Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ

I. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Ở bậc Tiểu học nói chung và khối lớp hai nói riêng, vấn đề giảng dạy và truyền

thụ kiến thức cho các em đó là cơ sở, là nền tảng ban đầu để học sinh tiếp tục học lên

các lớp khác. Song trong quá trình giảng dạy theo chương trình cải cách giáo dục của

nền giáo dục nước nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bât cập, một số vấn đề còn chưa

giải quyết được. Đặc biệt ở học sinh lớp hai, các kĩ năng nghe nói đọc viết của các em

còn rất hạn chế. Mà ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Vì vậy, để

giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc một cách mạch lạc, trôi chảy, tôi mạnh dạn nghiên

cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để viết lên đề tài “Một số giải

pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ”, nhằm góp phần nhỏ vào quá trình cải cách giáo

dục, nâng cao chất lượng học sinh khối lớp hai.

2.Mục tiêu

- Giáo viên tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 2 có khả năng đọc đúng trong

giờ Tập đọc, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ở

mỗi học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2.

- Hệ thống được một số lỗi phát âm, lỗi đọc sai của học sinh lớp 2/4

thường mắc.

pdf 6 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài 
Ở bậc Tiểu học nói chung và khối lớp hai nói riêng, vấn đề giảng dạy và truyền 
thụ kiến thức cho các em đó là cơ sở, là nền tảng ban đầu để học sinh tiếp tục học lên 
các lớp khác. Song trong quá trình giảng dạy theo chương trình cải cách giáo dục của 
nền giáo dục nước nhà vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bât cập, một số vấn đề còn chưa 
giải quyết được. Đặc biệt ở học sinh lớp hai, các kĩ năng nghe nói đọc viết của các em 
còn rất hạn chế. Mà ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vô cùng quan trọng. Vì vậy, để 
giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc một cách mạch lạc, trôi chảy, tôi mạnh dạn nghiên 
cứu, tìm tòi, rút kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy để viết lên đề tài “Một số giải 
pháp giúp học sinh đọc chậm tiến bộ”, nhằm góp phần nhỏ vào quá trình cải cách giáo 
dục, nâng cao chất lượng học sinh khối lớp hai. 
2.Mục tiêu 
- Giáo viên tìm ra biện pháp giúp học sinh lớp 2 có khả năng đọc đúng trong 
giờ Tập đọc, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm ở 
mỗi học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2. 
- Hệ thống được một số lỗi phát âm, lỗi đọc sai của học sinh lớp 2/4 
thường mắc. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 
-Giúp các em có khả năng đọc đúng, làm chủ được tốc độ đọc; học sinh say 
mê, hứng thú khi học Tập đọc. 
- Biết lỗi mình thường mắc, biết tự sửa lỗi, tự rèn kỹ năng đọc đúng cho 
bản thân trong giờ Tập đọc và trong các giờ học khác. 
 - Ý thức tự giác sửa lỗi phát âm, lỗi đọc ở tất cả các môn học và trong 
giao tiếp hàng ngày. 
4.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 
4.1.Phạm vi nghiên cứu: 
 Trong phạm vi đề tài này chủ yếu là nghiên cứu một số giải pháp rèn cho 
học sinh lớp 2 đọc chậm tiến bộ. 
4.2.Đối tượng nghiên cứu: 
Học sinh lớp 2.4 Trường Tiểu học Hiếu Thành. 
5.Phương pháp nghiên cứu 
+Phương pháp trực quan. 
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 
+ Phương pháp động não. 
+ Phương pháp đàm thoại. 
+ Phương pháp thuyết trình. 
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê. 
II. Nội dung 
1.Cơ sở lý luận 
Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng 
bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em được 
củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của 
Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn 
cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc 
đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ Nó là 
chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những 
tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản 
là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặt 
khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn 
bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc 
đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả 
cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm . 
Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài tôi sẽ giúp các 
em phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong học tập, các em sẽ 
đọc thông, viết thạo và có khả năng diễn đạt tốt trong quá trình giao tiếp với mọi 
người xung quanh. 
2. Thực trạng 
2.1.Thuận lợi 
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và dụng cụ học tập 
- Cơ sở vật chất đầy đủ. 
- Được sự quan tâm giúp đỡ của anh chị em đồng nghiệp và ban giám hiệu 
trường. 
- Học sinh cố gắng siêng năng trong học tập. 
2.2.Khó khăn 
 - Trường Hiếu Thành điểm Kinh B là một trường vùng sâu của huyện Vũng 
Liêm, đa số các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại ảnh hưởng đến việc học 
tập của các em. 
 - Đa số gia đình phụ huynh học sinh còn nghèo, bận lo việc đồng áng ít có thời 
gian quan tâm chăm lo cho việc học của các em, chủ yếu là giao phó cho giáo viên. 
 - Ngay từ khi nhận lớp tôi đã lên kế hoạch khảo sát và nhận thấy học sinh học 
tiếng việt còn yếu đặc biệt là về khả năng đọc của các em. 
 * Dựa vào những cơ sở trên bản thân tôi suy nghĩ phải đề ra “Một số giải pháp 
giúp học sinh đọc chậm tiến bộ” 
 3. Giải pháp thực hiện 
Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục những 
nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những giải pháp cụ thể 
sau: 
Giải pháp 1: Giáo viên phải đọc tốt. 
- Trước hết muốn rèn cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc 
đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện 
bản thân mình đọc đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc 
chưa chuẩn. Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được 
cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết 
kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của bài. Giáo viên phải 
chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Nhất là 
những tiết luyện đọc ở buổi hai. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh 
phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng. 
- Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương 
pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình. 
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học 
sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn. 
- Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc: Đó là rèn đọc, rèn đọc càng nhiều 
càng tốt. 
Giải pháp 2: Rèn phát âm đúng cho học sinh. 
Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh 
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc giáo viên gọi học sinh khá đọc 
bài, và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các 
phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét 
phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và giáo viên kết luận và sửa (nếu 
cần thiết) lại cuối cùng. Chẳng hạn: Các em hay đọc sai tiếng có thanh ngã, thanh sắc, 
tiếng có các nguyên âm đôi như oa; yê; iê; ươ,... 
- Ví dụ: Trong lớp có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai thanh ngã thành thanh 
sắc. Giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai 
nghe, đọc lại, đọc nhiều lần sửa đến khi đọc đúng. Khi đã sửa cho các em đọc đúng lỗi 
đó rồi, trong các tiết học sau giáo viên chú ý đến em đó khi đọc xem em còn mắc lỗi 
lại nữa không để kịp thời uốn nắn, sửa chữa (nếu em mắc lại). Vì số lượng học sinh 
mắc lỗi này nhiều nên giáo viên dần sửa sai triệt để. Và các âm khác khi học sinh phát 
âm sai giáo viên tiến hành tìm các từ ngữ có âm đó luyện phát âm cho học sinh ngay 
trong giờ và luyện thêm ở những tiết dạy luyện tập ở buổi hai. 
Giải pháp 3: Rèn đọc đúng cho học sinh. 
- Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 3 
kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao. 
Giáo viên dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng 
dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp câu thơ hay đoạn 
văn. Mỗi đoạn gọi 1 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn và đọc lại, chú ý; đọc 
ngắt, nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài trong bài văn xuôi. 
+ Ví dụ: Câu trong bài : “Cóc kiện trời’’ 
“Cóc thấy nguy quá,/ bèn lên thiên đình kiện trời.// 
- Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy, bảng phụ gọi 
1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau 
với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt 
hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ xung và giáo viên thống nhất cách đọc. 
Giải pháp 4: RÌn ®äc diÔn c¶m, ®äc hay cho học sinh. 
§èi víi häc sinh líp 3. Yªu cÇu häc sinh ®äc ®óng, 
diÔn c¶m lµ yªu cÇu träng t©m, nªn ph¶i dµnh thêi gian 
thÝch hîp. 
* §èi víi v¨n b¶n nghÖ thuËt, c¸c bµi v¨n xu«i 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để 
học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc 
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được 
giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội 
dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên 
có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc). 
+ Ví dụ: Bài : “Mặt trời xanh của tôi” Gọi 1,2 em học sinh khá giỏi đọc diễn 
cảm; nếu HS chưa đọc được thì GV đoc, kết hợp HD với Giọng nhẹ nhàng, trìu mến, 
nghỉ hơi dài khi kết thúc. Sau đó gọi một em đọc lại: Đọc bốn câu thơ sau: 
Đã có ai lắng nghe/ 
Tiếng mưa trong rừng cọ/ 
Như tiếng thác dội về/ 
Như ào ào trận gió.// 
Trong khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu thơ sau dấu 
chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng 
giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng cảnh vật và của tác 
giả. 
Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như 
nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có 
thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh mình đọc theo 
giáo viên. Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh . 
4. Kết quả 
Năm 
học 
Thời gian 
Tổng số 
HS 
HTT 
HT 
CHT 
TS TL% TS TL% TS TL% 
2018- Đầu năm 32 8 25 20 62.5 4 12.5 
2019 Cuối HKI 32 16 50 16 50 0 
Cuối năm 
5. Khả năng nhân rộng 
 Với kinh nghiệm “Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh lớp 3” của 
tôi có những ưu điểm và hạn chế. Tuy nhiên khi được áp dụng ở lớp thì sự tiến bộ của 
các em được đồng nghiệp đánh giá cao. Do đó những lần sinh hoạt chuyên môn tổ 
khối tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến cùng chia sẻ với các thành viên trong khối 1 – 2 – 3 
các đồng nghiệp đã áp dụng những giải pháp, những kinh nghiệm của tôi vào giảng 
dạy ở lớp mình, thì kết quả ở các lớp của đồng nghiệp cũng có nhiều tiến bộ, đạt kết 
quả khá cao. 
1.Nguyễn Thành Tâm. Giáo viên lớp1/1.......................................................... 
2.Võ Văn Minh Thắng. Giáo viên lớp 1/2... 
3.Võ văn Ngọc. Giáo viên lớp 2..................................... 
C.Kết luận-Đề xuất. 
1. Kết luận. 
-Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc 
đúng đọc hay. Bước đầu cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu 
luyện đọc. 
- Rèn đọc tốt có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc tốt, đọc đúng mới hiểu 
đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học 
sinh lớp 3 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tốt những việc sau: 
- Giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, mến trẻ, 
luôn bám trường, bám lớp. 
-Luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm 
chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng 
cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng 
dạy. 
- Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước 
hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài Tập đọc 
trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 3 nói riêng. Phải đầu tư thời gian cho 
khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học . 
- Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước: 
+ Luyện cho học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc hay lẫn lộn. 
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng câu. 
+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ. 
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu. 
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện 
tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, 
tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài. 
+ Đối với những học sinh đọc chưa chính xác, rèn dứt điểm ở tiết đọc. 
+ Nhiều học sinh được tham gia luyện đọc. 
- Động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh đọc chưa tốt, 
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 
- Vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. 
Cử chỉ giáo viên, lời nói ngắn gọn dễ hiểu hướng học sinh thao tác tư duy chủ động. 
- Học sinh phải chuẩn bị bài thật tốt ở nhà, đọc nhiều lần đối với học sinh đọc 
còn chậm trước khi đến lớp. 
- Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn Tập đọc với các phân môn học 
khác như: Tập làm văn, kể chuyện... 
- Thường xuyên thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập, trao đổi rút kinh 
nghiệm. 
2.Đề xuất 
 - Mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng tổ chức các tiết hội 
giảng, mở chuyên đề về phân môn tập đọc. 
 - Tăng cường chuyên đề tập đọc. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp đã làm trong khi rèn học sinh đọc 
trong phân môn Tập đọc lớp 3. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và thu được những thành 
công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những 
thiếu sót. Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, bạn bè đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn./. 
Hiếu Thành, ngày 15 tháng 1 năm 2019 
 Người viết 
 Nguyễn Thị Kim Lài 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_doc_cha.pdf