sử dụng tốt thư viện, phục vụ yêu cầu “ Dạy tốt, học tốt”
 Những hình thức tuyên truyền giới thiệu sách khác như:
Tuyên truyền miệng: 
Tuyên truyền miệng có các hình thức sau: đọc to nghe chung, điểm sách, kể chuyện theo sách, giới thiệu sách, thi vui đọc sách, hội nghị bạn đọc, đố vui văn học.
Tuyên truyền giới thiệu trực quan
Với hình thức này , thư viện có thể thu hút sự say mê tham gia hoạt động thư viện của học sinh
* Ví dụ minh họa giới thiệu một cuốn sách có nội dung về các câu đố
501 CÂU ĐỐ
DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Các em học sinh thân mến !
Hôm nay thư viện của chúng ta lại tổ chức buổi giới thiệu sách cho đọc giả. Những buổi giới thiệu sách trước, cô đã giới thiệu cho các em một số tác phẩm tiêu biểu về nhiều thể loại, hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một cuốn sách có nội dung phong phú hơn , hấp dẫn hơn. 
Đó là cuốn 501 CÂU ĐỐ DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Cuốn sách dày 120 trang , được nhóm soạn giả Phạm Thu Yến , Lê Hữu Tỉnh, Trần Thị Lan tuyển chọn và giới thiệu do nhà xuất bản Giáo dục ,một nhà xuất bản có bề dày uy tính trong việc xuất bản sách giáo khoa, sách nghiệp vụ
 	Đây là hình ảnh cuốn sách.Ở trang bìa có một hình ảnh rất sinh động và trực cảm. Hai em bé xinh xắn, bé gái đanh tinh nghịch cầm sách còn bé trai thì trầm tĩnh suy nghĩ, hình ảnh này cũng đã phần nào nói lên được nội dung cuốn sách rồi. Các em ấy đang chơi trò đoán đố đấy các em ạ, nhưng ở đây không chỉ một hay hai câu đố mà là có tới 501 câu đố . Sách có hai phần
Phần 1: Phần câu đố
Phần 2: Phần giải đố
Câu đố là một thể loại văn học dân gian có từ lâu đời, là món ăn tinh thần 
của người lao động
Câu đố có một môi trường diễn xướng rất rộng các em ạ, nghĩa là nó được sử dụng ở mọi lúc mói nơi, mọi không gian, từ trong nhà ra ngoài ngõ.
Đối với chúng ta ,câu đố không chỉ là một sân chơi giải trí mà còn mang lại cho học sinh chúng ta nhiều kiến thức phong phú về thiên nhiên , về xã hội. Mỗi câu đố là một cách trình bày trí nhớ, giáo dục cho các em nhiều điều hay lẽ phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi và tư duy của các em.
Và bây giờ cô xin trích ra đây vài câu đố để các em cùng khám phá và đoán thử xem nhé! Câu đố số 365
Một đầu đỏ, một đầu xanh
Mẹ mua cho bé vẽ tranh tô màu
( Là cái gì)
Nào các em thử hình dung và đoán xem nào .
Và đây là câu đố thứ 262 ở trang 55 các em đoán xem nhé
Hai chân bám chặt trên cây
Mỏ luôn gõ gõ suốt ngày tìm sâu .
 ( Là chim gì ?)
Đặc điểm nổi bật của nó là gì hả các em, các em xem tranh thử phân tích nó có phải là con này (có minh họa tranh) không nào ?
Đấy các em thấy không, với cuốn sách này chúng ta đã có một sân chơi rất hoàn thiện “ Học mà chơi, chơi mà học” rồi phải không các em.
Cuốn sách này còn rất nhiều điều lí thú mà chúng ta chưa khám phá hết, các em có thể tìm đọc cuốn sách này để trau dồi cho mình một kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. 
Ngoài ra từ cuốn sách này các em có thể vận dụng vào những buổi sinh hoạt tập thể, hoặc trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Như vậy, cuốn sách này đã thật sự hấp dẫn rồi phải không các em ! chính vì sự hấp dẫn và bổ ích của nó mà nó có mặt trong thư viện trường chúng ta, thư viện trường Tiểu học Định Hiệp.
Các em có thể tìm đọc cuốn sách này để trau dồi cho mình một kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. Ngoài ra từ cuốn sách này các em có thể vận dụng vào những buổi sinh hoạt tập thể hay sinh hoạt chủ nhiệm. 
Và để kết thúc buổi giới thiệu hôm nay cô xin đưa ra vài câu đố và chúng ta thử bước vào sân chơi nhé các em
Con gì có mũi không mồm
Dưới nước biết chạy trên đường đứng im ?
 ( Là con gì?)
Không có cánh, chẳng cần thang
Mà tôi vẫn cứ bay ngang lưng trời .
( Là gì?)
Nào các em thử đoán xem !
Cô sẽ chờ lời giải đố của các em tại thư viện của chúng ta . Và nếu các em không tìm ra lời giải thì chúng ta đã có cuốn sách 501 CÂU ĐỐ DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Tạm biệt các em !
 3/ Các hình thức tuyên truyền và giới thiệu sách
Tuyên truyền giới thiệu sách ,báo trong nhà trường là việc làm rất cần thiết , chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện. Để việc tuyên truyền trách được nhân rộng tôi kết hợp việc tuyên truyền với các hoạt động khác của trường.
Ở khối 1, dầu năm học các em chưa biết đọc tôi “nhờ “ giáo viên chủ nhiệm đọc và kể cho các em nghe những câu chuyện hay trong tiết kể chuyện, hay trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa . Cách thức này giúp các em thích thú với việc đọc sách hơn mặc dù các em chưa đọc được , các em có thể mượn những cuốn sách nhỏ để xem tranh, xem hình  Dần dần qua đó các em hứng thú với việc đọc sách hơn.
Bên cạnh đó , trường tôi hoạt động của Đội cũng rất mạnh tôi phối kết hợp với việc sinh hoạt sao mà giới thiệu sách hay , sách mới đến với các em khi có sách mới về. thêm nữa các em trong tổ mạng lưới cũng hăng hái giới thiệu sách cho các bạn , các em cùng tham khảo,cùng đọc như những cuốn sách: Báo Măng non, Thiếu nhi dân tộc.. . Sử dụng hình thức tuyên truyền qua tổ mạng lưới thư viện phát huy tác dụng rất cao vì nếu có 20 em đọc thì sẽ có 20 em giới thiệu và cứ thế nhân rộng hơn.
Mỗi đợt sách mới về, vào sáng thứ hai trong tiết chào cờ tôi tranh thủ giới thiệu sách mới đến với các em bằng hình thức là các lớp thi với nhau ( Tổ chức cho khối 3,4,5). Trong năm học có 35 tuần , trường có 12 lớp vì thế mỗi lớp được phân công giới thiệu một lần (Tổ chức cho khối 3,4,5 ),những tuần đầu cán bộ thư viện giới mẫu những tuần sau là các lớp.
Nội dung giới thiệu phong phú , đa dạng nhưng thường theo chủ điểm trong tháng như: Chủ điểm nói về Bác, Về anh bộ đội, về thầy cô.và nếu lớp nào trong năm học giới thiệu hay, xuất sắc sẽ nhận được giải của Ban tổ chức Việc làm này không chỉ góp phần nhân rộng phong trào đọc sách trong nhà trường mà còn góp phần rất lớn cho phong phào trào thi đua hai tốt trong nhà trường là “ Dạy tốt, học tốt” , cụ thể là phong trào thi kể chuyện theo sách trong nhà trường đươc sôi nổi, mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra tôi còn giới thiệu sách thông qua những buổi nói chuyện của giáo viên, như một cách vô tình. 
Ví dụ: Họ đang nói về những tấm gương đạo đức thì tôi giới thiệu cho họ cuốn chuyện KỂ CHUYỆN BÁC HỒ hay những bài toán dành cho học sinh giỏi tôi lại giới thiệu cuốn 501 BÀI TOÁN ĐỐ LỚP 5.
 PHẦN III : KẾT QUẢ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1/ Kết quả:
“Đọc sách hay, làm cho thân ta được ít lỗi” không còn là khẩu hiệu mà trở thành sự thật. Đó là nơi mà cán bộ giáo viên và học sinh giải trí sau giờ dạy và giờ học căng thẳng và giải quyết những khó khăn thắc mắc khi không có lời giải đáp. Có nhiều giáo viên tâm sự “ Học sinh của tôi lúc này viết văn khá hơn, câu cú mạch lạc logic không còn sai chính tả như trước là nhờ các em chịu khó đến thư viện đọc sách nhiều và đọc đúng loại sách”
Bên cạnh đó nhờ công tác tuyên truyền sách mà bạn đọc ngày càng đến với thư viện nhiều hơn, có những học sinh lần đầu tiên đến trường chưa biết đọc biết viết nhưng cũng đòi cô mượn sách về cho xem, có em rất lười đọc sách nhưng thấy bạn mình đọc cũng đến thư viện mượn về đọc, và dần dần tạo thành thói quen từ khi nào không biết .
Thư viện trường Tiểu học Định Hiệp mở cửa cả ngày nên đáp ứng được nhu cầu đọc sách của bạn đọc thường xuyên .
2/ Bài học kinh nghiệm
Qua nhiều năm làm công tác thư viện tôi nhận thấy rằng thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. nếu thư viện được bổ sung sách đầy đủ thường xuyên và hoạt động có nghiệp vụ sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. 
Thư viên góp phần tích cực trong việc chỉ đạo dụng sách báo, đồng thời cũng là một địa chỉ tiêu thụ sách quan trọng, do đó cần củng cố thư viện và đổi mới hoạt động của thư viện đáp ứng nhiệm vụ hiện nay. Bên cạnh đó để hoàn thành tốt nhiệm vụ người cán bộ thư viện trường học cần phải luôn luôn tu dưỡng, phấn đấu về mọi mặt.
Có tư tưởng tiên tiến, hết lòng vì học sinh thân yêu, thường xuyên học tập chính trị đường lối chính sách của Đảng nhất là những quan điểm giáo dục, mục tiêu đào tạo của nhà trường, trên cơ sở đó có phương hướng xây dựng , tổ chức hoạt động của thư viện đạt kết quả tốt .
Có nhiệt tình và lòng yêu nghề tha thiết, có tinh thần trách nhiệm cao, toàn ý với công tác của mình 
Có trình độ văn hóa và học thức rộng rãi
Có trình độ thư viện nhất định .
Ngoài những nhiệm vụ trên để thu hút bạn đọc đến với thư viện thì hình thức khen thưởng cũng không kém phần quan trọng, bởi đọc sách là gieo trồng thì thi đua khen thưởng là phân bón. Và một yếu tố không kém phần quan trọng để thu hút bạn đọc đến với thư viện là cán bộ thư viện phải là người ham đọc sách và phải nhận thức được nhu cầu đọc sách của từng người. Có như thế phong trào đọc sách mới được duy trì thường xuyên và phát triển liên tục .
Tôi đã đọc được đâu đó bài thơ mà qua đó tôi thật sự thấy được sự cần thiết của thư viện trong môi trường giáo dục .
VƯỜN TRONG THƯ VIỆN
Khu vườn vàng trong tiếng ve trưa
Trang sách mở dưới vòm cây xanh mát
Con đường chạy về xa tít tắp
Bầu trời quang trong mây
Trang sách ngợi ca về những bàn tay
Những kiến trúc đã hoàn thành , 
 những công trình còn dang dở
Mùi vôi vữa say nồng, giọt mồ hôi đã đổ
Tiếng hát nào như thoáng đâu đây.
Trang sách nói về những chuyện mai sau
Những dự định. Bao điều chưa hiểu biết
Phương trời lạ, cát vàng, gió biển
Con tàu đi quyết liệt giữa mưa giông,
Trang sách nói về chuyện thay đổi dòng sông
Đắp bên lở, phá bên bồi, mùa lũ
 Xuân Quỳnh 
* Một số bài viết giới thiệu sách của các em học sinh trường Tiểu học Định Hiệp
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng tới Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báo. Trong thời đại ngày nay , thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì
việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn , bởi đọc sách làm con người thông thái sáng suốt hơn.
Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật sự cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như với học 
sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.Và đó cũng chính là điều mà tôi mong muốn bạn đọc hãy đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính bản thân mình bởi sự học là vô hạn .
 Người thực hiện
 Trần Thị Ngọc Mỹ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN ...Nhà xuất bản giáo dục
HỘI THI GIÁO VIÊN THƯ VIỆN VỚI CÔNG TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC. Nhà xuất bản giáo dục
TRẦN ĐĂNG KHOA –THƠ TUỔI HỌC TRÒ..Nhà xuất bản giáo dục 
MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở THIỂU HỌC. Nhà xuất bản giáo dục
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .. Trang 1-2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  Trang 3
THỰC TRANG.. Trang 3
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Trang 5
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Trang 7
PHẦN III: KẾT QUẢ ..... Trang 18
 PHẦN IV: KẾT LUẬN Trang 21 
NHẬN XÉT QÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_thu_hut_ban_doc_den_v.doc