Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường

4. Hiệu quả sáng kiến mang lại

a) Hiệu quả về kinh tế

Giáo viên thực hiện các giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo cho học sinh không tốn kém về kinh tế, tiết kiệm giấy, mực và bút viết cho giáo viên và học sinh. Trước đây, học sinh phải mua nhiều đồ dùng học tập nhưng sau khi áp dụng sáng kiến thì chi phí học tập được giảm đáng kể.

Việc sử dụng tiết kiệm được những đồ dùng dạy học và tiết kiệm được thời gian cho mỗi tiết học khoảng 5 đến 10 phút để giúp các em chơi trò chơi, giải lao thư giãn và có tinh thần hứng khởi bước vào tiết học tiếp theo.

b) Hiệu quả về mặt kĩ thuật

- Giải pháp 1: Học sinh có kĩ năng quan sát, hoàn thành phiếu bài tập ở nhà để chuẩn bị tâm thế cho tiết học mới.

- Giải pháp 2: Học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu, viết được câu văn đúng ngữ pháp, viết được đoạn văn theo yêu cầu.

 - Giải pháp 3: Giúp học sinh nhận ra ưu điểm phát huy, đồng thời thấy được hạn chế kịp thời chỉnh sửa.

 Với các giải pháp “Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường”, trong năm học 2019 - 2020 chúng tôi đã thu được kết quả đáng kể.

 

doc 22 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2472Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dụng sáng kiến này học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 đã nâng cao chất lượng môn Tập làm văn nói riêng và chất lượng ở tất cả các môn học nói chung. 
Chúng tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của học sinh có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập làm văn để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết đoạn văn kể về người thân theo cách của riêng mình. Với niềm đam mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao, góp phần làm nền tảng vững chắc khi các em lên các lớp cao hơn. Là người giáo viên chúng tôi luôn đặt vấn đề “Tâm – Trí – Đức” lên hàng đầu. Trải qua những học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu thực tế giảng dạy. Chúng tôi đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này và không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Cũng thông qua sáng kiến này mà tổ chuyên môn trường chúng tôi đã có những buổi họp chuyên môn hữu ích, họ không chỉ sôi nổi thảo luận khi dạy về phân môn Tập làm văn lớp 2 nói riêng này mà họ còn mạnh dạn đề ra các biện pháp phù hợp với các phân môn khác.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả với học sinh lớp lớp 2A1, 2A3, 2A6 tại trường Tiểu học Thị Trấn và có thể triển khai, áp dụng cho các lớp 2 của trường Tiểu học Thị Trấn và các trường Tiểu học trong cùng huyện tham khảo.
Trên đây là bản báo cáo tóm tắt sáng kiến, rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của hội đồng khoa học các cấp. Tôi xin chân thành cảm ơn./.
 Tác giả/ đồng tác giả 
[ 
 .. Đào Thị Hằng
 .. Vùi Thị Nình
 .. Phạm Thị Thùy Linh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
Đồng tác giả:
1. Đào Thị Hằng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
2. Vùi Thị Nình
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
3. Phạm Thị Thùy Linh
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
 Tam Đường, ngày 12 tháng 6 năm 2020
Tam Đường, ngày 20 tháng 8 năm 2018
I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường.
2. Đồng tác giả: 
2.1. Họ và tên: Đào Thị Hằng
Năm sinh: 15/01/1981	
Nơi thường trú: Mường Cấu - Thị Trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu
	Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị Trấn
Điện thoại: 0376781504
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 
2.2. Họ và tên: Vùi Thị Nình 
Năm sinh: 11/7/1983
	Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu
	Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị Trấn
Điện thoại: 0369269958
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 
2.3. Họ và tên: Phạm Thị Thùy Linh
Năm sinh: 29/09/1977
Nơi thường trú: Bản Hô Ta - Thị trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ công tác: Giáo viên
 Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
	Điện thoại: 0382414389
	Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30%
	3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 19 tháng 8 năm 2019 đến ngày 12 tháng 6 năm 2020.
	5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
Địa chỉ: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu
Điện thoại: 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến
Môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 2 đều rất ngại học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh dân tộc thiểu số vốn từ của các em còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. Với mục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó kĩ năng viết văn “một đoạn văn ngắn" là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2. Ngay cả bản thân một số giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác. 
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với việc trả lời các câu hỏi, viết đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Qua dự giờ đồng nghiệp cũng như quá trình dạy, việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh cách sử dụng từ chính xác, đặt được câu, cách tổ chức, sắp xếp câu, ý sao cho lôgic, sau đó là viết thành đoạn văn hay. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic  Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều Là những giáo viên đứng lớp nhiều năm, chúng tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Chúng tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh. Đây là lí do mà chúng tôi chọn và viết Sáng kiến kinh nghiệm với nội dung: “ Một số giải pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn: Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 trường Tiểu học Thị trấn” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 2.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản phục vụ việc viết đoạn văn: các câu trả lời miệng, cách dùng từ đặt câu, viết các câu trả lời thành đoạn văn và viết được đoạn văn theo yêu cầu.
Góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn Kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 với việc sử dụng từ ngữ chưa chính xác, không đúng ngữ pháp, cách sử dụng dấu câu chưa đúng, câu văn cộc lốc hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc,... Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người, tình cảm gắn bó giữa con người với con người đặc biệt là tình cảm trong gia đình của các em.
 Giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn kể về người thân theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2. Phạm vi triển khai thực hiện: 
- Đối tượng: 89 học sinh. Trong đó (lớp 2A1: 32 học sinh; lớp 2A3: 32 học sinh; 2A6: 24 học sinh).
- Địa điểm: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường - Huyện Tam Đường - Tỉnh Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
* Thực trạng:
	Khi chưa áp dụng sáng kiến, để đánh giá học sinh qua các biện pháp cũ trước đây chúng tôi đưa ra bài tập khảo sát và kết quả như sau: 
Thời gian khảo sát
Tổng số HS
Kết quả 
 Đầu năm
 Lớp
89
Tốt
%
 HT
%
CHT
%
2A1
32
20
63
12
27
0
0
2A3
32
10
31,5
12
37
10
31,5
2A6
24
6
25
8
33,3
10
41,7
2019 - 2020
(Đầu học kì I)
88
36
41
32
36,3
20
22,7
	Từ kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ học sinh mắc lỗi khi viết văn còn khá cao, đặc biệt với các lỗi như: lỗi chính tả, lỗi sắp xếp từ trong câu, lỗi sắp xếp câu trong đoạn,...	
Kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng viết văn của các em còn hạn chế do một số nguyên nhân như: 
- Đây là phân môn các em từ lớp 1 lên lớp 2 mới được tiếp cận nên còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn.
- Đa số phụ huynh chỉ quan tâm xem các em về đọc, viết và làm toán mà chưa đi sâu, kèm cặp các em học phân môn Tập làm văn, dẫn đến hiện tượng viết chưa đúng theo yêu cầu, cách hành văn, câu cú chưa hay...
- Giáo viên chưa chú trọng đến dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh.
- Nhiều học sinh chưa nắm chắc cấu tạo và hiểu ý nghĩa của từ, vốn từ ngữ hạn chế nên viết lủng củng, câu văn rời rạc.
- Đa số các em đều viết theo cảm nhận, nói thế nào viết y như vậy nên câu, đoạn chưa có logic.
* Các giải pháp cũ trước khi thực hiện sáng kiến
Trước khi thực hiện sáng kiến này, ở những năm học trước chúng tôi cũng tiến hành một số giải pháp như sau:
+ Giải pháp 1: Giúp học sinh tìm hiểu đề bài
Ưu điểm: Giúp học sinh tìm hiểu đề bài bằng hệ thống câu hỏi.
Nhược điểm: Vẫn còn mang tính chất giảng giải nhiều, chưa phát huy tính tích cực của học sinh.
Nguyên nhân: Giáo viên quen với phương pháp dạy học truyền thống, chưa chú trọng đến phát triển năng lực của học sinh.
+ Giải pháp 2: Luyện nói (kể)
Ưu điểm: Học sinh được thực hành nói miệng để kể về người thân.
Nhược điểm: Học sinh chưa được nói nhiều và chưa biết cách nhận xét câu từ cho bạn.
Nguyên nhân: Học sinh chưa biết cách chia sẻ, tương tác với bạn.
+ Giải pháp 3: Trình bày đoạn văn
Ưu điểm: Học sinh biết tự trình bày đoạn văn vào vở. 
Nhược điểm: Đoạn văn viết chưa đạt yêu cầu, còn lủng củng, câu từ chưa logic, khô khan, đủ câu chưa đủ ý.
Nguyên nhân: Vốn từ của một số học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế. Việc sắp xếp từ trong câu văn, câu văn trong đoạn văn chưa hợp lý.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
* Tính mới
- Giúp học sinh học tập chủ động và tích cực trong giờ học Tiếng Việt. Học sinh tự phát hiện, phân tích và sữa lỗi giúp bạn cùng tiến bộ, đồng thời rèn cho các em kĩ năng tự học, tự sáng tạo. 
- Hình thành cho các em thói quen tự học bài cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo.
- Học sinh được tự học, được trao đổi với bạn về bài làm của mình và biết nhận xét, sửa lỗi sai cho bạn.
* Sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ.
Biện pháp cũ
Biện pháp mới
Giải pháp 1: Giúp học sinh tìm hiểu đề bài
- Từ hệ thống câu hỏi giúp học sinh hiểu được yêu cầu của đề bài.
- Chưa phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh.
Giải pháp 2: Luyện nói (kể)
- Học sinh được kể theo cảm nhận của mình nhưng còn rụt rè, lúng túng.
- Vốn từ ít, sử dụng câu từ chưa phù hợp và chưa có sự tương tác tích cực trong lớp.
Giải pháp 3: Trình bày đoạn văn
- Hướng dẫn học sinh viết theo yêu cầu đề bài khoảng 2- 3 câu.
- Đoạn văn ngắn và hầu hết chưa có biểu lộ được cảm xúc, câu văn còn khô khan.
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng quan sát 
- Để hoàn thành phiếu bài tập chuẩn bị cho tiết học mới, học sinh được quan sát có chủ định về người thân mà mình định kể trong tiết học tới sẽ giúp các em tự tin hơn khi tham gia tiết học.
Giải pháp 2: Hình thành đoạn văn
- HS được quan sát kĩ, được luyện nói về người mình định kể với bạn, được sửa sai dưới sự trợ giúp của bạn bè thầy cô giúp các em viết được đoạn văn đủ ý, mạch lạc, giàu tình cảm.
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét và chữa bài
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài viết của bạn trong nhóm và trước lớp.
- Học sinh được trình bày trao đổi với bạn về bài làm của mình, nêu được cảm nhận của em và sửa sai cho bạn nếu cần thiết. Từ đó nâng cao năng lực làm văn của các em, rút kinh nghiệm bài của mình, học tập cách làm văn của bạn.
* Cách thức thực hiện:
Qua kinh nghiệm của bản thân chúng tôi nhận thấy để rèn kĩ năng viết văn kể về người thân cho học sinh lớp 2A1, 2A3, 2A6 cần thực hiện các biện pháp sau:
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng quan sát 
* Điểm mới: Học sinh có kĩ năng quan sát, hoàn thành phiếu bài tập ở nhà để chuẩn bị tâm thế cho tiết học mới.
* Cách thực hiện:
- Giúp học sinh biết lựa chọn người thân mình định kể, quan sát và điền vào phiếu bài tập.
- Dựa vào phiếu để hoàn thành nội dung bài học.
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Tự hoàn thành phiếu bài tập ở nhà
- Trong quá trình dạy học, cuối mỗi tiết Tập làm văn chúng tôi thường xuyên giao nhiệm vụ cho các em hoàn thành phiếu bài tập để chuẩn bị cho tiết học tuần tới, nhằm tạo thói quen tự học ở nhà và đặc biệt có tâm thế tự tin khi tiếp thu bài học mới.
	Ví dụ: Khi dạy bài: Kể về người thân (TV2 - Tập 1, trang 85).
	Chúng tôi giao nhiệm vụ cho các em hoàn thành phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP
Tên:
Hoạt động: 
Tính tình: 
Tuổi:.. 
Nghề nghiệp:
Hình dáng:.... 
Người quan sát:
.
Em hãy quan sát người thân mà em yêu quý nhất và hoàn thành sơ đồ sau:
Bước 2: Thực hành kể về người thân
Đến tiết học các em dựa vào phiếu để kể cho nhau nghe về kết quả quan sát của mình. Lúc này, chúng tôi tổ chức cho các em kể theo nhóm 4, nhóm trưởng điều hành nhóm mình kể cho nhau nghe về người thân và nhận xét cách kể của bạn như: câu kể đủ ý chưa, nội dung kể có phù hợp không, theo bạn thì chưa phù hợp chỗ nào, sửa thế nào cho hợp lý,...
Giáo viên cho học sinh thỏa sức kể về người thân của mình, các em sẽ rất hào hứng bởi nội dung rất gần gũi với các em và kiến thức của các em đã có sự chuẩn bị trước khi quan sát và chỉ cần dựa vào các từ trong phiếu để phát triển thành câu văn hoàn chỉnh. Để giúp các em có những câu văn hay giàu cảm xúc thì ngay lúc hoạt động nhóm này giáo viên đi từng nhóm hỗ trợ các em sửa lỗi sai những câu nói cộc lốc, không đủ ý.
Ví dụ: Tình huống 1:
 HS 1: Mẹ tớ 78 tuổi.
 HS 2: Sao mẹ cậu nhiều tuổi thế? 
 Cậu có nhầm không? (Tớ thấy không hợp lí)
 Tình huống 2:
 HS 1: Hình dáng bố tớ cao, da đen xì.
 HS 2: Theo tớ cậu nên nói là: Bố tớ có dáng người cao và nước da ngăm ngăm đen.
Nếu gặp các tình huống trên các em còn lúng túng chưa biết sửa sai giúp bạn thế nào thì giáo viên hướng dẫn các em kịp thời để các em biết cách lựa chọn từ ngữ hợp lý.
Sau mỗi hoạt động nhóm cho các em cử đại diện nhóm (chọn trong nhóm 1 bạn kể hay nhất) để thi kể trước lớp nhằm khích lệ các em học tập. Giáo viên nhận xét hoạt động và tuyên dương các em kịp thời.
Muốn viết văn tốt đầu tiên phải tạo cho các em hứng thú học, từ những hình ảnh gần gũi quen thuộc nhất giúp các em phát triển thành câu văn, đoạn văn. Là tiền đề cho các em trong hoạt động tiếp theo: viết đoạn văn.
Giải pháp 2: Hình thành đoạn văn
* Điểm mới: Học sinh có kĩ năng dùng từ đặt câu, viết được câu văn đúng ngữ pháp, viết được đoạn văn theo yêu cầu. 
* Cách thực hiện: Giúp học sinh biết trả lời câu hỏi theo gợi ý, lựa chọn từ ngữ, dấu câu khi viết câu, từ các câu văn học sinh viết được thành đoạn văn; các em biết chia sẻ tương tác để câu văn, đoạn văn được hoàn chỉnh và hay hơn. Có thể học tập những câu văn hoặc những bài văn mẫu hay để vận dụng viết bài của mình. 
* Các bước thực hiện
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
* Ví dụ: 
+ Giới thiệu về người em muốn kể (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em)
+ Kể về hình dáng người đó (cao, thấp, béo, gầy, thon thả.)
+ Kể về những đặc điểm nổi bật (mái tóc, khuôn mặt, nước da, đôi mắt, hàm răng,..)
+ Kể về tính tình (ngoan, lễ phép, thật thà,..)
+ Kể về hoạt động (làm việc gì,..)
+ Tình cảm của em đối với người em kể.
- Bước 2: Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn.
* Ví dụ: HS 1: Tóc mẹ em đen. Da mẹ trắng.
 HS 2: Tớ bổ sung cho bạn như sau: Mái tóc của mẹ em đen, óng ánh như gỗ mun. Nổi bật hơn là làn da trắng như trứng gà bóc của mẹ. .
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng. Cho một số học sinh trình bày miệng cả bài. 
* Ví dụ: Người em yêu quý nhất là bố. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn chăm lo cho gia đình. Mái tóc của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố em là người tận tụy trong gia đình. Bố năm nay ngoài 30 tuổi. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em. 
Có thể cho học sinh nhận xét về cách sắp xếp các ý hoặc giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh sắp xếp lại các câu văn cho hợp lý, hay và logic hơn, ví dụ: 
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong, bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em. 
- Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn (Viết câu mở đầu – Giới thiệu người định kể; Phát triển đoạn văn – Kể về người đó có thể kể theo gợi ý; Câu kết thúc – Có thể viết một câu về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em đối với người đó) Cho học sinh chia sẻ cặp đôi về kết quả bài làm và chia sẻ trước lớp, góp ý và bổ sung. 
	Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận xét và chữa bài
	* Điểm mới: Giúp học sinh nhận ra ưu điểm phát huy, đồng thời thấy được hạn chế kịp thời chỉnh sửa.
	* Cách thực hiện:
	- Nhận xét và chữa bài.
	- Giới thiệu các bài văn hay.
	* Các bước thực hiện:
	Bước 1: Thực hiện nhận xét và chữa bài. Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn thành bài văn (theo dõi, kiểm tra, cho học sinh đọc lại bài đã được sửa, tránh tình trạng chỉ nghe mà không thực hành đối với học sinh hoàn thành). Đối với bài làm có ý hay, chúng tôi gợi ý để giúp học sinh gọt giũa, chau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi. Trong quá trình chấm bài, chúng tôi phát hiện, giúp học sinh phát hiện, khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Chúng tôi ghi lời nhận xét cụ thể về cách dùng từ, viết câu, hoặc có thể nhận xét trực tiếp cho các em, rút kinh nghiệm lần sau.
	Bước 2: Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh hoặc những bài viết hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một sáng kiến để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và khen ngợi, yêu thích.
Ví dụ: Có rất nhiều người thân mà em yêu quý, nhưng người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em có một khuôn mặt rất xinh đẹp. Mái tóc mẹ dài mượt mà. Hàng ngày mẹ thường mặc những bộ quần áo kín đáo và lịch sự để đi làm. Buổi sáng mẹ thường dậy sớm để nấu những bữa ăn ngon miệng cho em và bố. Sau mỗi ngày làm việc bận rộn, buổi tối mẹ vẫn dành thời gian quan tâm đến em. Mẹ thường hỏi han tình hình hình học tập của em và an ủi mỗi khi em gặp khó khăn. Em rất kính trọng và biết ơn mẹ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe để em và bố có thể tặng mẹ thật nhiều tình thương.
	4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: 
a) Hiệu quả về kinh tế:
Giáo viên thực hiện các giải pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh không tốn kém về kinh tế, tiết kiệm giấy, mực và bút viết cho giáo viên và học sinh. Trước đây, học sinh phải mua nhiều đồ dùng học tập nhưng sau khi áp dụng sáng kiến thì chi phí học tập được giảm đáng kể.
Việc sử dụng tiết kiệm được những đồ dùng dạy học và tiết kiệm được thời gian cho mỗi tiết học khoảng 5 đến 10 phút để giúp các em chơi trò chơi, giải lao thư giãn và có tinh thần hứng khởi bước vào tiết học tiếp theo.
b) Hiệu quả về m

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ky_nang_viet_van.doc