Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tân Kỳ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tân Kỳ

Sinh hoạt lớp là một hoạt động giáo dục tập thể, là hình thức tổ chức tự quản cho HS. Tiết SHL, theo Điều lệ trường phổ thông chính là một tiết học chính khóa trong tuần, do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Mục tiêu của tiết SHL là góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho HS. Hơn thế, thông qua tiết học này, GVCN có thêm một cách để kiểm tra, đánh giá HS theo tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, SHL tạo cơ hội cho HS phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, năng lực điều hành cũng như tự quản của chính các em. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, tiết SHL, sinh hoạt dưới cờ và hoạt động trải nghiệm theo chủ đề được tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Tuy nhiên, hiện nay, tiết SHL ở trường THPT Tân Kỳ nói riêng và nhiều cơ sở giáo dục khác nói chung chưa thể hiện đúng vai trò và ý nghĩa thiết thực của nó. Hoặc được tiến hành sơ sài, lấy lệ trong vài phút, hoặc quá chi tiết, nặng nề về thi đua, thưởng phạt nên giờ SHL luôn mang lại cảm giác mệt mỏi, chán ngán. GVCN nếu chưa có kinh nghiệm thì sẽ dễ gây mất đoàn kết trong lớp học qua việc giải quyết các tình huống xảy ra ở lớp của mình trong một tuần. Đặc biệt tiết sinh hoạt lớp đôi lúc đôi nơi còn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, nhất là những học sinh thường hay vi phạm nội quy. Nhiều em còn ví von tiết sinh hoạt lớp là giờ bị “hành tội” nên có tâm lí lo lắng, căng thẳng.

 

docx 38 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uối tuần, không gian truyền thống là lớp học, giữ nguyên sự bố trí tương tự như những giờ học văn hóa khác. Chính sự rập khuôn này nhiều khi gây nên sự nhàm chán, tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề cho GV và HS.
Có thể đổi mới không gian, địa điểm sinh hoạt theo những cách thức sau:
Thay đổi không gian lớp học:
Thay đổi không gian lớp học là việc HS sắp xếp lại bàn ghế để tạo sự đa dạng, phù hợp với từng chủ đề sinh hoạt. Có thể sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, theo từng nhóm HS,...
Thay đổi vị trí ngồi (hình chữ U) trong tiết sinh hoạt lớp
Việc thay đổi cách sắp xếp bàn ghế sẽ mang lại cảm giác mới mẻ cho HS, tạo một không gian thoáng đãng, phù hợp với các hoạt động cần có không gian cho HS biểu diễn hoặc nhằm tăng sự giao lưu, đoàn kết giữa các HS trong lớp học. Thực tế cho thấy những giờ SHL như thế này luôn mang lại không khí sôi nổi, hào hứng cho HS. Có thể thực hiện đổi mới không gian lớp học khi tổ chức trò chơi, tổ chức sinh nhật theo tháng cho HS,
Thay đổi địa điểm sinh hoạt:
Thay đổi địa điểm sinh hoạt cũng là một trong những cách thức đổi mới giờ SHL hiệu quả. Không gian lớp học truyền thống đã gắn kết với các em HS suốt một tuần, và thời gian ra chơi giữa các tiết học chưa đủ để thay đổi trạng thái tâm lí cho HS. Dời không gian SHL sang một địa điểm khác sẽ đem lại cảm giác mới mẻ, thú vị, hào hứng cho HS, giúp các em cân bằng lại trạng thái tâm hồn sau một tuần học tập, rèn luyện nghiêm túc, quy củ.
Do giới hạn thời gian của tiết SHL là 45 phút, cộng thêm nữa đây lại là tiết học cuối cùng của tuần nên địa điểm được chọn lựa để thay đổi không gian sinh hoạt sẽ ở gần lớp học, trong khuôn viên trường học. Không gian này sẽ thích hợp cho HS hoạt động tay chân để linh hoạt cơ thể sau những giờ học căng thẳng. Tôi đã tổ chức cho các em lao động công ích bằng những việc làm thiết thực như: nhổ cỏ sân trường, chăm sóc bồn hoa, cắt tỉa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường, rửa cốc chén giúp gì phục vụ,...
Chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong giờ sinh hoạt lớp
Những việc làm này vừa vừa sức với HS, lại vừa có ý nghĩa giáo dục thiết thực cho các em, giúp các em biết trân trọng giá trị lao động, yêu quý thiên nhiên, biết làm đẹp cho trường, lớp. Sau một số giờ SHL như thế này, tôi nhận thấy HS đã có ý thức tự giác hơn trong những hoạt động mang tính tập thể.
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng sinh hoạt chủ đề
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề là hình thức lựa chọn những chủ đề phù hợp cho học sinh thảo luận trong giờ sinh hoạt cuối tuần, nhằm mục đích giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh. Nội dung các chủ đề được lựa chọn cần đảm bảo yêu cầu: Chủ đề phải gắn với thực tiễn hoạt động của trường, phải thật gần gũi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh, đảm bảo tính vừa sức, phát huy được năng lực của học sinh.
Để xây dựng chủ đề sinh hoạt, GVCN cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: Đặc điểm, tình hình thực tiễn của địa phương, của xã hội; đặc điểm và kế hoạch hoạt động của nhà trường, Đoàn trường; những sự kiện, hoạt động quan trọng, thường niên trong nước và trên thế giới; tình hình thực tiễn của lớp học (gia cảnh, khả năng nhận thức, ý thức của mỗi HS);...
Trong thời gian qua, tôi đã tích cực đổi mới giờ SHL theo hướng sinh hoạt chủ đề và đã thu được kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi. Đúc kết kinh nghiệm, theo tôi, có thể tiến hành sinh hoạt theo chủ đề bằng một số hình thức sau:
Sinh hoạt lớp với trò chơi
Sinh hoạt lớp với trò chơi là một trong những hình thức khá hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút sự chú ý của HS, tạo bầu không khí sôi nổi, vui vẻ cho lớp học. Hình thức chơi cũng linh hoạt giữa việc phát huy năng lực cá nhân và kĩ năng phối hợp tập thể. Hình thức trò chơi không chỉ giúp người chơi thư giãn, vui cười mà còn như một cầu nối giúp cả tập thể xích lại gần nhau hơn.
Một số trò chơi có thể áp dụng cho giờ sinh hoạt lớp là:
Hái hoa dân chủ:
Đây là trò chơi rất phổ biến, đơn giản, dễ thực hiện, phát huy được năng lực của mỗi cá nhân. Trò chơi này được tiến hành như sau: GVCN và một số bạn HS được cử làm Ban tổ chức (lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập, lớp phó văn thể) sẽ chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi xoay quanh một chủ đề nhất định. Mỗi câu hỏi được ghi vào một mảnh giấy được trang trí độc đáo (hình chiếc lá, hình bông hoa, hình quả,...), treo trang trí trên một cái cây nhỏ. Những cá nhân tham gia trò chơi sẽ lần lượt lên “hái hoa” và trả lời cho câu hỏi tương ứng. Mỗi cá nhân trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà độc đáo từ Ban tổ chức chương trình.
Tìm nghề nghiệp chính xác:
Trò chơi tìm tìm nghề nghiệp chính xác khá dễ dàng trong việc thực hiện. Theo đó, người điều khiển sẽ chia người chơi thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng. Người điều khiển sẽ tiến hành diễn tả hành động với 4 nhóm trưởng trong khoảng 1 phút, sau đó các nhóm trưởng sẽ quay trở về bàn lại với nhóm của mình những hành động đó là tương xứng với nghề nào. Nhóm nào đoán được chính xác trước thì nhóm đó sẽ thắng cuộc. Trò chơi này có thể áp dụng cho chủ đề hướng nghiệp, phù hợp với các em HS khối 12.
Chuyền chanh:
Người chơi sẽ được chia thành 4 đội, mỗi đội đứng thành một hàng dọc. Mỗi thành viên sẽ ngậm một chiếc thìa do ban tổ chức chuẩn bị. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, người đầu tiên có quả chanh của đội sẽ đặt chanh lên thìa và chuyền cho người tiếp theo bằng chiếc thìa đó. Đội nào chuyền được quả chanh về đến thành viên cuối cùng nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Đội nào làm rơi chanh giữa chừng sẽ phải thực hiện lại từ đầu lượt chơi đó. Trò chơi này rèn luyện cho HS kĩ năng phối hợp tập thể, tạo tinh thần đoàn kết.
“Mong muốn, hi vọng, quan tâm”:
Với trò chơi này, giáo viên chuẩn bị một hộp không có nắp đậy (bằng giấy, bằng nhựa hoặc bằng sắt), một tờ giấy A0 và một cây bút dạ. Tất cả các học sinh trong lớp tham gia, mỗi em lấy ra một mảnh giấy trắng và cầm bút chuẩn bị. Các em học sinh làm việc độc lập, không nhìn và chép đáp án của nhau. Trong vòng 3 phút, các em viết ra những mong muốn riêng của mình về một hoạt động nào đó, nói lên những điều mình hi vọng sẽ đạt được và cả những điều mà mình quan tâm đến. Sau thời gian quy định, GV yêu cầu lớp trưởng thu lại tất cả những mảnh giấy này để lẫn vào hộp, sau đó yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một mảnh giấy trong hộp và đọc lên những mong muốn, hi vọng, quan tâm cho học sinh cả lớp cùng nghe. GVCN chọn một học sinh lên dùng bút dạ viết ra những thông tin đó lên giấy A0 treo sẵn trên bảng, sau đó tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các em học sinh. Từ đó giáo viên đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của bản thân HS. Trò chơi này phù hợp cho khá nhiều chủ đề khác nhau. Với trò chơi này, học sinh được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. giáo viên cũng có cơ hội thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.
Một số hình ảnh từ các trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp
Sau mỗi trò chơi, GVCN hướng dẫn HS bộc lộ quan điểm cá nhân về vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi. Tùy tình hình thực tế mà GVCN định hướng cho nhận thức của HS.
Ví dụ: Sau khi tiến hành trò chơi hái hoa dân chủ với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” (nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12), GV có thể đặt câu hỏi cho HS: Vai trò của người lính trong sự nghiệp dựng nước và bảo vệ đất nước? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính trong cuộc sống hôm nay?Vậy em quan niệm như thế nào về việc tham gia nghĩa vụ quân sự đối với thanh niên Việt Nam hiện nay?Em sẽ tán thành hành động sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự hay tránh đi nghĩa vụ để đi làm kiếm tiền? Vì sao?
Tuy nhiên, giáo viên không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, bởi nó sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục trong giờ sinh hoạt. GVCN phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp với đặc điểm HS lớp mình.
Xem phim, các hình ảnh, các video clips
Những phim ngắn "Quà tặng cuộc sống" có ý nghĩa giáo dục rất cao, GVCN có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích, chủ đề của giờ sinh hoạt. Sau đó GVCN đặt câu hỏi cho HS thảo luận xung quanh đoạn phim đó, qua đó định hướng tư tưởng, nhận thức đúng đắn cho các em.Ví dụ: Khi chiếu phim “Câu chuyện chiếc bình nứt”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Sự khiếm khuyết có giá trị không? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ đóng vai trò "người gánh nước" trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân? Các HS thảo luận, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho tất cả các câu hỏi trên. GV sẽ phân tích thêm nội dung, ý nghĩa của từng đáp án để các em hiểu rõ hơn, từ đó rút ra được bài học cho bản thân và vận dụng vào cuộc sống.
HS xem video clips truyền động lực bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến
Bên cạnh những phim ngắn, GVCN có thể trình chiếu những hình ảnh, những phóng sự, những đoạn video clips đặc sắc liên quan đến chủ đề sinh hoạt. Phương pháp này đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn mà giáo viên không phải “nói nhiều”, “giáo huấn nhiều”.
Để thực hiện tốt hình thức này, GVCN nên lựa chọn sử dụng những phim gần gũi, đặc sắc, liên quan với những kỹ năng sống mà mình đang lựa chọn giáo dục cho HS. Điều này rất quan trọng, bởi nếu chọn sai nội dung thì việc giáo dục sẽ giống như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Mỗi giờ sinh hoạt, giáo viên chỉ cần chiếu một đến hai đoạn video, không nên chiếu quá nhiều, để thời gian cho học sinh suy nghĩ, thảo luận.
Tổ chức các hội thi, cuộc thi
Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, GVCN có thể tổ chức cho các em tham gia những hội thi, cuộc thi nhỏ. Chủ đề hội thi sẽ được thông báo ngay từ đầu tuần để các em có thời gian chuẩn bị. HS có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm, đội.
Một số hình thức tổ chức hội thi, cuộc thi có thể áp dụng cho giờ sinh hoạt
lớp là:

Hội thi sân khấu hóa:
Có thể chia lớp thành 4 đội thi. Mỗi đội thi tự chọn loại hình biểu diễn c

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx
  • pdfTrần Lương Oanh, Lê Thị Tình-THPT Tân Kỳ- Chủ nhiệm.pdf