2. Tính mới và những đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm.
- Tính mới:
Đây là SKKN mà bản thân đúc rút trong thời gian dài. Trên thực tế chưa có
SKKN nào tại trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các trường THPT trên địa bàn
huyện Tân Kỳ nói chung đề cập về vấn đề này.
- Những đóng góp của SKKN.
Một, sáng kiến kinh nghiệm làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật của HS
trung học phổ thông Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng và của học sinh THPT
trong cả tỉnh Nghệ An nói chung.3
Hai, sáng kiến kinh nghiệm đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho HS THPT Tân Kỳ nói riêng và học sinh
THPT trong toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
Ba, hi vọng sáng kiến này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo
viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để làm công tác giáo dục pháp luật
cho HS THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung
chỉ đạo của Ban giám hiệu các nhà trường ở đây vẫn còn một chiều, coi công tác GDPL chỉ là hoạt động giảng dạy, việc giảng dạy còn mang tính truyền thống, chưa chịu khó đổi mới phương pháp dạy học. Các biện pháp GDPL trong nhà trường còn nặng về quản lý hành chính, các kế hoạch triển khai thực hiện còn mang tính thời vụ, chưa chú ý hướng đến hình thành ý thức tự giác và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, chưa xây dựng được các cơ chế hoạt động, cơ chế thi đua phù hợp để hướng học sinh vào môi trường giáo dục tích cực, vào các sân chơi lành mạnh. Vì vậy, hoạt động giảng dạy, giáo dục pháp luật chưa mang lại hiệu quả cao. 10 Mặt khác, hiện nay mặc dù các trường học trên địa bàn đều tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến cho thấy các hoạt động này còn mang tính hình thức; nội dung, chương trình giáo dục pháp luật chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh cá biệt. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật ở mức cao, các nhà trường áp dụng hình thức xử lý chủ yếu là hạ bậc hạnh kiểm hoặc đuổi học. Biện pháp này chưa phải là biện pháp tích cực nhất trong giáo dục học sinh, dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật. Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật. Mặt khác, nhiều học sinh có biểu hiện lệch lạc sau, khi tìm hiểu nhà trường biết được là do đời sống gia đình không tốt làm cho các em chán nản, tự ti... Tuy nhiên, nhà trường và gia đình ngại phối hợp để cùng trao đổi, bàn bạc mà thường né tránh. Như vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, có nhiều thay đổi song hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. 2.2. Thực tế việc chấp hành pháp luật của học sinh và công tác giáo dục PL cho HS tại trường THPT Tân Kỳ. 2.2.1. Thực tế việc chấp hành pháp luật của học sinh trường THPT Tân Kỳ. Tân Kỳ là một huyện miền núi có 3 trường THPT đóng trên địa bàn trong đó trường THPT Tân Kỳ đóng tại địa bàn trung tâm. Trong 4 năm trở lại đây trường duy trì số lượng 39 lớp với số học sinh dao động trên, dưới 1500 học sinh tùy từng năm. Với đặc điểm kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của trường THPT Tân Kỳ, đa số học sinh chăm lo học tập, có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Các em được đánh giá là chăm ngoan, lễ phép, ít vi phạm đạo đức, pháp luật hơn so với các trường khác trong toàn tỉnh. Nhiều em có ý thức chấp hành pháp luật, luôn thực hiện tốt luật an toàn giao thông, như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy phân khối nhỏ hơn 50cc, xe đạp điện, xe máy điện, có nhiều em tham gia đội tình nguyện để giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Có nhiều em nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất (Em Trần Quang Hòa lớp 11C3 trường THPT Tân Kỳ nhặt được 750 ngàn đồng đã gửi lại cho Đoàn trường, em Trần Thị Quỳnh Trang lớp 11C9 trường THPT Tân Kỳ nhắt được 01 chiếc điện thoại đã nhờ Đoàn trường trả lại....) 11 Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vấn đề tiêu cực cũng nảy sinh ngày càng nhiều. Tại trường THPT Tân Kỳ, số lượng HS vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật cũng có chiều hướng tăng lên cả về số lượng và mức độ. Có thể phân ra các loại vi phạm cơ bản sau: - Vi phạm về ATGT. Vi phạm ATGT là vi phạm pháp luật phổ biến và nhiều nhất của HS THPT hiện nay. Khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến thì việc chế tạo ra nhiều loại xe phù hợp với nhu cầu, thị hiếu cho HS, phù hợp với giá tiền cùng sự nuông chiều của gia đình nên HS THPT hiện nay ai cũng có xe máy dưới 50cc, xe đạp, xe máy điện để đi. Thậm chí có nhiều gia đình còn cho con đi xe trên 50cc, xe đắt tiền. Điều này đã vô hình chung khiến HS VPPL như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, chở 3, thậm chí chở 4. Mặc dù thực tế vi phạm nhiều nhưng việc kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, việc bắt và xử lý còn ít, số vi phạm bị xử lý phản ánh không đúng với thực trang đang diễn ra. Nguyên nhân là bởi lực lượng làm công tác ATGT rất mỏng không thể lúc nào cũng giải quyết triệt để các vấn đề trên, có chăng chỉ bắt giáo dục và xử lý vào những đợt ra quân, hết đợt đâu lại vào đấy. Đồng thời các em HS cũng thường xuyên tìm cách đối phó như mang mũ đi kèm, cho bạn xuống đi bộ qua đoạn đường có công an để không bị xử lý vi phạm, có công an không dàn hàng 3, hàng 4... Chưa kể có những địa phương vì bệnh thành tích mà che giấu những vi phạm pháp luật do con em mình tạo ra. - Vi phạm về đánh nhau: Bên cạnh những học sinh chăm ngoan còn có những học sinh lười học, ham chơi bời, thích gây gổ đánh nhau. Đây là nỗi lo của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc đánh nhau của HS THPT diễn ra ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, nguy hiểm, đối tượng tham gia không chỉ có nam mà còn có cả nữ. Những vụ việc trên diễn ra từ những nguyên nhân hết sức đơn giản như nhìn đểu nhau, thấy đối phương ghét ghét, thích thể hiện, thích chơi trội và ghen tuông trong tình yêu của tuổi học trò. Trên thực tế, học sinh đánh nhau diễn ra nhiều, tuy nhiên có nhiều vụ việc bị che lấp do sự thỏa thuận của gia đình đôi bên, do sự uy hiếp của đàn anh là dân chơi, xã hội đen và cả bệnh thành tích của một số nhà trường. - Vi phạm về trộm cắp tài sản: Trộm cắp tài sản là vấn đề không phổ biến trong HS, tuy nhiên sự việc này năm nào cũng có. Trên thức tế hành vi trộm cắp tài sản vẫn xẩy ra, nhưng do tính chất vụ việc nhỏ lẻ, yếu tố chủ quan của cá nhân bị sai phạm... mà vấn đề này không công khai, dẫn đến nó có sự mờ nhạt so với các hành vi khác. - Vi phạm tàng trữ pháo nổ: 12 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có các chỉ thị cấm sử dụng pháo nổ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà vấn đề tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là vào gần dịp tết âm lịch hàng năm. Đối tượng vi phạm pháp luật về pháo chủ yếu là người lớn và một số là HS cá biệt của các trườngTHPT. HS cá biệt sử dụng pháo khá nhiều, nhưng để phát hiện được là rất khó khăn, vì các em nổ pháo thường chọn thời điểm không có người có chức trách quan sát, pháo nổ rồi không còn vật chứng để truy tội, Để làm rõ vấn đề này, bản thân đã thực hiện thu thập thông tin số liệu tại cơ quan Công an huyện Tân Kỳ, Công an huyện đã cung cấp số liệu chung của cả ba trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ và số liệu riêng của trường THPT Tân Kỳ. Cụ thể được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 1.1. Thống kê số liệu học sinh THPT vi phạm pháp luật ở huyện Tân Kỳ Hành vi Năm học Vi Phạm an toàn giao thông. Vi phạm trộm cắp tài sản. Vi phạm đánh nhau. VP tàng trữ pháo. Tổng số vụ VPPL Tổng số đối tượng VPPL 2017 2018 số vụ số đối tượng số vụ số đối tượng số vụ số đối tượng số vụ số đối tượng 118 190 88 93 05 05 22 89 03 03 40 41 02 02 07 41 01 01 50 85 2018 2019 72 78 04 04 06 59 02 02 84 143 18 18 01 01 03 16 01 01 23 36 2019 2020 51 54 0 0 05 17 0 0 56 71 9 9 0 0 01 02 0 0 10 11 Nguồn: Số liệu do Công an huyện Tân Kỳ cung cấp tháng 12/2019 . (Số liệu in đậm là số học sinh VPPL của trường THPT Tân Kỳ) 13 Bảng 1.2. Thống kê số liệu học sinh vi phạm nội quy nhà trường, pháp luật của Nhà nước ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ Năm học VP và xử lý 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 Số HS vi phạm bị kỷ luật. 97/44 65/18 17/2 Đuổi học 1 năm. 2/0 1/0 2/0 Đuổi học 1 tuần. 7/3 5/3 4/1 Cảnh cáo trước toàn trường. 41/14 33/6 6/1 Khiển trách trước hội đồng kỷ luật. 38/13 21/4 4/0 Khác. 9/10 5/5 3/0 Nguồn: Số liệu thống kê từ hội đồng kỷ luật của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tháng 1 /2020. (Số liệu in đậm là số học sinh của trường THPT Tân Kỳ) Từ những số liệu trên cho thấy số HS vi phạm pháp luật năm trước nhiều hơn rất nhiều so với năm sau. Vấn đề đáng lo ngại nhất là vi phạm ATGT. Về số vụ hàng năm có giảm nhưng không nhiều trên thực tế hành vi vi phạm ATGT của HS nhiều vô kể, việc vi phạm diễn ra hàng ngày, hàng giờ tuy nhiên ở nhà trươngf cùng chỉ mới nhắc nhở, giáo dục là chính. Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý và chấm dứt tình trạng trên, Hàng năm công an huyện Tân Kỳ có gửi về danh sách học sinh bị xử lý vì vi phạm ATGT tuy nhiên số lương đó là rất ít, số liệu đó không phản ánh đúng thực tế vi phạm về ATGT của các em học sinh đang diền ra. Không chỉ về ATGT mà trộm cắp, đánh nhau, tàng trữ pháo nổ cũng diễn ra vô cùng phức tạp. Qua số liệu trên cho thấy HS vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng nhiều, gây lo ngại cho gia đình và toàn xã hội. Điều đáng nói ở đây là số liệu do các cơ quan chức năng cung cấp vẫn chưa phản ánh hết thực tế đang diễn ra, chứng tỏ vấn đề bệnh thành tích vẫn còn níu giữ các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, số HS bị nhà trường ra quyết định buộc thôi học có thời hạn một năm cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng lên ( 2 em năm học 2017 - 2018, đến 2018 - 2019 có 0 em, nhưng đến năm học 2019 – 2020. Mặc dù mới chỉ diễn ra 01 học kỳ nhưng đã có 02 em bị duổi học). Những con số trên mặc dù chưa thực sự phản ánh hết thực tế đang diễn ra nhưng cũng đã phần nào nói lên tình hình vi phạm pháp luật của HS THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong đó có trường THPT Tân Kỳ. 2.2.2. Thực tế công tác giáo dục pháp luật cho HS tại trường THPT Tân Kỳ 14 2.2.2.1. Thuận lợi Trong quá trình làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại nhà trường bản thân rút ra một số thuận lợi sau: - Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường luôn được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể quan tâm ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tạo ra môi trường thuận lợi để thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật do nhà trường đề ra và thực hiện. Tổ, nhóm chuyên môn có bề dày về thành tích trong công tác dạy học tại nhà trường. Đặc biệt, nhóm chuyên môn GDCD thường làm công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường thuộc diện nhiều so với các trường. Nhóm có tới 5 giáo viên dạy GDCD, các giáo viên trong nhóm chuyên môn đều nhiệt tình, yêu nghề và có chuyên môn khá vững vàng, luôn quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt. Đặc biệt trong công việc giảng dạy họ thường xuyên học hỏi trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Bản thân là một giáo viên dạy môn GDCD trong nhà trường. Hàng năm, nhà trường thường giao nhiệm vụ tham vấn, hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật, vì vậy tôi luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố vừa khách quan, vừa chủ quan mà kết quả nhiều năm trước chưa đạt được như mong đợi nên bản thân luôn trăn trở, cố gắng tìm tòi để có hướng đi thích hợp nhằm làm tốt công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An là một trường miền núi, học sinh chủ yếu là con em nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.. Các em sống hiền lành, chất phác, thật thà, đây cũng là thuận lợi của nhà trường khi làm công tác này. 2.2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi còn có không ít những khó khăn khi làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ, như: - Việc tổ chức giảng dạy pháp luật chính khóa còn mang nặng hình thức dạy học truyền thống, ngại sáng tạo đổi mới. Vì vậy chưa thu hút học sinh yêu thích học tập pháp luật. Kết quả là học sinh tiếp nhận được ít kiến thức pháp luật, vì vậy các em gặp khó khăn khi ứng xử những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. - Các hoạt động ngoại khóa giáo dục pháp luật chưa thực sự được chú trọng, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú đa dạng vì vậy chưa lôi cuốn học sinh trong các hoạt động này. Ngoài ra các hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn về nội dung, cách thức thực hiện, cơ sở vật chất và kinh phí. - Công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để làm công 15 tác giáo dục pháp luật cho học sinh chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, chưa nhất quán. - Chất lượng đầu vào học sinh rất thấp, cộng với con em dân tộc thiểu số còn nhiều, đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến ý thức học tập và thực thi pháp luật của học sinh chưa cao. Các em còn lơ là, chểnh mảng, thờ ơ với công tác tiếp cận các kiến thức về pháp luật và coi nhẹ hành vi vi phạm pháp luật của bản thân. Như vậy với cơ sở lý luận và thực tiễn như trên đã cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện đề tài này là thiết thực và cần thiết. Đề tài sẽ góp phần thực hiện các cơ sở lý luận, đồng thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, những khó khăn từ trong thực tiễn đã đặt ra. Cuối cùng, đề tài sẽ góp phần để trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật do cấp trên chỉ đạo và nhà trường đã đề ra. Hơn thế nữa là giúp cho học sinh ngày càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn kiến thức về pháp luật, từ đó có hành vi đúng đắn, góp phần giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh trong nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung. 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 3.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong nhà trường hàng năm có nhiều chương trình ngoại khóa trong đó có ngoại khóa về pháp luật. Để thực hiện ngoại khóa pháp luật mang lại hiệu quả cao chúng ta có rất nhiều giải pháp. Giải pháp hữu hiệu nhất đó là đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa. Cụ thể đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa bằng những cách sau: 3.1.1. Áp dụng hình thức sân khấu hóa để tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Sân khấu hóa là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát hoặc nới có sân khấu. Các diễn viên (chuyên và không chuyên) có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ. Các yếu tố của nghệ thuật như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải nghiệm. Nơi trình diễn các tiểu phẩm kịch, hát, thời trang... để tuyên truyền một nội dung, hay thông điệp nào đó cũng được gọi tên là sân khấu hóa. 16 Để công tác ngoại khóa pháp luật mang lại hiệu quả cao, có nhiều cách thức thực hiện trong đó sân khấu hóa là cách làm hay và mang lại hiệu quả. Bởi thông qua sân khấu hóa, các em học sinh sẽ tự nghĩ cách làm dưới sự hướng dẫn của cán bộ, giáo viên, từ đó các em sẽ phát huy hết năng lực bản thân hiểu pháp luật đầy đủ và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó hình thức sân khấu hóa cũng gây hứng thú cho người xem, từ đó hiệu quả công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ cao hơn rất nhiều. Để thực hiện tốt công tác sân khấu hóa nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh THPT, chúng ta cần phải hiểu được cách thức thực hiện, cụ thể như sau: Cánh thức thực hiện: 1. Lên kế hoạch. 2. Duyệt kế hoạch (Nhà trường) 3. Triển khai kế hoạch đến từng đơn vị lớp. 4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện KH tại các đơn vị lớp 5. Chạy thử 6. Góp ý chỉnh sửa để hoàn thiện hơn 7. Tổ chức thi (trình diễn thật) 7. Tổng kết trao giải 9. Rút kinh nghiệm 10. Chọn các tiết mục xuất sắc công diễn vào các giờ chào cờ hay một số nơi khác khi phù hợp (mục đích góp phần tuyền truyền, giáo dục pháp luật) Ưu điểm: - Học sinh hào hứng. - Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. - Hình thành được nhiều kỹ năng tích cực cho học sinh. - Giáo dục pháp luật đạt hiểu quả cao hơn. - Phát huy được khả năng, năng lực đặc biệt của học sinh. Hạn chế: - Mất nhiều thời gian. - Tốn kém kinh phí. - Ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. - Không phải học sinh nào cũng tham gia được. 17 Áp dụng thực tế tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, việc ngoại khóa pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa ngày càng được quan tâm hơn. Hoạt động này hàng năm đều được tăng lên về số lương (năm 2016 – 2017 chưa có, 2017 – 2018 tổ chức 01 lần, 2018 – 2019 tổ chức 02 lần. học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 đã tổ chức 02 lần). Bên cạnh đó, chất lương sân khấu hóa của năm sau thường tốt hơn năm trước do các em rút được kinh nghiệm, đồng thời ngày nay kênh thông tin tham khảo cũng phong phú, đa dạng hơn. Một số hình ảnh về tổ chức ngoại khóa tuyên truyền giáo dục pháp luật tại trường THPT Tân Kỳ bằng hình thức sân khấu hóa. 18 3.1.2. Phối hợp các cơ quan chuyên ngành trên địa bàn để thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật cho học sinh tại trường. Ngoài việc áp dụng các hình thức sân khấu hóa thì việc phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành trên địa bàn để làm chương trình giáo dục pháp luật cho học sinh là cách làm hay, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Các cơ quan chuyên nghành có thể phối hợp gồm: - Lực lượng Công an (tuyên truyền về thực trạng vi phạm ATGT, giáo dục học sinh chấp hành luật ATGT, phòng chống cháy nổ). - Cơ quan Tòa án (đưa phiên tòa xét xử lưu động tại trường). - Trung tâm y tế huyện ( tuyên truyền về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên). - Phòng Tư pháp, (tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, bà mẹ, trẻ em). - Trung tâm văn hóa huyện (tổ chức triển lãm ảnh về bệnh HIV, AIDS ...) Cánh thức thực hiện: 1. Xây dựng kế hoạch (dự thảo). 2. Trình Ban giám hiệu nhà trường duyệt. 19 3. Gặp đối tác để thống nhất nội dung, chương trình, thời gian thực hiện. VD: Muốn tuyên truyền về ATGT, ta gặp Công an huyện (đội Công an giao thông...) đặt vấn đề. Nếu họ nhất trí thì chúng ta thống nhất nội dung làm (nội dung gì? Thực trạng vi phạm ATGT của riêng học sinh hay chung cho mọi đối tượng, phạm vi toàn tỉnh hay toàn huyện hay cả hai...), có trình chiếu hình ảnh minh họa hay không, thời gian tuyên truyền là bao nhiêu, địa điểm tổ chức tuyên truyền, đối tượng tham gia... thời gian tiến hành tuyên truyền là vào thứ mấy, ngày, tháng năm nào..?. Bên Công an sang bao nhiêu người, nhà trường cần chuẩn bị những gì để việc tuyên truyền đạt hiệu quả...), tất cả phải được thống nhất trong đợt gặp gỡ này. 4. Khi thống nhất xong sẽ xây dựng kế hoạch chính thức. 5. Gửi kế hoạch chính thức cho nhà trường duyệt. 6. Gửi kế hoạch cho đối tác. 7. Ban hành kế hoạch đến học sinh. 8. Thực hiện kế hoạch. 9. Rút kinh nghiệm sau quá trình triển khai thực hiện. 10. Đề xuất hợp tác những lần sau. 11. Đánh giá bài thu hoạch của học sinh. 12. Tổng kết và trao thưởng (nếu có). Lưu ý: Để ràng buộc học sinh tham gia nên có câu hỏi thu hoạch và cho điểm (có câu hỏi thu hoạch để học sinh tham gia đầy đủ và chú ý lắng nghe hơn). Ưu điểm: - Tạo không khí thoải mái. - Học sinh hứng thú. - Tất cả học sinh đều được tham gia. - Ít tốn kém kinh phí. Hạn chế: - Công tác quản lý học sinh gặp khó khăn. - Đơn vị chủ trì thực hiện (nhà trường) đôi lúc bị động do phụ thuộc đối tượng tuyên truyền. - Không phát huy hết khả năng, năng lực của học sinh. Áp dụng thực tế tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Để góp phần giáo dục pháp luật cho học sinh mang lại hiệu quả cao, hàng năm trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phối hợp với nhiều cơ quan chuyên 20 ngành trên địa bàn để thực hiện.
Tài liệu đính kèm: