Kết hợp với gia đình, cha mẹ học sinh cá biệt và khu dân cư
- Thường xuyên liên lạc, trao đổi về tình hình của học sinh cá biệt với phụ huynh học sinh; cha mẹ, người thân luôn là người hiểu con em mình nhất và là người có tiếng nói với các em. Vì thế, mấu chốt quan trọng nhất trong các phương pháp giáo dục, rèn luyện sọc sinh cá biệt là giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ vững mối liên hệ với gia đình học sinh.
- Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, tôi đã chia sẻ với cha mẹ học sinh những kiến thức giáo dục con cái và cùng thống nhất những quan điểm giáo dục với cha mẹ học sinh.
- GVCN nên trao đổi thẳng thắn, chân thành đối với cha mẹ học sinh để hiểu được hoàn cảnh gia đình, tính cách của học sinh cá biệt. Đây là hoạt động rất quan trọng bởi hầu hết những học sinh cá biệt đều do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục của gia đình.
- Tổ chức thăm gia đình học sinh nhằm tạo thiện cảm tốt đối với học sinh cá biệt và với cha mẹ học sinh. Giáo viên thường xuyên trao đổi, gọi điện liên hệ với gia đình học sinh để từ đó hiểu rõ hơn về học sinh.
- Liên hệ với chính quyền khu dân cư, tổ chức Đoàn thanh niên nơi các em sinh sống kết hợp để cùng giáo dục các em học sinh cá biệt.
- Biện pháp đạt kết quả tối ưu nhất là tình thương của giáo viên đối với học sinh. Làm nghề giáo muốn thành công chúng ta phải thật yêu nghề, yêu trò; bởi vì có yêu, có thương thì chúng ta mới quan tâm, chăm sóc, mới tìm hiểu và khích lệ học sinh. Nhất là đối với các em học sinh không được quan tâm do hoàn cảnh gia đình khó khăn thì sự động viên khích lệ của giáo viên
của cả cộng đồng, gia đình và xã hội thì mới có kết quả. Sau đây là một số bước để giáo dục, rèn luyện giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả. 9.1. Tiếp cận, tìm hiểu đối tượng Muốn giáo dục và rèn luyện học sinh cá biệt thành công và hiệu quả. Chúng ta phải tiếp cận và tìm hiểu về đối tượng cần nghiên cứu. - Bước đầu tiên và quan trọng nhất là tìm hiểu về chính bản thân học sinh, chúng ta có thể tìm hiểu các em về tính cách, quá trình học tập, sở thích, tâm tư, tình cảm, thái độ, mong muốn, ước mơ, của học sinh. - Sau đó sẽ tìm hiểu về gia đình của các em; chẳng hạn như người thân, hoàn cảnh gia đình cụ thể, kinh tế gia đình, tình cảm giữa học sinh đó với người thân như thế nào, - Có thể tìm hiểu thêm về các mối quan hệ của em đó trong xã hội như bạn bè, thầy cô giáo và các mối quan hệ mà các em học sinh đó thường xuyên liên lạc. Chúng ta càng nắm rõ được đối tượng cần giáo dục thì chắn chắn việc giáo dục và rèn luyện các em sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 9.2. Phân loại đối tượng 9.2.1. Phương pháp phân loại - Nghiên cứu hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh sống của học sinh cá biệt (60% học sinh chưa ngoan, cá biệt là do ảnh hưởng từ gia đình). - Nghiên cứu hồ sơ học sinh, vào đầu năm học tôi đã tiến hành phát cho mỗi học sinh 01 tờ hồ sơ học sinh. Trong đó, học sinh sẽ khai đầy đủ các thông tin lý lịch về bản thân, sở thích, ước mơ, nguyện vọng, Qua hồ sơ này, tôi dễ dàng nắm bắt được những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. - Nghiên cứu qua học bạ về kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua những năm học trước đó. - Nghiên cứu qua những nhận xét, đánh giá của bạn bè đặc biệt là người thân của các em qua cha mẹ học sinh, qua chính quyền địa phương, qua các tổ chức đoàn, đội, - Nghiên cứu hoạt động giao tiếp giữa giáo viên với học sinh. Quá trình quan sát, tiếp xúc của giáo viên và học sinh sẽ giúp cho giáo viên có thêm những hiểu biết về tâm lý, tính cách, nhận thức của học sinh. - Qua hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đầu giờ, các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động thể dục, thể thao, hoạt động nhóm, để từ đó thu thập thêm về những đặc điểm của học sinh. 9.2.2. Phân loại đối tượng - Học sinh cá biệt do từ phía gia đình. - Học sinh cá biệt do sự tác động của môi trường học tập. - Học sinh cá biệt do sự tác động của môi trường xã hội. - Học sinh cá biệt do tâm sinh lý. 9.3. Lên kế hoạch tổ chức thực hiện Sau khi tìm hiểu về đối tượng học sinh, phân tích và phân loại đối tượng, giáo viên sẽ lên kế hoạch thực hiện việc giáo dục học sinh một cách chi tiết, bài bản, đề ra mục tiêu để các em phấn đấu, có mức khen thưởng để làm động lực cho các em cố gắng, chọn phương án phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. 9.4. Quá trình thực hiện Giáo viên sẽ thực hiện việc giáo dục và rèn luyện từng đối tượng học sinh theo kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình thực hiện, giáo viên phải thường xuyên quan sát, theo dõi, kiểm tra, đánh giá những mặt ưu, nhược điểm của giải pháp; điều chỉnh kịp thời nếu thấy phương án không khả quan, bổ sung tiếp vào kế hoạch nếu thấy cần thiết. 9.5. Tổng hợp kết quả Để biết giải pháp mà giáo viên đưa ra đã hợp lí hay chưa, phù hợp với đối tượng hay phải điều chỉnh, ta phải có bảng tổng hợp kết quả thực hiện; để nhìn vào bảng đó, ta không những có thể đánh giá được giải pháp áp dụng đã đạt hiệu quả hay chưa mà còn nhìn thấy được sự tiến bộ của học sinh theo từng ngày. Sau đây là bảng theo dõi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng kì về việc theo dõi học sinh cá biệt: Bảng tổng hợp theo dõi học sinh cá biệt hàng ngày Học sinh. Tổng lỗi vi phạm Tổng điểm tốt Hướng khắc phục lỗi vi phạm Hình thức khen thưởng Ghi chú Thứ 2 Lỗi vi phạm Điểm tốt, việc tốt Thứ 3 Lỗi vi phạm Điểm tốt, việc tốt Thứ 4 Lỗi vi phạm . Điểm tốt, việc tốt Thứ 5 Lỗi vi phạm Điểm tốt, việc tốt Thứ 6 Lỗi vi phạm Điểm tốt, việc tốt Thứ 7 Lỗi vi phạm Điểm tốt, việc tốt Bảng tổng hợp theo dõi học sinh cá biệt hàng tuần Học sinh............. Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tháng Ghi chú Tổng lỗi vi phạm Tổng điểm tốt, việc tốt Mục tiêu đề ra Kết quả đạt được Hạn chế Điểm cần lưu ý Bảng tổng hợp theo dõi học sinh cá biệt hàng tháng Học sinh....... Tháng Tháng Tháng Tổng hợp kì. Ghi chú Tổng lỗi vi phạm Tổng điểm tốt, việc tốt Mục tiêu đề ra Kết quả đạt được Hạn chế Bổ sung, điều chỉnh phương pháp giáo dục Bảng tổng hợp theo dõi học sinh cá biệt năm học.. Học sinh.................... Học kì I Học kì II Cả năm học Ghi chú Tổng lỗi vi phạm Tổng điểm tốt, việc tốt Mục tiêu đề ra Kết quả đạt được Hạn chế Bổ sung, điều chỉnh phương pháp giáo dục Bài học kinh nghiệm 9.6. Phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới Việc giáo dục, rèn luyện học sinh là công việc của chúng ta không phải là ngày một ngày hai; mà nó là nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài. Việc giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt cũng vậy, các em chưa tiến bộ, chưa thay đổi theo hướng tích cực, ta phải tiếp tục đồng hành cùng các em trên con đường rèn luyện, giáo dục; nếu các em đã tiến bộ, đã đạt kết quả học tập cao hơn ta lại càng phải đưa ra phương hướng để các em đó tiếp tục phấn đấu, tiếp tục hoàn thiện bản thân. Chính vì thế, Sau mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi kì học, chúng ta nên đặt ra các mục tiêu để đạt được, nhiệm vụ phải hoàn thành và phương hướng để tiếp tục thực hiện. 10. Một số ví dụ về việc áp dụng biện pháp giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt tại lớp A6 khóa 2020-2023 10.1. Biện pháp giáo dục đối với học sinh cá biệt do gia đình Năm học 2020-2021, lớp 10A6 do tôi chủ nhiệm có em học sinh Ngô Thị Thu Thảo là một trong những học sinh có hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt. - Thảo là đứa con gái út trong gia đình gồm hai anh em trai, bố mẹ ly hôn sau những tháng ngày bất đồng quan niệm sống nhiều năm, lúc đó em đang là học sinh lớp 8. - Thảo được ở với mẹ như một sự không còn lựa chọn nào khác, vì sau khi chia tay mẹ, bố Thảo đã đi tha phương lập nghiệp ở tận Bình Dương và một thời gian rất dài không hề liên lạc gì với vợ con nữa, mẹ không có công việc ổn định, đi làm thuê làm mướn kiếm công từng ngày, thậm chí có những đêm không về, để mặc em Thảo trong căn nhà trống trải, anh trai đã lập gia đình và đi làm ăn xa quê. - Bản thân em Thảo sống đã từng sống trong một gia đình đỗ vỡ, bố mẹ thường xuyên cãi vã, thậm chí đánh đập nhau; dần dần em ít khi nhận được sự quan tâm từ bố mẹ; em phải tự lập hầu như mọi việc sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. -Tìm hiểu qua bạn bè của Thảo, tôi được biết, trước kia Thảo là đứa con ngoan, hiếu thảo, sống vui vẻ, hòa đồng, lễ phép, đặc biệt là Thảo có tố chất thông minh, nhanh nhẹn, có ngoại hình bắt mắt, có năng khiếu văn nghệ. - Từ ngày bố mẹ xích mích, gia đình tan vỡ, em Thảo bắt đầu tỏ ra chán nản, thay đổi tính cách, sống khép kín hơn, ít hòa đồng hơn, chểnh mảng trong học tập, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, thậm chí kết bạn với những đối tượng bỏ học, tụ tập đánh nhau, gây mất trật tự xã hội. Bản thân tôi tiếp nhận em Thảo từ năm em bước vào lớp 10, sau một thời gian quan sát, theo dõi và tổng hợp, em Thảo thường vi phạm các lỗi sau: - Thường xuyên nghỉ học không có lý do. - Ít khi ghi bài, hầu như không làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. - Thường xuyên tô son, sơn móng tay, ăn mặc điệu đà, thiếu tế nhị. - Thường xuyên đi học muộn nên rất ít khi tham gia làm trực nhật cùng các bạn trong lớp. - Thường xuyên xích mích, đánh nhau gây mất trật tự xã hội. Sau khi tìm hiểu về hoàn cảnh của em Thảo bản thân tôi đã đưa ra biện pháp nhằm giúp em Thảo tiến bộ. - Trước hết, bản thân phải xác định tư tưởng, việc giáo dục em Thảo là quá trình lâu dài, không thể nôn nóng, bản chất vốn có của con nguời em Thảo là tốt, em chỉ bắt đầu hư hỏng, thay đổi từ khi gia đình mình không còn được trọn vẹn như bao gia đình bạn bè khác; chính vì thế với vai trò là giáo viên chủ nhiệm – một trong những người giáo viên tiếp xúc với em nhiều nhất, phải cảm hóa em bằng tình yêu thương, sự sẻ chia gần gũi, sự giúp đỡ chân tình, phải tạo cho em động lực để em cố gắng và rèn luyện, đặt niềm tin, hy vọng rằng sau một thời gian giáo dục, em sẽ thay đổi bản thân theo chiều hướng tiến bộ. - Bản thân đã đến nhà gặp phụ huynh em Thảo, khuyên mẹ Thảo cố gắng sắp xếp công việc, dành nhiều thời gian gần gũi, quan tâm đến em Thảo nhiều hơn. Tạo cho em cảm thấy được nhận tình yêu thương từ mẹ mình, người mà em có thể thân thiết nhất. Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, rèn luyện hiện tại của em Thảo và cùng phụ huynh thống nhất cách giáo dục để em Thảo tiến bộ, thay đổi suy nghĩ tiêu cực. - Vì bố Thảo hiện tại đã lập gia đình ở xa, ít khi về quê. Nên bản thân đã xin số điện thoại của bố Thảo. Thường xuyên liên lạc và tâm sự với phụ huynh về mong muốn của con gái đối với cha. Em Thảo đã từng tâm sự với tôi rằng, dù bố đã lập gia đình mới, nhưng trong lòng em, thật sự vẫn muốn được bố quan tâm, động viên, là chỗ dựa tinh thần của con gái mỗi khi con cần. Qua tìm hiểu tôi biết, có một khoảng thời gian dài bố không liên lạc với Thảo vì bị mẹ Thảo ngăn cấm, chứ không phải vì bố vô trách nhiệm, bỏ bê con trong khoảng thời gian dài. Sau này, nhờ sự kiên trì và lòng thương yêu con cái, dần dần bố con đã đồng cảm và gần gũi nhau hơn. Đến thời điểm hiện tại, dù bố còn phải lo cho gia đình hiện tại, kinh tế gia đình đang vất vả nhưng bố vẫn cố gắng thường xuyên liên lạc, tâm sự với con, chu cấp tiền học và mua trang thiết bị cho em Thảo tham gia học tập được đầy đủ như bè bạn. - Tìm hiểu về nguyên nhân hay bỏ học, tôi được biết em hay thức khuya để lên mạng xem phim, tán gẫu bạn bè nên có những ngày dậy quá muộn, mẹ đi làm từ sáng sớm, không ai nhắc nhở; có những lần, ở nhà xách cặp đi học, nhưng không đến trường mà đi chơi cùng bạn. Khi được hỏi lí do vì sao em không đến trường, thì em bảo là em không có hứng thú trong học tập, em đã có ý định bỏ học từ lâu, nhưng mẹ bắt đi học để tốt nghiệp 12 sau đó đi xuất khẩu lao động. Hiểu được ng
Tài liệu đính kèm: