Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, môn Toán đều có thể khai thác triệt để trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nếu được khai thác tốt, đúng hướng. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi truyền thống văn hóa dân tộc, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước, phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc.Các bài học này sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
Qua đó các em ngày càng có thêm các kiến thức về đạo đức, thái độ đạo đức về cuộc sống, vốn sống, kinh nghiệm sống của các em sẽ phát triển dần.
Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi đều tận dụng tối đa việc giáo dục cho các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên – học sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc, trống không. Khi nhận vật gì mà người lớn đưa đều phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn
Ví dụ: Trong quá trình dạy học, khi tôi đang giảng bài hay đang trình bày về một vấn đề nào đó của lớp học nếu có học sinh không chú ý nghe giảng và nói leo hay làm việc riêng tôi sẽ dừng lại và yêu cầu em đó chú ý vào vấn đề mà tôi đang nói hay bài dạy mà tôi đang giảng.( Lắng nghe người khác trình bày một vấn đề gì đấy đặc biệt là nghe thầy cô giảng bài chính là cách thể hiện lòng tôn trọng với người nói); Khi đặt câu hỏi cho học sinh: “Tại sao chúng ta phải kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ ?” nếu học sinh trả lời: “Vì ông bà cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng , chăm sóc quan tâm chúng ta.” thì tôi liền yêu cầu em trả lời lại cho có đầu có đuôi và phải có lời “Thưa cô” đầu tiên khi trả lời câu hỏi: “Thưa cô, vì ông bà cha mẹ là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta.”. Hoặc khi học sinh lên bảng làm bài tôi đưa cho em một viên phấn để viết bảng. Nếu như em chỉ nhận bằng một tay và không nói lời cảm ơn, tôi cũng liền nhắc nhở cho các em khi nhận vật gì của người khác trao cũng phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn Và ngược lại với bản thân mình tôi cũng không bao giờ quên lời cảm ơn các em học sinh mỗi khi các em giúp tôi cầm những đồ vật lỉnh kỉnh khi tới lớp hay khi các em nhặt giúp tôi cái bút mà tôi đánh rơi. Đến cuối tiết học khi nhận xét, tôi nhắc lại những hành vi chưa đúng của học sinh và liên hệ giáo dục cách giao tiếp ứng xử với người lớn cho đúng mực.
Đối với việc giáo dục học sinh thông qua nội dung bài học tôi cũng tận dụng kịp thời để giáo dục hành vi đạo đức của các em.
ôn học này mà học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri thức đạo đức. Nhờ đó học sinh có thể hiểu được mục đích hành động, biết được cần phải làm gì, phân biệt được “cái tốt và cái xấu”, “cái đạo đức và cái vô đạo đức” Trên cơ sở đó, các em định hướng đúng trong cách giao tiếp ứng ở xung quanh mình và có được tính tự giác trong quá trình học tập. Ở bậc Tiểu học, việc dạy và học môn Đạo Đức với tư cách là môn học cũng có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua môn học này các em hiểu được bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ xã hội, biết được trong giao tiếp ứng xử phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức. Cụ thể là: + Quan hệ với những người thân trong gia đình ( ông bà, cha mẹ, anh chị em...) Ví dụ: Bài: Kính già yêu trẻ ( Đạo đức lớp 5) + Quan hệ với mọi người trong nhà trường (thầy cô giáo,lao công, bạn bè trong lớp, học sinh lớp dưới, học sinh lớp trên...) Ví dụ : Bài Tình bạn ( Đạo đức lớp 5) + Quan hệ với cộng đồng ( hàng xóm, láng giềng) Ví dụ: Bài Tôn trọng phụ nữ ; Bài Hợp tác với những người xung quanh ( Đạo đức lớp 5) + Thái độ và quan hệ với những người lao động, với công việc hàng ngày. Ví dụ: Bài Tự làm lấy việc của mình( Đạo đức lớp 3) + Thái độ và quan hệ với tài sản công cộng, với môi trường, với các di sản văn hóa, với thiên nhiên, Ví dụ: Bài Giữ gìn trường lớp sạch đẹp( Đạo đức lớp 2) + Ý thức về nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đối với dân tộc... Ví dụ: Bài Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam ( Đạo đức lớp 5) + Trách nhiệm bổn phận, lợi ích chính đáng của bản thân.... Ví dụ: Bài Em là học sinh lớp 5 ( Đạo đức lớp 5) b, Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học khác. Ngoài môn Đạo đức, tất cả các môn học khác ở Tiểu học, đặc biệt là môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, môn Toán đều có thể khai thác triệt để trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nếu được khai thác tốt, đúng hướng. Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi truyền thống văn hóa dân tộc, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước, phản ánh bản sắc đạo đức của dân tộc.Các bài học này sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước... Qua đó các em ngày càng có thêm các kiến thức về đạo đức, thái độ đạo đức về cuộc sống, vốn sống, kinh nghiệm sống của các em sẽ phát triển dần. Ngoài việc giáo dục hành vi ứng xử với người lớn, thầy cô, bạn bè cho các em thông qua môn học đạo đức bắt buộc trong chương trình, trong quá trình giảng dạy, tôi đều tận dụng tối đa việc giáo dục cho các em thông qua giao tiếp giữa giáo viên – học sinh và lồng ghép giáo dục kịp thời qua nội dung môn học khác có liên quan với việc giáo dục đạo đức học sinh. Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua giao tiếp trong quá trình dạy học giúp tôi điều chỉnh kịp thời những hành vi chưa đạt ở học sinh khi nói chuyện với thầy cô, người lớn cần phải dạ thưa, nói có đầu có đuôi, không nói cộc lốc, trống không. Khi nhận vật gì mà người lớn đưa đều phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn Ví dụ: Trong quá trình dạy học, khi tôi đang giảng bài hay đang trình bày về một vấn đề nào đó của lớp học nếu có học sinh không chú ý nghe giảng và nói leo hay làm việc riêng tôi sẽ dừng lại và yêu cầu em đó chú ý vào vấn đề mà tôi đang nói hay bài dạy mà tôi đang giảng.( Lắng nghe người khác trình bày một vấn đề gì đấy đặc biệt là nghe thầy cô giảng bài chính là cách thể hiện lòng tôn trọng với người nói); Khi đặt câu hỏi cho học sinh: “Tại sao chúng ta phải kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ ?” nếu học sinh trả lời: “Vì ông bà cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng , chăm sóc quan tâm chúng ta....” thì tôi liền yêu cầu em trả lời lại cho có đầu có đuôi và phải có lời “Thưa cô” đầu tiên khi trả lời câu hỏi: “Thưa cô, vì ông bà cha mẹ là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta...”. Hoặc khi học sinh lên bảng làm bài tôi đưa cho em một viên phấn để viết bảng. Nếu như em chỉ nhận bằng một tay và không nói lời cảm ơn, tôi cũng liền nhắc nhở cho các em khi nhận vật gì của người khác trao cũng phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn Và ngược lại với bản thân mình tôi cũng không bao giờ quên lời cảm ơn các em học sinh mỗi khi các em giúp tôi cầm những đồ vật lỉnh kỉnh khi tới lớp hay khi các em nhặt giúp tôi cái bút mà tôi đánh rơi.... Đến cuối tiết học khi nhận xét, tôi nhắc lại những hành vi chưa đúng của học sinh và liên hệ giáo dục cách giao tiếp ứng xử với người lớn cho đúng mực. Đối với việc giáo dục học sinh thông qua nội dung bài học tôi cũng tận dụng kịp thời để giáo dục hành vi đạo đức của các em. Ví dụ: Qua bài tập đọc: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” ngoài việc giáo dục cho học sinh biết yêu quý, kính trọng cô giáo, biết coi trọng văn hóa , tôi còn giáo dục cho học sinh của tôi phải có ý thức phấn đấu học tập thật tốt, để bản thân mình trở thành người có ích cho xã hội.. Hoặc qua bài dạy ở phân môn Luyện từ và câu: “Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi” tôi giáo dục cho học sinh khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự. Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự các em cần có cách xưng hô cho phù hợp với từng đối tượng giao tiếp như: Với người lớn khi yêu cầu người lớn chỉ đường cần phải nói “Bác ơi, bác có thể chỉ đường cho cháu đến nhà bạn Lan Anh được không ạ ?” Với bạn bè, em nhỏ phải có thái độ vui vẻ, hoà nhà, lịch sự Như vậy, với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mọi hoạt động dạy học, giúp học sinh lớp tôi có những hành vi ứng xử tiến bộ rõ rệt các em biết nói dạ thưa với người lớn, xưng hô đúng mực với bạn bè, thầy cô giáo và các em học sinh ở những lớp dưới. Giải pháp 4: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh. - Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Thông thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn chẳng hạn: Kỷ niệm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 . Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam. 22/12: Ngày thành Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân. 08/3: Ngày Quốc tế phụ nữ. 10/3 âm lịch (thường vào tháng 4 dương lịch): Ngày giỗ Tổ Hùng Vương. 30/4: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 19/5: Kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ Tịch. 01/6: Ngày Quốc tế Thiếu nhiNgoài ra còn nhiều ngày kỷ niệm khác nữa. Dựa vào các ngày lễ vừa nêu trên, có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú chẳng hạn: + Tháng 9-10: Chủ đề: Truyền thống nhà trường. Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những công việc em đã làm để làm sạch đẹp trường lớp; + Tháng 11: Chủ điểm: Kính yêu thầy giáo cô giáo. Học sinh sẽ làm báo tường, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (ca hát, kể chuyện, làm thơ, tiểu phẩm nói về thầy cô) + Tháng 12: Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn. HS sẽ làm báo tường, tìm hiểu về chú bộ đội, những người có công với đất nước; múa hát, kể chuyện về chú bộ đội. + Tháng 01-02: Chủ điểm giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Học sinh sẽ tìm hiểu lịch sử truyền thống , nét văn hóa của quê hương, tham gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức: ngày Tết quê em.... + Tháng 3:Chủ điểm: Yêu quý mẹ và cô giáo. Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những bài hát về bà, mẹ, cô giáo, ; + Tháng 4: Chủ điểm: Hòa bình và hữu nghị. Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi trên toàn thế giới; Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày 30-4 và ngày 1-5, giao lưu về quyền và bổn phận của trẻ em. + Tháng 5: Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu. Tổ chức cho học sinh thi đua học tốt, rèn luyện chăm chào mừng ngày thành lập đội TNTP HCM. Kỉ niệm ngày sinh của Bác, tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó GVCN nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó và có biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp. Các buổi sinh hoạt tập thể dưới cờ đầu tuần và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần vào việc giáo dục những hành vi ứng xử cho học sinh đạt hiệu quả. Để giáo dục kịp thời những hành vi ứng xử trong các buổi sinh hoạt tập thể, tôi luôn lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh như kể chuyện về gương “Người tốt – việc tốt”, tuyên dương những học sinh ngoan, lễ phép. Như vậy, với cách lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục đạo đức cho học sinh, sự tiến bộ của các em về hành vi ứng xử ngày được nâng cao, các em ý thức hơn và biết điều chỉnh hành vi một cách tích cực hơn. Điển hình như em Nguyễn Ngọc Khương khi vào nhận lớp hình như lúc nào tôi cũng nghe em nói chuyện với các bạn chỉ sử dụng “mày-tao” nhưng với những lần sinh hoạt tập thể tôi thấy em tiến bộ rất nhiều. Bây giờ em giao tiếp với bạn đã gọi “bạn” xưng “tớ, mình”. Ngoài ra, trong tuần tôi thường dành riêng một khoảng thời gian cho việc sinh hoạt lớp, qua đó tôi dạy cho các em những bài hát, kể những câu chuyện có nội dung giáo dục hành vi ứng xử tốt. Đồng thời, trong những lần sinh hoạt lớp tôi yêu cầu các em tìm những gương tốt của các bạn về chăm ngoan, lễ phép, để kể cho nhau nghe. Cuối mỗi buổi sinh hoạt lớp tôi thường gọi các bạn nằm trong ban cán sự lớp lên tổng kết điểm thi đua của học sinh trong lớp về học tập, đạo đức. Qua việc sinh hoạt lớp đều đặn, học sinh trước đây vốn r
Tài liệu đính kèm: