1.1.1. Lí do khách quan.
Trên cơ sở lý luận, khẳng định tầm quan trọng của nhà giáo trong các nhà
trường; trên thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường hiện nay vừa tham gia giảng
dạy chuyên môn vừa làm công tác chủ nhiệm, bên cạnh đó họ còn gặp nhiều trở
ngại không nhỏ đó là cuộc sống phần nào khó khăn, một bộ phận cha mẹ học sinh
chưa quan tâm đến con cái, xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc về đạo đức lối sống,
về tệ nạn xã hội
Song, không vì những khó khăn và hạn chế đó mà làm giảm đi lòng nhiệt
tình say mê với những người làm công tá c giáo dục. Hơn lúc nào hết, vấn đề giáo
dục đạo đức cho học sinh ngày càng được quan tâm đúng mức hơn nhất là tro ng
giai đoạn đất nước đang chuyể n mình, hội nhập mạnh mẽ, nó đóng góp không nhỏ
vào vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục. Mà ở đó, vai trò của người giáo viên chủ
nhiệm là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định vấn đề giáo dục nhân cách cho
học sinh. Vậy họ phải làm như thế nào? Một bên là chuyên môn là chỗ đứng trong
nhà trường, trong tổ chuyên môn; còn bên kia là giáo dục đạo đức, là sự tâm hu yết
và lòng nhiệt thành.
Quả thực mà nói, trong lĩnh vực chuyên môn thì chúng ta đã mở rất nhiều
những cuộc hội thảo, làm chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, đúc kết kinh nghiệm,
còn đối với công tác giáo dục đạo đức thì sao? Thật ra, vấn đề này còn rất mờ nhạt,
chưa được đầu tư thoả đáng, nên đây là cái khó của giáo viên chủ nhiệm. Bản thân
tôi có một mong muốn nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tôi và các
đồng nghiệp khác có nhiều cơ hội được học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm về
công tác giáo dục đạo đức từ các đồng nghiệp khác, tạo tiền đề vững chắc nâng cao
chất lượng hoạt động chuyên môn chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường. Vì vậy, tôi đã
mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜN G THCS” này, kính
mong quý thầy cô xem và góp ý.
c em có đề xuất tổ chức sinh nhật cho các bạn trong từng tháng để tăng thê m tình cảm, sự gắn bó giữa các em tôi thấy đó là ý kiến hay và giúp đỡ các em trong việc tổ chức sao cho vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải trở thành cố vấn đắc lực cho các em trong các hoạt động tập thể. Ngoài việc quán triệt việc học và làm bài trên ở lớp qua mỗi buổi sinh hoạt tôi còn phối hợp với phụ huynh để kiểm tra việc học bài ở nhà bằng hình thức tin nhắn hoặc gọi điện trao đổi. Biện pháp này thực sự mang lại hi ệu quả cao. * Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tích cực trong các hoạt động tập thể: - Giờ sinh hoạt lớp: Công tác chuẩn bị cho giờ sinh hoạt. 22 + Ban cán sự lớp cập nhật tổng kết thi đua tuần theo mẫu. + Lớp trưởng nhận kế hoạch từ tổ chức Đội. + Học sinh báo cáo: + Kết quả tổng hợp thi đua, + Kế hoạch của tổ chức Đội Giáo viên chủ nhiệm góp ý trên cơ sở báo cáo lớp: có nhận xét đánh giá biểu dương những em đạt nhiều điểm thi đua và phê bình những em còn vi phạm nội quy. Có biện pháp xử lý đối với những em vi phạm nội quy có tính hệ thống. - Giờ lao động: Lao động và học tập luôn gắn kết đi đôi với nhau. Vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn quan tâm tới những giờ lao động của các em, trong những giờ lao động đó giúp các em hiểu được giá trị đích thực của lao động, giúp các em biết yêu lao động hơn và qua đó còn giúp tình cảm thầy trò càng hiểu nhau hơn. Là giáo viên chủ nhiệm tôi thường phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh lao động, qua thực tế trong các giờ sinh hoạt tôi đều giảng giải cho học sinh hiểu đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc làm của mình. Khi điều hành một buổi lao động bao giờ tôi cũng đến đúng giờ quy định nhằm giáo dục các em về kỷ luật trong lao động và nhất thiết người giáo viên chủ nhi ệm phải hướng dẫn cho cán bộ lớp phụ trách lao động phương án tổ chức, phân công lao động cho từng tổ, từng nhóm; phương thức giám sát, theo dõi và đánh giá kết quả lao động đến từng nhóm, từng bạn trong lớp. Trong suốt diễn biến của buổi lao động, tôi luôn sát sao bên các em hướng dẫn các em cách làm việc khoa học và cùng gánh vác những công việc khó với các em: Đặc biệt hướng dẫn các bạn nam giúp đỡ các bạn nữ những công việc nặng nhọc, tạo nên không khí lao động đoàn kết, sôi nổi, làm giảm bớt sự mệt mỏi và căng thẳng. Sau mỗi buổi lao động, trước tập thể lớp cán bộ lớp nhận xét về sự chuẩn bị trang phục, dụng cụ lao động của các tổ, tự đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của 23 mình và các thành viên trong tổ, nhằm động viên, khuyến khích những gương tốt và uốn nắn kịp thời những khiếm khuyết của học sinh. Đây chính là phần vô cùng quan trọng, rất cần thiết để đúc rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo các buổi lao động sau. 2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp. Giáo viên xây dựng kế hoạch kèm theo những giải pháp cụ thể, sau đó trình ban giám hiệu nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo. Phối kết hợp cùng với giáo viên trong trường, phụ huynh và chính quyền địa phương để có thể làm tốt công việc chủ nhiệm. Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp trong việc chủ nhiệm. Giáo viên phải nghiêm khắc giáo dục đạo đức, ý thức học cho học sinh. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu và kế hoạch cụ thể của việc chủ nhiệm. 2.5.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp * Giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, tổ chức Đoàn - Đội, giáo viên bộ môn: - Với Ban giám hiệu: nắm vững, bám chắc và chủ động vận dụng nghiêm chỉnh những nghị quyết kế hoạch chỉ thị công tác, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các đoàn thể - Với Đoàn - Đội: + Kết hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách, Bí thư chi đoàn để nắm vững các đợt thi đua và chủ đề. + Hưởng ứng các hoạt động của Đoàn - Đội và nhà trường phát động để chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: Thi “Mâm cỗ Trung Thu”, thi các trò chơi dân gian, hội thi cắm hoa ngày 20/11, tham gia tốt phong trào em làm kế hoạch nhỏ, đóng góp đầy đủ kịp thời các khoản thu như đợt vận động “ Tết vì người nghèo”, Đối với các phong trào, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn bám sát kế hoạch các phong trào hoạt động để chỉ đạo các em thực hiện đồng bộ, kịp thời vì thế lớp đã làm rất tốt các hoạt động phong trào. -Với giáo viên bộ môn: 24 Tôi có kế hoạch cụ thể trao đổi từng bước để giáo viên bộ môn tham gia hoạt động quản lý và xây dựng lớp, trước hết là việc duy trì và nâng cao chất lượng đều các môn học. Tôi đã thường xuyên tham khảo và hội ý với các giáo viên bộ môn. Và xin giáo viên bộ môn một số môn để dự giờ học của lớp qua đó giúp tôi có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình học của lớp. * Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cha mẹ học sinh: Xây dựng mối quan hệ tốt, nghiêm túc, trong sáng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở mối tương quan chặt chẽ giữa hai lực lượng quyết định và quan trọng. Phát huy và vận dụng vai trò của đại biểu cha mẹ học sinh, chủ động góp ý với cha mẹ học sinh trong phương pháp giáo dục con em trong các buổi họp phụ huynh. Và đặc biệt là tôi thường xuyên kiểm tra việc học của các em thông qua điện thoại đã được sự ủng hộ và đồng tình nhất trí cao của phụ huynh. Ở đâu và trong bất kỳ vấn đề gì cũng đều phải giành được sự nhất trí cao nhất của toàn bộ cha mẹ học sinh khi đề xuất, hoặc chấp nhận những biện pháp giáo dục tác động vào con họ, thực tế bản thân tôi đã thực hiện nghiêm túc phương châm này cho thấy: chưa có một lần nào cha mẹ học sinh khước t ừ những đề nghị của giáo viên chủ nhiệm đề xuất. Nhiều gia đình trong khi bộc lộ những lo lắng vật chất hay những uẩn khúc về tình cảm, đã coi tôi như một người thân trong nhà. Trong trường hợp ấy tôi đã mạnh dạn phát huy năng lực của mình, chủ động cùng góp phần giải quyết có hiệu quả những khó khăn trên cơ sở vì lợi ích của học sinh. Bản thân tôi đã duy trì sự phối kết hợp với cha mẹ học sinh bằng cách theo dõi đánh giá hàng tuần. Nếu có việc cần thiết có thể trao đổi qua điện thoại hoặc đến gia đình gặp gỡ cha mẹ học sinh. Cứ cuối mỗi tháng, tôi cho các em viết Bản tự kiểm điểm, các em tự nhận xét ưu - khuyết điểm và đánh giá, xếp loại bản thân, hướng phấn đấu; sau đó là sự nhận xét và đánh giá của Tổ trưởng - người trực tiếp theo dõi và quản lí các em ở lớp; sau nữa là phần Giáo viên chủ nhiệm cập nhật điểm số, nhận xét chung và ý kiến trao đổi với từng phụ huynh học sinh. Bản tự kiểm điểm này sẽ được các em đưa về cho bố mẹ đọc và ghi ý kiến phản hồi với 25 Giáo viên chủ nhiệm. Sau đó Giáo viên chủ nhiệm thu lại, vừa là để nắm bắt ý kiến phản hồi của phụ huynh, vừa là để xác nhận phụ huynh đã nắm bắt được những thông tin về con mình. Nhờ tất cả đó, tôi có cơ sở để đánh giá xếp loại hạnh kiểm hàng tuần, tháng. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THI ĐUA THEO TUẦN I. Cách tính điểm NỘI DUNG Đ.trừ Đ.cộng Cúp tiết, nghỉ học không lý do, chơi điện tử 10 Vô lễ, nói tục 10 Không trực nhật, không tham gia các hoạt động phong trào 10 Làm bài tập Từ 30 - 50% 2 Từ 10 - 30% 3 0% 4 Điểm kiểm tra 0 điểm 10 1 điểm 5 2 điểm 4 3 điểm 3 4 điểm 2 Nói chuyện trong giờ học Bị trừ điểm SĐB 10 B. thường 2 Bị cờ đỏ trừ điểm của lớp 10 Gây gỗ đánh nhau (trong và ngoài nhà trường) 20 Các nội dung khác của nề nếp quy định trong nội quy của đội, lớp (tương ứng với mỗi nội dung) 2 Lấy cắp tài sản chung hoặc riêng của người khác Quay cóp trong khi thi, kiểm tra 10 Điểm kiểm tra 10 điểm (môn toán, lý, hóa, văn, anh văn) 15 10 điểm (các môn còn lại) 8 9 điểm (môn toán, lý, hóa, văn, anh văn) 10 9 điểm (các môn còn lại) 5 8 điểm (môn toán, lý, hóa, văn, anh văn) 6 8 điểm (các môn còn lại) 3 Phát biểu ý kiến xây dựng bài, xung phong chữa bài tập mỗi lần 2 II. Cách xếp loại Điểm tổng kết cuối tuần: 30 điểm: Xuất sắc Cứ bị âm 10 điểm thì bị hạ một bậc xếp loại 26 Tổ trưởng có trách nhiệm theo dõi các bạn hàng ngày và điền vào sổ, tổng kết theo tuần, giáo viên ghi vào sổ tổng hợp và nhận xét sau mỗi tuần, tháng và mỗi học kì. Dựa vào quyển sổ này, giáo viên chủ nhiệm có thể kiểm tra tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh, từ đó có biện pháp xử lý. Chính nhờ quyển sổ này tự các em đã nhận ra những điểm yếu, điểm mạnh của các em để tìm cách khắc phục cũng như phát huy hay đặt mục tiêu phấn đấu cho tuần tới, tháng tới, học kì tới. Cũng thông qua quyển sổ này hàng tuần cha mẹ đã biết được kết quả học tập, rèn luyện của con mình để kịp thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục. Xuất phát từ tình thương yêu sâu sắc học sinh và sự tiến bộ lâu dài của học sinh, tôi hiểu rằng lựa chọn và thực hiện tốt những hình thức động viên khen thưởng và kỷ luật là cần thiết. *Động viên – khen thưởng: Trong buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi và cha mẹ học sinh cùng thảo luận và thống nhất các chương trình động viên khen thưởng - kỷ luật kịp thời. Nhưng vấn đề đặt ra là khen, chê ra sao cho công bằng mới thuyết phục được học trò. Hàng tháng hoặc theo các đợt thi đua nhà trường tổ chức, nếu có thưởng - phạt nghiêm minh, sẽ động viên tích cực sự phấn đấu của các em: qua việc thi đua hàng ngày, hàng tuần, được thể hiện trong sổ theo dõi, chính các em đã lựa chọn được cá nhân tiêu biểu trong tập thể lớp. Có được danh sách do chính các bạn bầu chọn nhau, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổng hợp rồi đi đến quyết định khen thưởng kỷ luật, và còn đối với các cán bộ lớp (từ tổ trưởng trở lên) sẽ được các bạn bình chọn: Hình thức tặng quà: sách, vở, dụng cụ học tập, Cùng với việc động viên khen thưởng các em học sinh có nhiều cố gắng và đạt kết quả, tôi chú ý uốn nắn, phê bình các em mắc khuyết điểm một cách thận trọng tránh gây cho các em mặc cảm, tự ti. 27 Nếu học sinh vi phạm các lỗi nhỏ, không thường xuyên: quên vở, quên khăn quàng, đi học muộn , thì tôi nhắc nhở trực tiếp, thông qua tin nhắn trao đổi đề nghị gia đình cùng phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc học hành và thực hiện nề nếp của con em mình. Có thể nói giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ đó phải được tất cả lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện. Đối với mỗi người giáo viên để thực hiệ n công tác này họ có muôn hình muôn vẻ các phương pháp khác nhau nhưng đều có chung mục đích giúp cho học sinh tiến bộ, chăm ngoan hơn. Với tôi, việc áp dụng các biện pháp nêu trên đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong những năm làm công tác chủ nh iệm. 2.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Năm học 2014 - 2015 khi được phân công chủ nhiệm lớp 6A4, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên công tác chủ nhiệm tôi đã gặp nhiều khó khăn, kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của các em còn rất hạn chế. Sau lễ tổng kết năm học, tôi thực sự trăn trở băn khoăn với kết quả ấy, tôi đã đem tâm sự này với các anh chị đồng nghiệp và qua trao đổi tôi đã vỡ ra nhiều vấn đề, tôi đã từng bước đổi mới công tác chủ nhiệm của mình dựa trên những gợi ý của đồng nghiệp, các đồng chí quản lý và tiến hành các giải pháp nêu trên. Sau nhiều năm làm chủ nhiệm, thông qua quan sát và học hỏi tôi đã dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Năm học 2017 – 2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7A6. Qua nắm bắt từ Ban Giám Hiệu, Tổng phụ trách và phản ánh từ phụ huynh học sinh (qua buổi họp phụ huynh đầu năm) có nhiều em thường xuyên đi chơi điện tử, thường xuyên không học bài, làm bài, trong lớp thì không chú ý nghe giảng, kết quả rèn luyện và học tập của các em thấp. Đầu năm học 2018 - 2019, những em này vẫn không có sự chuyển biến. Sử dụng những kinh nghiệm trong công tác chủ 28 nhiệm đã nêu trên, tôi nhận thấy các em đã dần có sự chuyển biến, đặc biệt trong HK II. Kết quả HK I lớp 8A6 (Tổng số: 34 em): GIỎI (TỐT) KHÁ TB YẾU KÉM SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL HỌC LỰC 1 2,9% 11 32,3% 19 55,9% 3 8,8% 0 0% HẠNH KIỂM 31 91,2% 02 5,9% 01 2,9% 0 0% 0 0% Kết quả cuối năm lớp 8A6 (Tổng số: 34em): GIỎI (TỐT) KHÁ TB YẾU KÉM SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL HỌC LỰC 1 2,9% 14 41,2% 18 53% 1 2,9% 0 0% HẠNH KIỂM 33 97,1% 1 2,9% 0 0% 0 0% 0 0% Từ thực tế đó, khi nhận lớp việc đầu tiên tôi phải làm là xây dựng cho lớp một nội quy riêng trên cơ sở nôi quy học sinh của nhà trườn g và kế hoạch chỉ tiêu phấn đấu trong từng học kỳ và năm học. Qua một thời gian chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy nội quy mà tôi xây dựng được các em nghiêm túc thực hiện biểu hiện rõ nhất là việc nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn và đặc biệt là hiện tượng bỏ học cúp tiết hay việc nghỉ học không có lý do đã không còn, về vấn đề này tôi có biện pháp thưởng - phạt nghiêm minh bằng điểm thi đua. Qua một học kỳ tôi đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phụ huynh các em trong lần họp phụ huynh thứ 2 và qua những lần trao đổi trên điện thoại có phụ huynh đã tâm sự “với tôi năm lớp 5 đi họp không dám ngẩng mặt nhìn mọi người và xấu hổ thay cho con.” Cuối học kỳ tình hình lớp tôi đã có rất nhiều chuyển biến so với năm học trước cả về chất lượng học và tu dưỡng rèn luyệ n đạo đức. 29 + Về thực hiện nề nếp của nhà trường, liên đội, lớp đề ra: Nói chung là các em nghiêm chỉnh chấp hành với ý thức kỷ luật rất cao: Như hiện tượng học sinh cúp tiết đã không có; nghỉ học học kỳ I lớp tôi có 01 lượt học sinh nghỉ học không có lý do; đặc biệt là hiện tượng học sinh chơi điện tử, ăn quà vặt không còn và không có học sinh cá biệt. Xếp loại đánh giá hàng tuần của liên đội lớp tôi có sự chuyển biến thấy rõ và cuối năm đã được nhà t rường công nhận là chi đội xuất sắc. + Về học lực các em đã có ý thức học và đặc biệt là được sự phối hợp rất tốt của phụ huynh thông qua việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để kèm cặp các em ở nhà, vì vậy trong thời gian vừa qua các em đã có tiến bộ rất nhiều qua kết quả cuối năm và qua đánh giá của các giáo viên trực tiếp giảng dạy, hiện tượng các em không học và làm bài trước khi đến lớp vẫn còn nhưng ít. Cuối năm sĩ số được duy trì tốt, học sinh khá tăng lên, học sinh yếu giảm xuống. + Về các phong trào do nhà trường, Đoàn, Đội phát động, lớp tôi luôn t ham gia đúng, đủ, kịp thời, lớp tôi là một lớp luôn đảm bảo về thời gian hoàn thành và đã được nhà trường, liên đội đánh giá cao. Cụ thể: đạt giải nhất hội thi làm lồng đèn trung thu và mâm ngũ quả cấp trường , đạt giải nhì hội thi cắm hoa ngày 20/11. 30 3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Kết luận: Trên đây, là một số giải pháp mà tôi đã tiến hành trong năm học này và đã đem lại một số kết quả rất đáng khích lệ, có lẽ rằng một số giải pháp này cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Vì vậy, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, phản biện của các đồng chí, các bậc phụ huynh và các em học sinh, để sáng kiến này ngày càng có tính khoa học và tính thực tiễn cao hơn. 3.2. Kiến nghị: Tôi kính mong đồng chí đồng nghiệp và các đồng chí quản lý Giáo dục quan tâm hơn nữa đến công việc khuyến khích và tạo động lực đối với học sinh, nhằm tạo ra các sản phẩm giáo dục có chất lượng cao, bằng cách: - Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về “Phương pháp xử lí tình huống” cho GVCN. - Tạo lập ra Câu lạc bộ “Giáo viên chủ nhiệm” là nơi trao đổi những kinh nghiệm về công tác giáo dục đạo đức của đồng nghiệp. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và các em học sinh đã mang lại cho tôi rất nhiều tâm huyết cho sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG THCS” ngày càng hoàn thiện hơn. Hy vọng rằng, các đồng chí, các bậc phụ huynh tiếp tục gửi thêm những ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung thêm những tri thức, kinh nghiệm hay cho bản sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng trở nên phổ cập và hữu dụng hơn đối với các em học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nam Dong, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Người viết Huỳnh Thị Hoàng Điệp 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỹ năng sống dành cho học sinh - Ngọc Linh biên soạn – Nhà xuất bản văn học - 2015. 2. Một số vấn đề cơ bản v ề giáo dục trung học cơ sở - Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 - 2000. 3. Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ - V.A.Xukhomlinxki - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1983. 4. Hoạt động giáo dục ở trường trung học cơ sở - Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo Dục - 1999. 5. Một số tài liệu tham khảo khác từ internet... 32 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐỊNH SÁNG KIẾN - CẤP CƠ SỞ ............................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... .............................................................. ..............ngày.......tháng.............năm....... T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC - CẤP TRÊN ............................................................................................................................ ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ............................ ..............ngày.......tháng.............năm....... T/M HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 33 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến huyện Cư Jút Hội đồng sáng kiến tỉnh Đăk Nông 1. Tôi (chúng tôi) Là tác giả (các đồng tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến, gồm có: STT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả (nếu có) 01. Huỳnh Thị Hoàng Điệp 30/12/1983 Trường THCS Nguyễn Tất Thành Giáo Viên Anh Văn Cử nhân Đại học 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng ki ến) : Huỳnh Thị Hoàng Điệp 3. Mô tả sáng kiến : 3.1. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG THCS” 3.2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục. 3.3. Đánh giá hiện trạng các giải pháp trước khi áp dụng giải pháp mới Quả thực mà nói, trước khi đưa ra giải pháp này, tôi cũng đã tìm hiểu và vận dụng một số giải pháp về lĩnh vực chủ nhiệm với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho lớp chủ nhiệm của mình. Qua đó, tôi cũng nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế của các giải pháp mà thôi dã tham khảo. Ưu điểm là các giải pháp này đã đưa ra một số giả i pháp tương đối tích cực và dễ thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm về mặt hạnh kiểm. 2Tuy nhiện, các giải pháp này cũng tồn tại những hạn chế. Đó là, các giải pháp chưa thật cụ thể và đồng bộ, chưa phân hóa được các đối tượng học sinh cũng như chưa có sự kết hợp c
Tài liệu đính kèm: