Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán 5 - 6 tuổi

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán 5 - 6 tuổi

- Bằng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn khác nhau càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức hơn. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên để động viên giáo viên mua phần mềm giảng dạy trên máy vi tính, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ trong nhà trường.

Giải pháp 8: kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh trong trường để cùng hỗ trợ cho trẻ học tốt môn làm quen với toán.

- Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của môn làm quen với toán đặc biệt là dạy trẻ theo hướng đổi mới để Ban đại diện trao đổi với phụ huynh đưa con đi học đều. Vì vẫn còn một số phụ huynh xem nhẹ vấn đề này nên đôi lúc cho con nghỉ học tùy tiện nhất là học sinh Buôn Trấp, tôi đã trao đổi với phụ huynh nếu trẻ nghỉ học nhiều tiếp thu bài sẽ bị chậm và khi bàn giao lên lớp 1 cũng như vào học lớp một rất khó khăn cho cháu. Từ đó phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con em mình đi học thường xuyên và còn có trách nhiệm cùng giáo viên trong việc sưu tầm nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong việc làm đồ dùng đồ chơi, qua đó việc dạy và học có hiệu quả hơn. Ngoài các hình thức trên việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở trường, việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cũng góp phần rất lớn để hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán tại trường.

 

doc 7 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 570Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Nguyễn Thị Thịnh; Năm sinh: 1966
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mầm non
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Quản lý trường Mầm non
	- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Cúc.
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán 5-6 tuổi ”
	2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
STT
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số giáo viên
Tỉ lệ %
Số giáo viên
Tỉ lệ %
 1
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, sáng tạo hơn
4/6
66,6%
2/6
33,4%
 2
Chú ý Phát huy tính tích cực ở trẻ hơn .
3/6
50 %
3/6
50%
 3
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hấp dẫn hơn
4/6
66,6%
2/6
33,4%
 4
Sử dụng đồ dùng khoa học hơn
3/6
50 %
3/6
50%
 5
Thiết kế các trò chơi trên máy phù hợp hơn
4/6
66,6%
2/6
33,4%
- Về giáo viên năng lực không đồng đều, một số giáo viên còn lúng túng thường dạy với thói quen “Áp đặt”, ít chú ý đến yêu cầu hứng thú với đặc điểm phát triển cá nhân của từng trẻ. Giáo viên thường theo dõi trẻ làm theo có đúng không hơn là tạo cơ hội cho trẻ thể hiện chính mình. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo còn rập khuôn máy móc. Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động, chưa chú ý đến việc tận dụng khai thác môi trường xung quanh để giáo dục trẻ. có một số đồng chí giáo viên lớn tuổi việc tiếp cận công nghệ thông tin gặp một số khó khăn nhất định. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến hiệu quả trên tiết học chưa cao, chưa thể hiện được giờ học lấy trẻ làm trung tâm.
 3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình,
Một số trẻ mới ra lớp lần đầu còn nhút nhát chưa mạnh dạn nên cũng có phàn ảnh hưởng. 
Nhiệm vụ của người quản lý buộc bản thân tôi suy nghĩ định hướng bồi dưỡng giúp giáo viên có chuyên môn vững vàng hơn.
Qua khảo sát thống kê ban đầu cho thấy việc cho trẻ LQVT một số giáo viên chưa thực sự năng động, sáng tạo , chưa kích thích trẻ hoạt động nhiều , một số giáo viên còn rập khuôn máy móc 
- Đồ dùng, đồ chơi pục vụ cho môn học còn đơn điệu, mà sắc chưa hấp dẫn nên không cuốn hút trẻ trong các hoạt động .
- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều , một số trẻ người đồng bào phát âm chưa thật rõ ràng , trẻ còn nhút nhát. Một số phụ huynh nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một chưa cao, một số trẻ ngại giao tiếp, phát âm chưa chuẩn. Vì vậy tôi tháy cần phair nghiên cứu tìm ra được các giải pháp biện pháp để khắc phục những tồn tại trong quá trình giảng dạy của giáo viên đạt được kết quả tốt hơn, từ đó làm cho trẻ hứng thú chú ý vào hoạt động giáo dục trẻ tại trường. Vậy tôi đưa ra : “Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán 5-6 tuổi ”
 tại trường Mầm non Hoa Cúc”. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, giúp giáo viên sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ.
	4. Các Giải pháp quản lý.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
- Đưa ra kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo từng tháng, học kỳ, từng thời điểm một cách phù hợp tạo điều kiện cho tổ khối ,giáo viên tham gia.
Giải pháp 2 : Chỉ đạo chuyên môn xây dựng đội ngũ nòng cốt vững vàng về chuyên môn thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên:
- Lựa chọn những giáo viên có ý thức ham học hỏi tiếp cận những vấn đề mới, có kinh nghiệm, có khả năng truyền đạt và xử lý tình huống sư phạm một cách linh hoạt, sáng tạo ... Để thực hiện tốt công tác này việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức tôi còn tổ chức cho giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi đi dự giờ học tập kinh nghiệm ở các trường bạn trong huyện, cũng như trong tỉnh
Giải pháp 3: Kiểm tra việc giáo viên chuẩn bị môi trường trong lớp cho trẻ hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra các lớp xem việc chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp có được phong phú không sau đó góp ý và có biện pháp bổ sung kịp thời. 
Giải pháp 4: Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn:
- Các buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự là rất thiết thực và bổ ích, các tiết dạy làm quen với toán được đưa ra trao đổi, bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất trước khi thực hiện những vấn đề còn băn khoăn thắc mắc, trăn trở.
Giải pháp 5: Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức dạy bằng các tiết dạy minh họa. 
- Phân chia cho mỗi lớp một đề tài dạy ví dụ: Lớp lá 1 dạy số 8 tiết 2 dạy bằng màn hình đèn chiếu, Lá 2 dạy về hình khối, Lá 3 dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau .Các lớp thay nhau đi dự giờ sau đó trình bày trao đổi chia sẻ cho các lớp khác cùng nghe, cùng trao đổi. Qua việc chia sẻ, trao đổi các lớp sẽ học tập được lẫn nhau và cùng rút kinh nghiệm cho nhau. 
Giải pháp 6: Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm.
- Có kế hoạch tổ chức cho Phó hiệu trưởng, tổ khối trưởng, giáo viên cốt cán của trường đi tham quan, giao lưu học tập ở các trường bạn trong huyện, trong tỉnh...
Giải pháp 7: Việc bồi dưỡng công nghệ thông tin vào tiết dạy làm quen với toán (Dạy máy chiếu) cho trẻ:
- Để giáo viên có thể thực hiện được tốt vào việc sử dụng đèn chiếu bằng các phần mềm nhà trường hỗ trợ cho giáo viên một phần kinh phí cài phần mềm trực tiếp vào máy cá nhân. Việc cho trẻ quan sát làm theo cô  Đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ, làm trẻ nhàm chán nên hiệu quả của giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó dạy công nghệ thông tin lại đang phát triển và thiết thực. Chính vì vậy mà sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ sẽ tập trung chú ý, hiệu quả của tiết học sẽ rất cao. những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sẽ tạo cho trẻ thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ hoạt động làm quen với toán sẽ cho kết quả cao.
 * Ví dụ: Đề tài: Làm quen với toán chia nhóm có số lượng 8 thành 2 phần chủ đề thế giới động vật (Chọn giáo viên dạy đồng chí Nguyễn Thị An)
Trong các tiết học làm quen với toán giáo viên cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc dạy học, ví dụ: Trong tiết chia nhóm đồ vật có số lượng 8 thành 2 phần, chủ đề “Thế giới động vật” giáo viên có thể kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Chú chim sâu” và trình chiếu ra nhóm chim thì lần lượt các con chim được xuất hiện trên màn hình với các hình ảnh động, tiếng chim hót...các hiệu ứng âm thanh, tiếng động, các hình ảnh sinh động làm trẻ hứng thú từ đó gây được sự chú ý với trẻ.
 - Bằng nhiều hình thức tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn khác nhau càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức hơn. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn hỗ trợ một phần kinh phí cho giáo viên để động viên giáo viên mua phần mềm giảng dạy trên máy vi tính, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ trong nhà trường.
Giải pháp 8: kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh trong trường để cùng hỗ trợ cho trẻ học tốt môn làm quen với toán.
- Trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của môn làm quen với toán đặc biệt là dạy trẻ theo hướng đổi mới để Ban đại diện trao đổi với phụ huynh đưa con đi học đều. Vì vẫn còn một số phụ huynh xem nhẹ vấn đề này nên đôi lúc cho con nghỉ học tùy tiện nhất là học sinh Buôn Trấp, tôi đã trao đổi với phụ huynh nếu trẻ nghỉ học nhiều tiếp thu bài sẽ bị chậm và khi bàn giao lên lớp 1 cũng như vào học lớp một rất khó khăn cho cháu. Từ đó phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con em mình đi học thường xuyên và còn có trách nhiệm cùng giáo viên trong việc sưu tầm nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương tạo điều kiện cho cô và cháu trong việc làm đồ dùng đồ chơi, qua đó việc dạy và học có hiệu quả hơn. Ngoài các hình thức trên việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở trường, việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cũng góp phần rất lớn để hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tốt môn làm quen với toán tại trường.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
Qua một thời gian hướng dẫn giáo viên sử dụng các giải pháp trên cùng với sự chỉ đạo của nhà trường tôi đã thu hoạch được kết quả như sau:
a. Đối với giáo viên
- Giáo viên chủ động, sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình lên lớp. Không còn lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi.
- Đặc biệt giáo viên đã tổ chức thực hiện tốt công tác ứng dụng CNTT trong sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy. Giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động hơn.
- Toàn trường đã áp dụng thành công chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm và đạt hiệu quả cao.
Kết quả khảo sát
STT
Tiêu chí
Trước khi áp dụng đề tài
Sau khi áp dụng đề tài
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số giáo viên
Tỉ lệ %
Số giáo viên
Tỉ lệ %
Số giáo viên
Tỉ lệ %
Số giáo viên
Tỉ lệ %
11
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, sáng tạo hơn
4/6
66,6%
2/6
33,4%
5/6
83,3 %
1/6
16,7%
22
Chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ hơn
3/6
50%
3/6
50%
6/6
100 %
0/6
0%
33
Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hấp dẫn hơn
4/6
66,6%
2/6
33,4%
5/6
83,3 %
1/6
16,7%
44
Sử dụng đồ dùng khoa học hơn 
3/6
50%
3/6
50%
6/6
100 %
0/6
0%
55
Thiết kế các trò chơi trên máy phù hợp hơn 
4/6
66,6%
2/6
33,4%
5/6
83,3 %
1/6
16,7%
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Thường xuyên tham gia ,tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm để tất cả cán bộ quản lý và một số giáo viên giỏi đúc rút kinh nghiệm về chương trình mầm non mới từ đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương. Tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm, môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề mới để truyền tải những kinh nghiệm hay vào thực tế, đặc biệt là trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị mình. 
7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị Phòng giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để các trường giao lưu học hỏi lẫn nhau và đúc rút kinh nghiệm về chương trình Mầm non mới từ đó đề ra phương pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tế của từng trường.
Tổ chức cho CBQL, giáo viên dạy giỏi đi tham quan trường bạn để được giao lưu học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại đơn vị.
- Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi rút ra được từ tình hình thực tế của Trường Mầm non Hoa Cúc, tôi không chỉ dừng lại ở kết quả mà cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
P. HIỆU TRƯỞNG 
 Đã ký
 Văn Thị Thủy
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Thịnh
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN THI THINH.doc
  • docBIEN BAN.doc