Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7

Thiết kế bài giảng:

 Từ cơ sở những phương pháp nêu trên, tôi đã vận dụng chúng vào một số tiết dạy Tiếng Việt ở lớp 7C năm học 2013 – 2014 như sau:

 Tuần 11: Tiết 43 Bài: TỪ ĐỒNG ÂM.

 I- Mục tiêu cần đạt:

 1) Kiến thức:

 - Học sinh nắm được bản chất, khái niệm của từ đồng âm.

 - Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

 2) Kỹ năng:

 - Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng âm khi nói, viết.

 

doc 32 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6318Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế là các em bị cuốn hút vào bài mới một cách rất tự nhiên, các em hứng thú học ngay từ ban đầu.
 3.1 - Phương pháp gợi mở: 
	Là phương pháp được sử dụng khi học sinh không thể giải quyết được vấn đề hoặc áp dụng đối với đối tượng học sinh yếu, kém. Phương pháp này nhằm giúp các em tìm ra lời giải cho nội dung bài học muốn truyền thụ. Ta có thể sử dụng phương pháp này suốt cả tiết học. Từ những hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, học sinh có thể đi đến kết luận cuối cùng và hình thành ghi nhớ cũng như có khả năng giải quyết một số bài tập “hóc búa”. 
	VD: Khi dạy bài: Câu rút gọn- Tôi đặt câu hỏi:
- Khi nào có thể sử dụng câu rút gọn? Khi nào không nên sử dụng? 
HS chưa thể trả lời ngay- Trong truờng hợp đó ta có thể hỏi tiếp bằng cách gợi mở: 
	+ Các em hãy chú ý đến môí quan hệ giữa 2 người khi giao tiếp
 ( Mẹ- con; ông - cháu)-> HS sẽ thấy ngoài việc hoàn cảnh cho phép thì khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý đến mối quan hệ trên - dưới-> HS hiểu bài sẽ sâu hơn, có ý thức khi sử dụng câu rút gọn nói riêng và câu nói chung.
 3.2 - Phương pháp sử dụng câu hỏi vấn đáp: 
	Đây là phương pháp thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các tiết dạy. Để thực hiện tốt phương pháp này, tôi đã chuẩn bị thật kỹ cho mình một hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho mọi đối tượng học sinh. Việc chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi sẽ tạo “Bước ngoặt” cho tiết học. Bởi vì, học sinh sẽ hứng thú hơn khi trả lời những câu hỏi thú vị, vừa tầm hiểu đối với kiến thức của các em. Phương pháp này đi kèm cùng phương pháp gợi mở. 
VD: Khi dạy bài "Câu đặc biệt", sau khi học sinh hiểu thế nào là câu đặc biệt, tôi liền đặt tiếp câu hỏi vấn đáp: Câu đặc biệt khác với câu rút gọn ở điểm nào? 
Vậy khi nào ta sử dụng câu đặc biệt? 
	Trên cơ sở HS trả lời những câu hỏi đó, các em đã có thể hiểu sâu hơn về kiến thức câu đặc biệt và câu rút gọn
	3.3 - Phương pháp thảo luận nhóm: 
	Dạy – học theo phương pháp mới không thể thiếu được phương pháp thảo luận nhóm. Đó là một trong số những phương pháp hay được sử dụng trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Trong quá trình học tập, người học phải đứng trước vấn đề, phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề. Biết hợp tác, chia sẻ là một cách tối ưu để tìm đến kiến thức, để tìm đến chân lý khoa học tốt nhất.
	Vai trò của giáo viên trong quá trình HS thảo luận rất quan trọng. Trong khi các em thảo luận, tôi luôn là người tổ chức, tạo điều kiện lắng nghe và hỗ trợ khi cần. Tuy nhiên, chúng ta không nên can thiệp quá sâu vào nội dung thảo luận của các em, cần để cho các em chủ động làm việc, thể hiện quan điểm của mình. Tránh để cho cuộc thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào một số học sinh khá giỏi; cũng tránh để một vài ý kiến của một vài em nào đó lấn át ý kiến của các em khác. 
	Cuộc thảo luận sôi nổi, bình đẳng giữa mọi thành viên trong lớp sẽ giúp cho mỗi cá nhân tự tin, thoải mái hơn khi học tập, các em được phát biểu ý kiến của mình một cách hiệu quả nhất. Kết quả cuộc thảo luận được khẳng định bằng cách ghi lại (Giấy hoặc bảng con), trên cơ sở đó giáo viên sẽ nhận xét và đánh giá. 
 3.4 - Muốn giao tiếp tốt, phát huy được tính tích cưc của học sinh phải tạo được tình huống có vấn đề để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức:
	“ Tình huống có vấn đề” là trong đó học sinh ( có tư cách làm chủ nhận thức) ở một trạng thái tâm lí đặc biệt. Trong hoạt động học tập các em gặp phải khó khăn trở ngại về nhận thức, cảm thấy có mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái các em chưa biết. các em có nhu cầu nhận thức là cần phải phát hiện , lĩnh hội những tri thức mới , những hành động mới. 
Như vậy giáo viên không chỉ truyền đạt thông tin mà còn phải là người tổ chức và định hướng các em, đưa các em vào tình huống có vấn đề. Từ đó các em:
Phân tích tình huống có vấn đề.
Nêu giả thuyết.
Đưa ra lời giải .
Rút ra kết luận.
Ví dụ : Dạy bài: Câu đơn đặc biệt . Khi ta đưa ra ngữ liệu là một đoạn văn có câu đơn đặc biệt là ta đã tạo một tình huống nảy sinh mâu thuẫn : đó là học sinh đã được học về câu hai thành phần.Các em biết rằng dùng câu phải đủ hai thành phần C và V. Không được dùng câu thiếu thành phần không rõ chủ ngữ hay vị ngữ. Vậy dùng câu đó đúng hay sai? Nếu đúng thì dùng như vậy nhằm mục đích gì? Có tác dụng gì? Giải quyết được mâu thuẫn này là học sinh đã chiếm lĩnh tri thức về câu đặc biệt. 
	Như vậy, ta thấy việc tạo ra tình huống có vấn đề sẽ gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học, phát huy được tính tích cực , tư duy cho học sinh .Tuy nhiên cần lưu ý tạo ra các tình huống có vấn đề sát với tình huống thực . Đó là các tình huống giao tiếp xảy ra trong thực tế . có như vậy mới giúp học sinh vượt qua những trở ngại tâm lý khi học tiếng mẹ đẻ và tạo hứng thú học tập. 
 4- Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ: 
	4.1 - Bảng phụ: 
	Bảng phụ là phương tiện hỗ trợ tích cực nhất, đắc lực nhất cho giáo viên và học sinh trong tiết học Tiếng Việt. Với giáo viên, bảng phụ được sử dụng khi GV trình bày những VD để hướng các em đến hệ thống kiến thức cần ghi nhớ hoặc các bài tập cần giải quyết khi có thảo luận nhóm. Những ngữ liệu được trình bày trên bảng phụ giúp các em nhìn nhận vấn đề rành mạch hơn, dễ nhớ hơn. Bản thân tôi sử dụng bảng phụ cho hầu hết các phần của bài học. Từ kiểm tra bài cũ đến phân tích ngữ liệu, làm bài tập bổ sung , hỗ trợ
	 Ưu điểm của việc sử dụng bảng phụ là giáo viên có thời gian chuẩn bị trước, không cần phải ghi chép lên bảng, nên có thời gian nhiều hơn cho việc giải quyết bài tập, truyền đạt kiến thức mới. Nhược điểm của nó là phải mang nhiều tấm bảng phụ cho mỗi tiết học. Nếu có hệ thống máy chiếu thì sẽ tiện hơn rất nhiều. 
	Còn với HS, các em có thể sử dụng bảng phụ để trình bày những bài tập nhỏ theo nhóm. Theo đó, kết quả thảo luận được nhóm trưởng ghi vào bảng phụ và trình bày cho giáo viên xem. Ưu điểm của bảng này là dễ trình bày, xóa đi khi cần. Nhưng nhược điểm đôi khi các em không tận dụng kết quả tìm được theo nhóm mà lại nhân lúc này để nói chuyện.. Giáo viên cần tránh tình trạng này khi dạy.
 4.2 - Tranh minh hoạ: 
	- Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực trong tiết dạy Tiếng Việt mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Bởi lẽ, bản thân giáo viên không có năng khiếu hội họa mà thuê họa sĩ vẽ thì rất tốn kém. Tranh minh hoạ sẽ giúp cho giáo viên rất nhiều trong việc so sánh đối chiếu và hình thành khái niệm ở học sinh và đặc biệt lôi cuốn sự chú ý, tập trung của học sinh vào bài học. 
- VD: khi dạy bài "Từ đồng âm" tôi đã sử dụng 3 tranh mới với 3 nội dung hác nhau nhưng chúng đều minh hoạ cho từ “Lồng”. Từ đó, tôi đã phân tích từ loại, nghĩa của chúng để các em so sánh, đối chiếu và cuối cùng đi đến khái niệm “Từ đồng âm” . 
 Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác mà mỗi giáo viên sẽ phải vận dụng khi đặt vào những tình huống cụ thể đó và được xem là bản lĩnh của người thầy giáo - Người nghệ sĩ khi đứng trên bục giảng.
4.3-Sử dụng sơ đồ tư duy.
 Nhằm hướng dẫn các em có thói quen tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên bản đồ tư duy. Giúp các em khắc sâu kiến thức sau mỗi bài học và tìm hiểu những kiến thức mới trong mỗi phần có nhiều lượng kiến thức. Áp dụng ở những tiết ôn tập hoặc một số tiết lí thuyết.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân. Từ một vấn đề chính đưa ra các ý lớn, mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó. Sử dụng bản đồ tư duy khi thảo luận nhóm hoặc làm việc độc lập. 
 Học sinh thuyết trình trước nhóm, lớp. Giáo viên và các học sinh khác bổ sung, điều chỉnh hình thành kiến thức.
 Ví dụ: Sơ đồ tư duy tiết ôn tập tiếng việt tiết 124
Thiết kế bài giảng:
	Từ cơ sở những phương pháp nêu trên, tôi đã vận dụng chúng vào một số tiết dạy Tiếng Việt ở lớp 7C năm học 2013 – 2014 như sau:
	Tuần 11: Tiết 43 Bài: TỪ ĐỒNG ÂM. 
 I- Mục tiêu cần đạt: 
	1) Kiến thức:
 - Học sinh nắm được bản chất, khái niệm của từ đồng âm. 
	 - Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
	2) Kỹ năng: 
	 - Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng âm khi nói, viết. 
	3) Thái độ: 
	Giáo dục học sinh yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt, qua đó trân trọng và gìn giữ, phát huy vốn từ Tiếng Việt, yêu thích, ham học môn Tiếng Việt. 
 II- Chuẩn bị: 
	-Giáo viên: Bảng phụ + Tranh minh hoạ + Giáo án + SGK . 
	- Học sinh: Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi.
 III- Tiến trình: 
	1) Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh (1’ – 2’) 
	2) Kiểm tra bài cũ: ( 5’ ) 
	Giáo viên dùng bảng phụ 
Câu 1: Thế nào là từ trái nghĩa ? 
	 Ä Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 
Câu 2: Cặp từ nào không phải là trái nghĩa trong các cặp từ sau (3đ) 
	A. Trẻ – già B. Sang – hèn
	 C. Chạy – nhảy D. Sáng – tối
	(Đáp án C là đúng) 
Câu 3: Đặt câu có chứa cặp từ trái nghĩa (4đ) - Học sinh tự đặt. 
	GV gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên kết luận và ghi điểm. 
	GV nhận xét việc chuẩn bị bài của học sinh. 
	3) Bài mới: (20’- 25’) 
	Giáo viên giới thiệu và ghi bảng. Đưa tình huống
 Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.
? Em hiểu nghĩa của câu trên như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của em và lí giải vì sao em hiểu như thế?
+ HS 1 : Con bò bị thui- Có chín cái mắt, chín cái đầu, chín cái đuôi.
+ HS 2: Con bò này bị thui nên chín hết cả mắt, mũi, đầu.
->Chín: Hiểu theo cả 2 nét nghĩa đều chấp nhận được.
-> Tại sao lại có những cách hiểu như thế, gọi những từ như vậy là gì, dùng nó như thế nào? -> Bài mới.
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là từ đồng âm 
GV: Theo dõi bảng phụ ghi sẵn các ví dụ và treo 3 tranh minh hoạ cho 3 ví dụ. 
1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên 
2) Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay vào lồng. 
3) Mẹ đang lồng áo gối. 
GV tổ chức cho học sinh thảo luận: 
Nội dung thảo luận: 
- Hãy chỉ ra các nét nghĩa của các từ “lồng” trong các ví dụ trên và cho biết chúng thuộc từ loại gì ? 
- Nhận xét các từ trên về âm thanh và về nghĩa. 
*Cả 3 từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 
Ä Từ cơ sở các ngữ liệu đã phân tích, giáo viên chỉ định học sinh nêu khái niệm của từ đồng âm. 
-> Học sinh có thể dễ dàng nêu được “Từ đồng âm là những từ có âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau”. 
Giáo viên nhận xét, chốt ý và gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/135. 
Bài tập nhanh:
(Giáo viên treo bảng phụ)
Giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong vế câu đối sau: 
Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
Đậu 1: Động từ chỉ hoạt động của con ruồi 
Đậu 2: danh từ chỉ một loại hạt (đỗ) 
Bò 1: Động từ chỉ hoạt động của con kiến 
Bò 2: danh từ chỉ 1 loại động vật ăn cỏ có 4 chân. 
Học sinh làm và sửa nhanh tại chỗ, giáo viên chốt ý và chuyển sang nội dung 2. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng từ đồng âm, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
- Căn cứ vào đâu em biết được nghĩa của các từ “Lồng” trong các ví dụ trên? 
- Căn cứ vào ngữ cảnh của đoạn văn hoặc căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp. 
- Hãy giải thích nghĩa của từ “Qua” trong câu sau: 
“Hôm qua qua nói qua qua mà hổng qua. Hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua qua”. 
+ Qua ( in nghiêng): Chỉ người được nói đến. 
+ Qua ( Không in nghiêng): Hoạt động của con người.
- Người ta sử dụng từ đồng âm trong trường hợp này nhằm mục đích gì ? 
 - Nhằm mục đích chơi chữ . Phần này các em sẽ được học trong bài 13. 
-> TV rất giàu và đẹp. 
-Trong câu : “Đem cá về kho”. Có thể hiểu theo mấy nghĩa ? 
- Có thể hiểu theo 2 nghĩa: 
- Nghĩa 1: đem cá về kho ăn (một cách chế biến thức ăn). 
- Nghĩa 2: Đem cá về kho chứa ? (nơi chứa, trữ cá). 
? HS thảo luận: Vậy từ "Kho" có phải là từ đồng âm không? Vì sao ?
=> Từ "Kho" trong trường hợp này là từ nhiều nghĩa. 
+ Không có nghĩa hoàn toàn khác nhau
-> Trong giao tiếp cần tránh hiện tượng này, tránh cách nói nước đôi, gây hiểu lầm cho người khác. 
* GV chốt ý và gọi học sinh đọc to, rõ mục ghi nhớ 2- SGK/ 135. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Tìm nghĩa của những từ sau:
Bài tập 1, 2, 3 cho học sinh hoạt động nhóm mỗi nhóm 2 bàn cùng thảo luận và trình bày. Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận và ghi điểm cho cả nhóm. 
? Nhận xét gì về từ loại của 3 từ này? Nghĩa của chúng có gì khác nhau?
Bài tập 4: Giáo viên cho học sinh tự làm. 
- Hướng dẫn: Chú ý đến sự khác biệt về từ loại.
HS cần thấy được sự đa dạng về cách sử dụng từ đồng âm tạo nên những cách hiểu thú vị.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập theo nhóm.
Giáo viên nêu yêu cầu,học sinh thực hiện.
I – Thế nào là từ đồng âm ? 
Ví dụ: SGK/135
a/ Lồng 1: Động từ – chỉ hoạt động của con ngựa. 
b/ Lồng 2: Danh từ – là đồ vật thường được làm bằng tre, nứa, sắt.. dùng để nhốt gà, vịt, chim 
c/ Lồng 3: Động từ – hoạt động của người mẹ đang trùm áo ngoài cho chiếc áo gối. 
* Nhận xét:
- "Lồng" - Phát âm giống nhau- Nghĩa khác xa nhau.
* Ghi nhớ 1 : SGK/135
* Bài tập nhanh: 
II- Sử dụng từ đồng âm: 
1) Nghĩa của từ đồng âm: 
- Nghĩa của từ đồng âm phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp.
2) Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
Ví dụ: “Đem cá về kho.
-> Có thể hiểu theo 2 nghĩa: 
Kho 1 ( ĐT) : Hoạt động chế biến cá thành thức ăn
Kho 2( DT) : nơi chứa, dự trữ cá. 
àHiện tượng mơ hồ về nghĩa.
* Lưu ý: Cần tránh nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa.
* Ghi nhớ 2: SGK/ 135
III- Luyện tập: 
1/ Bài tập 1: SGK 136
Cao 1: chiều cao 
Cao 2: cao hổ cốt 
Ba 1: ba năm 
Ba 2: bão táp, phong ba
Tranh 1: tấm tranh 
Tranh 2: bức tranh thuỷ mặc 
Sang 1: sang trọng 
Sang 2: sang sông. 
(các từ khác tương tự) 
2/ Bài tập 2: SGK/ 136. 
Cổ 1: phần tiếp giáp giữa đầu và vai.
Cổ 2: ( Cũ ) - cổ xưa 
Cổ 3: chỉ cô gái ( Tiếng địa phương)
=> Cả ba từ đều là danh từ. 
à Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
3/ Bài tập 3: SGK/ 136
a/ Hai anh em ngồi vào bàn và bàn mãi mới có cách giải quyết vấn đề. 
- Bàn 1: DT chỉ vật có mặt phẳng để vật khác lên
-Bàn 2: ĐT - Chỉ hoạt động thảo luận để tìm ra hướng giải quyết.
b/ Con sâu lẩn sâu vào vạt cỏ. 
_ Sâu 1: DT chỉ loài côn trùng ăn hại đối với hoa màu
- Sâu 2: ĐT chỉ hoạt động lẩn tận vào trong khó tìm.
c/ Năm nay, năm anh em tôi làm ăn khấm khá hơn năm trước. 
	4) Củng cố và luyện tập: (5’ – 7’)
	-Từ đồng âm là từ như thế nào ? 
	A- Có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. 
	B- Có âm thanh giống nhau, nghĩa giống nhau. 
	C- Có âm thanh giống nhau, nghĩa gần giống nhau. (tuỳ theo ngữ cảnh). 
	- Sử dụng từ đồng âm cần lưu ý đến điều gì ? 
	A- Đến quan hệ thứ bậc, lớn nhỏ 
	B- Đến lời nói của đối tượng giao tiếp. 
	C- Đến ngữ cảnh để tránh hiểu lầm. 
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Làm bài tập còn lại BT4 SGK/ 136 
	- Chuẩn bị bài mới “Thành ngữ”. Tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi. Lưu ý mục II. Sử dụng thành ngữ (xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ). 
IV)- Rút kinh nghiệm: 
	Cần cho học sinh tìm thêm ví dụ ngoài SGK để học sinh thấy rõ hơn việc sử dụng từ đồng âm đem lại hiệu quả như thế nào. 
Phiếu học tập phần hoạt động nhóm
 Nhóm 1 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : cao, tranh
 Nhóm 2 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : cao, tranh
 Nhóm 3 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : sang, nam
 Nhóm 4 : Tìm từ đồng âm với mỗi từ : sang, nam
 Nhóm 1: Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó ?
 + Cổ ( nghĩa gốc ) bộ phận nối liền thân và đầu của người hay động vật.
 + Cổ : bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân ( cổ tay, cổ chân)
 + Cổ : bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật ( cổ chai, cổ lọ)
 Nhóm 2 : Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.
 + Cổ : xưa ( cổ đại, cổ điển )
 + Cổ : bộ phận nối liền thân và đầu của người hay động vật. ( cổ tay, cổ chân)
Bài 28-Tiết 144
Tiếng Việt: LIỆT KÊ
A-Mục tiêu bài học: 
-Hiểu được thé nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê.
-Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kờ theo từng cặp l/k không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến/ liệt kê không tăng tiến.
-Biết vận dụng các kiểu liệt kê trong nói, viết.
B-Chuẩn bị: 
1 -Đồ dùng: Bảng phụ.
2 -Những điều cần lưu ý:
- Liệt kê là một phép tu từ cú pháp được thể hiện qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cum từ cùng loại để diến tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, t.c.
- Phép liệt kê thường đem đến các hiệu quả tu từ là làm bộc lộ tính quyết liệt của hành động hay bién cố , tính phong phú hơn mức bỡnh thường của chủng loại ... Sử dụng phép liệt kê đúng chỗ và đúng lúc sẽ gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
- Phân biệt các kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Khi liệt kê về người, cần chú trọng đến tôn ti, tuổi tác, thân sơ, nội ngoại,...
C-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 
1.ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: “ Nắng mới lao xao trên mái nhà. Vườn nhà em bừng dậy, phủ một màu xanh mơ màng. Hoa thược dược,hoa hồng, hoa bướm, hoa cúc... đua nhau nở. Màu xanh cuả lá, màu đỏ của hoa, màu vàng của cánh bướm vv...làm cho cảnh vườn xuân/ muôn phần rực rỡ.”
H? Haỹ xác định câu có cụm C-V để mở rộng câu?
G: Để tả cảnh mùa xuân người viết còn sử dụng 1 loạt hình ảnh miêu tả sự vật để làm bật vẻ đẹp sắc xuân . Vậy đó là biện pháp tu từ gì? Chung ta sẽ tìm hiểu bài mới: Liệt kê.
3.Bài mới: 
*Hoạt động 1( khởi động).
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 2:
-Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
- Cho biết đoạn văn được trích trong văn bản nào? ND miêu tả cảnh gì?
-C.tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau ?
+ Xét về cấu tạo có những từ, có kết cấu tương tự nhau.
+ Xét về ý nghĩa?(cùng miêu tả về các sự vật bày biện xung quanh quan phủ).
H? Nhận xét gì về các đổ vật được tả trong đoạn văn?
- Các sự việc đó được sắp xếp như thế nào? ( liên tiếp nhau)
H? -Việc tác giả đưa ra hàng loạt đồ vật tương tự và bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng gì ?
H?-Cách diễn tả như vậy.Gọi là phép liệt kê. Vậy thế nào là phép liệt kê ?
G chốt: Liệt kê được coi là 1 phép tu từ cú pháp . Nó được thể hiện qua việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ cùng loại (giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa) để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
H: tìm VD ( đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng phép liệt kê?)
*Hoạt động 3
-Hs đọc ví dụ.
-Xét theo cấu tạo các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau ? (Chú ý các từ in đậm có cấu tạo khác nhau như thế nào?)
+ Câu (b) sự việc được liệt kê có gì khác với cách liệt kê ở VD a? 
(a.không dùng quan hệ từ và->..
. b dùng quan hệ từ và) 
 (ngoài ra người ta hay sử dụng quan hệ từ đẳng lập như: và, với, hay..)
-Hs đọc ví dụ.
-Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét theo mặt ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
- VD a? vì sao đổi được? (Vì vẫn lô gích ý nghĩa của câu không bị ảnh hưởng) 
- VD b? tại sao không đổi được? (các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa từ nhỏ đến lớn)
G: chốt: a-> không tăng tiến. trường hợp b là tăng tiến.
H? Vậy khi sử dụng phép liệt kê tăng tiến cần lưu ý điều gì? (Cần sắp xếp các yếu tố sao cho đúng trình tự tăng dần theo tiêu chí được lựa chọn. đặc biệt khi liệt kê về người cầnchú trọng đến tôn ti , tuổi tác, thân sơ, nội ngoại..) 
H? Qua các VD cho biết có bao nhiêu kiểu liệt kê? Hãy vẽ sơ đồ và giải thích?
*Hoạt động 4
H: đọc và yêu cầu đề bài ?
-Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho lđiểm "Yêu nước là một truyền thống quí báu của ta", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy ?
- Đoạn1? Đoạn 2? đoạn3?
* Lưu ý: Việc sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong phép liệt kê không giới hạn trong phạm vi những bộ phận kế tiếp nhau trong 1 câu mà có thể mở rộng ra giữa các câu kế tiếp nhau trong 1 đoạn. 
H? Cách sử dụng phép liệt kê đó có tác dụng gì?
G: giới thiệu đoạn trích miêu tả cảnh đường phố nghênh đón tên V

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_7.doc