1.2. Tính cấp thiết của đề tài
- Đề tài nhằm chia sẻ một số kinh nghiệm cơ bản của bản thân trong công
tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ nhà trường.
- Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên trong các tổ chức
Đảng nói chung và trong đảng bộ trường học nói riêng là vô cùng quan trọng.
Bởi làm tốt công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên sẽ giúp cho
mọi hoạt động của các tổ chức, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường được
thực hiện tốt, hiệu quả, đúng quy định của cấp trên. Đồng thời, kịp thời ngănchặn những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong tư tưởng và hành động của các tổ
chức và cá nhân đảng viên trong nhà trường. Điều đó góp phần không nhỏ vào
việc tăng cường phát huy vai trò, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong mọi hoạt
động nói chung và trong hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của nhà trường nói riêng.
- Trong bối cảnh xã hội ngày càng có nhiều phức tạp, đâu đó vẫn còn tồn
tại một số ít những cá nhân giáo viên – đảng viên còn có những hành động, biểu
hiện tiêu cực, thiếu tính mô phạm, thậm chí vi phạm đạo đức, tư cách nhà giáo
làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cao cả của người giáo viên nhân dân thì
việc kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên lại càng cần được coi trọng.
Đặc biệt, thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo mới của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT
Nghệ An, công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng đã có nhiều thay đổi theo
hướng tinh giản nhưng tích cực, hiệu quả. Vì vậy, đỏi hỏi công tác kiểm tra,
giám sát tổ chức Đảng và đảng viên cũng cần phải có những đổi mới, mang tính
tiên phong, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và đáp ứng những
nhu cầu cấp thiết của ngành GD&ĐT.
trong Đảng ủy cũng như UBKT thường xuyên bận rộn, quay cuồng trong công việc. Chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát vì thế không được như mục tiêu đặt ra, ít có chiều sâu, hiệu quả. Thứ hai, các chi bộ cũng chịu một áp lực nặng nề khi mỗi năm phải phối hợp vài ba lần để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy và UBKT, như thế là không hoàn toàn khoa học. Thứ ba, do số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát nhiều, số người làm việc có kinh nghiệm ít, nên quy trình kiểm tra, giám sát cũng như công tác lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ nhiều khi không đầy đủ, khoa học. Thứ tư, không đi sâu kiểm tra, giám sát được các nội dung quan trọng, thiết thực, mang tính cấp bách của đơn vị, của ngành Từ những thất bại, hạn chế trong những năm đầu làm công tác kiểm tra, giám sát, chúng tôi đã dần đúc rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chương trình cũng như triển khai thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy như sau: * Quy trình xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm: - Bước 1: Xác định được nhiệm vụ của UBKT Đảng ủy, nên vào khoảng tháng 11 hàng năm, chúng tôi sẽ tổ chức họp Ủy ban Kiểm tra để đánh giá lại kết quả đã làm được và những tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chương trình công tác kiểm tra, giám sát của năm trước, để từ đó rà soát, rút kinh nghiệm, thảo luận, đề xuất các ý kiến tham mưu xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cho Đảng ủy và xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cho Ủy ban Kiểm tra của năm sau. - Bước 2: Sau khi có sự thống nhất của các thành viên UBKT, chúng tôi chủ động tham mưu xây dựng dự thảo chương trình công tác kiểm tra, giám sát cho Đảng ủy, đồng thời xây dựng dự thảo chương trình kiểm tra, giám sát cho UBKT Đảng ủy của năm sau, trình dự thảo vào cuộc họp Đảng ủy gần nhất để Đảng ủy thảo luận thống nhất. - Bước 3: Sau đó, chúng tôi chỉnh sửa dự thảo, cử một đồng chí trong UBKT Đảng ủy sang làm việc trực tiếp với đồng chí cán bộ của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy phụ trách đơn vị để thẩm định, duyệt lại chương trình. Vì thế, nội dung kiểm tra, giám sát trong chương trình được đảm bảo đúng theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. - Bước 4: Sau khi đã được thẩm định, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy Ban hành chương trình chính thức, sao gửi đến tận các chi bộ để cấp ủy các chi bộ chủ động phối hợp thực hiện và tất cả các đồng chí đảng viên trong đảng bộ đều nắm bắt được nội dung chương trình. * Lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát: Việc lựa chọn nội dung kiểm tra, giám sát hàng năm là vô cùng quan trọng. Bởi nội dung này nó mang tính quyết định đến mục đích, chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra. Vậy, cần căn cứ vào những yếu tố gì để lựa chọn nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát phù hợp, có tính hiệu quả cao? - Thứ nhất, lựa chọn nội dung kiểm tra, giám sát: chúng ta phải căn cứ vào mục đích kiểm tra, giám sát. Mục đích mà tôi muốn đề cập ở đây không phải là mục đích nói chung, mang tính vĩ mô của công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, mà là mục đích cụ thể, gắn với tình hình cụ thể của đảng bộ, nhà trường, của những vấn đề thời sự, cấp bách mà ngành giáo dục cần quan tâm nhất. Vì thế, theo tôi, mục đích kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên của đảng bộ chúng tôi trước hết tập trung vào việc ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cán bộ, đảng viên. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về lề lối làm việc, thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của nhà trường. Như vậy, khi xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy cũng như của UBKT Đảng ủy, chúng tôi tập trung vào kiểm tra, giám sát một số vấn đề cơ bản sau: + Giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyến hóa" trong nội bộ. + Giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của một số đồng chí đứng đầu các tổ chức trong nhà trường (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Bí thư, cấp ủy các chi bộ, Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn) + Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". + Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU, ngày 03/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 2246/KH- SGD&ĐT ngày 25/10/2016 của Sở GD&ĐT Nghệ An về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. + Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ GD&ĐT “về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo”. + Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế chuyên môn của nhà trường: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; Công tác chủ nhiệm; Viết sáng kiến kinh nghiệm... + Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; thi hành kỷ luật trong Đảng; kiểm tra tài chính Đảng, thu, nạp, quản lý và sử dụng đảng phí tại một số chi bộ. - Thứ hai, lựa chọn đối tượng kiểm tra, giám sát: Đối tượng kiểm tra, giám sát của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy đã được quy định cụ thể trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Song, với chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy trong một năm, chúng ta không thể kiểm tra, giám sát hết tất cả các chi bộ, cấp ủy, đảng viên Vì vậy, để có tính hợp lý và hiệu quả, chúng ta phải cân nhắc trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra, giám sát cho từng chương trình cụ thể hàng năm. Theo kinh nghiệm, chúng tôi sẽ thực hiện lựa chọn trên các nguyên tắc sau: + Đối tượng kiểm tra, giám sát phải được luân phiên hàng năm, không để xảy ra hiện tượng một chi bộ hoặc một cá nhân được kiểm tra, giám sát các nội dung giống nhau trong những năm liền kề. + Cân đối chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy để phân bổ hợp lý các cuộc kiểm tra, giám sát cho các chi bộ, các cấp ủy và các cá nhân. Nếu chi bộ nào đã là đối tượng của một số cuộc kiểm tra hoặc giám sát trong năm của Đảng ủy thì UBKT sẽ không bố trí các cuộc kiểm tra, giám sát trong năm cho chi bộ đó nữa. + Đối với những cấp ủy, chi bộ, cá nhân có những vấn đề đang còn vướng mắc, cần quan tâm, giúp đỡ trong giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiệnthì chúng tôi có thể lựa chọn kiểm tra, giám sát để bắt bắt rõ tình hình và có giải pháp giúp đỡ, giúp cho hiệu quả công việc được tốt hơn. + Khi lựa chọn đối tượng kiểm tra, giám sát tại các chi bộ, nên có sự phối hợp giữa kiểm tra, giám sát tập thể cấp ủy với một số cá nhân cụ thể để công tác kiểm tra được bao quát, chính xác hơn. - Thứ ba, lựa chọn số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát: căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, chúng ta thống nhất số lượng các cuộc KT,GS chuyên đề trong năm. Quán triệt quan điểm của Ðảng "giám sát phải mở rộng", "kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm", chúng ta không nên ôm đồm, chạy theo số lượng, cần tinh giản bớt một số cuộc kiểm tra để đi sâu vào chất lượng, nâng cao hiệu quả các cuộc kiểm tra của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy. Tăng cường công tác giám sát thường xuyên đối với các chi bộ, các chi ủy và các đồng chí đảng viên đứng đầu các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. (Phụ lục 4) 2.3.4. Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên với công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường Mỗi năm hành chính, Đảng ủy, UBKT Đảng ủy sẽ xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát một lần, các nội dung kiểm tra, giám sát trong Đảng được thực hiện theo Điều 30, Điều 32 – Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn đầu các năm học, căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Công văn số 3930/BGDĐT- TTr ngày 30/8/2019 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và công văn hướng dẫn hàng năm của Sở GD&ĐT, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, vào tình hình thực tế, nhà trường để xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Như vậy, xét về văn bản chỉ đạo, cơ sở căn cứ để xây dựng chương trình là hoàn toàn khác nhau. Một bên thuộc lĩnh vực công tác đảng, một bên thuộc lĩnh vực chính quyền. Chúng ta không thể đồng nhất hai nội dung này là một, nhưng ở một số khía cạnh nào đó, mục đích của kiểm tra, giám sát trong Đảng và kiểm tra nội bộ nhà trường đều hướng đến việc: qua kiểm tra để nắm bắt thực trạng, chỉ rõ ưu, khuyết điểm của đối tượng được kiểm tra, góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương, đồng thời đôn đốc, thúc đẩy các hoạt động giáo dục của nhà trường được tốt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nói chung, của Sở GD&ĐT Nghệ An, Huyện ủy Tân Kỳ nói riêng, trường chúng tôi đã sáp nhập từ 8 tổ chuyên môn thành 4 tổ chuyên môn, 05 chi bộ thành 04 chi bộ. Cơ cấu các nhóm môn trong chi bộ hoàn toàn đồng nhất với nhóm môn trong tổ chuyên môn. Vì thế, để tinh giản đầu mối, chúng tôi cũng đã định hướng, cơ cấu các đồng chí Bí thư chi bộ kiêm Tổ trưởng chuyên môn, các đồng chí trong cấp ủy chi bộ là Tổ phó chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn. Điều này thực sự là một ưu điểm lớn trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của Đảng bộ cũng như của nhà trường. Và như vậy, khi xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát cấp ủy, chi bộ nào đó thì kết quả kiểm tra, giám sát trong Đảng cũng đã có một cơ sở, một minh chứng chính xác để đánh giá về năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý, tổ chức hoạt động của cán bộ tổ, nhóm đó và hiệu quả công việc của tập thể tổ đó. Bởi vậy, để có được minh chứng đánh giá tương đối toàn diện, chính xác, công bằng, khách quan các chi bộ, các tổ, nhóm chuyên môn trong một năm học, Đảng ủy, BGH nhà trường cần phải có sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành việc phối kết hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và công tác kiểm tra nội bộ trường học. Trong một năm học, nếu chi bộ này được Đảng ủy, UBKT Đảng ủy kiểm tra, giám sát nội dung A, thì trong Kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường chỉ nên kiểm tra nội dung B, dành nội dung A cho tổ chức, cá nhân khác. Như thế, đối tượng được kiểm tra, giám sát trong năm sẽ rộng hơn, chúng ta có được cái nhìn bao quát, tổng thể hơn về các đối tượng mình quản lý và tránh việc một tổ chức, cá nhân được kiểm tra lặp đi lặp lại trên một nội dung. Kết quả kiểm tra, giám sát một số nội dung trong Đảng được dùng để đánh giá chuyên môn, xếp loại thi đua và kết quả kiểm tra nội bộ cũng được dùng để đánh giá, xếp loại thi đua, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên trong năm học. Các nội dung phối hợp kiểm tra, giám sát có thể rất rộng, song chúng ta nên tập trung vào các lĩnh vực chỉ đạo, quản lý chuyên môn và thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. Vì đây là hai nội dung được xếp vào vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Bên cạnh chương trình giám sát chuyên đề đã được xây dựng, thì việc giám sát thường xuyên của cấp ủy đảng, UBKT Đảng ủy là vô cùng quan trọng. Quan điểm của Đảng là “giám sát phải mở rộng”. Vì thế, hàng năm Đảng ủy, UBKT Đảng ủy phải có Quyết định phân công các đồng chí đảng ủy viên, các đồng chí trong UBKT Đảng ủy chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên các ủy viên cùng cấp, các chi bộ, cấp ủy chi bộ Đồng thời, hướng dẫn cụ thể các chi bộ xây dựng Kế hoạch giám sát thường xuyên tất cả các đảng viên. Các đồng chí được phân công giám sát cần nâng cao trách nhiệm cá nhân, thường xuyên theo dõi sát tổ chức, cá nhân được phân công, chủ động phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến tập thể, cá nhân để đề xuất các giải pháp chấn chỉnh, ngăn ngừa các vi phạm. Cuối năm, các đồng chí được phân công giám sát sẽ phải có báo cáo kết quả giám sát thường xuyên đối tượng mình được phân công giám sát. Trong báo cáo bao giờ cũng có nội dung phản ánh việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của đối tượng được giám sát. Mà chúng ta biết, nhiệm vụ chính của các đồng chí đảng viên trong trường học vẫn là dạy học, kiêm nhiệm (chủ nhiệm, cán bộ tổ, nhóm). Như vậy, nội dung này đã góp phần không nhỏ vào việc giám sát, củng cố các hoạt động chuyên môn của nhà trường ngày một tốt hơn. Điều này cũng đã giúp cho cấp ủy có cơ sở chính xác để nhận xét, đánh giá các tổ chức đảng, đảng viên về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước, các quy định nội bộ của nhà trường. Qua đó để có giải pháp phát huy ưu điểm, rút ra các bài học thực tiễn để khắc phục kịp thời các nhược điểm, hạn chế đối với các tổ chức đảng và đảng viên. 2.3.5. Coi trọng và thực hiện đúng quy định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên Ngoài việc thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình công tác của Đảng ủy và UBKT Đảng ủy từ đầu năm, UBKT kiểm tra Đảng ủy còn có nhiệm vụ kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng. Như vậy, dù không nằm trong kế hoạch cố định từ đầu năm, nhưng nếu tổ chức đảng, cấp ủy hay cá nhân đảng viên trong Đảng bộ có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy hay vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng thì chúng ta không thể né tránh, xem như không có việc gì xảy ra, hoặc ủy thác cho chính quyền xử lý. Trước tình hình đó, UBKT Đảng ủy phải thành lập Đoàn (Tổ) kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đối tượng có dấu hiệu vi phạm. Để công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm đạt được kết quả tốt nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Đoàn (Tổ) kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Có thể nói rằng, khi nhắc đến vấn đề “kiểm tra dấu hiệu vi phạm”, thường các tổ chức đảng, cá nhân đảng viên đều có cảm giác tâm lý rất nặng nề. Ở Đảng bộ chúng tôi, có đồng chí khi nhận thông báo Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm đã khóc và rất hoang mang, nghĩ mình sẽ bị kỷ luật, thậm chí có đồng chí còn “xin” không phải kiểm tra. Điều đó ít nhiều đã làm cho Đoàn (Tổ) kiểm tra rơi vào tình huống khó xử. Chính vì thế, Đoàn (Tổ) kiểm tra phải thực sự là những đồng chí có kinh nghiệm, trao đổi, phân tích cho các đối tượng được kiểm tra hiểu đúng bản chất, sự cần thiết của việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên khi được kiểm tra, có những hình thức, biện pháp tác động thích hợp để giúp đối tượng kiểm tra nêu cao tinh thần tự nguyện, tự ý thức về vai trò, trách nhiệm, để từ đó, đối tượng được kiểm tra có tinh thần hợp tác tốt nhất trong quá trình kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ (Đoàn) kiểm tra làm việc hiệu quả, chính xác nhất. Bên cạnh đó, các đồng chí được giao nhiệm vụ kiểm tra cũng cần phải thực sự có bản lĩnh, tránh nể nang vì những tổ chức, cá nhân được kiểm tra đều là đồng nghiệp của mình. Tổ kiểm tra phải thực sự thận trọng trong quá trình làm việc, thực hiện đúng các yêu cầu, quy định, các bước của một cuộc kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Trong quá trình thực hiện, cần đặc biệt chú trọng đến khâu xác minh, thẩm tra sự việc. Bởi kiểm tra dấu hiệu vi phạm là một việc làm vô cùng nhạy cảm, nếu chúng ta thực hiện hời hợt, nửa vời, thiếu minh chứng, thiếu tính thuyết phục thì sẽ dẫn đến những kết luận thiếu tính chính xác khách quan. Như vậy, công tác kiểm tra sẽ trở nên phản tác dụng, gây tâm lý bất đồng, thiếu niềm tin của đối tượng được kiểm tra nói riêng và tập thể đảng bộ nói chung đối với công tác kiểm tra, giám sát. Có thể khẳng định rằng, cả người làm công tác kiểm tra và đối tượng được kiểm tra phải xem việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm (nếu có) là việc làm mang tinh thần xây dựng, giúp phát hiện những sai phạm (nếu có) để kịp thời khắc phục khi còn chưa muộn, để cái sai không vượt quá giới hạn dẫn đến mức phải xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng hay đảng viên. Trong năm 2017, 2018, 2019, UBKT Đảng ủy trường chúng tôi đã thành lập 04 tổ kiểm tra dấu hiệu vi phạm cuả 02 chi bộ, 08 đảng viên. Các biểu hiện dấu hiệu vi phạm đều khác nhau, có những nội dung thực sự phức tạp, nhạy cảm. Do tài liệu này thuộc tài liệu mật của Đảng nên chúng tôi không cung cấp được minh chứng cụ thể về các Quyết định kiểm tra dấu hiệu vi phạm, các Thông báo kết luận kiểm tra dấu hiệu vi phạm Chúng tôi xin thống kê số lượng các cuộc kiểm tra và nội dung kiểm tra từng năm như sau: - Năm 2017: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại chi bộ Lý – Tin – Văn phòng và 05 đảng viên của chi bộ. Nội dung kiểm tra: Đối với chi bộ: Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ trong quá trình triển khai thực hiện những điều đảng viên không được làm và công tác định hướng tư tưởng cho đảng viên khi một số đảng viên trong chi bộ có dấu hiệu không đồng tình trong việc BGH trường THPT Tân Kỳ có chủ trương đề xuất tiếp nhận 01 giáo viên Vật Lý nguyên là giáo viên cũ của nhà trường. Đối với cá nhân 05 đảng viên: Kiểm tra dấu hiệu tham gia viết, ký tên trong đơn, gửi hoặc phát tán đơn có nội dung kính gửi vượt cấp. - Năm 2018: + Kiểm tra dấu hiệu vi phạm của 01 đồng chí Tổ trưởng Tổ Văn phòng (Thuộc chi bộ Lý - Tin - Văn phòng). Nội dung kiểm tra: có dấu hiệu thiếu trách nhiệm trong quá trình điều hành công việc. + Kiểm tra dấu hiệu vi phạm của chi bộ Hóa - Sinh - Thể dục và 01 đồng chí giáo viên dạy Thể dục (Thuộc chi bộ Hóa - Sinh - Thể dục). Nội dung kiểm tra: Đối với tập thể chi bộ: Kiểm tra vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU và chỉ đạo thực hiện Quy chế chuyên môn của chi bộ. Đối với cá nhân: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm việc thực hiện Chỉ thị 17/TU và Quy chế chuyên môn nhà trường. - Năm 2019: Kiểm tra dấu hiệu vi phạm 01 đồng chí thuộc chi bộ Xã hội vì có dấu hiệu vi phạm đạo đức nhà giáo. Trong quá trình kiểm tra, chúng tôi đã cố gắng vừa làm vừa học hỏi, tháo gỡ dần những vướng mắc, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng cho đối tượng được kiểm tra, nên các tổ chức và cá nhân được kiểm tra đều có tinh thần hợp tác tốt, các cuộc kiểm tra được thực hiện đúng kế hoạch đề ra và đã mang lại được những kết quả thiết thực, có ý nghĩa. Qua thẩm tra, xác minh thực tế, các đối tượng được kiểm tra đều chưa vi phạm đến mức phải đề nghị xử lý kỷ luật. Song, qua mỗi cuộc kiểm tra, chúng tôi đều rút ra được một bài học lớn cho cả người làm công tác kiểm tra, đối tượng được kiểm tra và đảng ủy, cấp ủy các chi bộ. 2.3.6. Tăng cường công tác xử lý sau kiểm tra, giám sát Công tác kiểm tra, giám sát tại đảng bộ trường học là công việc quan trọng của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, cấp ủy các chi bộ, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ chính trị nói chung của nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. Tuy nhiên, để công tác kiểm tra, giám sát đạt được hiệu quả tối đa, thì khâu xử lý sau kiểm tra, giám sát là vô cùng quan trọng. Tại Đảng bộ trường chúng tôi, chưa có chi bộ, cấp ủy, đảng viên nào bị thi hành xử lý kỷ luật sau kiểm tra, giám sát. Song, qua các cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề cũng như giám sát thường xuyên, Đảng ủy, UBKT cũng đã phát hiện một số hạn chế, khuyết điểm, sai lầm của tổ chức đảng và đảng viên. Vì
Tài liệu đính kèm: