Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học

Giải pháp 2: Sử dụng các thí nghiệm.

- Tên gọi của giải pháp này đã tự giới thiệu về mình. Đây là giải pháp mà giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động trong thực tiễn ( Hoạt động góc, hoạt động chơi ngoài trời hay hoạt động chiều) để giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ về các sự vật hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

- Khi tiến hành giải pháp này cần phải thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu: Nhằm giúp trẻ nắm được các kiến thức và lĩnh hội được các sự vật hiện tượng trong quá trình thực hiện các thí nghiệm.

 Giúp trẻ nhận ra được thay đổi của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống giúp trẻ củng cố và khái quá hóa tri thức mà trẻ lĩnh hội được trong thí nghiệm.

 Rèn luyện và phát triển trí nhớ chú ý có chủ định, trí tưởng tượng khả năng tổng hợp tri thức.

Bước 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động trong thực tiễn nhằm thực hiện mục đích và yêu cầu: Khi tiến hành tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng học liệu phục vụ cho quá trình khám phá và luôn đưa ra các biện pháp thủ thuật giúp trẻ nắm kiến thức một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất: Khuyến khích suy nghĩ của trẻ, kích thích khả năng hoạt động bằng cách cho trẻ chủ động với thí nghiệm mình đang làm: Chăm sóc cây trong chậu, gieo hạt khám phá sự nảy mầm của cây. Làm thí nghiệm hoa có hút nước không (Sự thay đổi của hoa khi cắm vào nước có màu), thí nghiệm ngâm gạo, đỗ vào nước để quan sát sự thay đổi của nó.

Bước 3: Tổ chức cho trẻ đàm thoại nhằm củng cố nội dung hoạt động và mở rộng sự hiểu biết: Giáo viên cần sử dụng xen kẽ các câu hỏi và trả lời ngắn gọn rõ ràng giúp trẻ dễ hiều và dễ nhớ: Vì sao từ bông hoa màu trắng lại trở thành bông màu xanh? Vì sao khi ngâm đỗ vào nước hạt đố lại nở to ra?.Sau đó giáo viên cần phải chốt lại nội dung mà trẻ đang thực nghiệm.

 

docx 15 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 92Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên nói tiếp: Đố các con vì sao nước lại bốc hơi? Muốn biết được điều này tất cả các con phải xem cô làm đây: 
Cho trẻ xem cái xoong mới và trắng tinh, nắp xoong thật khô ráo. Cho nước vào ½ xoong, không đậy nắp, đun trên bếp điện hoặc bếp ga, lưu ý trẻ nhìn kỹ để thấy hiện tượng xảy ra. “Bây giờ các con nhìn xem hơi nước lại biến thành nước như thế nào”. Tôi đậy nắp xoong lại và tiếp tục đun, khoảng ít phút sau, tôi mở nắp xoong và chỉ cho trẻ xem những giọt nước đọng dưới nắp. Sau đó tôi giải thích cho trẻ về hiện tượng này. Tôi đặt câu hỏi: Nước có màu gì? Nước có mùi gì? Nước có vị gì? Dạy trẻ mẫu câu: “ Nước không màu, không mùi, không vị”. Tại sao nước lại bốc hơi? Hơi nước bay đi đâu? Khi nào hơi nước biến thành nước?
- Giáo viên cần sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình
- Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể là những bài học và những trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
+ Bước 3: - Tạo môi trường và các nguyên vật liệu cho trẻ khám phá: Môi trường và các nguyện liệu cho trẻ khám phá cần phải đơn giản, gần gũi và phù hợp giúp trẻ yêu thích khám phá khoa học một cách tự nhiên, không gò bó ẹp buộc:
+ Kính phóng đại, kính lúp, nam châm, gương.
+ Các con vật nuôi như chim, thỏ
+ Bể cá
+ Cây, các hạt giống và bình tưới
+ Các bộ sưu tập của trẻ: Lá, hoa, côn trùng
+ Vỏ trai , sò
+ Bảng theo dõi thời tiết hàng ngày
+ Bàn chơi nước: chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, đong nước, các vật chìm nổi trong nước.
+ Đồng hồ cát
- Giáo viên sắp xếp phòng nhóm chơi và môi trường để kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớn thời gian tự học qua chơi: Góc chơi nước có các dụng cụ nước, phễu, dây, các vật nổi chìm trong nước, một vài chất tan/ không tan trong nước, bột màu khuyến khích trẻ khám phá đặc điểm tích chất của nước. Góc chơi khám phá có cát, sỏi, đồng hồ cát, các loại hộp đựng gia vị: đường, muối....
Giải pháp 2: Sử dụng các thí nghiệm.
- Tên gọi của giải pháp này đã tự giới thiệu về mình. Đây là giải pháp mà giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động trong thực tiễn ( Hoạt động góc, hoạt động chơi ngoài trời hay hoạt động chiều) để giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ về các sự vật hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
- Khi tiến hành giải pháp này cần phải thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu: Nhằm giúp trẻ nắm được các kiến thức và lĩnh hội được các sự vật hiện tượng trong quá trình thực hiện các thí nghiệm.
 Giúp trẻ nhận ra được thay đổi của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống giúp trẻ củng cố và khái quá hóa tri thức mà trẻ lĩnh hội được trong thí nghiệm.
 Rèn luyện và phát triển trí nhớ chú ý có chủ định, trí tưởng tượng khả năng tổng hợp tri thức.
Bước 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động trong thực tiễn nhằm thực hiện mục đích và yêu cầu: Khi tiến hành tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại đồ dùng học liệu phục vụ cho quá trình khám phá và luôn đưa ra các biện pháp thủ thuật giúp trẻ nắm kiến thức một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất: Khuyến khích suy nghĩ của trẻ, kích thích khả năng hoạt động bằng cách cho trẻ chủ động với thí nghiệm mình đang làm: Chăm sóc cây trong chậu, gieo hạt khám phá sự nảy mầm của cây. Làm thí nghiệm hoa có hút nước không (Sự thay đổi của hoa khi cắm vào nước có màu), thí nghiệm ngâm gạo, đỗ vào nước để quan sát sự thay đổi của nó....
Bước 3: Tổ chức cho trẻ đàm thoại nhằm củng cố nội dung hoạt động và mở rộng sự hiểu biết: Giáo viên cần sử dụng xen kẽ các câu hỏi và trả lời ngắn gọn rõ ràng giúp trẻ dễ hiều và dễ nhớ: Vì sao từ bông hoa màu trắng lại trở thành bông màu xanh? Vì sao khi ngâm đỗ vào nước hạt đố lại nở to ra?...Sau đó giáo viên cần phải chốt lại nội dung mà trẻ đang thực nghiệm.
* Làm thí nghiệm: Ánh sáng (Hiện tượng cầu vồng).
* Mục đích- yêu cầu: Trẻ nhận biết được ánh sáng đi xuyên được qua nước, lúc đó xuất hiện hiện tượng giống như cầu vồng .
Chuẩn bị: Một cây nước đặt cạnh cửa sổ( cửa kính)
( Hình ảnh cầu vồng)
* Tổ chức hoạt động: Tôi đặt một cây nước cạnh cửa sổ của lớp học. Khoảng 9h đến 9h30 phút khi ánh nắng mặt trời đã lên cao sẽ chiếu vào cửa sổ của lớp tôi và chiếu thẳng vào bình nước. Lúc này cầu vồng xuất hiện trên nền của lớp và cho trẻ quan sát.
* Tổ chức đàm thoại: - Các con thấy trên nền nhà có gì? Cầu vồng
- Các con đếm xem cầu vồng có bao nhiêu sắc? Cho trẻ đếm.
- Tại sao cầu vồng lại xuất hiện trên nền lớp chúng ta?
=> Giải thích hiện tượng: Cầu vồng xuất hiện ở trong lớp chúng ta là do ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào tấm kính cửa sổ, qua bình đựng nước, lớp nước trong bình bị tách ra thành các luồng sáng ( Hiện tượng nhiều màu sắc khác nhau) phản chiếu xuống nền nhà khiến ta nhìn thấy một hiện tượng giống như cầu vồng.
*Làm thí nghiệm với các quả trứng: Vì sao quả trứng đã luộc chín lại chuyển động lâu hơn quả trứng sống
* Mục đích- yêu cầu: Trẻ nhận biết được quả trứng đã luộc chín sẽ chuyển động lâu hơn quả trứng còn sống chưa luộc. 
Chuẩn bị: 2 quả trứng (một quả đã luộc chín được đánh dấu bằng bút mực). 
* Tổ chức hoạt động: Tôi đặt 2 quả trứng vào cùng một cái đĩa, sau đó dùng tay cùng lúc quay tròn hai quả trứng cho trẻ quan sát 2 quả trứng chuyển động.
 ( Thí nghiệm với trứng)
* Tổ chức đàm thoại: - Các con thấy quả trứng nào chuyển động lâu hơn? Quả trứng luộc
- Vì sao quả trứng đã luộc chín lại chuyển động lâu hơn quả trứng sống?
 => Giải thích hiện tượng: Khi ta cùng quay hai quả trứng thì quả trứng sống lúc này loãng nên chuyển động nghiêng về phía trước và phía sau vì vậy nó sẽ dừng lại trước, còn quả trứng đã luộc chín, lúc này tạo thành một khối đặc và nó chuyển đông theo phương thẳng đứng do đó nó sẽ chuyển động lâu hơn. 
Ngoài ra giáo viên còn tổ chức cho trẻ rất nhiều các thí nghiệm khác nhau như: Thí nghiệm với bóng bay, nến...
(Dùng máy sấy thổi cho bóng bay lên cao)
( Vì sao khi đậy tấm bìa lên cây nến lại bị tắt)
Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ đi tham quan trải nghiệm
 Là giải pháp trẻ được trực tiếp trải nghiệm trong cuộc sống để mở rộng sự hiểu biết cho trẻ. Thông qua giải pháp trải nghiệm thực tiễn giáo viên có thể giúp trẻ nhận biết nhiều đối tượng mới lạ và nhờ đó tri thức của trẻ được mở rộng hơn, phong phú hơn. Có đi trải nghiệm như vậy tiết học mới có hiệu quả cao. 
Trước khi vào chủ đề : “ Thực vật ” muốn phát huy tính tích cực của trẻ giáo viên tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn cây, nhằm phát triển óc quan sát của trẻ vì trong quá trình quan sát trẻ được tiếp xúc, tri giác, tìm hiểu và nhận xét về vườn cây có rất nhiều các loại cây khác nhau mà trẻ quan sát. Trẻ được tiếp cận và nhận ra nhiều nét đẹp của thiên nhiên, của mỗi loại cây khác nhau. Các âm thanh kì thú, tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, cảm nhận được hơi gió, ánh nắng chiếu vào vườn cây. Sự thay đổi của thiên nhiên, không khí, sánh sáng nhiệt độ....
Cách tiến hành: 
Trước khi tiến hành cho trẻ tham quan giáo viên cần phải chuẩn bị thật chu đáo. Khâu chuẩn bị gồm có:
- Giáo viên đi đến nơi tham quan trước, khi tiến hành buổi tham quan giáo viên phải xác định nội dung phương pháp, biện pháp và hình thức tiến hành thật cụ thể. Đồng thời liên hệ với người quản lí nơi tham quan, khi cho trẻ đến tham quan giáo
 viên còn tổ chức cho trẻ giao lưu với những người đại diện ở nơi ấy, nhưng tất cả việc làm này đều phải chuẩn bị trước khi tiến hành đến tham quan.
- Giáo viên nói cho trẻ biết về nơi sẽ đến tham quan: “ Hôm nay lớp chúng ta sẽ được đến thăm quan vườn cây nhà bác An”. Yêu cầu và hướng dẫn trẻ chuẩn bị trước những phương tiện cần thiết: “ Trước khi đi tham quan chúng ta cần phải chuẩn bị một số đồ dùng cá nhân để phục vụ cho buổi tham quan: Quần áo, mũ, nón, giầy, dép, khăn, mũ, nón, nước uống”
Khi bắt đầu buổi tham quan trải nghiệm tôi cần phải căn dặn trẻ về những điều nên làm và những điều không nên làm trên đường đi:“Khi đi trên đường chúng ta phải hết sức nghiêm túc, không được chạy nhảy đùa nghịch, không được phá hàng khi di chuyển”. Khi đi trên đường giáo viên nên tổ chức cho trẻ đi lại thật tốt tránh những điều bất lợi và nguy hiểm đối với trẻ.
- Khi đến nơi tham quan tôi cần tập trung trẻ lại ở một địa điểm thích hợp, tôi nói nội dung và yêu cầu cụ thể đối với trẻ trong quá trình tham quan: “Trong khi tham quan vườn cây chúng ta hãy quan sát đặc điểm của một số cây có trong vườn và quan sát sự tự tỉa cành của cây”. Giáo dục trẻ không được bẻ cành ngắt lá, hái quả có trong vườn cây.
- Khi hướng dẫn trẻ quan sát các nội dung của buổi tham quan giáo viên nên dùng lời nói nhẹ nhàng, dễ hiểu và diễn cảm, đôi khi giáo viên cũng cần giải thích cho trẻ về cái gì hay một điều gì đó, cách giải thích phải ngắn gọn rõ ràng: “Cành ở trên cây bị khô là do thiếu ánh sáng để quang hợp” “ Cây mía mọc lên từ thân cây đấy” “ Cây rau ngót được trồng từ cành” “ Cây bỏng được mọc ra từ lá” cho trẻ quan sát cách râm lá bỏng “cây hồng xiem đang được chiết cành” “cây bưởi đang được các bác ghép mắt” ... để trẻ tri giác sâu hơn. Một buổi tham quan trải nghiệm cần phải có trọng tậm và trọng điểm.
Kết thúc buổi tham quan trước khi ra về tôi tập trung trẻ lại và trò chuyện với trẻ về nội dung chính của buổi tham quan .
Tóm lại, khi cho trẻ đi tham quan trẻ sẽ mở rộng sự hiểu biết của mình một cách tốt nhất và đạt kết quả cao nhất. Sau khi đi tham quan trải nghiệm về tôi nhận thấy trẻ trong lớp của tôi đã có những kiến thức nhất định khi được tìm hiểu về thực vật, sự thay đổi và lớn lên của cây: sự phát triển của cây từ hạt, cây sống được trong nước, cây phát triển từ thân, cành, rễ, lá và có cây lại phát triển từ củ...
Qua buổi tham quan trải nghiệm trẻ nắm rất vững các kiến thức của chủ đề thực vật. Và khi bước vào chủ đề “Thực vật- tết nguyên đán” vừa qua tôi cảm thấy trẻ đi vào chủ đề một cách nhẹ nhàng thoái mái vì hầu hết trẻ đã nắm được tất cả các kiến thức về sự phát triển của cây qua buổi tham quan trải nghiệm. Đó cũng là điều mà tôi thấy dễ dàng cung cấp kiến thức sâu và rộng cho trẻ nhất giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin khi gia

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_kha.docx