III: “ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG QUA PHẦN SINH HỌC MÔI TRƯỜNG”
1. Cơ sở lý luận.
Khác với học sinh khối 7 về tâm, sinh lý và nhận thức cùng với đặc trưng của phần sinh vật và môi trường.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp như đối với mục I,II tôi sử dụng thêm phương pháp thống kê (nhóm) thông qua quy nạp chủ động từng cá nhân học sinh đối với từng vấn đề, từng bài.
ần nội dung. Cụ thể: Bảng thống kê kết quả khảo sát nửa đầu kì I môn sinh học Lớp Số hs Giỏi % Khá % TB % Y % 7a 28hs 2 =7,1 10 = 35,9 8 = 28,5 8 = 28,5 7b 28hs 1 = 3,6 8 = 28,5 11 = 39,4 8 = 28,5 9a 23hs 2 = 8,7 5 = 21,7 10 = 43,6 6 =26 9b 26hs 1 = 3,8 7 = 25 10 = 38,5 8 = 28,7 PHẦN II : NỘI DUNG: Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nêu rõ : * Nội dung : - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Thực hiện Chương trình “ Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trường, liên đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, mà đặc biệt là bộ môn Sinh học. Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ngược lại; tổ chức trại hè thiếu nhi các cấp. Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi trong việc tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Thuận lợi : CẩmTân là một xã tương đối nghèo, phần lớn diện tích là đất nông nghiệp. Số lượng các loài sinh vật sinh sống đa dạng, có nhiều dạng môi trường tồn tại Sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung, trên địa phương nói riêng trong những năm qua đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, thu hút được sự tham gia tích cực của hầu hết cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các chủ trương, đường lối về bảo vệ, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường của Đảng và nhà nước được cụ thể hóa. 2. Khó khăn: Đối với cộng đồng vai trò tuyên truyền của các tổ chức còn chưa cao, tính đa dạng của sinh vật ở địa phương đang suy giảm do các dụng cụ đánh bắt phương tiện hiện đại. - Thông qua việc giảng dạy một thời gian tôi nhận thấy tâm lý chung của học sinh là “cưỡi ngựa xem hoa” khi kiểm tra bài cũ, hoặc khi giáo viên nêu vấn đề trong các tiết giảng thì học sinh hiểu theo một cách lý thuyết, máy móc, thiếu tính thực tiễn, sáng tạo. 3. Biện pháp - Để làm thay đổi cách tiếp cận và lĩnh hội kiến thức của học sinh tôi đã nghiên cứu các tài liệu về phương pháp giảng dạy tích cực,tài liệu về trường học thân thiện hoc sinh tích cực. Nhằm tạo cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập nói trung cũng như bộ môn sinh học nói riêng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp cụ thể như sau. Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG QUA MÔN SINH HỌC I. Thân thiện với môi trường qua đa dạng sinh học 1. Về cơ sở lí luận Chương trình sinh học 7 cơ bản là động vật học ở đây tôi nhấn mạnh về tính đa dạng và tính đa dạng của động vật địa phương để học sinh thấy được tầm quan trọng của bản thân đối với môi trường và tầm quan trọng của môi trường đối với bản thân học sinh. 2. Về thực tiễn. Cụ thể là làm việc theo nhóm hoặc sử dụng các phiếu học tập cho nhóm hoặc cá nhân song kết quả thu được vẫn có những khiếm khuyết về tính thực tiễn, học sinh vẫn ở mức độ chưa đạt được tính hứng thú và sáng tạo cần đạt. - Tiếp tục với nhiều phương pháp thử khác, tôi nhận thấy: Khi giảng đến các phần về tính đa dạng của động vật học sinh bắt đầu bàn luận đến mức khó kiểm soát. Ví dụ: Khi nói đến tính đa dạng của lớp cá,lưỡng cư, lớp bò sát Nắm được xu hướng tôi đi sâu hơn vấn đề rồi đưa về thực tiễn địa phương cụ thể tôi nêu những vấn đề về tính đa dạng loài và sự phân bố của cá riếc, cá rô đồng thì học sinh bắt đầu trở nên bối rối thảo luận. - Từ những suy nghĩ thiếu thực tiễn thường nhật của học sinh đối với những hiện tượng xung quanh nơi ở, học tập của học sinh tôi đặt ra vấn đề “Nhìn nhưng không thấy”. - Kết quả được kiểm chứng ngay ở tiết học sau thông qua các phiếu “Tự quan sát, ghi chép cá nhân. - Về tính đa dạng trong sinh học: Sự lồng ghép tích hợp ngay từ những nghiên cứu về thân mềm ở địa phương tôi tiến hành đặt ra yêu cầu mỗi học sinh tìm hiểu, ghi chép lại tên, đặc điểm của các loài thân mềm ở địa phương theo bảng: Bảng thống kê các loài thân mềm có ở địa phương TT Đặc điểm Tên thân mềm Môi trường sống Tập tính Vai trò thực tiễn * Yêu cầu học sinh thực hiện việc sưu tầm và ghi chép lại ở nhà kết quả được tính cho những học sinh sưu tầm được số lượng loài cao nhất và nêu đủ các đặc tính cần thiết như yêu cầu của bảng. * Kết quả: Lớp 7A có 8 học sinh sưu tầm đạt số lượng và các yêu cầu khác ( từ điểm 8 đến 10), Lớp 7B có 7 học sinh đạt Tiếp đến lớp sâu bọ cũng bằng phương pháp sưu tầm tương tự như trên. Kết quả: Lớp 7A có 9 học sinh đạt yêu cầu ( từ điểm 8 trở lên), lớp 7 B có 11 học sinh đạt yêu cầu. -Tiếp tục đến các lớp, ngành tiếp theo thì kết quả đạt được giữa 2 lớp ngày một cao và có sự ganh đua quyết liệt giữa học sinh 2 lớp 7A và 7B. Kết quả được thống kê cụ thể ở bảng dưới đây. Bảng thống kê kết quả quan sát tính đa dạng động vật ở địa phương và số hs đạt kết quả Tên ngàng, lớp Động vật Lớp 7A Số lượng học sinh đạt Lớp 7B số lượng học sinh đạt Số học sinh Số lượng loài Số học sinh Số lượng loài 1. N thân mềm 8 HS 15 - 20 7 HS 13 – 22 2. Lớp giáp sát 7 HS 6 - 12 8 HS 6 – 14 3. Lớp sâu bọ 10 HS 50 - 75 9 HS 50 - 82 4. Lớp cá 8 HS 95 - 174 14 HS 95 – 210 * Tóm lại: Nhờ tích cực tìm tòi, sự phấn khích về kết quả (điểm) sự ganh đua giữa học sinh này với học sinh khác giữa lớp này với lớp khác mà học sinh đã tự đưa mình vào guồng miệt mài, hứng thú. 3.Giải pháp hệ: - Như vậy tôi nhận thấy từ sự phiếm diện không đáng có học sinh đã tiếp cận tri thức một cách tự giác, hăng hái dường như không biết. Cứ như vậy mỗi tiết học tôi đều đặt ra một vấn đề khá thực tế ở địa phương nhưng lại nan giải đối với học sinh và kết quả lại được kiểm chứng ngay ở tiết học sau với nhiều khía cạnh sắc sảo, sáng tạo mà học sinh quan sát được và hăng hái trình bày. - Như vậy tôi đã chọn được giải pháp qua việc sử dụng phương pháp thử. Kết quả là: - Từ việc lĩnh hội kiến thức chủ động thực tiễn, lý thuyết sang việc lĩnh hội kiến thức chủ động thực tiễn địa phương đến thực tiễn khoa học bộ môn đến lý thuyết, đã đưa học sinh đến một cách nhìn mới về môn học. * Tóm lại: Đa số học sinh rất hứng thú trong lĩnh hội kiến thức, Tuy nhiên nhược điểm của giải pháp là học sinh sẽ mất nhiều thời gian khi đã đam mê, tính đa dạng động vật ở địa phương thấp. II. THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG QUA TẬP TÍNH VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT Cơ sở lí luận Xét ở mức độ vĩ mô tập tính động vật rất đa rạng ở trình độ học sinh THCS chưa đủ để lĩnh hội đầy đủ, mặt khác các kiến thức trên sách còn mang tính phổ biến trung, các em ở địa phương chưa có đủ điều kiện tim hiểu cặn kẻ, vì vậy tiếp tục các biện pháp ở mục I, tôi áp dụng thực hiện đối với mục II về việc lồng ghép tích hợp các vấn đề về tập tính và vai trò thực tiễn của động vật Về thực tiễn Tập tính của động vật rất đa dạng, phong phú nên ở đây tôi nghiên cứu và tìm hiểu kĩ những tập tính của một số động vật quan sát ở địa phương có liên quan đến các tiết học, bài dạy từ đó có cách thức áp dụng với từng bài từng vấn đề cụ thể. Cũng như vậy đối với vai trò thực tiễn của động vật thì đa số học sinh nắm được, thấy được tính thực tiễn của những động vật thuần dưỡng ở địa phương song chưa thấy được nhiều ở động vật hoang dã ở địa phương mà trách nhiệm của các em là phải cơ bản nắm được. Cụ thể : tôi đưa ra giải pháp thống kê các tập tính của các lớp: cá, ếch, bò sát, chimvề các tập tính sinh sản, kiếm mồi hay tập tính di trú , chu kì sinh học Về vai trò thực tiễn tôi đặt ra vấn đề các em cần giải quyết. ví dụ vai trò thực tiễn của cá rô đồng, chẫu chàng, nhái Cách thực hiện như sau: Bảng thống kê tập tính và vai trò thực tiễn của một số động vật hoang dã ở địa phương TT Tên lớp Tên loài Tập tính Vai trò thực tiễn kết qủa ở mỗi tiết học khi đến phần tập tính tôi yêu cầu đại diện mỗi nhóm( ở các thôn) thông báo kết quả thống kê cụ thể từ đó so sánh ở các nhóm và chỉnh sửa, kết hợp ý kiến các tổ,nhóm khác ( có sự trùng khớp nhưng còn có sự sai lệch) cuối cùng giáo viên nhận xét hoàn chỉnh,học sinh thấy được đúng sai và hoàn thiện được kiến thức. Qua các lớp cá , lưỡng cư, bò sát, chim, thú Kết quả thống kê tập tính ĐV ở địa phương và số học sinh đạt yêu cầu Lớp Lớp Đv Tên động vật Tập tính Số học sinh đạt 7a 6 lớp 35-56 tên loài 30 tập tính 12hs 7b 7 lớp 35-51 tên loài 37 tập tính 15hs * Tóm lại : phương pháp lồng ghép tích hợp như đã trình bày đã thu được kết quả như mong đợi. 3. Giải pháp hệ -Từ sự bàng quang thiếu hiểu biết với những tập tính hiện tượng vai trò của động vật xung quanh mình, các em đã tìm thấy hơi thở của sự sống và nhịp đập sinh học của môn học bằng cách tự quan sát cá nhân, nhóm tổ, thống kê theo yêu cầu. -Các em đã tự giác trong học tập, tự mang lại hứng thú cho ban thân thông qua việc chạy đua tìm tòi. -Đối với giáo viên: thông qua giải pháp này và sự lồng ghép tích hợp hợp lí các vấn đề trong mỗi tiết học sẽ đạt được kết quả khả quan nhất cần đạt Từ kết quả thử nghiệm ở khối 7 tôi tiếp tục áp dụng thử nghiệm đối với khối 9 cụ thể: III: “ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG QUA PHẦN SINH HỌC MÔI TRƯỜNG” 1. Cơ sở lý luận. Khác với học sinh khối 7 về tâm, sinh lý và nhận thức cùng với đặc trưng của phần sinh vật và môi trường. Ngoài việc áp dụng các phương pháp như đối với mục I,II tôi sử dụng thêm phương pháp thống kê (nhóm) thông qua quy nạp chủ động từng cá nhân học sinh đối với từng vấn đề, từng bài. 2. Về thực trạng. Với những tiết thực hành: Học sinh được phân theo nhóm với mỗi nhiệm vụ khác nhau, mỗi cá nhân trong nhóm có nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn ở bài thực hành hệ sinh thái: * Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thực hiện 1 yêu cầu từ bảng 51-1-4 SGK và các yêu cầu mục thảo luận SGK tương ứng. Địa điểm : Hệ sinh thái cánh đồng lúa phía trước trường học ( gồm 3 nhóm ) Nhóm 1: Hệ sinh thái phía dưới cổng trường Nhóm 2: Hệ sinh thái phía trên cổng trường Nhóm 3: Hệ sinh thái khuôn viên trường học Nhóm 4: Hệ sinh thái sau trường học ( 1 nhóm ) Kết thúc việc điều tra các nhóm lần lượt cử đại diện chủ động trình bày kết quả của nhóm mình trước cả lớp.Các nhóm còn lại theo dõi nêu ý kiến tranh luận để đại diện nhóm trình bày giải đáp. Vấn đề nào chưa hợp lý cần chỉnh sửa ngay rồi giáo viên có ý kiến cuối cùng. Lần lượt như vậy đến hết -> tất cả các tổ, học sinh đều lĩnh hội được toàn bộ kiến thức một cách chủ động. Từ đó mỗi nhóm đều có đủ thông tin để thực hiện báo cáo thu hoạch. Đối với lý thuyết: Ở bài “ô nhiễm môi trường” Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài theo nhóm (học sinh cùng lớp ở cùng làng) điều tra vấn đề ô nhiễm ở từng địa điểm cụ thể trong xã để trình bày khái quát từng tiết học chủ động theo từng nhóm. * Như vậy: không những ở những tiết thực hành mà cả những tiết lý thuyết khi đưa vấn đề thực tiễn, cụ thể ở mức độ có phần chuyên sâu thì học sinh lại trỗi dậy niềm đam mê khám phá. - Kết quả : Các vấn đề, nội dung từng bài được giải quyết triệt để. Học sinh lĩnh hội kiến thức mà không nặng nề, nhàm chán. * Tiểu kết: Như vậy qua việc sử dụng giải pháp thân thiện với môi trường đối với các đối tượng học sinh khối 7 và khối 9 tôi nhận thấy sự thành công của giải pháp là; Khơi dậy được ý thức tự giác, chủ động của học sinh. Khơi dậy lòng tự trọng của mỗi cá nhân trong việc nhận thức yếu kém về thực tiễn, từ đó chủ động lĩnh hội kiến thức. Các thống kê cụ thể ; Bảng kết quả học lực học kì I và khảo sát chất lượng giữa kì II năm học 2011- 212 Kết quả kì I học lực môn sinh học Kết quả giữa kì II học lực môn sinh học Khối lớp Số hs Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 7a 28 11 39,3 11 39,3 5 17,9 1 3,5 11 39,3 13 46,4 3 14,3 0 7b 27 8 28,6 15 53,5 5 17,9 0 9 33,3 15 55,5 4 11,2 0 9a 22 0 12 54,5 10 45,5 0 5 22,8 11 50,0 6 27,2 0 9b 25 0 13 52,0 8 32,0 4 16,0 6 24,0 10 40,0 7 28 2 8 Từ kết quả trên cho thây sự tiến bộ trong học tâp qua việc nâng cao tinh tự giác của các em xong do chất lượng đại trà chưa thực sự đồng đều nên vẫn còn một số hạn chế khó tránh khỏi. Phần III.Kết luận Như vậy thông qua các phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp nghệ thuật sư phạm khơi dậy tinh thần trách nhiệm với lòng tự trọng cá nhân và bằng những vấn đề cụ thể, thực tiễn tôi đã đưa học sinh từ chỗ thân thiện với môi trường đến hứng thú với bộ môn và ngược lại hứng thú với bộ môn là nhờ sự nắm rõ được thực trạng của môi trường thiên nhiên xung quanh các em. Các em thoát li tính phụ thuộc vào lí thuyết giáo khoa, điều này mang ý nghĩa quan trọng trong phương pháp nghiên cứu chuyên sâu ở các chương trình cao hơn. Cùng với sự thân thiện đó các em cũng nâng cao được tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường địa phương nói riêng. PHẦN IV: Ý kiến đề xuất : Khi thực hiện đề tài tôi cũng gặp nhiều thuận lợi cũng như khong ít khó khăn trong đó có sự bổ xung giúp đỡ của nhiều đồng nghiêp . tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu xót khó tránh khỏi. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần có sự áp dụng hợp lí với từng địa phương, cần sự chỉ đạo chuyên sâu, sự lãnh đạo của nhà trường, lãnh đạo địa phương. Có như vậy kết quả đạt được sẽ cao hơn. Cuối cùng tôi chân thành ghi nhận các ý kiến bổ sung đóng góp cho “Đề Tài” của tôi được hoàn thiện. Cẩm tân ngày 10 tháng 4 năm 2012 Người thực hiện Hoàng Văn Tâm MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: Dặt vấn đề 1 Những vấn đề chung 1 Về mặt lý luận 1 Về mặt thực tiễn 2 Về mục đích 2 Về đối tượng 2 Về giới hạn 2 Tính cấp thiết 2 PHẦN II: Nội dung 4 Chương I: Cơ sở lý luận 4 Chương II: Cơ sở thực tiễn 4 Thuận lợi 4 Khó khăn 4 Biện pháp 5 Chương III: Một số giải pháp giúp học sinh thân thiện với môi trường qua môn sinh học 5 Thân thiện với môi trường qua đa dạng sinh học 5 Về cơ sở lý luận 5 Về thực tiễn 5 Giải pháp hệ 7 Thân thiện với môi trường qua tập tính và vai trò thực tiễn của động vật 7 Cơ sở lý luận 7 Về thực tiễn 7 Giải pháp hệ 8 Thân thiện với môi trường qua phần sinh học môi trường 9 Cơ sở lý luận 9 Về thực trạng 9 PHẦN III: Kết luận 10 PHẦN IV: Ý kiến đề xuất 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK SINH HỌC 7,9 – NXBGD 2. SGV SINH HỌC 7,9- NXBGD 3. TÀI LIỆU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC – NXBGD 2009 4. TÀI LIỆU XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC – NXBGD 5. TÀI LIỆU THỐNG KÊ ĐỊA CHÍNH XÃ CẨM TÂN 6. TÀI LIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN , ĐỊA PHƯƠNG DUYỆT SKKN CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG THCS CẨM TÂN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. DUYỆT SKKN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẨM THUỶ .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: